1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU CÔNG NGHIỆPQUANG CHÂU, TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Giảng viên hướng dẫn :

Tên học phần : Đồ án quản lý môi trường đô thị, công nghiệp, làng

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Nội dung nghiên cứu 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1 Tổng quản về chất thải rắn 10

1.1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn tại khu công nghiệp 10

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp 10

1.1.3 Hiện trạng phát sinh 11

1.1.4 Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các KCN ở Việt Nam 11

1.2 Tổng quan về ô nhiễm chất thải rắn 14

1.2.1 Tác động đến môi trường không khí 14

1.2.2 Tác động đến môi trường nước 14

1.2.3 Tác động đến môi trường đất 15

1.2.4 Tác động đến sức khỏe con người 15

1.3 Tổng quan về hệ thống pháp luật có liên quan dến chất thải rắn 15

Trang 3

2.2.1 Phương pháp phân tích số liệu 18

2.2.2 Phương pháp tổng hợp, so sánh 18

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP QUANG CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP 19

3.1 Quy mô công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang 19

3.2 Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang .20

3.2.1 Nguồn phát sinh CTR 21

3.2.2 Khối lượng, thành phần và tính chất thải 21

3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại KCN Quang Châu 23

3.3.2 Hiện trạng công tác phân loại, thu gom, lưu giữ CTR 24

3.3.2 Hiện trạng công tác vận chuyển, xử lý CTR 27

3.4 Đề xuất nâng cao hiệu quả giải pháp quản lý 27

3.4.1 Giải pháp quản lý CTR thông thường 27

Trang 4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CTRChất thải rắnCTNHChất thải nguy hại

BVMTBảo vệ môi tường UBNDỦy ban nhân dân

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hình ảnh về khu công nghiệp Quang Châu

Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quang Châu, Bắc GiangHình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Quang Châu

Hình 3.3: Chợ tự phát tại cạnh Công ty TNHH SIFLEX VIỆT NAM

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các nguồn phát sinh CTR và CTNH tại KCN Quang ChâuBảng 3.1: Thành phần CTR phát sinh tại KCN Quang Châu

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bắc Giang là tỉnh miền núi, giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ Vị trí của tỉnh Bắc Giang nằm không xa các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Trung tâm Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km, cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130km tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 06 KCN được thành lập, trong đó có 04 KCN đang hoạt động là: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng và Vân Trung với các ngành nghề ưu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hóa, lắp ráp ô tô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa,… Các cụm công nghiệp đã đóng góp một phần đánh kể vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp , góp phần giải quyết công việc cho hàng chục nghìn lao động , thực hiện xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trong đó, KCN Quang Châu thành lập năm 2006 tại xã Quang Châu huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với diện tích 426 ha được xây hựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN- Khu đô thị- Khu với chơi giải trí và dịch vụ Đây là một trong những KCN lớn nhất miền Bắc thu hút đầu tư đa ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh, tự động hóa, lắp ráp ô tô, có khả năng tiếp nhận 200 nhà máy với lượng lao động khoảng 4 vạn người Việc tập chung các cơ sở, sản xuất với đa dạng ngành nghề tạo nên một lượng lớn chất thải đặc biệt là CTR Vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra các vấn đề tiềm ẩn cho môi trường đặc biệt là sau khi KCN được lấp đầy Nếu không được phân loại, thu gom, lưu trữ và xử lý triệt để sẽ trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân xung quanh KCN.

Trang 8

Nhìn chung, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định liên quan của hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều tương đối nghiêm chỉnh Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các quy định như: chưa tiến hành thu gom, phân loại CTNH, một số cơ sở không bố trí khu vực lưu trữ CTNH hoặc có nhưng không đúng quy định,

Xuất pháp từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu, chúng em xin thực hiện chuyên đề: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.

3.Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm phát triển công nghiệp tại KCN Quang Châu - Đánh giá hiện trạng phát sinh CTR tại KCN Quang Châu

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR tại KCN Quang Châu

- Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại KCN Quang Châu

Trang 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quản về chất thải rắn

1.1.1 Khái niệm và phân loại chất thải rắn tại khu công nghiệp

Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn , phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật , được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa

Chất thải rắn tại khu công nghiệp thường có ba loại: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp

Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải rắn Thực tế cho thấy rằng:

Công nghệ càng phát triển thì tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên càng nhiều và thải ra môi trường càng nhiều về số lượng và thành phần chất thải, kể cả chất thải rắn Công nghệ càng lạc hậu thì tỷ lệ lượng chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn Trong nền kinh tế quốc dân, nhiều ngành sản xuất công nghiệp cùng hoạt động nên chất thải rắn phát sinh cũng rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh và mức độ nguy hại.

