Đề cương chi tiết môn Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học - khoa sư pham - Đại học Thủ Đô Hà Nội Câu 1. Những điểm mới trong Chương trình Đạo đức 2018 so với 2006. Phân tích cấu trúc bài dạy đạo đức trong SGK Đạo đức 1, 2, 3. Phân tích quy trình thiết kế bài dạy đáp ứng chương trình Đạo đức 2018 và cho ví dụ minh hoạ. Câu 2. Khái niệm, các bước tiến hành và yêu cầu sư phạm của các phương pháp dạy học Đạo đức. Lựa chọn 01 bài học trong chương trình môn Đạo đức 2018 để thiết kế 01 hoạt động dạy – học có vận dụng phương pháp dạy học đó. - Phương pháp kể chuyện - Phương pháp tổ chức trò chơi - Phương pháp rèn luyện - Phương pháp luyện tập hành vi theo mẫu - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp giảng giải - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp tổ chức làm việc cá nhân - Phương pháp điều tra - Phương pháp báo cáo - Phương pháp động não Câu 3. Những vấn đề chung về giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống (khái niệm, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, hình thức, con đường, phương pháp giáo dục cho học sinh tiểu học, 12 giá trị sống theo quan điểm của UNESCO) Câu 4. Thiết kế kế hoạch bài học giáo dục kĩ năng sống Câu 5. Những vấn đề chung về giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật cho học sinh tiểu học (khái niệm, mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt). Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học thiết kế một hoạt động giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật cho HS tiểu học
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1 Những điểm mới trong Chương trình Đạo đức 2018 so với 2006 Phân tích cấu trúc bài dạy đạo đức trong SGK Đạo đức 1, 2, 3 Phân tích quy trình thiết kế bài dạy đáp ứng chương trình Đạo đức 2018 và cho ví dụ minh hoạ
I Những điểm mới trong Chương trình Đạo đức 2018 so với 2006:
Nội dung Điểm mới trong Chương trình Đạo đức 2018
Cách tiếp
cận
Dịch chuyển từ việc tập trung vào truyền đạt kiến thức và quy tắc đạo đức đến việc phát triển các kỹ năng và phẩm chất đạo đức cho học sinh
Mục tiêu Mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học là giúp HS phát triển phẩm chất chủ yếu:
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và các năng lực cốt lõi bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo
Nội dung
giáo dục
- Giai đoạn thứ nhất (từ lớp 1 đến lớp 3): Chủ yếu giáo dục các hành vi có tính
luân lí, có tính giao tiếp ở gia đình và nhà trường
- Giai đoạn 2 (lớp 4, 5): Nội dung các chuẩn mực được mở rộng về phạm vi,
bước đầu giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi của người công dân, một số phẩm chất đặc trưng của người lao động, phù hợp với lứa tuổi của các em
- Chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm và phát triển xoay quanh 4 mạch nội dung cơ bản:
+ GD đạo đức + GD kỹ năng sống + GD kinh tế
+ GD pháp luật
- Với mỗi mạch nội dung giáo dục, chương trình xác định các chủ đề ở từng khối lớp theo yêu cầu cần đạt tương tương ứng (Ctrinh GDPT tổng thể môn GDCD – tr 18)
Trang 2Phân bổ
thời lượng
Tổng số tiết/năm học: 35 tiết
Tỉ lệ % phân bổ các nội dung giáo dục:
10% còn lại dành cho các hoạt động đánh giá định kì
II Cấu trúc bài dạy đạo đức trong SGK Đạo đức 1, 2, 3
