1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dầu khí việt nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán
Tác giả Trần Phương Hoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Đạt
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 604,33 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (12)
    • 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp (12)
      • 1.1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp (13)
    • 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................................11 1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ..............................................16 1.3.1 Phương pháp so sánh................................................................................16 1.3.2 Phương pháp tỷ trọng...............................................................................17 1.3.3 Phương pháp đối chiếu.............................................................................18 1.3.4 Phương pháp phân tích xu hướng ............................................................19 1.3.5 Phương pháp phân tích Dupont................................................................19 1.3.6 Một số phương pháp khác........................................................................20 1.4 Một số phương pháp phi tài chính được sử dụng để phân tích đánh giá hoạt động của doanh nghiệp (17)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (12)
    • 2.1 Tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam (28)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành (28)
      • 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính (29)
      • 2.1.3 Các công ty con và chuỗi giá trị ngành dầu khí (29)
      • 2.1.4 Tổng quan về ngành dầu khí năm 2023 (30)
    • 2.2 Phân tích môi trường các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam .28 (32)
      • 2.2.1 Phân tích mô hình PESTEL (32)
      • 2.2.2 Phân tích SWOT (35)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Hữu Tân (2021), có khá nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, nhìn chung khái niệm này được diễn giải chủ yếu qua hai mặt Về khía cạnh nội dung, tài chính doanh nghiệp được hiểu là một chuỗi các quan hệ kinh tế nhằm đảm bảo cho các hoạt động chính của doanh nghiệp và góp phần đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp dưới hình thái giá trị phát sinh trong giai đoạn hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Mặt khác về khía cạnh hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ liên quan tới hoạt động của các chủ thể kinh tế, nhằm tối đa hóa giá trị cũng như kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật Hoạt động tài chính là một công cụ thông qua đó hoàn thành được các chỉ tiêu, chính sách mà các nhà quản lý doanh nghiệp đã đề ra

Tài chính doanh nghiệp có vai trò như một công cụ hiệu quả giúp kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thu hút vốn nhằm mở rộng quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn và hỗ trợ các nhà quản lý quyết định các khía cạnh hiệu quả cho doanh nghiệp (Nguyễn Văn Sang, 2022)

1.1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu và đánh giá báo cáo tài chính của công ty dựa trên nguyên tắc kế toán Quá trình này nhằm thu thập dữ liệu tài chính đã được chuẩn hóa.

7 tài chính Họ cho rằng phân tích tài chính là một quy trình đánh giá tổng thể về công ty về các khía cạnh như tài sản, vay nợ, vốn chủ sở hữu, chi phí, doanh thu và lợi nhuận, được thực hiện qua các công thức đo lường và cho phép người dùng đưa ra những tính toán chính xác về hiệu quả cũng như tiềm năng của công ty

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các phương pháp đánh giá tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, đồng thời dự đoán tình hình tài chính tương lai Việc phân tích này hỗ trợ nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định hợp lý để đạt được mục tiêu mong muốn Phân tích tình hình tài chính được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính ở hiện tại hoặc trong một giai đoạn cụ thể, nhằm giúp người đứng đầu doanh nghiệp đưa ra chính sách quản trị và phân tích tình hình hoạt động chính xác, hiệu quả.

Trong một số bài nghiên cứu trong nước khác lại chỉ ra khái niệm trên một cách cụ thể và chính xác hơn như của nhóm tác giả Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ trong

“Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” (2015) đã đưa ra khái niệm về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp như một quá trình sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu tình và đưa ra các đánh giá khái quát về tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý có lợi ích gắn với chủ thể kinh tế nhằm nắm được tình hình tài chính và đảm bảo an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán một cách chính xác các thông số tài chính của doanh nghiệp trong tương lai đồng thời chỉ ra những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; từ đó, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với phương pháp quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp với lợi ích của nhà quản lý Trong khi đó, tác giả Tô Thị Phương Dung (2022) lại cho rằng “Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu

Nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Bằng cách so sánh với các mục tiêu đã đề ra hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định và giải pháp quản lý phù hợp hơn, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh của tổ chức.

