Mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu Mục tiêu chung của đề án là đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý hệsố an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2019-20
Cơ sở lý luận chung về quản lý hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại và một số bài học kinh nghiệm
Khái niệm, vai trò của hệ số an toàn vốn và hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn
Ủy ban Basel, còn được gọi là "Ủy ban Quy định Ngân hàng Quốc tế", là tổ chức quốc tế uy tín đưa ra khái niệm, phương pháp tính toán và yêu cầu quản lý tỷ lệ an toàn vốn từ năm 1988 Đây là tổ chức chuyên ban hành các quy định về ngân hàng và hệ thống tài chính trên toàn cầu.
Theo ủy ban Basel định nghĩa:
“ Hệ số an toàn vốn là tỷ lệ giữa vốn của ngân hàng trên rủi ro của chính ngân hàng đó Hệ số an toàn vốn đo lường vốn của một ngân hàng, thể hiện dưới dạng phần trăm (%) của vốn trên tài sản có tính rủi ro của ngân hàng” (1)
“Hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn là hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với khẩu vị rủi ro và yêu cầu vốn cho kinh doanh” 1 (1)
Vai trò của hệ số an toàn vốn: là hệ số quan trọng thể hiện mức độ an toàn vốn của mỗi ngân hàng, là công cụ để các cơ quan giám sát quản lý mức độ an toàn của hệ thống, là chỉ tiêu để so sánh, đánh giá các ngân hàng
Vai trò của hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn đối với ngân hàng bao gồm: đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn quốc tế; phòng vệ cho ngân hàng trước những rủi ro trọng yếu, có sẵn nguồn vốn để ứng phó rủi ro; thúc đẩy việc triển khai hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, đầy đủ, đồng bộ, nhất quán; tăng tính ổn định cho ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung; tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, nâng cao uy tín, tính cạnh tranh của mỗi ngân hàng
Từ khi được xây dựng, ban hành và áp dụng, quy định về tỷ lệ an toàn vốn đã được Ủy ban Basel thay đổi, cập nhật, bổ sung nhiều lần Có thể chia thành 3 giai đoạn chính tương ứng với ba phiên bản của Hiệp ước Basel (Basel I, II, III)
1 Basel I: International Convergence Of Capital Measurement And Capital Standards (1988)
Tại Việt Nam, với thông tư 41/2016/TT-NHNN được ban hành ngày30/12/2016 bởi Ngân hàng nhà nước Quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là văn bản quy định pháp luật cụ thể đầu tiên được ban hành và áp dụng đồng nhất cho các ngân hàng trong nước Thông tư được xây dựng dựa trên khung chuẩn mực của Hiệp ước Basel II và có sự điều chỉnh, cập nhật để phù hợp với môi trường thực tiễn tại Việt Nam.
Một số quy định, quy chuẩn quốc tế về quản lý hệ số an toàn vốn 12 1 Quản lý hệ số an toàn vốn theo quy chuẩn Hiệp ước
lý hệ số an toàn vốn theo quy chuẩn Hiệp ước Basel Từ khi ra đời năm 1988 đến nay, Hiệp ước Basel về hệ số an toàn vốn là một khung chuẩn mực quốc tế được áp dụng rộng rãi và là thước đo về độ an toàn, phát triển của các ngân hàng và hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Với ba lần thay đổi, cập nhật lớn tương ứng với ba phiên bản của Hiệp ước, thể hiện sự thay đổi, biến động của thị trường và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng thể hiện sự liên tục cập nhật đảm bảo sự an toàn, ổn định, quản trị rủi ro của khung chuẩn mực này Với từng giai đoạn, việc thực hiện phân tích cụ thể cho ra nhiều bài học kinh nghiệm khi áp dụng các quy định, quy chuẩn quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn Từ đó có cách tiếp cận phù hợp với thực tiễn, thực trạng, mục tiêu của từng quốc gia nói chung và từng ngân hàng nói riêng
1.2.1.1 Giai đoạn đầu ra đời và ý nghĩa của hệ số an toàn vốn – Hiệp ước Basel I Các quy tắc đầu tiên về định nghĩa, cách tính của hệ số an toàn vốn (Capital adequacy ratio - CAR) được đưa ra vào tháng 07 năm 1988 bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) dưới sự hướng dẫn của Peter Cook (còn gọi là “Cook ratio – tỷ lệ cook”) Chỉ số này được định nghĩa là tỷ lệ giữa vốn cốt lõi (core capital) của ngân hàng trên tài sản và nợ ngoại bảng được tính theo rủi ro Vốn cốt lõi được cho là “đệm” nhằm bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất do rủi ro tín dụng Đồng thời Ủy ban đã xác định tỷ lệ này không được thấp hơn 8% CAR nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu về đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng, công thức tính toán của nó theo quy tắc năm 1988 như sau:
CAR = Vốn cấp 1 + vốn cấp 2 − các khoản loại trừ khỏi vốn
Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RRTD) được tính toán trên cơ sở hệ thống tỷ trọng cho từng loại tài sản nội bảng và ngoại bảng của ngân hàng Theo đó, tài sản được chia thành bốn nhóm theo tính chất, mức độ rủi ro liên quan của tài sản đó và được chia thành 4 nhóm với các trọng số rủi ro khác nhau (quốc gia - 0%,ngân hàng - 20%, vay thế chấp nhà ở - 50%, doanh nghiệp - 100%) Việc chấp nhận một phương pháp tính toán cho phép xếp các loại tài sản vào một nhóm tương đồng là một bước tiến lớn và đột phát, là cơ sở để so sánh tỷ lệ an toàn vốn giữa các ngân hàng Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa hoàn thiện và có nhiều ý kiến chỉ trính, trong số đó có thể kể tới việc áp dụng chung một mức rủi ro đối với các khoản tín dụng cho tổ chức phi tài chính (rủi ro tín dụng đối với từng nhóm tổ chức phi tài chính có sự khác biệt lớn)
Hệ số an toàn vốn năm 1988 chỉ tính đến rủi ro tín dụng, với cơ sở nhận định do đây là loại rủi ro cơ bản đe dọa an toàn vốn của ngân hàng Các loại rủi ro khác không được tính đến, chẳng hạn như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Những nhược điểm này đã thúc đẩy việc sửa đổi công thức trong giai đoạn tiếp theo
Vào tháng 1 năm 1996, Ủy ban Basel đã chấp nhận sửa đổi phương pháp tính hệ số an toàn vốn bằng cách bổ sung vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (RRTT) Công thức mới được xác định:
CAR = Vốn cấp 1 + vốn cấp 2 − các khoản loại trừ khỏi vốn + vốn cấp 3 Tổng tài sản tính theo RRTD + 12.5 ∗ tài sản tính theo RRTT
- Phương pháp tính lượng vốn yêu cầu (regulatory capital) năm 1996 cho rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường có sự thay đổi so với phương pháp năm 1988 Vốn điều lệ tăng do trong đó có sự phát sinh của vốn cấp 3 Công thức trên chỉ ra rằng thước đo rủi ro thị trường là nhân với 12,5 (tức là đảo ngược tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 8%) và có thêm vào rủi ro thị trường ở phần mẫu số Với sự thay đổi này, ngân hàng cần tăng thêm một lượng vốn mới để đảm bảo đạt được tỷ lệ tối thiểu 8% của hệ số CAR Theo đó, để tìm được giá trị vốn pháp định cần thiết để bù đắp rủi ro thị trường, trước tiên các ngân hàng cần phải định lượng rủi ro Vì mục đích này ngân hàng được quyền lựa chọn một trong các phương pháp được Ủy ban Basel hướng dẫn và cho phép:
Phương pháp tiêu chuẩn do Cơ quan giám sát (Ngân hàng trung ương) đưa ra
Phương pháp dựa trên việc đo lường rủi ro thị trường bằng cách sử dụng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ cho phép ước tính Giá trị rủi ro (Value at Risk - VaR); những mô hình này chỉ có thể được các ngân hàng áp dụng khi có sự chấp thuận của cơ quan giám sát và phải đáp ứng với các yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng
Basel I lần đầu tiên đã đưa ra được khái niệm, định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là hệ số vốn an toàn cho ngân hàng Tiêu chuẩn này quy định:
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có, có chất lượng và mức độ an toàn cao nhất trong các loại vốn Vốn cấp 1 bao gồm: Vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận chưa phân phối; Lợi ích của cổ đông thiểu số tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh
Vốn cấp 2: Là nguồn vốn bao gồm: các lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác
Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) bao gồm Vay ngắn hạn Đánh giá chung, quy định về tỷ lệ an toàn vốn của Basel I vẫn còn nhiều thiếu sót bao gồm: việc chưa tính toán đển rủi ro hoạt động, chất lượng của từng loại vốn cũng như công tác báo cáo, giám sát việc thực hiện
1.2.1.2 Hiệp ước Basel II Để đáp ứng được các sự phát triển của ngành ngân hàng cũng như sự ra đời của các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới trong ngân hàng, Ủy ban Basel đã xây dựng một cách tiếp cận khác để đo lường mức độ an toàn vốn, được trình bày trong Hiệp ước Basel II Công việc soạn thảo các khung quy định, chuẩn mực này đã bắt đầu từ năm 1999, và chính thức ban hành áp dụng vào năm 2004 Sự cần thiết phải đưa ra những thay đổi trong ước tính CAR là kết quả của ba yếu tố:
Sự phát triển năng động của thị trường tài chính và sự ra đời của nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới
Việc phân loại các khoản tín dụng và trọng số được quy cho chúng quá đơn giản trong Basel 1 năm1988
Việc các ngân hàng theo đuổi việc mở rộng khả năng sử dụng các mô hình nội bộ của mình để tính toán yêu cầu về vốn đối với các loại tài sản cụ thể Ủy ban Basel đề xuất đo lường, đánh giá an toàn vốn dựa trên ba trụ cột chính, bao gồm:
Trụ cột 1 (Pillar 1): Yêu cầu về vốn tối thiểu – bao gồm các yêu cầu tối thiểu liên quan đến an toàn vốn cho từng loại rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động,
Trụ cột 2 (Pillar 2): Quy trình rà soát và giám sát – tạo thêm cơ hội cho cơ quan giám sát để đánh giá liệu vốn pháp định có đáp ứng được quy mô và hồ sơ rủi ro hay không, thông qua việc theo dõi tình trạng vốn của ngân hàng và có các biện pháp can thiệp khi cần thiết
Kinh nghiệm hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại một số Ngân hàng thương mại tại Việt
thương mại tại Việt Nam Để hiểu hơn về kinh nghiệm trong hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại các NHTM trong nước, đề án lựa chọn Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là hai bài học kinh nghiệm điển hình Trong đó, BIDV là ngân hàng hệ số an toàn vốn thấp hơn VCB nhưng ngân hàng có nhiều điểm tương đồng về mô hình, cơ cấu sở hữu, quy mô và cũng là ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số trong các ngân hàng có vốn nhà nước VPBank là một trong các NHTM ngoài quốc doanh có quy mô lớn, được đánh giá cao trong việc triển khai các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, áp dụng công nghệ mới trong hoạt động
1.3.1 Kinh nghiệm hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, có quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận luôn trong 4 ngân hàng lớn nhất trong nước
BIDV được Ngân hàng nhà nước công bố chấp thuận triển khai áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN vào tháng 12/2019 (là ngân hàng thứ 2 trong nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước, chỉ sau Vietcombank) Để đạt được kết quả này,BIDV đã thực hiện triển khai một loạt các dự án trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 bao gồm: dự án cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II, dự án đo lường về quản lý các loại rủi ro trọng yếu, dự án về xây dựng hoàn thiện các phương pháp luận quản lỷ rủi ro, dự án về khung quản trị và quản lý dữ liệu, dự án nâng cao năng lực kiểm toán theo chuẩn mực Basel II
Từ 2019 đến 2022, hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn của BIDV cũng ghi nhận kết quả đáng ghi nhận: hệ số an toàn vốn luôn đáp ứng tỷ lệ yêu cầu của thông tư 41 và có cải thiện, tăng qua các năm, cụ thể: năm 2019 (8,74%), năm
2020 (8,61%), năm 2021 (8,97%), năm 2022 (9,34%) Hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn được thực hiện đầy đủ, liên tục và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật
Tuy nhiên công tác quản lý hệ số an toàn vốn của BIDV cũng gặp một số vướng mắc, khó khăn: yêu cầu về vốn bổ sung cho ngân hàng trở nên cấp thiết, trong bối cảnh cả thị trường đều chịu ảnh hưởng từ các quy định chung về vốn, đặc thù là ngân hàng có vốn nhà nước do vậy công tác tăng vốn, huy động thêm vốn của ngân hàng gặp nhiều thách thức về quy trình, phê duyệt của cơ quan quản lý Yêu cầu cao về nguồn lực cho hệ thống công nghệ thông tin, nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu triển khai theo chuẩn mực quốc tế Sau khi được công nhận đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II năm 2019, BIDV xác định mục tiêu tiếp theo là triển khai thành công Basel III, do vậy BIDV đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hoạt động vận hành, tinh giản hóa các quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro, chủ động chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn nói riêng
1.3.2 Kinh nghiệm hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Việt
Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng Việt Nam (VPBANK) là một trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam VPBank được thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1993 và đã phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những ngân hàng lớn và uy tín tại Việt Nam Tại thời điểm 31/12/2023, quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 139,9 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 79,3 nghìn tỷ đồng cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
VPBank là một ngân hàng có tốc độ phát triển thuộc nhóm cao nhất trong các ngân hàng tư nhân tại Việt Nam, cùng với đó là tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch phát triển của ngân hàng luôn định hướng theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Trong đó, hoạt động quản trị rủi ro của VPBank đã đáp ứng các chuẩn mực cấp độ cao theo thông lệ quốc tế như Basel II và hướng tới Basel III, chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 9… Năm 2022 VPBank đã triển khai toàn diện Basel III về quản lý rủi ro thanh khoản, hoàn thiện phương pháp luận và mô hình, công cụ tính toán để theo dõi hai chỉ số quan trọng trong basel III là tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LCR) và tỷ lệ quỹ ổn định ròng (NSFR)
