1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chấtthải rắn sinh hoạt cho quận bình tân năm 2022 năm 2040

151 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Bình Tân năm 2022 - năm 2040
Tác giả Vũ Mạnh Nghĩa, Huỳnh Anh Tú, Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn Ts. Trần Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Chuyên ngành Sinh Học và Môi Trường
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 16,43 MB

Nội dung

Đa số các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồngây ô nhiễm tiềm tàng cho hiện trạng môi trường đất, nước và không khí.Trong nhiều năm qua, song hành v

Trang 1

KHOA SINH HỌC và MÔI TRƯỜNG

Huỳnh Anh Tú 2031180077 Nguyễn Thị Thu Hương 2031180213

TP.HCM, tháng 12 năm 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô trường ĐạiHọc Công Nghiệp Thực Phẩm Tp Hồ Chí Minh, những người đã dìu dắt chúng emtận tình, đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báutrong suốt thời gian chúng em học tập tại trường

Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, Cô khoa Sinh Học

- Môi Trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoànthành tốt khóa luận

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Ngọc Mai đã hướng dẫn và chỉbảo tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp

Chúng em xin cảm ơn gia đình, những người thân đã cho chúng em những điềukiện tốt nhất để học tập trong suốt thời gian qua

Ngoài ra, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn, những người đã gắn

bó cùng học tập và giúp đỡ chúng em trong những năm qua cũng như trong quátrình thực hiện khóa luận này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Sinh viên

Vũ Mạnh Nghĩa Nguyễn Thị Thu HươngHuỳnh Anh Tú

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng bài báo cáo này là do chính chúng em thực hiệndưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Ngọc Mai – Giảng viên khoa Sinh Học – MôiTrường Các số liệu và kết quả tính toán, phân tích trong bài là trung thực, khôngsao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào, ngoài ra các dẫn chứng bảngbiểu đều có trích nguồn cụ thể

Trang 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày tháng năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

TP.HCM, ngày tháng năm 2021

Giáo viên phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC HÌNH xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii

DANH MỤC VIẾT TẮT xiv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu Khóa Luận 2

3 Nội dung thực hiện 2

4 Đối tượng, phạm vi 3

5 Phương pháp thực hiện 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 5

1.1 Khái niệm CTR sinh hoạt 5

1.2 Nguồn gốc phát sinh 5

1.3 Phân loại CTR sinh hoạt 6

1.4 Thành phần của CTR sinh hoạt 6

1.5 Tính chất của CTR sinh hoạt 7

1.5.1 Tính chất vật lý 7

1.5.2 Tính chất hóa học 10

1.5.3 Tính chất hóa học 13

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của CTRSH 14

Trang 7

1.7 Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt 16

1.7.1 Tại Việt Nam 16

a.Các phương pháp xử lý chất thải rắn 16

b.Phương pháp xử lý cơ học 17

c.Phương pháp hóa học 17

d.Phương pháp xử lý sinh học 18

e.Phương pháp tái chế 22

1.7.2 Trên thế giới 23

1.8 Tình hình quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 24

1.8.1 Tình hình quản lý CTR trên thế giới 24

1.8.2 Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam 25

a.Thu gom và vận chuyển 26

b.Phân loại 27

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUẬN BÌNH TÂN 29

2.1 Tổng quan về quận Bình Tân, TP.HCM 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

a.Vị trí địa lý 29

b.Địa hình, khí hậu 30

c.Thổ nhưỡng 31

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 31

a.Tình hình kinh tế 31

b.Điều kiện văn hóa - xã hội 32

2.2 Phòng Tài nguyên và Môi trường 33

2.3 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân 34

2.3.1 Nguồn gốc phát sinh và khối lượng CTRSH tại quận Bình Tân 34

a.Nguồn gốc phát sinh trên địa bàn quận Bình Tân 35

b.Phân loại chất thải rắn 35

2.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh 39

Trang 8

2.4.1 Thu gom 39

2.4.2 Trung chuyển và vận chuyển 39

2.4.3 Xử lý chất thải 40

2.4.4 Phân loại rác tại nguồn có những bất lợi và lợi ích 40

a.Hậu quả không phân loại rác tại nguồn 40

b.Lợi ích khi phân loại rác sinh hoạt tại nguồn 40

2.4.5 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân 40

2.5 Đặc điểm dân cư và địa điểm cơ sở xử lý chất thải rắn tại quận Bình Tân 41

2.5.1 Một vài thông tin dân cư liên quan đến tốc độ phát chất thải rắn 41

2.5.2 Hệ thống điểm hẹn và thu gom rác 45

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN 48

3.1 Hệ thống quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân 48

3.1.1 Hệ thống quản lý hành chính 48

3.1.2 Đơn vị hành chính 48

3.1.3 Cơ cấu tổ chức – nhân sự 49

3.1.4 Hoạt động của dịch vụ thu gom rác dân lập 49

3.2 Các hộ tham gia khảo sát chất thải rắn sinh hoạt tại quận Bình Tân 50

3.3 Đánh giá về hoạt động thu gom và phân loại CTRSH 50

3.3.1.Đơn vị thu gom 50

3.3.2.Chi phí thu gom 51

3.3.3.Thời gian thu gom 53

3.3.4.Đánh giá của người dân về mức giá dịch vụ thu gom rác 54

3.3.5.Ý kiến của người dân về công tác thu gom rác ở địa phương 55

3.3.6.Khối lượng rác thải sử dụng 56

3.3.7.Đánh giá về chất lượng dịch vụ 58

3.3.8.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng dịch vụ 58

3.4 Tần suất, công tác quản lý và phương tiện thu gom theo khảo sát 59

Trang 9

3.4.1 Tần suất thu gom 59

3.4.3.Đánh giá mức độ đảm bảo về phương tiện thu gom, vận chuyển 62

3.4.4.Vấn đề về việc thu gom rác ở địa phương 62

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN SƠ LƯỢC BÃI CHÔN LẤP VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUÁN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2040 65