Có thể thấy rằng, có khá nhiều những cách diễn giải khác nhau về khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp Nhưng nhìn chung lại phân tích tài chính doanh nghiệp là hệ thống các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp Qua đó, cung cấp các thông tin về tài chính doanh nghiệp giúp cho các bên liên quan sử dụng để đưa ra những đánh giá về rủi ro và hiệu quả hoạt động cũng như những quyết định hợp lý và hiệu quả trong kinh doanh Bên cạnh đó, phân tích tài chính doanh nghiệp còn giúp các nhà đầu tư đánh giá về rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp, đánh giá khả năng sử dụng vốn, năng lực sinh lời của doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Với mục đích nội bộ, với mục đích nghiên cứu hoặc đầu tư

Các bên liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm những người có quyền lợi trong doanh nghiệp và các bên khác, đều quan tâm đến hoạt động tài chính Họ cần thông tin tài chính để đưa ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp Mỗi bên quan tâm sẽ có góc nhìn và mục đích khác nhau Do đó, việc phân tích hoạt động tài chính phải phù hợp với từng đối tượng khác nhau để đáp ứng các mục tiêu riêng biệt của họ.

∙ Với các nhà quản lý doanh nghiệp: Những nhà quản lý doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Vậy nên,theo tác giả Ngô Thế Chi (2015), việc phân tích tài chính doanh nghiệp đối với họ có một số mục tiêu cụ thể như sau: Xây dựng việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đánh giá việc có hay không doanh nghiệp đang đi theo các chiến lược đã đề ra theo một hệ thống trong một chu kỳ cụ thể nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và tránh những rủi ro tài chính khi doanh nghiệp hoạt động; Làm cơ sở cho những người đứng đầu doanh nghiệp quyết định đầu tư, tài trợ, sử dụng lợi nhuận một cách hợp lý với tình

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nhiều bên liên quan Đối với doanh nghiệp, nó giúp đưa ra dự đoán về các thông số tài chính trong tương lai, kiểm tra và kiểm soát hoạt động quản lý Đối với nhà quản lý, phân tích này hỗ trợ trong việc đưa ra dự báo, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhà đầu tư dựa vào phân tích tài chính để đánh giá khả năng sinh lời, rủi ro và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp Trong khi đó, nhà cung cấp tín dụng sử dụng phân tích này để đánh giá khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn.

10 và khả năng tạo ra lợi nhuận của các dự án đó cũng như kiểm soát dòng tiền ra vào của các doanh nghiệp

∙ Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Những người lao động là những người hưởng lương trong doanh nghiệp hoặc có thể góp vốn nhất định trong doanh nghiệp Do vậy, họ sẽ quan tâm nhiều hơn tới kết quả hoạt động sản xuất

- kinh doanh của công ty cũng như quyền lợi ưu đãi, khả năng thăng tiến trong công việc Qua đây, việc có những đánh giá về tình hình tài chính của nơi làm việc giúp người lao động có định hướng việc làm ổn định, có cái nhìn tích cực vào doanh nghiệp để và cống hiến vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công

∙ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước có thể bao gồm: Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ quan Thuế, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan Hải quan; các cơ quan Kiểm toán ), Bộ Công thương,… thực hiện việc theo dõi, kiểm soát tình hình hoạt động nền kinh tế, là chủ thể đứng đầu và điều hành mọi diễn biến, tình hình hoạt động của doanh nghiệp Họ sẽ đặc biệt quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm rõ và theo dõi sát sao về nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với nhà nước ngoài ra nhằm tổng hợp số liệu tài chính từ doanh nghiệp tới ngành từ đó đưa ra những chiến lược kinh tế vĩ mô (Nguyễn Trọng Cơ, 2015)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Group) hay còn được biết đến dưới tên thương hiệu Petrovietnam (PVN) là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam, là doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước, với nhiệm vụ quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan tới dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài

Ngày 27/11/1961, Đoàn Địa chất 36 được thành lập với mục tiêu tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam Sau khi mở rộng hoạt động, ngày 9/10/1969, Liên đoàn Địa chất 36 được thành lập, đảm nhận trách nhiệm quy hoạch, xây dựng kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ, khí đốt trong nước.

Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, ngày 3/9/1975 đã đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Dầu khí - Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt ViệtNam ngày 25/7/1976, ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ - huyện Tiền Hải - Thái Bình

Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổng công ty

Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam

Ngày 28/11/2005 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD

Tháng 8/2006 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi là

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) được thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 Có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

Trong suốt hơn 60 năm hình thành và phát triển với bao thăng trầm, Petrovietnam đã trở thành Tập đoàn kinh tế nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Quy mô Tập đoàn với Tổng tài sản hợp nhất đến nay là 42,2 tỷ USD; Nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất đến nay là 22,3 tỷ USD; liên tục đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách Quốc gia Với đội ngũ hơn 60.000 cán bộ công nhân viên với năng lực chuyên môn cao và sự chuyên nghiệp, khả năng sáng tạo không ngừng, PVN đã mang đến cho đất nước một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh với 5 lĩnh vực chính bao gồm:

∙ Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí

∙ Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo

∙ Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí chất lượng cao

2.1.3 Các công ty con và chuỗi giá trị ngành dầu khí

PVN có trụ sở chính tại số 18 phố Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội Cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên Trong đó, Công ty mẹ - Tập Đoàn dầu khí Việt Nam bao gồm

11 đơn vị trực thuộc công ty mẹ và 15 công ty con trải dài khắp cả nước Ngoài ra PVN còn có 02 doanh nghiệp liên doanh liên kết: Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Ngân hàng OceanBank và 03 đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo Đến thời điểm hiện nay, PVN đã xây dựng và phát huy sức mạnh của chuỗi giá trị mang lại những giải pháp đột phá, đạt hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển bền vững của PVN

Hình 0-1 Chuỗi giá trị ngành Dầu khí Việt Nam

2.1.4 Tổng quan về ngành dầu khí năm 2023

Trải qua khoảng thời gian phát triển bền bỉ, không lùi bước trước những khó khăn PVN đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào như: Tập đoàn đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, luôn ở trong Top đầu những doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội Tổng doanh thu đạt trên 374 tỉ USD, nộp ngân sách Nhà nước trên 105 tỉ USD; trở thành tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế Song song với việc đầu tư phát triển ở trong nước, Tập đoàn đã tích cực tìm kiếm, mở rộng đầu tư ra nước ngoài; nâng cao uy tín và thương hiệu

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ giữ vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới, mà còn tích cực phát huy vị thế "đầu tàu" kinh tế, phát triển các công trình dầu khí và thành lập những khu công nghiệp nòng cốt trên khắp cả nước Những thành tích nổi bật của Tập đoàn được khẳng định qua các danh hiệu cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng quốc tế về khoa học công nghệ, Danh hiệu Anh hùng Lao động Các doanh nghiệp trong ngành như Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Tập đoàn.

Công ty CP PVI cũng liên tiếp góp mặt ở các vị trí cao trong Bảng xếp hạng PROFIT

500 – Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam

Trong năm 2023, Tập đoàn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn chung của cộng đồng doanh nghiệp trong nước đó là tình hình địa chính trị quốc tế và Biển Đông diễn biến phức tạp; tốc độ dịch chuyển năng lượng nhanh, biến động lớn về cung-cầu và giá các sản phẩm năng lượng suy giảm mạnh so với năm 2022 (giá dầu thô giảm 17- 38%, giá phân bón giảm 25- 30%; biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm 24- 26% so với năm 2022); huy động khí tự nhiên, điện thấp hơn so với năng lực sản xuất của PVN Nhưng bằng năng lực của mình, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước giao từ 2-33% Trong đó, nổi bật là: Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 13,0 triệu tấn quy dầu, vượt 8,3%; khai thác dầu đạt 10,41 triệu tấn, vượt 12,1% kế hoạch năm, trong đó khai thác dầu ở trong nước đạt 8,63 triệu tấn, vượt 14,7% kế hoạch năm Sản lượng khai thác khí đạt 7,47 tỷ m3, vượt 25,7% so với kế hoạch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước giao; Sản xuất đạm đạt 1,76 triệu tấn, vượt 9,4% kế hoạch năm; Sản xuất xăng dầu (không gồm NSRP) đạt 7,36 triệu tấn, vượt 33,2% kế hoạch; Kinh doanh xăng dầu toàn PVN đạt 11,40 triệu tấn, vượt 26% kế hoạch Ngoài ra, PVN còn thiết lập mức kỷ lục về doanh thu tài chính mới sau quá trình 62 năm hình thành và phát triển Cụ thể,tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn 11,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2022 (931,2 nghìn tỷ đồng) PVN thực hiện nộp ngân sách Nhà nước đạt 151,8 nghìn tỷ đồng, vượt 94% kế hoạch năm Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 54,5 nghìn tỷ đồng, vượt 57,0% kế hoạch năm PVN cũng tối đa hiệu quả và tối ưu chi phí, thực hành tiết kiệm toàn Tập đoàn năm 2023 đạt 3.072 tỷ đồng,vượt 37% kế hoạch năm Với những kết quả đạt được nêu trên, PVN đã có những đóng góp to lớn trong việc tăng trưởng GDP, thu ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ổn định phát triển kinh tế xã hội và an ninh lương thực và chủ quyền quốc gia biển đảo

Trong các năm tiếp theo, đứng trước những khó khăn khi giá dầu thô biến động và xu hướng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, lãnh đạo của Tập đoàn đã đưa

28 ra những xu hướng, chính sách để phát triển và đón đầu trong khoảng thời gian tới như: Chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu rủi ro, Hợp tác quốc tế đem đến cơ hội 'tự chủ' nguồn cung cho ngành dầu khí, tập trung hướng đầu tư vào các công nghệ mới phát thải carbon thấp, giúp hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn.