Tỷ lệ an toàn vốn của VPBank đạt 14,9% tại thời điểm 31/12/2022, cao thứ hai hệ thống ngân hàng Việt Nam Ngân hàng chủ động thực hiện chiến lược dài hạn, lập kế hoạch tăng vốn, ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán và quản lý hệ số an toàn vốn VPBank đã áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro để đạt tỷ lệ an toàn vốn cao hơn mức quy định của NHNN và tiệm cận các ngân hàng lớn khu vực.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm từ hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam
Hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn của BIDV và VPBank có nhiều kết quả ghi nhận, bài học thành công có thể áp dụng tại Vietcombank Đồng thời các khó khăn, vướng mắc
26 trong quá trình thực hiện của 2 ngân hàng trên cũng là cơ sở để Vietcombank có rút kinh nghiệm, có phương án khả thi và hiệu quả hơn trong việc áp dụng Các bài học kinh nghiệm rút ra bao gồm:
Duy trì tăng trưởng nguồn vốn điều lệ lớn và kịp thời là cơ sở để duy trì hệ số an toàn vốn cao hơn mặt bằng chung của các ngân hàng từ đó lại giúp tăng cường năng lực cạnh tranh trong huy động các nguồn vốn chất lượng, tiếp cận vốn ngoại của ngân hàng, là cơ sở để nâng cao dang tiếng, xếp hạng tín nhiệm Các ngân hàng có vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn do đó cần có chiến lược, kế hoạch trong dài hạn về tăng vốn phù hợp với tầm nhìn kế hoạch phát triển
Cần chủ động trong công tác chuyển đổi số ở tất cả các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn Đầu tư vào nền tảng số, công nghệ mang lại lợi thế cho cả hoạt động vận hành nói chung và hoạt động quản lý rủi ro nói riêng
Việc tiến tới áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế mới nhất như Basel III, IFRS… mang lại lợi thế đi trước, thể hiện sự minh bạch, tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng
Lịch sử phát triển và mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1 Lịch sử phát triển và mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên tiếng anh: Joint stock commercial bank for foreign trade of Viet Nam - Vietcombank) được thành lập từ 01/04/1963 trên cơ sở được tách ra từ Cục ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năm 1990, Ngân hàng chính thức được chuyển đổi mô hình thành NHTM nhà nước và là ngân hàng đầu tiên thí điểm cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2007
Sau hơn 60 năm hoạt động trên thị trường, Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam đã từng bước phát triển trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam Tính đến hết năm 2022, Vietcombank có mạng lưới rộng lớn với hơn 600 điểm giao dịch, bao gồm các chi nhánh, Phòng giao dịch,Văn phòng đại diện và Đơn vị thành viên, cả trong và ngoài nước Cụ thể, có 1Trụ sở chính tại Hà Nội, 121 Chi nhánh, 510 Phòng giao dịch, và 04 Công ty con trong nước Ngoài ra, có 03 Công ty con tại nước ngoài, bao gồm Công tyVinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, và Ngân hàngVietcombank Lào Mang tầm quốc tế, Vietcombank còn có 03 Văn phòng đại diện tại TP HCM, Singapore và Mỹ Ngoài ra, Vietcombank còn sở hữu 03 Đơn vị sự nghiệp bao gồm Trường đào tạo 02 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và TP.HCM Đồng thời, ngân hàng còn liên doanh và liên kết với 03 Công ty liên doanh,liên kết khác Về lực lượng nhân sự, Vietcombank tự hào sở hữu đội ngũ gần 23 nghìn cán bộ nhân viên, đóng góp vào sự thành công và ổn định của tổ chức Trong năm tài chính 2022, Vietcombank ghi nhận nhiều kết quả kinh doanh vượt trội: là ngân hàng Việt Nam có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường, lọt vào top
1000 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu Top 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo xếp hạng của The Asian Banker
S&P rating nâng xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank lên mức cao nhất trong các ngân hàng của Việt Nam
Các chỉ tiêu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh (tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận…), chỉ tiêu về hiệu quả (NIM, ROAE, ROAA), chỉ tiêu về an toàn (tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn CAR…) đều có bước tăng trưởng liên tục và bền vững Đơn vị tính: tỷ VNĐ, %
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản 1.222.814 1.326.320 1.414.9861.813.815Vốn chủ sở hữu 80.954 94.095 109.186 135.646 vốn TT1 78,05% 80,23% 84,38% 91,12%
