Đề cương dạy học Tiếng Việt theo hướng phân hóa (Đề cương chi tiết) Câu 1. Khái niệm dạy học phân hóa Câu 2. Vai trò, ý nghĩa của dạy học phân hóa Câu 3. Các hình thức của dạy học phân hóa. Ví dụ minh họa ❖ Phân hóa theo hứng thú ❖ Phân hóa theo sự nhận thức ❖ Phân hóa theo học lực ❖ Phân hóa theo động cơ, lợi ích của người học − Với nhóm học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao: GV cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. − Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao: GV cần chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập. Ví dụ: Trong bài 20 “Trò chuyện cùng mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 _ Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống + Nhóm HS có nhu cầu học tập không cao: GV giúp HS hiểu nội dung cơ bản và trả lời 4 câu hỏi trong bài đọc “ Trò chuyện cùng mẹ”. + Nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao: Bên cạnh nhiệm vụ giúp HS hiểu nội dung cơ bản và trả lời các câu hỏi trong bài đọc, GV có thể nêu thêm câu hỏi để HS liên hệ và chia sẻ cùng nhóm/lớp: “ Em có hay trò chuyện cùng mẹ không? Việc làm nào của mẹ nhỏ trong bài thơ giống mẹ của em?” Câu 4. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa Câu 5. Các nguyên tắc của dạy học phân hóa. Ví dụ minh họa Câu 6. Các bước tiến hành dạy học phân hóa. Ví dụ ❖ Gồm 4 bước: Bước 1: Đánh giá, phân loại HS - GV bước đầu đánh giá, phân loại học sinh bằng cách khảo sát, phỏng vấn, điều tra… từ đó rút ra được thái độ và nhận thức của HS, so sánh chúng với chuẩn kiến thức kỹ năng môn học. VD: Ở trình độ lớp 2, chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu HS phải đọc trơn trôi chảy (không đánh vần) -> GV chia HS thành các nhóm đối tượng khác nhau
Trang 1ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC TV THEO HƯỚNG PHÂN HÓA
Câu 1 Khái niệm dạy học phân hóa
− Dạy học phân hóa là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau,
nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của người học
− Tính phân hóa thể hiện ở sự phân biệt dựa theo các đối tượng khác nhau, áp dụng cách thức
tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức… hoạt động khác nhau, sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng, nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Bản chất của dạy học phân hóa: Dạy học phù hợp với từng đối tượng
Câu 2 Vai trò, ý nghĩa của dạy học phân hóa
❖ Về vai trò:
− Vai trò cơ bản của DHPH là làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với
cá nhân người học Từ đó, đảm bảo chất lượng học tập và đáp ứng hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục quốc gia, nhu cầu và lợi ích xã hội
❖ Về ý nghĩa:
− Phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh: Khi học sinh nhận được sự hỗ trợ
và thách thức phù hợp với trình độ và nhu cầu của họ, họ có cơ hội phát triển toàn diện hơn
− Khơi dậy tình yêu và tăng cường hứng thú học tập cho học sinh Học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình học
− Tăng cường sự tương tác giữa GV và HS, tăng khả năng nhận thức của HS Từ đó, cải thiện kết quả đẩu ra
− Phù hợp với đa dạng học sinh (đa dạng hóa trình độ lớp học): Mỗi lớp học đều có đa
dạng về trình độ, kiến thức và phong cách học Dạy học phân hoá giúp đảm bảo rằng mọi học sinh đều được đáp ứng nhu cầu học tập của họ một cách tốt nhất, từ học sinh có học lực yếu đến học sinh có học lực khá
Cần đưa ra nhiều bài kiểm tra đánh giá khác nhau
Câu 3 Các hình thức của dạy học phân hóa Ví dụ minh họa
❖ Phân hóa theo hứng thú
Trang 2− Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá kiến thức
− Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tìm hiểu HS trong giờ sẽ hứng thú vào lúc nào (đầu, cuối giờ…) để cung cấp kiến thức mới
❖ Phân hóa theo sự nhận thức
− Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa
− Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác,
từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác
− Điều này được thể hiện rõ nhất trong phân môn Tập viết => GV cần điều chỉnh giảm cho học sinh Trung bình - Yếu, tăng cho học sinh Khá - Giỏi
Ví dụ: Sách Tập viết lớp 2, tập 1 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
+ Đối với Học sinh có nhận thức chậm (Trung Bình - Yếu), GV chỉ yêu cầu HS
hoàn thành phần luyện viết trên lớp (phần kí hiệu hình tròn)
+ Đối với Học sinh có nhận thức nhanh (Khá - Giỏi), GV cho HS luyện viết thêm
phần kí hiệu hình ngôi sao và hình vuông
❖ Phân hóa theo học lực
− Căn cứ vào trình độ học lực có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp
− Dựa trên trình độ Khá, Giỏi, Trung bình, Yếu mà giáo viên giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng
− Đây là tiêu chí chính để GV xây dựng các dạng bài tập cho HS
Ví dụ: Bài 1: Ngày gặp lại
+ (SGK Tiếng việt 3 – tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Với câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn
Trang 3❖ Phân hóa theo động cơ, lợi ích của người học
− Với nhóm học sinh có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao: GV cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học
− Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao: GV cần chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập
Ví dụ: Trong bài 20 “Trò chuyện cùng mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 _ Bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống
+ Nhóm HS có nhu cầu học tập không cao: GV giúp HS hiểu nội dung cơ bản và trả
lời 4 câu hỏi trong bài đọc “ Trò chuyện cùng mẹ”
+ Nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao: Bên cạnh nhiệm vụ giúp HS hiểu nội
dung cơ bản và trả lời các câu hỏi trong bài đọc, GV có thể nêu thêm câu hỏi để HS liên hệ và chia sẻ cùng nhóm/lớp: “ Em có hay trò chuyện cùng mẹ không? Việc làm nào của mẹ nhỏ trong bài thơ giống mẹ của em?”
Câu 4 Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa
− Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học là kiến thức nền, là cơ sở để xác định mục tiêu bài học + Cần bám sát nội dung điều chỉnh chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học của Bộ GD&ĐT + Cần mở rộng kiến thức trong chuẩn nhưng không được đưa thêm bài tập cho HS trong quá trình dạy học
VD: GV thiết kế mẫu phiếu bài tập dành cho học sinh Khá - Giỏi và học sinh Trung bình
- Yếu
=> Dựa trên cơ sở đó, GV thực hiện soạn và dạy phân hóa đối tượng HS
− Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học
+ Dạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng cần dựa trên những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, để từ đó lựa chọn, thiết kế các hoạt động, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học… phù hợp với đối tượng HS
VD: Kết hợp giữa chơi và học, sử dụng các trò chơi vận động đúng lúc, đúng chỗ
− Sự khác biệt về năng lực của người học: Năng lực khác nhau => nhiệm vụ thực hiện cũng khác nhau
Trang 4VD: Trong phân môn Tập đọc, bài: Cây nhút nhát (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, bộ sách
“Chân trời sáng tạo”), GV cần xác định yêu cầu đối với từng nhóm đối tượng:
- Đọc đúng, trôi chảy, rõ chữ
- Bước đầu biết đọc diễn cảm
- Hiểu bài, nắm được ý chính
− Đọc đúng, trôi chảy
− Đọc diễn cảm
− Hiểu bài, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài
− Biết liên hệ thực tế
Câu 5 Các nguyên tắc của dạy học phân hóa Ví dụ minh họa
❖ Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
− Tính khoa học được thể hiện ở:
+ Kiến thức chính xác, cập nhật
+ Các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
+ Quy trình phù hợp với từng phân môn
+ Các bài tập khác nhau dành cho đối tượng khác nhau nhưng phải nằm trong cùng một hệ thống
Ví dụ: Khi dạy về ngữ pháp tiếng Việt, giáo viên cần cung cấp kiến thức chính xác về các quy tắc ngữ pháp như cấu trúc câu, loại từ, cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, Nội dung giảng dạy cần dựa trên các tài liệu ngôn ngữ học chuẩn xác
− Tính giáo dục được thể hiện ở:
+ Nội dung của bài học gắn liền với vấn đề mang tính thực tế -> HS cần nâng cao ý thức tự nhận thức