=> Các nhóm tác giả xây dựng cấu trúc bài học dựa theo thông tư 33 như sau: Khởi động (mở đầu), Kiến tạo tri thức mới (Kiến thức mới), Luyện tập và Vận dụng
Trang 3- Khởi động: Mở đầu, tạo hứng thú để dẫn vào bài mới
- Khám phá: Hình thành, kiến tạo tri thức, năng lực cho HS thông qua trả lời các câu hỏi: Cần phải làm gì? Vì sao phải làm thế? Làm như thế nào
- Luyện tập: Củng cố, rèn luyện kiến thức đã được hình thành
- Vận dụng: Vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Lời khuyên: Củng cố và khắc sâu kiến thức bài học
III Quy trình thiết kế bài dạy đáp ứng chương trình Đạo đức 2018 và cho ví dụ minh hoạ
B1: Tìm hiểu nội dung bài học: ý nghĩa chuẩn mực hành vi, biểu hiện, cách thực hiện,
B2: Xác định mục tiêu
B3: Lên ý tưởng bài dạy
B4: Chi tiết hóa ý tưởng thành giáo án hoàn chỉnh
*Xác định mục tiêu bài học:
- Mục tiêu bằng kết quả cần đạt được ở HS sau khi học xong bài học
- Sử dụng các động từ đơn nghĩa, dễ hiểu, có thể đo lường được…
+ Mức độ biết: nêu được, kể được, nhắc lại được, phát biểu được, nhận biết được, phân biệt được…
+ Mức độ hiểu: trình bày được, giải thích được, nhận xét được…
+ Mức độ vận dụng: thực hiện được (việc làm phù hợp; phát hiện được, xử lý được (tình huống thường gặp trong thực tiễn)
- Thực hiện rõ logic từ khám phá tri thức đến vận dụng tri thức vào thực tiễn
* Thực hành xây dựng ý tưởng giáo án :
Ý tưởng giáo án
Bài: ……… (Đạo đức lớp 1/2/3/4 – Bộ ………… ) – mạch GD đạo đức
A Mục tiêu
B Các hoạt động dạy – học
Trang 4Hoạt động Mục tiêu PP và PTDH Cách tiến hành Dự kiến tgian
1 Phương pháp kể chuyện
Trang 5a Khái niệm: Kể chuyện là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể đạo đức nhằm giúp học
sinh nắm được nội dung truyện kể và rút ra bài học đạo đức cần thiết
Phương pháp này chủ yếu được vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu cho học sinh một biểu tượng
cụ thể về chuẩn mực hành vi đạo đức và thường được kết hợp với cách trình bày trực quan (có tranh, ảnh minh họa)
b Các bước tiến hành
- Bước chuẩn bị
+ Lựa chọn câu chuyện phù hợp với bài đạo đức, khả năng tiếp thu của học sinh và gây hứng thú với các
em, có tác dụng giáo dục, dễ rút ra được bài học đạo đức
+ Xác định tư tưởng chủ đạo, các tình tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, đặc điểm của các nhân vật trong truyện nhằm nắm vững nội dung truyện kể
+ Tập dượt kể chuyện sao cho lưu loát, tự tin, biểu cảm, không phụ thuộc vào nguồn tư liệu
+ Chuẩn bị các phương tiện trực quan minh họa cho truyện kể
- Bước kể chuyện:
+ Giáo viên giới thiệu khái quát về truyện kể
+ Giáo viên thuật lại truyện kể với ngôn ngữ gián tiếp hoặc trực tiếp kết hợp với việc trình bày trực quan
- Bước phân tích truyện kể:
+ Để giúp học sinh nắm vững biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và rút ra kết luận thích hợp, giáo viên nêu ra các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện để xác định xem học sinh
đã nắm rõ nội dung truyện chưa, đồng thời hướng các em tới bài học đạo đức tương ứng
Ví dụ: Với câu chuyện Phần thưởng ở bài 6 (Đạo đức lớp 4), sau khi kể chuyện GV có thể đặt ra các câu hỏi
Trang 6+ Bạn Hưng đã nhận được phần thưởng gì?
+ Vì sao bạn được nhận những phần thưởng đó?
+ Bạn đã sử dụng phần thưởng đó như thế nào?
+ Bà bạn Hưng cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?
+ Qua truyện kể trên, em học tập được ở bạn Hưng điều gì?