Cho vay khách hàng/Tổng tài
Thu nhập ngoài lãi thuần 11.156 12.777 14.357 14.836 NHNN 72,40% 73,50% 77,80% 73,90%
Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 49.063 45.693 56.630 68.083 Tổng chi phí hoạt động -15.875 -16.038 -17.666-21.251Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
33.024 29.819 38.964 46.832 phòng rủi ro tín dụng
Chi phí dự phòng rủi ro tín
Lợi nhuận trước thuế 23.212 23.050 27.486 37.368Thuế TNDN -4.614 -4.577 -5.469-7.449Lợi nhuận sau thuế 18.597 18.473 22.017 29.919Lợi nhuận thuần của cổ đông ngân hàng 18.451 18.582 21.997 29.899 Một số chỉ tiêu an toàn và hiệu quả
NIM 3,10% 3,11%3,15%3,39%ROAE 25,99% 21,11%21,66%24,44%ROAA 1,62% 1,45%1,61%1,85%Chỉ tiêu an toàn tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động
Tỷ lệ nợ xấu 0,78% 0,62%0,63%0,68%Tỷ lệ LDR theo quy định của
Hệ số an toàn vốn CAR 9,34% 9,56%9,31%9,95%
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank trong giai đoạn 2019-2022 (nguồn: Vietcombank (2022), Báo cáo thường niên)
Từ bề dày lịch sử phát triển với các thành tựu đã đạt được cả về quy mô, chất lượng và danh tiếng,
Vietcombank luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững và giữ vững vị trí
29 ngân hàng số 1 tại Việt Nam Cụ thể với định hướng đến năm 2025, Vietcombank đặt ra 05 tầm nhìn và sứ mệnh:
Ngân hàng số 1 tại Việt Nam
Một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á
Một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới
Một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu Đóng góp lớn lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam
Từ tầm nhìn và sứ mệnh đến năm 2025, Vietcombank đặt ra 6 mục tiêu chiến lược, trong đó bao gồm mục tiêu “ngân hàng hàng đầu về quản trị rủi ro tại Việt Nam” Có thể thấy công tác quản lý hệ số an toàn vốn là một cấu phần vô cùng quan trọng và cũng được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam rất quan tâm và chú trọng Ngân hàng đã xây dựng lộ trình và đặt mục tiêu cụ thể cho hệ số an toàn vốn đến năm 2025 đạt tối thiểu từ 10% đến 12%.
Hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam về hệ số an toàn vốn và quản lý hệ số an toàn vốn
hệ số an toàn vốn
2.2.1 Quá trình xây dựng, ban hành, cập nhật các quy định về hệ số an toàn vốn và hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Việt Nam
Trong khi tại các nước phát triển, quy định về hệ số an toàn vốn theo Basel đã được áp dụng từ thập niên 90 của thế kỷ 20, thì tại Việt Nam do khác biệt về tình hình phát triển kinh tế và chính sách mở cửa, phát triển kinh tế, sự ra đời và áp dụng của các tiêu chuẩn, quy định về tỷ lệ an toàn vốn có những bước đi thận trọng và chậm hơn so với các nước khác trong khu vực và thế giới
Quyết định 297/NHNN đã được ban hành vào tháng 8 năm 1999, đánh dấu bước đầu tiên trong việc quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng Quyết định này đặt yêu cầu về tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 8% Sáu năm sau, Quyết định số 457/NHNN ban hành vào tháng 4 năm 2005 đã điều chỉnh và chi tiết hóa hơn về các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn, xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) bao gồm cả vốn cấp 1 và cấp 2, được thiết lập ở mức 8% Cho đến tháng 5 năm 2006, Quyết định 112 của Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 mới chính thức đề cập đến chuẩn mực Basel trong ngữ cảnh phát triển hệ thống giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Trong bối cảnh khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2009-2010, Quyết định 254 được Thủ tướng ban hành vào năm 2012 đã một lần nữa nhấn mạnh về các chuẩn mực Basel, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của các tổ chức tín dụng Quyết định này đề cập đến cả ba trụ cột của Basel II, bao gồm: ban hành chuẩn mực an toàn vốn, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và quy định về công bố thông tin, với thời hạn thực hiện đến cuối năm 2015
Ngân hàng Nhà nước ban hành Công văn số 1601/2014/NHNN-TTGSNH lựa chọn 10 ngân hàng thương mại của Việt Nam vào chương trình thí điểm Basel II, bao gồm: Vietcombank, ACB, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, VPBank, VIB và Maritime Bank , VietinBank vào tháng 3/2014
Thực hiện theo Hiệp ước Basel II và III, năm 2016 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn Thông tư có hiệu lực từ năm 2020, quy định chi tiết cách tính toán, quản lý, báo cáo tỷ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài Thông tư 41/2016/TT-NHNN tương ứng với Trụ cột I và III của Basel II.