4.1 Lựa chọn địa điểm 65

4.1.1 Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp 65

4.1.2 Quy mô diện tích bãi chôn lấp 65

4.1.3 Vị trí bãi chôn lấp 65

4.1.4 Phân tích lựa chọn địa điểm 67

4.2 Thiết kế hệ thống thu gom 67

4.2.1 Các số liệu tính toán 67

4.2.2 Tính toán hệ thống thu gom năm 2022 – 2040 69

4.3 Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại quận Bình Tân 76

4.3.1 Giải pháp về quản lý 78

4.3.2 Giải pháp tái chế 79

4.3.3 Giải pháp kĩ thuật 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

Kết luận 82

Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO i

1.TÀI LIỆU TRONG NƯỚC i

2.TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ii

3.WEBSITE ii

HÌNH ẢNH THỰC TẾ iii

Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT v

Trang 10

1.Đề tài khảo sát dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận

Bình Tân v

2 Nội dung Form “Khảo sát dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Tân” vi

Phụ lục 2 SỐ LƯỢNG THỐNG KÊ TRONG EXCEL x

1.Thông tin người dân Quận Bình Tân x

2.Đánh giá của người dân về mức giá dịch vụ thu gom rác xxi

3.Đánh giá về chất lượng dịch vụ xxx 4.Đánh giá mức độ đảm bảo về phương tiện thu gom, vận chuyển xl

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6

Bảng 1.2 Độ ẩm của các thành phần trong CTR sinh hoạt 8

Bảng 1.3 Tỷ trọng thành phần CTRSH 9

Bảng 1.4 Thành phần nguyên tố của CTR sinh hoạt 12

Bảng 1.5 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác 14

Bảng 2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 35

Bảng 2.2 Dân số và biến động dân số quận Bình Tân 41

Bảng 2.3 Các điểm thường xuyên bị vứt rác bừa bãi ở quận Bình Tân 42

Bảng 2.4 Khu vực hoạt động của 16 điểm hẹn 45

Bảng 3.1 Đơn vị thu gom CTR quận Bình Tân theo phiếu khảo sát 50

Bảng 3.2 Chi phí thu gom CTR Quận Bình Tân theo phiếu khảo sát 52

Bảng 3.3 Thời gian thu gom CTR Quận Bình Tân theo phiếu khảo sát 53

Bảng 3.4 Đánh giá ý kiến của người dân về công tác thu gom rác hiện nay quận Bình tân 55 Bảng 3.5 Đánh giá ý kiến của người dân về khối lượng rác hiện nay quận Bình tân

57 Bảng 3.6 Đánh giá ý kiến của người dân về chất lương dịch vụ 58

Bảng 3.7 Tần suất thu gom CTR của Công ty theo phiếu khảo sát 59

Bảng 3.8 Phương tiện thu gom CTRSH 61

Bảng 3.9 Mức độ đảm bảo về công tác thu gom 63

Bảng 4.1 Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn BCL 66

Bảng 4.2 Dự báo dân số Quận Bình Tân từ 2022 đến 2040 68

Bảng 4.3 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm 68

Bảng 4.4 Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp 72

Bảng 4.5 Phân loại rác thải tại nguồn 80

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ quận Bình Tân 19

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường 334

Hình 2.3 Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải 38

Hình 2.4 BCL Đa Phước 47

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu quản lý hành chính lực lượng thu gom rác 48

Hình 4.1 Hình vẽ hình chóp cụt mô phỏng ô chôn lấp 71

Hình 4.2 Hình tam giác thể hiện góc 45° 72

Hình 4.3 Mô hình thiết kế dự kiến bãi chôn lấp 74

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đơn vị thu gom điều tra khảo sát 51

Biểu đồ 3.2 Chi phí thu gom điều tra khảo sát 52

Biểu đồ 3.3 Thời gian điều tra khảo sát 54

Biểu đồ 3.4 Giờ giấc điều tra khảo sát 56

Biểu đồ 3.5 Khối lượng CTR khảo sát 57

Biểu đồ 3.6 Chất lượng dịch vụ thu gom rác và vận chuyển 59

Biểu đồ 3.7 Tần suất điều tra khảo sát 60

Biểu đồ 3.8 Phương tiện thu gom, vận chuyển CRTSH của người dân 61

Biểu đồ 3.9 Vấn đề thu gom rác ở địa phương 63

Trang 14

DANH MỤC VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn TTTM Trung tâm thương mại

TP.HCM Thành phố Hồ Chí MinhCTRSH Chất thải rắn sinh hoạt BVMT Bảo vệ môi trường

TN-MT Tài nguyên và Môi

trường TNTN Tài nguyên thiên nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 15