Bước này thường được thực hiện bằng phương pháp đàm thoại hoặc thảo luận nhóm
c Những yêu cầu sư phạm
- Giáo viên cần nắm vững nội dung truyện kể
- Cần dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giàu cảm xúc, đảm bảo cho câu chuyện được biểu đạt một cách tự nhiên, sinh động
- Nên kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan nhằm kích thích
Vận dụng: Với câu chuyện Phần thưởng ở bài 6 (Đạo đức lớp 4)
2 PP tổ chức trò chơi
a Khái niệm: Tổ chức trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác,
hành động phù hợp với bài học đạo đức thông qua trò chơi nào đó
Trò chơi được áp dụng phổ biến trong dạy học đạo đức là trò chơi đóng vai một tình huống đạo đức giả định Ngoài ra còn có các trò chơi khác như hái hoa dân chủ, ô chữ, đố vui…
Phương pháp tổ chức trò chơi có ưu điểm: Gây hứng thú học tập cho học sinh; Qua việc thực hiện trò chơi, học sinh được thực hành những kĩ năng, hành vi đạo đức; Rèn luyện cho học sinh
sự tự tin, bạo dạn trước đám đông; Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh…
b Các bước tiến hành:
Trang 7+ Giáo viên nhận xét đánh giá việc thực hiện trò chơi của các nhóm, thông báo kết quả
+ Đối với trò chơi đóng vai, giáo viên đặt ra những câu hỏi phù hợp liên quan đến nội dung tiểu phẩm nhằm đạt mục tiêu đề ra
+ Giáo viên kết luận hoặc yêu cầu học sinh kết luận về vấn đề đạo đức liên quan sau khi kết thúc trò chơi
Một số yêu cầu sư phạm:
- Nội dung trò chơi phải phù hợp với bài đạo đức, vừa sức với các em
- Không nên tổ chức tập dượt trước trò chơi cho học sinh
- Tạo điều kiện cho đông đảo học sinh tham gia, kể cả những em nhút nhát
Vận dụng: Trò chơi: Bài: 5: Giữ lời hứa - Chủ đề: Giữ lời hứa (Trung thực)
(Đạo đức lớp 3 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trang 8-> - GV tổ chức trò chơi "chuyền bóng theo lời bài hát" ở phần khởi động
3 Phương pháp rèn luyện
- Thiết kế phiếu rèn luyện (nếu cần) để giúp học sinh ghi lại kết quả rèn luyện
- Giao nhiệm vụ, trong đó nêu rõ: nội dung công việc, cách tiến hành, thời gian, địa điểm thực hiện…
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
c Yêu cầu sư phạm
- Nội dung rèn luyện phải phù hợp với bài đạo đức, với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng của các
em và điều kiện thực tế tại địa phương
- Cần có sự phối hợp với gia đình trong việc tổ chức hoạt động rèn luyện ch các em
Vận dụng: Chủ đề 5: Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ
-> áp dụng: phần vận dụng
4 PP tập luyện hành vi theo mẫu
Trang 9a Khái niệm: Tập luyện theo mẫu hành vi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện các
thao tác của mẫu hành vi
b Các bước tiến hành:
- Bước chuẩn bị
+ Xây dựng mẫu hành vi: bao gồm các thao tác cụ thể nào? Yêu cầu của mỗi thao tác đó?
Ví du: Mẫu hành vi nghiêm trang khi chào cờ (Đạo đức lớp 1) gồm các thao tác: chân đứng thẳng, tay buông thẳng, mắt nhìn thẳng về phía Quốc kì, nét mặt nghiêm túc, miệng hát Quốc ca… + Chuẩn bị phương tiện làm mẫu
- Bước tập luyện
+ Giáo viên trình bày yêu cầu cần đạt được của mỗi thao tác của mẫu hành vi
+ Giáo viên trình bày phương tiện trực quan kết hợp với việc thuyết minh tương ứng với từng thao tác được thực hiện mẫu
+ Học sinh lặp lại mẫu hành vi (có thể chia lớp thành các nhóm, từng nhóm lên thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn nắn)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
c Những yêu cầu sư phạm:
- Chỉ áp dụng phương pháp này với mẫu hành vi bao gồm các thao tác cụ thể
- Cần tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp đều được tập luyện theo mẫu hành vi
- Cần kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh
Vận dụng: Bài 1- Chào cờ và hát quốc ca ( Mẫu hành vi:Nghiêm trang khi chào cờ) - Mục khám phá: tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca
Trang 105 Phương pháp đàm thoại
a) Khái niệm: Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh, dựa trên một
hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị trước
b) Các bước tiến hành:
- Bước chuẩn bị
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi
+ Dự kiến đáp án trả lời của hệ thống câu hỏi và khả năng trả lời của học sinh
- Bước đàm thoại:
+ Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời
+ Đối với các câu hỏi khó, giáo viên đưa ra những gợi ý Trong đàm thoại, giáo viên chỉ nên hỏi, không nên trả lời thay cho học sinh
+ Nếu học sinh trả lời không đầy đủ thì đề nghị các em khác bổ sung
- Bước tổng kết
Sau khi học sinh trả lời xong hệ thống câu hỏi, giáo viên hoặc học sinh cần tổng kết về nội dung cơ bản rút ra từ hoạt động đàm thoại
c) Yêu cầu sư phạm
+ Các câu hỏi cần được chuẩn bị trước thành một hệ thống trên cơ sở yêu cầu giáo dục của bài đạo đức, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh
+ Hệ thống câu hỏi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm giúp học sinh
có thể tự kết luận được về chuẩn mực đạo đức cần thiết
+ Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu
Trang 116 Phương pháp giảng giải
a) Khái niệm: là phương pháp giáo viên dùng lời để trình bày, giải thích, làm rõ những vấn đề liên quan
đến bài đạo đức
b) Các bước tiến hành
- Bước chuẩn bị:
+ Xác định nội dung giảng giải
Tùy vào bài đạo đức và khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên lựa chọn nội dung giảng giải sao cho phù hợp Nội dung giảng giải có thể là: các khái niệm khó liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức; sự cần thiết của chuẩn mực hành vi đạo đức; cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức…
+ Chuẩn bị thông tin tư liệu thực tế, tranh ảnh minh họa cho nội dung giảng giải
- Bước giảng giải: Giáo viên giảng giải nội dung đã dự kiến kết hợp với việc khai thác thông tin, tư liệu
thực tế, tranh ảnh để minh họa cho phần giảng giải
c) Yêu cầu sư phạm
+ Cần đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính giáo dục của nội dung giảng giải
+ Cần đảm bảo lời giảng giải được trong sáng, ngắn gọn, có sức thuyết phục
+ Khai thác thông tin, tư liệu thực tế phù hợp để minh họa cho nội dung giảng giải
7 Phương pháp thảo luận nhóm
a) Khái niệm: Là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ để đưa ra ý kiến
chung của nhóm về giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học đạo đức
b) Các bước tiến hành
- Bước chuẩn bị:
+ Xác định nội dung thảo luận:
Trang 12Ở tiết 1, học sinh có thể thảo luận các vấn đề: phân tích truyện kể, nêu cách xử lý tình huống,… Ở tiết
2, học sinh có thể thảo luận để nhận xét hành vi, giải quyết tình huống, …
+ Chuẩn bị phương tiện: giáo viên có thể chuẩn bị phiếu thảo luận nhóm được thiết kế thích hợp để giúp học sinh ghi lại kết quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập trong khi thảo luận nhóm
+ Dự kiến việc tổ chức nhóm học sinh: có 2 phương án tối ưu là nhóm cặp đôi (2 em) và nhóm hình vuông (4 em); nên yêu cầu học sinh thay phiên nhau làm nhiệm vụ thư ký và nhóm trưởng; các nhóm nên tương đương nhau nhằm tạo nên sự đồng đều, cân sức giữa các nhóm
+ Dự kiến thời gian thảo luận
- Bước thảo luận
+ Giáo viên nêu nội dung và hướng dẫn học sinh cách thực hiện nhiệm vụ
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, phát phiếu thảo luận, giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm
+ Các nhóm độc lập thảo luận: Nhóm trưởng nêu vấn đề, từng cá nhân phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo luận
+ Giáo viên bao quát việc thực hiện thảo luận của các nhóm, theo dõi kết quả thảo luận của các nhóm, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn nếu cần
- Bước trình bày kết quả và tổng kết
+ Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp, nên để các nhóm có kết quả sai, chưa đầy đủ, chưa chính xác trình bày trước; các nhóm khác có thể nêu ý kiến nhận xét hoặc bổ sung
+ Giáo viên tổng kết ngắn gọn và kết luận chung theo từng nội dung thảo luận Ngoài ra, có thể khen ngợi hoặc nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm trong quá trình thảo luận
Trang 13c) Yêu cầu sư phạm
- Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi và được các em quan tâm
- Cần tổ chức nhóm phù hợp
- Cần tạo không khí thoải mái, thân thiện nhưng nghiêm túc trong quá trình thảo luận
- Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần nắm bắt tình hình, biết được những khó khăn mà các nhóm gặp phải và có sự giúp đỡ khi cần, nắm được kết quả thảo luận của từng nhóm
- Cần tạo điều kiện và khuyến khích các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến bằng các lời khen để tạo sự phấn khởi và không khí thi đua lành mạnh giữa các nhóm