Tiếp đó, NHNN ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM Sự ra đời của Thông tư 13 và một số văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ là bước đi hoàn thiện Trụ cột II theo quy chuẩn Basel
Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn CAR và yêu cầu về minh bạch thông tin và kỷ luật thị trường Thông tư 41 bao gồm 4 chương
24 điều và 06 phụ lục, áp dụng từ 01/01/2020 và bao gồm các nội dung:
Các quy định chung, bao gồm: Quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, giải thích các từ ngữ, quy định về cơ cấu tổ chức và kiểm toán nội bộ; dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin…
Các quy định cụ thể về:
Công thức tính tỷ lệ an toàn vốn:
RWA: tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
K(or)/K (mr): Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%
Công thức tính tài sản theo rủi ro tín dụng:
Quy định về hệ số rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản: CRW Hệ số CRW càng cao thì rủi ro của khoản phải đòi càng cao
Xác định hệ số chuyển đổi cho các tài sản ngoại bảng (CCF) CCF có giá trị từ 10%-100% tùy loại tài sản ngoại bảng: cam kết bảo lãnh, hạn mức tín dụng chưa sử dụng thẻ tín dụng…
Quy định về giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một hoặc nhiều biện pháp kết hợp bao gồm: tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba, sản phẩm phái sinh tín dụng
Quy định về vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động: tính toán theo phương pháp chỉ số kinh doanh (BI)
Quy định về vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường Quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin: Định kỳ 6 tháng, các ngân hàng phải thực hiện công bố thông tin về tỷ lệ an toàn vốn
Quy định trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc NHNN trong giám sát và thanh kiểm tra việc chấp hành thông tư
06 phụ lục đính kèm thông tư 41 quy định chi tiết các cấu phần tính toán, bao gồm: tính toán vốn tự có, tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác, chỉ số kinh doanh (BI), vốn cho rủi ro thị trường, phân loại tài sản có rủi ro… Đánh giá chung, Thông tư 41 đã được Ngân hàng nhà nước xây dựng và ban hành tiệm cận chuẩn của Basel II Thông tư là một bước đi phù hợp, có lộ trình, đảm bảo phù hợp với thực trạng phát triển, nguồn lực, năng lực của các ngân hàng nội địa đồng thời từng bước theo kịp chuẩn mực quốc tế
2.2.3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN Để đáp ứng trụ cột II (Pillar II) của Hiệp ước Basel, NHNN đã xây dựng, ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN Thông tư 13 đặt ra quy định cho ngân hàng về hoạt động quản lý rủi ro, phù hợp với yêu cầu của Basel II và các thông lệ tiên tiến về quản lý rủi ro Thông tư 31 bao gồm 7 chương, 74 điều và 05 phụ lục, bao gồm các nội dung điều khoản chính sau:
Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy định nội bộ Vietcombank cần xây dựng và triển khai kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu (nếu có) các văn bản chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn về quản lý hệ số an toàn vốn đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, hoặc điều chỉnh các điểm chưa đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản quy định với nhau
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần liên tục cập nhật chính sách, quy trình, quy định nội bộ để phản ánh các thay đổi trong môi trường kinh doanh và các quy định pháp luật
Việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để xây dựng các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện, phương pháp luận hiệu quả, phù hợp và tiên tiến nhất cũng cần được đảm bảo thực hiện thống nhất
3.2.2 Nhóm giải pháp về lập và triển khai kế hoạch tăng vốn
Vietcombank cần thực hiện xây dựng kế hoạch tăng vốn tự có cho cả ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo các mục tiêu: phù hợp với kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, khẩu vị rủi ro, có tính khả thi, đảm bảo tính đến các yếu tố bất lợi để xây dựng các phương án/kế hoạch dự phòng
Trong công tác thực hiện kế hoạch tăng vốn: cần bám sát kế hoạch tăng vốn đã được phê duyệt, kịp thời nhận diện và xử lý các rủi ro, vướng mắc và triển khai kế hoạch dự phòng trong trường hợp cần thiết Có sự điều chỉnh về kế hoạch kinh doanh, phân bổ hạn mức cho các rủi ro trọng yếu trong trường hợp nguồn vốn tự có không thực hiện tăng theo đúng lộ trình/kế hoạch
3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn vốn Thực hiện xây dựng kịch bản bất lợi với các giả định mang tính thận trọng, đảm bảo tính đủ và hợp lý nguồn vốn trong các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
Văn bản hóa đầy đủ các phương pháp luận, giả định trong công tác dự phóng các chỉ tiêu kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo, áp dụng các phương pháp luận theo chuẩn tiên tiến của quốc tế để nâng cao chất lượng dự báo, dự phóng, lập kế hoạch