Phân tích môi trường các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 28

2.2.1 Phân tích mô hình PESTEL

Ngành Dầu khí chịu ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố chính trị trong và ngoài nước Về môi trường quốc tế, cung cầu dầu khí toàn cầu, xung đột giữa các quốc gia và lệnh trừng phạt ảnh hưởng tới giá dầu, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu dầu thô của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trong nước, PVN được Chính phủ ủng hộ nhưng sự độc quyền và giám sát của nhà nước lại hạn chế sự năng động trong sản xuất kinh doanh.

29 đáng kể trong việc quyết định đầu tư, hợp tác quốc tế, thay đổi giá dịch vụ, hàng hóa,… Điều này cũng làm cho việc đầu tư và thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp chậm tới việc kinh doanh và tận dụng tài sản cố định kém hiệu quả

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nói chung và dầu khí nói riêng Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 5 Châu Á về tiềm năng dầu khí và đứng thứ 28 trong số 52 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ được xác minh trên thế giới với khoảng 4,4 tỷ thùng Theo, Sách "Tài nguyên dầu khí và Địa chất Việt Nam" cho biết, trữ lượng dầu khí đã phát hiện mới chỉ chiếm 1/3 tổng tài nguyên dầu khí của Việt Nam Để tìm kiếm phần trữ lượng chưa phát hiện, hiện Petrovietnam đang thăm dò xung quanh các mỏ đang khai thác và đã có hàng loạt các phát hiện như Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Mèo Trắng, Cá Tầm, Mèo Trắng Đông Điều này cho thấy rằng các yếu tố môi trường tại Việt Nam đang khá là thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí có cơ hội phát triển bền vững và mở rộng quy mô khi nhu cầu về dầu khí và các dịch vụ kỹ thuật cao ngày càng gia tăng cả ở trong nước và trên thế giới

Ngành Dầu khí Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào những diễn biến của nền kinh tế với các yếu tố như: Lạm phát, biến động tỷ giá, lãi suất ngân hàng Những biến động này tác động không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận của ngành và các đơn vị thành viên kéo theo việc giá cổ phiếu cũng biến động khó lường

Các doanh nghiệp Dầu khí kinh doanh khá nhiều trên thị trường quốc tế với việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay xuất khẩu các sản phẩm đầu ra Do vậy, những doanh nghiệp có khách hàng đến từ nhiều khu vực địa lý khác nhau hay có yếu tố nước ngoài sẽ phải đối mặt với một yếu tố kinh tế hết sức khó lường đó là việc biến động tỷ giá Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng nhà nước thu hút một lượng lớn đồng nội tệ để kiềm chế lạm phát dẫn tới sự tăng mạnh của giá các đồng ngoại tệ, dẫn tới ảnh hưởng khá lớn tới rủi ro chi phí và giá cả của các doanh nghiệp Ngược lại đối với các doanh nghiệp có nguồn doanh thu bằng ngoại

30 tệ, thì việc tăng giá dầu và tỷ giá USD/VND cũng tăng lại tác động một cách tích cực tới các doanh nghiệp Dầu khí Do vậy yếu tố kinh tế này sẽ có mức độ ảnh hưởng tùy vào từng bản chất hoạt động kinh doanh cũng như cơ cấu nợ vay của các doanh nghiệp Dầu khí Việt Nam

Lạm phát là một trong các yếu tố kinh tế tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Rủi ro lạm phát không chỉ ảnh hưởng tới giá dầu trong nước mà còn tác động trực tiếp tới các nguyên liệu đầu vào, phương tiện vận chuyển,… Điều này làm cho chi phí của các doanh nghiệp sẽ lên cao và đòi hỏi các nhà quản trị phải điều chỉnh những chính sách, chiến lược nhằm phù hợp với tình hình doanh nghiệp Ngoài ra, mức thuế suất giá trị gia tăng áp dụng cho các doanh nghiệp Dầu khí cũng tạo ra những cơ hội tương đối đáng kể. Các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu, do vậy, điều này mang đến những lợi ích lớn cho các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn dầu khí để tạo ra lợi nhuận cao hơn và những nguồn vốn để đầu tư các dự án quan trọng