8 Phương pháp tổ chức làm việc cá nhân
a) Khái niệm: Là phương pháp tổ chức cho từng học sinh độc lập làm các bài tập đạo đức Phương pháp
này nhằm mục tiêu giúp các em vận dụng bài học đạo đức để làm các bài tập thực hành được nêu ra trong vở bài tập, sách giáo khoa, phiếu học tập cá nhân do giáo viên biên soạn…
+ Dự kiến thời gian làm việc của học sinh
- Bước tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
+ Giáo viên nêu nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thực hiện
+ Học sinh độc lập làm việc theo yêu cầu, giáo viên bao quát hoạt động của học sinh
- Bước trình bày kết quả và kết luận
Trang 14Trên cơ sở bao quát quá trình làm việc của học sinh, giáo viên nên cho những em có kết quả sai, chưa chính xác trình bày trước lớp, các em khác có thể nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn Sau đó, giáo viên kết luận theo từng nội dung
c) Những yêu cầu sư phạm:
- Nội dung bài tập phải phù hợp với bài đạo đức, vừa sức với các em
- Các bài tập được diễn đạt một cách trong sáng, dễ đọc, dễ hiểu
- Khi học sinh trình bày kết quả cần tạo điều kiện cho học sinh bảo vệ ý kiến của mình, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau
9 Phương pháp tổ chức điều tra
+ Xác định nội dung điều tra
+ Chuẩn bị phiếu điều tra
+ Ngoài ra giáo viên cần dự kiến địa điểm, cách tiến hành điều tra, cách đánh giá kết quả…
- Bước giao nhiệm vụ
Giáo viên phổ biến cho học sinh các nội dung như:
+ Nội dung điều tra
+ Cách tiến hành
+ Địa điểm điều tra
+ Yêu cầu về kết quả, sản phẩm
Trang 15+ Thời hạn hoàn thành
+ Cách đánh giá (Học sinh nộp phiếu điều tra hay báo cáo trước lớp Trường hợp phải báo cáo trước lớp thì công việc này được thực hiện trong tiết 2)
- Bước điều tra của học sinh: Học sinh tiến hành điều tra theo nhóm vào thời gian ngoài giờ lên lớp
(giữa tiết 1 và tiết 2 của một bài đạo đức), ghi lại kết quả vào phiếu điều tra
c) Những yêu cầu sư phạm
- Nội dung điều tra phải phù hợp với bài đạo đức, khả năng, kinh nghiệm của HS
- Công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định
- Cần có phiếu điều tra được thiết kế hợp lý giúp các em ghi lại kết quả một cách thuận lợi
- Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra quá trình thực hiện điều tra của các em như phối hợp với gia đình, trưởng nhóm…
10 Phương pháp báo cáo
- Bước trình bày báo cáo: đại diện nhóm, tổ hoặc cá nhân lần lượt báo cáo
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét vấn đề báo cáo
- Giáo viên đánh giá, tổng kết
c) Yêu cầu sư phạm:
- Nội dung báo cáo phải bám sát nhiệm vụ được giao, phản ánh một cách trung thực kết quả đạt được
- Giáo viên nên có biện pháp kiểm tra tình thực tế của các báo cáo
Trang 16- Cần tạo điều kiện cho học sinh góp ý kiến, thảo luận, trên cơ sở đó làm sâu sắc thêm ý nghĩa giáo dục của báo cáo
11 Phương pháp động não
a) Khái niệm: Động não là phương pháp tổ chức cho học sinh trong một thời gian ngắn cùng suy nghĩ
và đưa ra nhiều ý tưởng, nhiều ý kiến xoay quanh một vấn đề đạo đức nào đó
b) Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước cả lớp Ví dụ: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi gì?
- Yêu cầu học sinh liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu lên bảng hoặc 1 tờ giấy khổ to, không loại trừ ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
- Giáo viên phân loại các ý kiến, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, tổng hợp ý kiến và kết luận
c) Yêu cầu sư phạm:
- Giáo viên nên lựa chọn những vấn đề ít nhiều quen thuộc trong thực tế cuộc sống của các em
- Các ý kiến được nêu ra nên ngắn gọn
- Tất cả mọi ý kiến đều cần được giáo viên khuyến khích, ghi nhận, kể cả những nhận định chưa chính xác
- Có thể áp dụng phương pháp này dưới hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm Đội chiến thắng là đội đưa
ra nhiều ý kiến chính xác nhất
2 Thiết kế hoạt động
- Vận dụng phương pháp : kể chuyện, thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại
Đạo đức 3 - Bộ sách Kết nối tri thức
Chủ đề 4 : Giữ lời hứa Bài 5 : Giữ lời hứa (Tiết 1)
Trang 17a Kể chuyện theo tranh (8 phút)
- GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS sau khi nghe câu chuyện trả lời:
“Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?”