3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện về mô hình đo lường rủi ro nội bộ Điều chỉnh kế hoạch triển khai và xây dựng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ phù hợp với mục tiêu, nguồn lực và mức độ quan trọng của từng cấu phần
Bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao về mô hình, dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra
Tiếp tục chú trọng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực: tăng cường đào tạo nhân sự về quản lý rủi ro và an toàn vốn; xây dựng chương trình phát triển năng lực để đảm bảo nhân sự có đủ kiến thức và kỹ năng để xử lý các tình huống phức tạp
Duy trì kênh liên lạc, trao đổi với Cơ quan quản lý nhà nước: Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý và kiểm toán để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.Thường xuyên đối thoại và cung cấp thông tin liên tục để tránh các vấn đề liên quan đến tuân thủ Kịp thời cập nhật, nắm thông tin các dự thảo chính sách, quy định của nhà nước sắp được áp dụng liên quan đến hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn nói riêng và hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng nói chung.
Hợp tác toàn cầu và chuẩn hóa: đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý an toàn vốn.
Một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Căn cứ trên thực trạng, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Vietcombank, kết quả nghiên cứu các thông lệ chuẩn mực quốc tế và hệ thống văn bản quy định pháp luật liên quan, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý là Ngân hàng nhà nước như sau:
Có cơ chế đánh giá và cập nhật chuẩn mực, quy định về quản lý hệ số an toàn vốn thường xuyên, định kỳ Ngân hàng nhà nước cần định kỳ đánh giá và cập nhật chuẩn mực an toàn vốn để đảm bảo quy định phù hợp và phản ánh đúng tình hình và rủi ro của hệ thống ngân hàng Thúc đẩy sự linh hoạt trong các quy định, chuẩn mực để các Ngân hàng có thể lựa chọn phù hợp theo thực trạng của từng ngân hàng và biến động của thị trường và nền kinh tế.Có kế hoạch, chiến lược rõ ràng về lộ trình áp dụng, triển khai các quy định về an toàn vốn theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel III Có cơ chế phối hợp, khảo sát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của các quy định pháp luật đã ban hành và có cơ chế tham khảo, khảo sát trước khi xây dựng, ban hành, sửa đổi các quy định mới về quản lý hệ số an toàn vốn
Tăng cường hoạt động giám sát và thanh tra để đảm bảo việc tuân thủ quy định của cả hệ thống ngân hàng bao gồm: tăng cường hoạt động giám sát và thanh tra để đảm bảo rằng các ngân hàng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về an toàn vốn; thiết lập các biện pháp kiểm soát chặt chẽ bao gồm các ứng dụng chuyển đổi số về dữ liệu lớn, AI, IoT để phát hiện và ngăn chặn kịp thời bất kỳ vi phạm nào đối với hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn
Có cơ chế khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng: Với xu thế chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 việc đầu tư vào công nghệ, hệ thống là một ưu tiên của cả hệ thống ngân hàng Do đó cần có các cơ chế hỗ trợ về mặt chính sách, hướng dẫn, định hướng của cơ quan nhà nước, đặc biệt là của Ngân hàng nhà nước
Tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường vốn, bao gồm: tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể dễ dàng huy động thêm vốn khi cần thiết, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp; xem xét chính sách và quy định liên quan để đảm bảo tính minh bạch và tính công bằng trong quá trình huy động vốn
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý ngân hàng nói chung và quản lý hệ số an toàn vốn nói riêng:Tăng cường hợp tác với cơ quan quản lý tài chính quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về quản lý hệ số an toàn vốn Tham gia vào các diễn đàn quốc tế để cùng thảo luận và định hình các tiêu chuẩn quốc tế
3.4 Hạn chế của đề án và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù Đề án cơ bản đã đạt được các mục đích nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn là một hoạt động mang tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của rất nhiều nhân sự, đơn vị trong ngân hàng, do đó kết quả nghiên cứu chưa thể đi sâu vào từng hoạt động cụ thể, riêng rẽ Các chuẩn mực của Basel về quản lý hệ số an toàn vốn liên tục được cập nhật, sửa đổi, cách thức, lộ trình áp dụng của các nước trên thế giới và khu vực cũng có sự khác biệt, do đó việc nghiên cứu triển khai áp dụng tại Việt
Nam nói chung và Vietcombank nói riêng cần có sự đánh giá và thử nghiệm Kết quả nghiên cứu còn giới hạn về thời gian và nguồn lực, chưa tham khảo, phỏng vấn được một số nhân sự tại các bộ phận liên quan để thu thập thêm