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hệ thống Luật Dầu khí với những cơ sở pháp lý cần thiết cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, kỳ vọng sẽ tạo ra động lực về thể chế giúp ngành Dầu khí nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói riêng tập trung phát triển các hoạt động khai thác, thăm dò, tìm kiếm, đưa ngành Dầu khí phát triển mạnh mẽ, bền vững Tuy nhiên, trong đó vẫn có một số đặc thù của hoạt động Dầu khí chưa được quy định cụ thể hay chưa phù hợp với sự phát triển hiện nay như thời hạn hợp đồng dầu khí chưa linh hoạt để khuyến khích ưu tiên cho nhà thầu hiện hữu đầu tư lâu dài hơn; Các quy định về đầu tư ưu đãi đối với các dự án dầu khí theo lô dầu khí (thông qua hợp đồng dầu khí) đã được ban hành từ năm 2005, đến nay, một số tiêu chí không còn phù hợp với môi trường hiện tại, chưa có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án dầu khí theo lô mỏ tận thu dầu khí,… Để nhằm bổ sung và

31 hoàn thiện hơn các quy định, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và chính phủ sẽ cần những phiên thảo luận cũng như những nghiên cứu sâu hơn để nhằm sửa đổi cho phù hợp Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị tác động bởi các yếu tố pháp lý dẫn tới cản trở những sự phát triển và hợp tác trong nước và nước ngoài

- Y u tố văn hóa - xã hội:

Hiện nay, việc hợp tác với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác và các doanh nghiệp quốc tế đang ngày càng phổ biến với các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Do vậy, việc tìm hiểu văn hóa xã hội của doanh nghiệp, nắm rõ về văn hóa cũng khu vực kinh doanh là một yêu cầu tất yếu nhằm việc hợp tác thuận lợi và đạt được nhiều hiệu quả hơn Tuy nhiên các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều là các doanh nghiệp mang tính nhà nước, bộ máy quản lý còn cồng kềnh do vậy, việc linh hoạt và hòa nhập với văn hóa trong doanh nghiệp vẫn là một yếu tố cản trở sự hợp tác đa phương và tiềm năng trong bối cảnh hợp tác quốc tế hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, các công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận trình độ thế giới đã được áp dụng, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Dầu khí, đã và đang có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và bứt phá của nền kinh tế Việt Nam Hiện nay, hàng loạt công nghệ mới của ngành khai thác dầu khí đã được các doanh nghiệp thành viên như liên doanh Vietsovpetro, CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn,… nói riêng và ngành dầu khí nói chung đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh Ngoài công nghệ khoan thăm dò, khai thác dầu khí, đến nay ngành dầu khí của Việt Nam đã sử dụng những công nghệ tiên tiến khác trong chế biến sâu dầu khí để gia tăng giá trị sản phẩm Cụ thể như công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu trong chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất thu hồi khí lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ nén khí CNG được áp dụng trong việc nén khí thô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh… Nhờ đó, các dự án Dầu khí vẫn đang hoạt động hết sức hiệu quả không những về mặt kinh tế mà có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói

32 chung của đất nước và từng vùng, địa phương nơi có dự án vận hành Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, ứng phó tốt hơn với các biến động và phát triển trong thời gian dài

2.2.2 Phân tích SWOT Để có những cái nhìn tổng quan hơn về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đề án sử dụng mô hình SWOT để đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong của các doanh nghiệp:

+ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty thành viên là các doanh nghiệp độc quyền trong việc khai thác dầu khí tại Việt Nam Do đó, điều này đã tạo cho PVN và các doanh nghiệp trực thuộc một vị thế vững trãi trong nền kinh tế Việt Nam Ngoài ra, PVN và các doanh nghiệp thành viên là các doanh nghiệp có vốn của nhà nước và nhà nước trực tiếp quản lý, vậy nên, các doanh nghiệp này cũng được hưởng lợi về khá nhiều khía cạnh từ các chính sách ưu đãi cũng như nhận được nguồn vốn khá lớn từ chính phủ Do vậy, đây là một trong những điểm mạnh nhất của PVN và các doanh nghiệp trực thuộc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên được cấp phép khai thác tại các mỏ dầu khí của Việt Nam, quốc gia sở hữu trữ lượng dầu khí lớn với tiềm năng khai thác còn rất dồi dào Do đó, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển bền vững trong tương lai.

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w