KLTN Khóa luận tốt nghiệp

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ đô thị hóa ngàycàng tăng cao và cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,dịch vụ, du lịch, v.v Kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao đã làm nảyphát sinh ra nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sứckhoẻ của cộng đồng dân cư Trong đó, không thể nhắc đến rác thải sinh hoạt hiệnnay là một vấn đề đáng lo ngại của toàn thế giới Dân số đang ngày càng gia tăng,lượng rác thải cũng theo tỉ lệ mà tăng theo, nó là một trong những nguyên nhângây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe loài người Lượng chấtthải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người ngày càng đa dạng vềthành phần và độc hại về tính chất

Theo cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã, địaphương ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệmôi trường Không có những lối đi thích hợp, cho những quyết sách đúng đắn vànhững giải pháp đồng bộ, cũng như khoa học để quản lý chất thải rắn trong quyhoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm suygiảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng,hạn chế sự phát triển của xã hội

Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là hợp lý và kinh

tế nhất cả về vốn đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành để xử lý CTR theophương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, an toàn Thì đây sẽ là phương pháp xử lý chấtthải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí hơn nữa đối với nhiềuquốc gia phát triển Nhưng đa số phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta khôngđược quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh Đa

số các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồngây ô nhiễm tiềm tàng cho hiện trạng môi trường đất, nước và không khí.Trong nhiều năm qua, song hành với sự phát triển kinh tế, nâng cao đờisống nhân dân và thực hiện chủ trương phát triển bền vững, đồng thời phát triểnkinh tế, cũng như bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý CTR tại quận BìnhTân cũng đã và đang được chính quyền địa phương của quận và các cơ quan chứcnăng quan tâm Song với thực tế còn hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và

Trang 17

hơn thế cả về khả năng quản lý mà tình hình xử lý CTR của cơ quan quận, thànhphố vẫn chưa có được biện pháp cải thiện là bao Kèm theo là tình trạng rác tạiđường phố, khu dân cư, rác thải còn đổ bừa bãi xuống sông, suối, ao hồ, tại cáckhu đất trống…gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cực nặng nề, với sức ảnhhưởng đó làm đe dọa đến nguy cơ suy thoái đến ba tài nguyên : “Đất, nước, khôngkhí” Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân Vốn tính chất của rác thảiluôn biến đổi và tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế Do vậythời gian thu gom, vận chuyển và xử lý không đáp ứng kịp thời dẫn đến làm chomức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng

Quận Bình Tân với lượng dân số lớn nhất nhì ở TP.HCM và nền kinh tế pháttriển đó là Công ty Pouyuen Việt Nam và TTTM AEON Mall Bình Tân thu hútđược lượng lớn công nhân, cũng như người dân mua sắm nhập cư đến đây cũngphát sinh một lượng CTR lớn vì vậy nhóm chúng em đã làm về đề tài: “Đánh giá

hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt cho quận Bình Tân

từ năm 2022 đến năm 2040” được thực hiện dựa trên vấn đề nhằm giải quyết tình

trạng chất thải rắn mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, song cũnggiải quyết sức ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai Đặtniềm hy vọng hàng năm có hàng trăm tấn rác sẽ được xử lý, giảm thiểu ô nhiễmmôi trường Trong đề tài chúng em sẽ đề ra hướng giải pháp mới cho nguồn CTR

ở trên địa bàn quận Bình Tân đó là xây BCL mới hợp vệ sinh thay thế cho BCL cũ

Đa Phước

2 Mục tiêu Khóa Luận

• Khảo sát dân ở trên địa bàn quận Bình Tân về việc thu gom và vận chuyểnCTRSH

• Thu thập được số liệu CTR của quận Bình Tân trong 5 năm gần đây

• Dự đoán được dân số và CTR phát sinh trong năm 2022 đến năm 2040

• Tính toán bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho quận Bình Tân từ năm 2022đến năm 2040

3 Nội dung thực hiện

• Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội quận Bình Tân

• Khảo sát, điều tra hiện trạng tình hình thu gom , vận chuyển và xử lý CTR ởquận Bình Tân

• Dự báo được khối lượng và tốc độ phát sinh CTRSH và dân số từ năm 2022đên năm 2040 của quận Bình Tân

• Đánh giá sơ bộ các tác động của CTR đến môi trường

Trang 18

• Lựa chọn theo quy mô, địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinhcho quận Bình Tân

• Tính toán bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho quận Bình Tân

Phương pháp thu thập số liệu

• Các văn bản pháp luật quy định của trung ương và địa phương có liên quan

đến vấn đề quản lý vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn

• Các văn bản và các quy định đối với việc xây dựng BCL chất thải rắn hợp vệ

Phương pháp tính toán

• Tính tỷ lệ phần trăm số phiếu hợp lệ trong bảng tổng kết

Vậy phần trăm cho đáp án có là:

XM

Với:

XM : là phần trăm số phiếu hợp lệ trong tổng số phiếu khảo sát

X : là tổng số phiếu khảo sát

Trang 19

M : là số phiếu điền đầy đủ thông tin và hợp lệ.