Nguồn gốc phát sinh CTR tại khu công nghiệp được được bắt đầu từ các nguồn sau:

Chất thải rắn sinh hoạt: Từ rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trong

KCN tại các nhà ăn, văn phòng; Rác thải sinh hoạt từ các khu nhà điều hành, bến bãi do Ban quản lý dự án quản lý.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Phát sinh từ hoạt động sản xuất từ

các cơ sở công nghiệp trong KCN như sản phẩm lỗi, hỏng không chứa thành

phần nguy hại; thùng carton; túi nilon; khay nhựa vỡ hỏng; …

Trang 10

Chất thải rắn nguy hại: Hoạt động sản xuất từ các cơ sở công nghiệp, từ khu

văn phòng, nhà điều hành như nước thải sơn, mạ; linh kiện điện tử lỗi hỏng; than hoạt tính thải bỏ; can, thùng đựng hóa chất thải bỏ; bóng đèn huỳnh quang; mực in, hộp mực in thải bỏ; giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ, …

Trang 11

1.1.3 Hiện trạng phát sinh

Chất thải rắn phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công ghiệp Trong đó, chất thải rắn công nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.

Theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao vào khoảng 7 triệu tấn/năm CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp Đây là nguồn ônhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung) Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.

1.1.4 Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các KCN ở Việt Nam

* Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường- Tình hình thu gom, vận chuyển:

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh [3] Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp Hầu hết các cơ sở trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải, chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18 %.

Trang 12

Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý Trước khi được chuyển giao cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn công nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung Tại nhiều khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định.

- Tình hình xử lý:

Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế.

* Đối với chất thải rắn nguy hại

Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã

Trang 13

được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý Một phần lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải, bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu giữ tại nơi phát sinh Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng chất thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do các địa phương cấp phép đang hoạt động Riêng công suất xử lý chất thải nguy hại của các cơ s ở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc.

Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động Việc phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản

Trang 14

lý chất thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại.

1.2Tổng quan về ô nhiễm chất thải rắn

Ảnh hưởng lớn nhất của chất thải rắn là những tác động đến môi trường và sức khỏe con người Những tác động trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đối với các thành phần môi trường bao gồm:

1.2.1 Tác động đến môi trường không khí

- Thành phần chất thải rắn thường chứa một lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy Khi tỷ lệ rác được thu gom, vận chuyển thấp sẽ tồn tại nhiều bãi rác ứ đọng, gây mùi hôi thối khó chịu.

- Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.

- Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ san ủi, chôn lấp thông thường, không có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật thì đây là nguồn gây ô nhiễm có mức độ cao đối với môi trường không khí Mùi hôi thối, mùi khí mêtan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.

1.2.2 Tác động đến môi trường nước

- Khi công tác thu gom và vận chuyển còn thô sơ, lượng chất thải rắn rơi vãi nhiều, tồn tại các trạm/bãi rác trung chuyển, rác ứ đọng lâu ngày, khi có mưa xuống rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra sông, biển, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt tiếp nhận.

- Chất thải rắn không thu gom hết ứ đọng ở các ao, hồ cũng là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác như bao bì nylon thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật,

Trang 15

do hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.

- Ở các bãi chôn lấp rác, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý nước rỉ rác, hoặc không có lớp lót đạt tiêu chuẩn chống thấm, độ bền cao thì các chất ô nhiễm trong nước rác sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước sông, suối lân cận Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt Vì vậy, theo mô hình các nước trên thế giới, khi tính toán vận hành bãi chôn lấp đều có chương trình quan trắc nước ngầm và nước mặt trong khu vực để theo dõi diễn biến ô nhiễm nhằm có kế hoạch ứng cứu kịp thời.

1.2.3 Tác động đến môi trường đất

Những tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các bãi rác Do đặc điểm chung của các tỉnh thành nước ta là khâu phân loại rác tại nguồn, phân loại rác nguy hại chưa được thực hiện ở hầu hết các nơi, nên ngoài các chất thông thường, trong thành phần rác thải tại các bãi rác còn chứa nhiều chất độc hại, có chất thời gian phân hủy khá lâu trong lòng đất khoảng vài chục năm, có chất đến hàng trăm năm Các chất ô nhiễm có mặt trong đất sẽ làm đất kém chất lượng, bạc màu, hiệu quả canh tác kém Vì vậy, đối với các bãi rác khi chuẩn bị đóng cửa cần phải xử lý tốt lớp phủ để có thể sử dụng lại sau khi đóng cửa.

1.2.4 Tác động đến sức khỏe con người

Qua các tác động đến từng thành phần môi trường, sự có mặt không kiểm soát của chất thải rắn trong môi trường sẽ gây tác hại tới sức khỏe của con người Các tác động có thể là trực tiếp qua đường hít thở các khí độc hại phát sinh từ các bãi chất thải rắn hở; sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt bị nhiễm các chất độc rò rỉ từ các bãi rác; hoặc sự tiếp xúc trực tiếp với chất thải

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w