“Vì sao muộn rồi mà cậu bé chưa về?”
“Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?”
- GV kể chuyện “Lời hứa” (SGK, trang 26, 27) theo tranh bằng đồ dùng dạy học (sân khấu giấy bằng tranh cuộn) để HS tìm hiểu truyện
- GV nhắc lại 3 câu hỏi, gọi HS trả lời
“Muộn rồi nhưng cậu
bé vẫn chưa về vì cậu bé giữ lời hứa, đợi khi nào
có người đến thay thì cậu bé mới được về.”
Trang 18- GV cho HS khác nhận xét
- GV thống nhất câu trả lời
- GV gọi HS kể lại câu chuyện trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương HS
b Quan sát tranh, trả lời câu hỏi (3 phút)
- GV chiếu tranh và hỏi HS: “Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì?”
+ GV làm mẫu tranh 1: “Bạn nhỏ đã giữ đúng lời hứa với thầy giáo là không mắc lỗi và bạn nhỏ đã thực hiện được.”
Trang 19- GV gọi HS trả lời câu hỏi
- GV gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV kết luận: “Biểu hiện của việc giữ đúng lời hứa là: đúng hẹn, nói đi đôi với làm, cố gắng thực hiện điều đã hứa, giữ đúng lời đã hứa.”
3 Những vấn đề chung về giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống (khái niệm, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, hình thức, con đường, phương pháp giáo dục cho học sinh tiểu học, 12 giá trị sống theo quan điểm của UNESCO)
- Giá trị sống là những giá trị thuộc về tư
tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức, và là
kim chỉ nang cho mỗi người, là những
điều mà một con người cho là tốt và quan
trọng, phải cố gắng đạt được, chính vì
vậy mà giá trị sống chi phối hành vi
hướng thiện của con người
- KNS là kỹ năng tự quản bản thân và các kỹ
năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả
Giá trị sống của mỗi người là không
giống nhau nhưng chung quy lại giá trị
sống giúp cho cuộc sống của mỗi người
-Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân
Trang 20Vai trò
tốt hơn, giúp cho cuộc sống của mỗi
người luôn tràn ngập tiếng cười
Con người có thể nhận thức đúng nhưng chưa chắc có hành vi đúng→ KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi thói quen tích cực
và lành mạnh
Người có KNS: vững vàng trước khó khăn cuộc đời, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp
Người thiếu KNS: thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống
-Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các tệ nạn XH và hành vi phạm pháp; giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp , góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Giúp hình thành hành vi cho HSTH
dễ dàng hơn
-Lứa tuổi HSTH còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, thường bị lôi kéo vào các hành vi
có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần
→ GD KNS là cần thiết và đặc biệt quan trọng
Trang 21HS nếu không được GD KNS sẽ thiếu mạnh dạn, tự tin, dễ bị vấp váp trong quan hệ bạn
bè và những người xung quanh, thiếu khả năng phân tích tư duy sáng tạo, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của cuộc sống,
-Việc GD KNS cho HS tiểu học là nhằm thực hiện mục tiêu GD phổ thông , phù hợp với định hướng đổi mới nội dung và phương pháp GD phổ thông
Mục tiêu
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện;
phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo
quan niệm của UNESCO: học để biết,
học để làm, học để tồn tại và học để
chung sống;
- Giúp học sinh thích ứng được với cuộc
sống đầy những biến động khôn lường
(những tác động của tự nhiên và xã hội
hiện đại)
- Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã
hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn
chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi
trường trường học thân thiện, học sinh
tích cực Góp phần tích cực cho việc đổi
mới phương pháp học tập của học sinh
+ Trang bị cho HS một số KNS cần thiết, phù hợp với lửa tuổi, trong đó có chú ý đến tính đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế và văn hoá của vùng, miền, dân tộc
+ Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; đồng thời loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống
và hoạt động hằng ngày
+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Trang 22Nguyên
tắc
- Tương tác: GTS, KNS không thể được
hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc
tài liệu Cần tổ chức cho HS tham gia các
hoạt động và tương tác với GV và với
nhau trong quá trình giáo dục
- Trải nghiệm: Người học cần được
đặt vào các tình huống để trải nghiệm và
thực hành
- Tiến trình: GD GTS, KNS không thể
hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà
đòi hỏi phải có cả quá trình
- Thay đổi hành vi: mục đích cao nhất
của GD GTS, KNS là giúp người học thay
đổi hành vi theo hướng tích cực
KNS được hình thành qua tương tác:
kỹ năng thương lượng/ giải quyết vấn đề/ tư duy phê phán/ hợp tác/ tự hợp tác
→ Giúp HS thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, đánh giá và xem xét lại KNS của mình trước đây VD: Nhà trường tiểu học Xuân An tổ chức hội thi “ Gói bánh chưng ”, HS có thể tham gia tìm hiểu ý nghĩa của việc gói bánh chưng, các nguyên liệu để làm… giúp hình thành KN giao tiếp, KN kết bạn (vì các HS được làm với nhiều lớp khác nhau), KN làm việc nhóm
- Trải nghiệm:
KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế Kinh nghiệm tích lũy được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng sẽ giúp các em dễ dàng sử dụng và điều
Trang 23chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế
=> Do vậy, GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trảo nhiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác VD: Khi giáo dục KNS cho HS tiểu học về văn hoá ứng xử khi đi thang máy, đối với trường có thang máy nên để học sinh được trải nghiệm ngay sau tiết kỹ năng sống Kỹ năng này sẽ được hình thành khi các em được tự mình thực hiện việc đó
- Tiến trình:
Giáo dục KNS không thể hình thành trong ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi phải
có cả quá trình: từ thay đổi nhận thức đến hình thành thái độ và cuối cùng là thay đổi hành vi
Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố
có thể là khởi đầu của một chu trình mới
=>Do đó , nhà giáo dục có thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi
Trang 24thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ
VD: Giáo dục Văn hoá ứng xử khi đi thang máy cho HS tiểu học như ở trên thì không thể qua một tiết lý thuyết trên lớp mà
HS đã hình thành ngay cho mình một văn hoá ứng xử văn minh: đứng đúng vị trí, không nô đùa, nghịch ngợm khi đi thang máy, chen lấn xô đẩy… mà cần phải trải qua một quá trình sử dụng thang máy có sự quan sát nhắc nhở của GV thì các em mới hình thành được cho mình kỹ năng này
- Thay đổi hành vi:
Mục đích cuối cùng của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực
Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hưởng lại các giá trị, thái
độ và hành động của mình
Do đó, các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để
HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước
Trang 25đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới
GV không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài “hộ” HS, mà cần tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờ học phần học
VD: Có nhiều bạn HS hiện nay còn hay tự ti, rụt rè khi đứng trước đám đông nên nhà trường đã tổ chức một tiết kỹ năng sống với chủ đề “phát triển kỹ năng tự tin trước đám đông cho trẻ” với mục đích các em sẽ
tự tin hơn, thoải mái trình bày ý kiến của mình, không bị quá lo sợ khi được gọi lên kiểm tra bài mà quên hết kiến thức tối hôm trước đã học kỹ
- Thời gian - môi trường GD:
Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống
Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố
Trang 26mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể – xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác
VD: Trong mỗi bài dạy, giáo viên có thể dựa vào nội dung bài học để mở rộng liên hệ với những kỹ năng sống cần thiết cho
HS, ví dụ như trong môn Tự nhiên XH 3 (KNTT) chủ đề 5 về Con người và sức khỏe, giáo viên có thể dạy cho HS biết thêm về những kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân qua những bài học về các hệ cơ quan trọng cơ thể
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức những buổi lao động tập thể như vệ sinh trường lớp, vệ sinh vườn trường, giáo viên có thể thông qua những hoạt động này dạy học sinh biết về kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hợp tác