• Xác định lượng CTR sinh hoạt trung bình phát sinh

• Tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh bình quân trên đầu người(kg/người/ngày)

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp điều tra các công nhân thu gom rác và tìm hiểu tình hình quản lýrác thải, các điểm tập kết rác của khu vực quận Bình Tân giúp có những nhận xétđánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lýrác thải sinh hoạt của địa bàn

Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập để phân tích và đánh giá hiện trạng CRTSH trên địa bàn

Dữ liệu được phân cấp một cách hệ thống theo từng nội dung cụ thể trên Excel Từnhững số liệu rời rạc được tổng hợp thành những bảng biểu thống kê, biểu đồ, đồthị để đánh giá hiện trạng CTRSH của Quận, cụ thể là tần suất, khối lượng thugom, các tuyến thu gom

Sau khi hoàn thành hoạt động khảo sát, số liệu được nhập vào bảng Excel vàtiến hành xử lý

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình phát sinh CTR sinh hoạt của các hộ dân tạiquận Bình Tân

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC

BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1.1 Khái niệm CTR sinh hoạt

CTR sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là CTR phát sinh trong sinh hoạt

thường ngày của con người (Nghị định 38/2015/NĐ-CP, 2015).

1.2 Nguồn gốc phát sinh

Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên có thể ở nơi nàyhay ở nơi khác, chúng thường khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố vềkhông gian và tha hóa theo thời gian Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thảirắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR CTR có thể phát sinhtrong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ,nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp

Nguồn gốc phát sinh CTRSH chủ yếu là khu dân cư, khu thương mại,trường học, các cơ quan công sở, các công trường xây dựng, khu công nghiệp, …

Khu dân cư

CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như là:rau, củ, quả…; bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thủy tinh,tro…), một số chất thải đặc biệt như là đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ giadụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt,chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, nước xịt phòng bám trên cácrác thải

Khu thương mại

Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm bảohành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa,văn phòng chính quyền…), khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát…) thải ra cácloại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn bị dư thừa từ nhà hàng khách sạn), bao

bì (những bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và cácchất thải độc hại…

Khu xây dựng

Các công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp… thải ra các loại

xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn… Các dịch vụ đô thị (gồm

Trang 21

dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cốngrãnh…) bao gồm rác quét đường, bùn cống rãnh, xác súc vật…

Khu công nghiệp, nông nghiệp

CTRSH thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viênchức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Trongkhu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu là: lá cây, cành cây, xác giasúc, thức ăn gia súc thừa hay bị hư hỏng; chất thải đặc biệt như: thuốc sát trùng,phân bón, thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó

1.3 Phân loại CTR sinh hoạt

CTR sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử

• Nhóm còn lại (túi nylon, vải sợi, quần áo, đồ gốm, thủy tinh vỡ, vỏ kẹo…)

1.4 Thành phần của CTR sinh hoạt

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Trang 22

8 Gỗ 4,6

(Nguồn: Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM, 2018)

1.5 Tính chất của CTR sinh hoạt

1.5.1 Tính chất vật lý

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được hiểu là khối lượng CTR sinh hoạt trên một đơn vị thểtích (kg/m ) Khối lượng riêng của CTR sinh hoạt thay đổi tùy thuộc vào trạng thái3

của chúng như: xốp, chứa trong các thùng chứa (container), không nén, nén…Khibáo cáo dữ liệu về khối lượng hay thể tích CTR sinh hoạt, phải chú thích trạng tháicác mẫu rác một cách rõ ràng vì khối lượng riêng được sử dụng để ước lượng tổngkhối lượng và thể tích rác cần phải quản lý

Độ ẩm

Độ ẩm của CTR sinh hoạt được xác định bằng một trong hai phương pháp:

• Phương pháp khối lượng ướt

• Phương pháp khối lượng khô

Trong lĩnh vực quản lý CTR phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổbiến Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỉ lệ giữa trọng lượng tươi hoặc khôcủa rác thải Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu

Độ tươi khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu và được xácđịnh bằng công thức:

Độ ẩm = a - b/ a * 100%

Trong đó:

a: Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)

b: Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105°C (kg)

Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng CTR đô thị ở Việt Namthường có độ ẩm từ 50 – 70%

Trang 23

Bảng 1.2 Độ ẩm của các thành phần trong CTR sinh hoạt

Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định

tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m (hoặc3

lb/yd3) Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR Tỷ

Trang 24

trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm khôngkhí

Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rấtphức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao

Trang 25

Khả năng giữ nước thực tế

Khả năng giữ nước thực tế của CTR sinh hoạt là toàn bộ khối lượng nước cóthể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực Khả năng giữ nước củaCTR sinh hoạt là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước

rò rỉ từ bãi rác Khả năng giữ nước thực tế thay đổi tùy vào lực nén và trạng tháiphân hủy của CTR sinh hoạt Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR (không nén) từcác khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50 – 60%

Độ thấm của CTR sinh hoạt đã được nén

Tính dẫn nước của CTR sinh hoạt đã được nén là một tính chất vật lý quantrọng, chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nướcngầm, nước thấm) và chất khí bên trong bãi rác Độ thấm riêng phụ thuộc chủ yếuvào tính chất của CTR sinh hoạt bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, bềmặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng

• Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105°C trong 1 giờ)

• Chất dễ bay hơi (khối lượng bị mất đi khi đem mẫu CTR sinh hoạt đã sấy ở

105oC trong 1 giờ nung ở nhiệt độ 550 C trong lò kín) o

Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượngcarbon cố định, nhiệt lượng

Trang 26

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ

ẩm đem đốt ở 950°C Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khinung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trungbình 53%

Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:

Chất hữu cơ (%) = c – d / c * 100

Trong đó:

c: là trọng lượng ban đầu

d: là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 950°C tức là các chất trơ dư hay chất vô

cơ và được tính:

Chất vô cơ được xác định bằng công thức sau:

Chất vô cơ (%) = 100 – chất hữu cơ (%)

(Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary, Thysen, Rolf elissen, soild wastes, Engineeriny principles and management issues, Tokyo 1977)

Hàm lượng carbon cố định

Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ cácphần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 950°C Hàm lượng nàythường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7% Các chất vô cơ chiếmkhoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%

Nhiệt lượng: Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR Giá trị nhiệt được xácđịnh theo công thức Dulong:

Trang 27

(Nguồn: George Tchobanoglous, Hilary, Thysen, Rolf elissen, soild wastes, Engineeriny principles and management issues, Tokyo 1977)

Điểm nóng chảy của tro

Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháychất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ) Nhiệt độ nóng chảy đặctrưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng từ1100°C đến 1200°C

Các thành phần nguyên tố tạo thành CTR sinh hoạt

Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR sinh hoạt chủ yếu là xác địnhphần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro

Bảng 1.4 Thành phần nguyên tố của CTR sinh hoạt

Phần trăm khối lượng tính theo chất khô Thành phần Cacbon Hydro Oxy Nitơ

Trang 28

Kim loại 4,5 0,6 4,3 < 0,1 - 90,5

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, 2012)

Nhiệt trị của CTR sinh hoạt

Nhiệt trị là lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượngCTR sinh hoạt Có thể xác định bằng một trong các phương pháp sau:

• Sử dụng nồi hơi có thang đo nhiệt lượng

• Sử dụng bom nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm

• Tính toán theo thành phần các nguyên tố hóa học

1.5.3 Tính chất hóa học

Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ

Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) xác định bằng cách nung CTR sinh hoạt ởnhiệt độ 550°C, thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học củaphần hữu cơ trong CTR sinh hoạt Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năngphân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR sinh hoạt thì không đúng bởi vì mộtvài thành phần hữu cơ của CTR sinh hoạt rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năngphân huỷ sinh học như là giấy in Thay vào đó hàm lượng lignin của CTR sinhhoạt có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của CTRsinh hoạt

Sự phát sinh mùi hôi

Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR sinh hoạt được lưu trữ trong khoảng thờigian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp Ở những vùng khí hậunóng ẩm, tốc độ phát sinh mùi thường cao Sự hình thành mùi hôi là kết quả phânhủy kỵ khí các thành phần hữu cơ trong rác

Sự phát triển của ruồi

Vào mùa hè hay ở những khu vực khí hậu nóng ẩm, sự sinh trưởng và pháttriển của ruồi là vấn đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ CTR sinh hoạt Giai đoạnphát triển ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếmkhoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi Vậy nên thu gom CTR sinh hoạt trong thờigian này, để các thùng lưu trữ rỗng, nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng, giòi

Trang 29

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của CTRSH

Hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ

sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom CTRkhông đạt quy chuẩn và không đảm bảo vệ sinh môi trường

• Ô nhiễm môi trường không khí: Các CTR thường có một phần có thể bay hơi

và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí Rác thải có thể bị vi sinh vật phânhủy, tạo nên các khí độc gây mùi Cũng như chất thải khác có khả năng thănghoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường trực tiếp, cũng có các loạirác thải dễ bị phân hủy (nhiệt độ tốt nhất là 3500°C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ đượccác vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấuđến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người Kết quảquá trình là gây ô nhiễm không khí

Bảng 1.5 Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác

0 – 1,0

0 – 0,2

0 – 0,2 0,01 – 0,6

(Nguồn: George Tchobanoglous, 1993)

• Ô nhiễm môi trường nước: CTR, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước

sẽ bị phân hủy nhanh chóng Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kếthợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt, hìnhthành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phânhủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ramôi trường xung quanh

Trang 30

Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trìnhphân huỷ sinh học, hoá học…Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao(COD: từ 3.000 – 60.000 mg/l; N-NH : từ 10 – 800 mg/l; BOD : từ 2.000 – 20.0003 5

mg/l; TOC (Cacbon hữu cơ tổng cộng): 1.500 – 20.000 mg/l)

Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có đáy chống thấm, sụt lúnhoặc lớp chống thấm bị thủng…) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây

ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nướcnày phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt Ngoài ra, chúng có khả năng di chuyển theophương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lênmen axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men methan Đó là các axit béo mới hìnhthành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại Các hợp chất hydroxyt vòngthơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn, …Hoạtđộng của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hoá trị 3 thành sắt có hoá trị 2 sẽ kéo theo

sự hoà tan của các kim loại như: Ni, Pd, Cd, Zn Vì vậy, khi kiểm soát chất lượngnước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặngtrong thành phần nước ngầm (Nguyễn Văn Phước, 2012)

Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ

bị halogen hoá, các hydrocacbon đa vòng thơm, chúng có thể gây đột biến gen, gâyung thư Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhậpvào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ của con ngườihiện tại và cả thế hệ mai sau:

• Ô nhiễm môi trường đất: Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷtrong môi trường đất trong 2 điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thíchhợp sẽ tạo thành hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành cácchất khoáng đơn giản, nước, CO , CH 2 4