VD: chủ đề về gia đình, tình yêu quê hương đất nước
+ Thái độ cần hình thành cho học sinh sau tiết học được cụ thể hóa rõ ràng trong phần mục tiêu
+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết học, giúp HS biết đặt cá nhân vào tập thể, từ đó có ý thức giữ vai trò trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, tập thể
Trang 5Ví dụ: Khi dạy giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động thảo luận về văn hóa, lịch sử,
và xã hội Việc này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngôn ngữ mà còn giúp họ phát triển, khả năng giao tiếp, và ý thức về văn hóa dân tộc
❖ Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
− Là học đi đôi với hành
− Lý luận: Là toàn bộ hệ thống lý thuyết được trang bị cho HS, bao gồm kiến thức, nguyên tắc dạy học, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học, quy trình dạy học…đảm bảo tính chính xác, cập nhật
− Thực tiễn:
+ Quy trình dạy học có thể tiến hành một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng HS + Tùy thuộc vào điều kiện về CSVC, phương tiện dạy học, đặc điểm của HS để thiết kế các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp, đa dạng
+ GV biết cách xử lý các tình huống sư phạm phát sinh trong quá trình dạy học một cách phù hợp
Ví dụ: Trong bài học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, giáo viên trước tiên giới thiệu khái
niệm từ đồng nghĩa (ví dụ: "vui" - "hạnh phúc") và từ trái nghĩa (ví dụ: "vui" - "buồn") Sau
đó, học sinh được yêu cầu tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho từ đã cho (ví dụ: "lớn" - đồng nghĩa: "to", trái nghĩa: "nhỏ") Tiếp theo, học sinh viết một đoạn văn ngắn sử dụng ít nhất 5 cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa Cuối cùng, học sinh đọc đoạn văn trước lớp để nhận xét, phân tích và cải thiện bài viết dựa trên phản hồi từ giáo viên và bạn bè
❖ Nguyên tắc vừa sức
− GV thiết kế nhiệm vụ, yêu cầu và kiến thức vừa sức với từng đối tượng HS
− GV lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp
− GV lựa chọn các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS
Ví dụ: Khi dạy phần ôn tập, đối với HS khá - giỏi có thể vẽ sơ đồ tư duy, đối với HS trung
bình - yếu chỉ cần liệt kê thông thường
❖ Nguyên tắc mềm dẻo, linh hoạt
− Bao hàm cả 3 nguyên tắc trên
− Sử dụng và kết hợp các nguyên tắc trên một cách phù hợp với đối tượng HS hay nhóm đối tượng HS
Trang 6− Dạy học phân hóa có thể tiến hành trong suốt tiết học hoặc từng bài tập/ từng hoạt động miễn sao HS cảm thấy những bài tập/ hoạt động đó phù hợp với chính năng lực của mình
Ví dụ: Khi GV dạy học về các dấu câu cơ bản:
- Đối với HS Khá- Giỏi: Viết một câu với các dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy và dấu chấm phẩy Ví dụ: "Buổi sáng, tôi đi chơi cùng bạn bè và sau đó, chúng tôi đi ăn trưa."
- Đối với HS Trung bình- Yếu: Tìm hiểu về dấu câu và viết một câu đơn giản Ví dụ:
"Con mèo nhà tôi rất đáng yêu."
Câu 6 Các bước tiến hành dạy học phân hóa Ví dụ
❖ Gồm 4 bước:
Bước 1: Đánh giá, phân loại HS
- GV bước đầu đánh giá, phân loại học sinh bằng cách khảo sát, phỏng vấn, điều tra… từ đó rút ra được thái độ và nhận thức của HS, so sánh chúng với chuẩn kiến thức kỹ năng môn học
VD: Ở trình độ lớp 2, chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu HS phải đọc trơn trôi chảy (không đánh vần) -> GV chia HS thành các nhóm đối tượng khác nhau
Bước 2: Lên phương án dạy học
- GV cần xác định được mục tiêu dạy học cho từng nhóm đối tượng (quan trọng)
- GV xác định nội dung dạy học tương ứng
- GV lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức dạy học, phương tiện dạy học phù hợp với các đối tượng/nhóm đối tượng
Bước 3: Thực hiện
- GV hiện thực hóa kế hoạch dạy học phân hóa bằng cách thiết kế các dạng bài tập khác nhau, các hoạt động cụ thể trong tiết học
Bước 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh bổ sung nếu có
- GV có thể tự mình nhận xét và rút kinh nghiệm qua từng tiết học hoặc lắng nghe các chuyên gia, đồng nghiệp, học sinh… nhận xét hoặc góp ý