68 các đánh giá, nhận định đa chiều hơn về hiện trạng quản lý hệ số an toàn vốn tại Vietcombank
Về hướng nghiên cứu tiếp theo Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn là một hoạt động mang tính đa dạng, phức tạp và bao gồm rất nhiều mảng hoạt động của ngân hàng Việc nghiên cứu tổng quan về hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về từng cầu phần trong hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn: hoạt động quản lý vốn tự có, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro thị trường, hoạt động quản lý rủi ro hoạt động, hoạt động đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
Kết quả nghiên cứu cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã cơ bản đạt được các mục tiêu, yêu cầu của hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn Ngân hàng đã và đang duy trì được hệ số an toàn vốn theo quy định của pháp luật và hiệp ước Basel, hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn đã được tổ chức và thực hiện tương đối đầy đủ, đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN cũng như quy định nội bộ của Vietcombank Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận một số hạn chế liên quan đến văn bản quy định nội bộ còn chưa hoàn thiện, khâu thực hiện kế hoạch tăng vốn còn khó khăn, hoạt động đảm bảo an toàn vốn còn thiếu tính thận trọng trong xây dựng kịch bản bất lợi…Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm giải pháp tương ứng để khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hệ số an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phù hợp với định hướng, mục tiêu, tầm nhìn và xu hướng phát triển của Ngân hàng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bangko Sentral Ng Pilipinas (2023) Implementation of Basel Standards in the Philippines, tại địa chỉ: https://www.bsp.gov.ph/Pages/Regulations/
/RiskBasedCapitalAdequacyFrameworkInThePhilippines.aspx, truy cập ngày 16/01/2024
2 Basel Committee on Banking Superivion (1988) Basel I: International
Convergence Of Capital Measurement And Capital Standards, tại địa chỉ: https://www.bis.org/publ/bcbs04a.htm, truy cập ngày 12/01/2024
3 Basel Committee on Banking Superivion (2004) Basel II: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: a Revised Framework , tại địa chỉ: https://www.bis.org/publ/bcbs107.htm, truy cập ngày 12/01/2024
4 Basel Committee on Banking Superivion (2011) Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems - revised version June
2011, tại địa chỉ: https://www.bis.org/publ/bcbs189.htm, truy cập ngày 12/01/2024
5 Basel Committee on Banking Superivion (2023) Basel III monitoring report tại địa chỉ: https://www.bis.org/bcbs/publ/d554.htm, truy cập ngày 22/01/2024 6 Deloitte Touche Tohmatsu (2023) Asia Pacific Financial Services Regulatory Update Q1 2023 , tại địa chỉ: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/cn/Documents/financial services/deloitte-cn-fsi-asia-pacific-financial-services-regulatory-updates-q1- 2023- en-2304.pdf, truy cập ngày 16/01/2024
7 Đinh Ngọc Linh (2018) Basel II ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Tài chính năm 2018
8 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016) Thông tư 41/2016/TT-NHNN Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
9 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018) Thông tư 13/2020/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
71 10.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2019,2020,2021,2022) Báo cáo công bố thông tin theo thông tư 41
11.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2019,2020,2021,2022) Báo cáo tài chính
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một chỉ số quan trọng đánh giá mức độ an toàn và khả năng chống chịu rủi ro của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngân và các cộng sự (2021) chỉ ra rằng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu có tác động đáng kể đến tỉ lệ sinh lời và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Theo nghiên cứu, khi tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên, tỉ lệ sinh lời của ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi mức độ rủi ro có xu hướng giảm Điều này cho thấy các ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn có khả năng chống chịu rủi ro tốt hơn, nhưng lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng.
13.Nguyễn Khương, Đào Văn Hà, Nguyễn Vũ Phương, Nguyễn Thu Hường (2023) Phương hướng tiếp cận thực hiện BASEL III ở một số khu vực, quốc gia và hàm ý đối với Việt Nam
14 Małgorzata Białas, Adrian Solek (2010) EVOLUTION OF CAPITAL ADEQUACY RATIO Economics& Sociology, Vol 3, No 2, 2010, pp 48-57., tại địa chỉ: https://www.economics-sociology.eu/files/06[7].pdf, truy cập ngày 16/01/2024