Với một lượng nước thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch củamôi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít gây ô nhiễm hoặckhông ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch củađất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng

Trang 31

với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuốngnguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này

Đối với rác không phân huỷ (nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lýthích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì nhiêu của đất

Ảnh hưởng sức khỏe con người: phá hủy cảnh quan môi trường: CTR khôngđược thu gom nằm tại các con hẻm, khu phố…gây nên những hình ảnh không đẹpcho các đô thị, đặc biệt là các đô thị du lịch Bên cạnh đó, các BCL không hợp vệsinh gây rò rỉ và phát tán mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị Gây hại cho sinh vật và con người: trong CTR sinh hoạt có chứa khá nhiều vikhuẩn, nấm…nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến sứckhỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp

1.7 Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt

1.7.1 Tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 3 công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là chônlấp, sản xuất phân hữu cơ (compost) và đốt Tuy nhiên đối với hình thức chôn lấp

và sản xuất phân hữu cơ không được đánh giá cao về mặt kinh tế và bảo vệ môitrường Trên địa bàn cả nước đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắnsinh hoạt ở tuyến huyện, xã Các lò đốt này là giải pháp tình thế góp phần giảiquyết nhanh chóng vấn đề CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn nhưng qua khảosát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải phát sinh chưađược kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan, là nguồn gây ô

nhiễm môi trường không khí xung quanh (Nguyễn Văn Lâm, 2015)

a Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của ráchoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên Khilựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:

• Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt

• Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý

• Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng

• Yêu cầu bảo vệ môi trường

b Phương pháp xử lý cơ học

Trang 32

Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:

• Phân loại

• Giảm thể tích cơ học

• Giảm kích thước cơ học

Phân loại chất thải

Phân loại chất thải là quá trình tách các thành phần có trong chất thải rắn sinhhoạt nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp sang dạng tương đối đồng nhất Quátrình này cần thiết cho việc tái tạo các thành phần có thể tái tạo trong chất thải rắnsinh hoạt, tách các thành phần nguy hại khỏi các thành phần có tiềm năng thu hồinăng lượng

Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học

Nén chất thải là công đoạn quan trọng trong quy trình xử lý chất thải rắn Ở hầuhết các thành phố, xe thu gom được trang bị máy ép rác để tăng khối lượng rác,tăng khả năng chứa rác và nâng cao hiệu quả vận chuyển, cũng như kéo dài tuổithọ của bãi chôn lấp

Giảm kích thước cơ học

Đó là việc cắt và chặt rác thành từng phần nhỏ để cuối cùng chúng ta thu đượcrác có kích thước đồng nhất Giảm kích thước song chắn rác không làm giảm khốilượng mà ngược lại làm tăng khối lượng rác Việc cắt, đập và nghiền chất thảiđóng một vai trò quan trọng trong quá trình đốt, làm phân trộn và tái chế vật liệu

Ưu điểm

Trang 33

Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt nhiều loại chất thải.

Có thể bắt cháy kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất lỏng và bán rắn vàchất thải nguy hại Khối lượng rác có thể giảm từ 75 - 96%, phù hợp với nhữngnơi không có không gian để chôn lấp, giảm thiểu vấn đề ô nhiễm do nước thải,hiệu quả cao đối với rác thải chứa vi khuẩn lây nhiễm và các chất độc hại Nănglượng tạo ra từ quá trình đốt chất thải có thể được sử dụng cho lò hơi, lò sưởi hoặccác ngành công nghiệp cần nhiệt và điện

Nhược điểm

Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cácvấn đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phầnnhựa Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghềcao Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao

Nhiệt phân

Đây là một cách phân hủy chất thải thành khí đốt hoặc dầu nhiên liệu bằngcách sử dụng nhiệt độ cao và áp suất tro, tức là sử dụng nhiệt đốt cháy Quá trìnhnhiệt phân là một quá trình khép kín nên ít tạo ra khí thải ô nhiễm và có thể thu hồiđược nhiều khối lượng sau khi nhiệt phân

Khí hóa

Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu bìa cứng đểhoàn thành một loại nhiên liệu dễ cháy một phần giàu CO2, H2 và một sốhydrocacbon bão hòa, đặc biệt là CH Khí nhiên liệu dễ cháy sau đó được đốt4

cháy trong động cơ đốt trong hoặc lò hơi Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở ápsuất khí quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa, thì sản phẩm cuối cùngcủa quá trình khí hóa là khí năng lượng thấp chứa CO, CO2, H2, CH và N , chất4 2

đã phát triển như Canada Đa số phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị đã tự ủ

Trang 34

rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn củachính gia đình mình trồng, chăn nuôi Phần lớn các phương pháp xử lý phân hữu

cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng cũng như thể tíchchất thải, sản phẩm từ phân Compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng bồi bổ chođất, và sản phẩm từ chất khí methane Nhiều loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quátrình xử lý chất thải hữu cơ có : “vi khuẩn, nấm, men và Antinomycetes” tham gia.Chủ yếu các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí,phụ thuộc tùy theo lượng oxy có sẵn

Ủ hiếu khí

Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng 2 thập kỷgần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên nguyên tắc hoạt động của các vi khuẩn hiếukhí cùng với sự có mặt của oxy Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần của ráckhô để thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO ) Bình thường2

thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ của rác ủ sẽ tăng lên khoảng 45°C và sau 6 - 7 ngày đạttới 70 - 75°C Từ nhiệt độ này đạt được chỉ có thể với điều kiện duy trì môi trườngtối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm

Sự phân hủy khí được diễn ra khá nhanh, chỉ sau khoảng 2 - 4 tuần là rác sẽphân hủy hoàn toàn Đa số các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy donhiệt độ ủ tăng cao Bên cạnh đó, kèm theo mùi hôi cũng bị biến mất nhờ quá trìnhhủy yếu khí Tuy nhiên độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khoảngnày ra quá trình phân hủy đều bị chậm lại

Ủ yếm khí

Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy mô nhỏ).Với quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí Công nghệtrên không được đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, tuy nhiên nó có nhữngnhược điểm như sau:

• Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng

• Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủythấp

• Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gâymùi khó chịu

Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học

Trang 35

• Loại trừ được tận 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ làthành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

• Sử dụng lại lên đến 50% các chất hữu cơ có trong thành phần của rác thải đểchế biến làm phân bón phục vụ cho nền nông nghiệp theo hướng cân bằng sinhthái Đồng thời hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai

• Cần tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp Tăng cường khả năng chống ônhiễm môi trường Góp phần cải thiện đời sống cộng đồng

• Vận hành một cách đơn giản, bảo trì dễ dàng Cũng dễ kiểm soát chất lượng sảnphẩm

• Kèm với giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được

• Phân loại rác thải các chất có thể tái chế được như (kim loại màu, thép, thủytinh, nhựa, giấy, bìa…) để phục vụ cho công nghiệp

• Trong giai đoạn chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra Loại nước này sẽ thu lại bằngmột hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hoàn tưới vào rác ủ để bổ sung

độ ẩm

• Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn

kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane Khí methane sẽ được thu hồi dùng làmnhiên liệu

Nhược điểm

• Mức độ hoạt động theo cơ chế tự động của công nghệ chưa đạt hiệu quả cao

• Cùng với việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương phápthủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

• Do nạp liệu thủ công, nên năng suất kém

• Phần tinh chế đem lại chất lượng kém do tự trang tự chế

• Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng đem đến không đồng đều

• Biogas

Bãi chôn lấp rác vệ sinh

Chôn lấp rác hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chấtthải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp ở dưới bề mặt Chất thải rắn trong bãichôn lấp sẽ bị tan rã, rữa ra nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo rasản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợpchất amon và một số khí đặc trưng như CO , CH 2 4

Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phươngpháp tiêu hủy sinh học, đồng thời cũng là biện pháp kiểm soát các thông số chấtlượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp

Trang 36

Ưu điểm

• Có thể áp dụng để xử lý một lượng lớn chất thải rắn

• Chi phí vận hành các hoạt động của BCL không quá cao

• Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng lên khó có thể xảy ra, ngoài ra còngiảm thiểu được mùi hôi thối hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường khôngkhí

• Thuyên giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt

• Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên,làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác sau khi đủ số năm theo quy chế quyđịnh

• Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí gaphục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: phát điện hoặc các hoạt động khác

• BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn hợp lý và rẻ tiền nhất đối với những nơi

có thể sử dụng đất

• Vốn đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác

• BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi quá nhiềunhư là các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng,loại bỏ độ ẩm, v.v (trong các phương pháp thiêu rác hay phân hủy sinh học…)

Trang 37

Ưu điểm

• Tiết kiệm TNTN bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc

• Giảm được lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, đồng thời cũng giảmđược tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp

• Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế

Nhược điểm

• Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp một khối lượng rác (rác có thể tái chế )

• Chi phí đầu tư và vận hành không cao

• Đòi hỏi phải có công nghệ thích hợp

• Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn (không chứa được nhiều loạirác)

• Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ bị rò rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩmướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bêndưới, nguy hiểm hơn là gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòngchảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt

• Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành cáckhí có mùi hôi thối Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng gọi là

“cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫnđến hiện tượng ô nhiễm không khí cực kì nặng nề

Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việcthu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác Tuy nhiên, phương phápnày lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư vàquỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp bất lợi và đắt tiền cộng vớinhiều nhược điểm nêu trên

Trang 38

1.7.2 Trên thế giới

Đối với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càngnghiêm trọng, rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng nhưtài chính cho Chính phủ các nước Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biệnpháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng

Thụy Điển là đất nước tiên phong trong việc biến đổi rác thành năng lượng.Đây là kết quả của một quá trình nỗ lực hàng thập kỷ, bắt đầu từ những quy địnhchặt chẽ về phân loại CTRSH trong các hộ gia đình, nhà máy và địa phương từnhững năm 1970 CTRSH hiện là nguồn nguyên liệu cung cấp điện và nhiệt, sưởi

ấm cho hàng trăm nghìn hộ gia đình tại đất nước Bắc Âu này Thụy Điển thực hiệncông tác phân loại, tái chế rác thải tốt đến mức không còn đủ rác để đáp ứng nhucầu Sau khi 47% lượng rác thải được tái chế và 52% còn lại được sử dụng để sảnxuất nhiệt thì chỉ còn 1% rác được đưa đi chôn xuống đất Do vậy, để đáp ứng nhucầu về năng lượng, Thụy Điển hiện đang nhập khẩu rác, trong khi những quốc giakhác phải “đau đầu” tìm biện pháp xử lý số rác này Rác hiện là “mặt hàng” nhập

khẩu mạnh tại Thụy Điển (Tổng cục môi trường, 05/2015)

Hàn Quốc là một trong những nước đi đầu áp dụng công nghệ chôn lấp hiệnđại, liên hoàn khép kín Bãi chôn lấp rác thải Sodokwon của Hàn Quốc thực hiệnchôn lấp rác thải sinh hoạt an toàn, hợp vệ sinh nhờ áp dụng kỹ thuật và thiết bịhiện đại, không chỉ BVMT mà còn đem lại lợi ích kinh tế bằng việc thu hồi khí

CH4 để phát điện Đồng thời, dự án phát triển biến bãi rác này thành công viên chủ

đề môi trường “Dream Park” rộng lớn nhất Đây là một công trình liên hoàn xử lýchất thải khép kín, đem lại lợi ích kinh tế và tạo ra không gian vui chơi, văn hóa

sinh thái có môi trường trong sạch phục vụ cho cộng đồng (Tạp chí môi trường, 12/2013)

Ở Nhật Bản, trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý và tái chếCTR Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970 Tỷ lệ táichế CTR ở Nhật Bản đạt rất cao Hiện nay tại các thành phố của Nhật Bản chủ yếu

sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân hủy Các hộ gia đình được yêucầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân hữu cơ visinh, được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy chế biến Rác vô cơ gồm các loại

Trang 39

vỏ chai, hộp đưa đến nhà máy để phân loại, tái chế Loại rác khó tái chế, hiệu quảkhông cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng Cácloại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các

hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào các giờ quy định dưới

sự giám sát của đại diện cụm dân cư (Lê Văn Khoa, 2010)

Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý CTR để BVMT.Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tạinguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi phí ngân sáchcho Nhà nước Các quốc gia còn lại đang trong quá trình tìm kiếm hoặc triển khaimới mô hình quản lý CTR Tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thựchiện được tại một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loạibao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt

để giảm thể tích và cuốn nylon rất kĩ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô

nhiễm (Lê Văn Khoa, 2010)

1.8 Tình hình quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

1.8.1 Tình hình quản lý CTR trên thế giới

Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của nhữngchính sách phát triển môi trường bền vững Quản lý kém hiệu quả CTR ở khu vực

đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chiphí tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài Việc áp dụng các chính sách đặc thùcho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phóvới tình trạng này Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tốquyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả Vì vậy, điềuquan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từkhâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng

Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý CTRđược dựa trên một số nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải

Đây là yếu tố then chốt trong bất cứ chiến lược quản lý CTR của mỗi quốc gia.Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể giảm lượng chất thải tạo ra ở ngaygiai đoạn đầu tiên và giảm tính độc hại của nó bằng cách giảm sự hiện diện củachất nguy hiểm trong sản phẩm

Trang 40

Sử dụng lại và tái chế quay vòng

Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các nguyên vật liệu sẽ được sử dụnglại, tái chế quay vòng một cách tốt nhất Châu Âu hiện nay yêu cầu các nước thànhviên giới thiệu pháp chế về chất thải thu gom, tái sử dụng, tái chế và thải bỏ cácchất thải nguy hại Một số quốc gia Châu Âu đã được quản lý để tái chế hơn 50%bao bì đã sử dụng

Cải thiện và giám sát sự tiêu huỷ, loại bỏ những CTR còn lại

Với những chất thải không được tái chế và tái sử dụng phải được thiêu đốt mộtcách an toàn, bãi chôn lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng Cả haiphương pháp này cần phải giám sát chặt chẽ vì đều có thể gây ra thiệt hại nghiêmtrọng về môi trường

1.8.2 Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấpbách đối với hầu hết các đô thị trong nước, trong khi đó công tác quản lý CTR ởcác đô thị và khu công nghiệp còn đang rất yếu kém

Việc ứng dụng các công nghệ tái chế CTR để sử dụng vẫn còn rất hạn chế,chưa được tổ chức quy hoạch và phát triển Các cơ sở tái chế rác thải có quy mônhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và các quá trình hoạt động cũnggây ảnh hưởng môi trường Hiện chỉ có một phần nhỏ rác thải (khoảng 1,5 - 5%tổng lượng rác thải) được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với côngnghệ hợp vệ sinh

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2093,7 km , dân số 6.117.251 người2

phân bố tại 24 quận huyện, nơi tập trung 12 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất và 1khu công nghệ cao với hơn 800 nhà máy riêng lẻ, 62 bệnh viện hơn 400 trung tâmchuyên khoa hiện đang phát thải mỗi ngày 5000 - 5200 tấn CTR đô thị

Tại các vùng nông thôn, các phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệptruyền thống (như thân lá cây, rơm rạ, vỏ, hạt, phân gia súc) hầu hết được sử dụngđun nấu, làm phân bón hoặc chôn lấp Những chất thải có nguồn gốc công nghiệpnhư: chất dẻo, nhựa, kim loại, dư lượng hóa chất khó phân hủy…Tuy chưa trởthành vấn đề bức xúc nhưng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng

Tại các đô thị và khu công nghiệp, việc thu gom và quản lý CTR sinh hoạt,CTR công nghiệp, CTR nguy hại đang là vấn đề môi trường cấp bách Hiện nay ở

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w