Hình
thức
1 Giảng dạy trực tiếp: Giáo viên có thể
giảng dạy trực tiếp về các giá trị sống và
cách áp dụng chúng trong cuộc sống hàng
ngày
1/ Thông qua dạy học các môn học
2/ Thông qua chủ đề tự chọn;
Trang 272 Hoạt động nhóm: Giáo viên có thể tổ
chức các hoạt động nhóm để học sinh có
thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với
nhau
3 Trò chơi giáo dục: Giáo viên có thể sử
dụng trò chơi giáo dục để giúp học sinh
6 Học qua phim ảnh: Giáo viên có thể sử
dụng các phim ảnh giáo dục để giúp học
sinh học hỏi và hiểu rõ hơn về các giá trị
sống
7 Học qua sách báo: Giáo viên có thể sử
dụng các sách báo giáo dục để giúp học
sinh học hỏi và hiểu rõ hơn về các giá trị
1.Giáo dục trong gia đình: Gia đình là nơi
đầu tiên mà học sinh tiểu học học hỏi về
giá trị sống Cha mẹ có thể truyền đạt cho
1.Giáo dục trong gia đình: Gia đình là nơi đầu tiên mà học sinh tiểu học học hỏi về giá trị sống Cha mẹ có thể truyền đạt cho con
Trang 28con cái những giá trị sống như tình yêu
thương, sự chia sẻ, sự tôn trọng và sự
trung thực
2 Giáo dục trong trường học và thông
qua các môn học: Trường học là nơi học
sinh tiểu học có thể học hỏi và áp dụng
các giá trị sống trong môi trường học tập
Giáo viên có thể giảng dạy trực tiếp hoặc
sử dụng các hoạt động giáo dục để giáo
dục giá trị sống cho học sinh
3 Giáo dục trong cộng đồng: Cộng đồng
là nơi học sinh tiểu học có thể học hỏi và
áp dụng các giá trị sống trong cuộc sống
hàng ngày Họ có thể tham gia các hoạt
động tình nguyện, các câu lạc bộ và các
hoạt động ngoại khóa để học hỏi và áp
dụng các giá trị sống
4 Giáo dục qua phương tiện truyền
thông: Phương tiện truyền thông như
sách, báo, phim ảnh và truyền hình có thể
giúp học sinh tiểu học học hỏi và hiểu rõ
hơn về các giá trị sống
5 Giáo dục qua các chương trình giáo dục
đặc biệt: Các chương trình giáo dục đặc
biệt như các chương trình giáo dục giá trị
sống có thể giúp học sinh tiểu học học hỏi
và áp dụng các giá trị sống trong cuộc
sống hàng ngày
cái những giá trị sống như tình yêu thương,
sự chia sẻ, sự tôn trọng và sự trung thực
2 Giáo dục trong trường học và thông qua các môn học: Trường học là nơi học sinh tiểu học có thể học hỏi và áp dụng các giá trị sống trong môi trường học tập Giáo viên có thể giảng dạy trực tiếp hoặc sử dụng các hoạt động giáo dục để giáo dục giá trị sống cho học sinh
3 Giáo dục trong cộng đồng: Cộng đồng là nơi học sinh tiểu học có thể học hỏi và áp dụng các giá trị sống trong cuộc sống hàng ngày Họ có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa để học hỏi và áp dụng các giá trị sống
4 Giáo dục qua phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông như sách, báo, phim ảnh và truyền hình có thể giúp học sinh tiểu học học hỏi và hiểu rõ hơn về các giá trị sống
5 Giáo dục qua các chương trình giáo dục đặc biệt: Các chương trình giáo dục đặc biệt như các chương trình giáo dục giá trị sống
có thể giúp học sinh tiểu học học hỏi và áp dụng các giá trị sống trong cuộc sống hàng ngày
6 Văn học:
Trang 29+ Với sức sáng tạo đặc thù và khả năng biểu cảm vô cùng đa dạng bởi chất liệu ngôn ngữ, văn học mở ra cho người đọc những không thời gian đa chiều kích
+ Ở đó, người đọc có thể có được những trải nghiệm sống và những cách ứng
xử trong các tình huống nhờ chức năng phản ánh chân thật mọi khía cạnh trong cuộc sống của văn học + Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, người đọc sống những đời sống phong phú, xác lập nên những nhận thức về thế giới quan đối với thiên nhiên vạn vật xung quanh Quá trình này rất phù hợp với sự phát triển kỹ năng sống của trẻ
+ Hàng loạt các kỹ năng như: giao tiếp,
tự nhận thức bản thân, xác định giá trị, biết lắng nghe, đưa ra quyết định,
tự bảo vệ bản thân, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch, suy nghĩ sáng tạo, học và tự học… đều có thể tìm thấy trong các văn bản văn học
VD: Giáo dục kỹ năng quản lý thời gian qua câu chuyện về Cô bé lọ lem Cinderella
Trang 30GV: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần
áo cũ rách rưới tồi tàn Eo ôi, trông kinh lắm GV: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình
+ Ngay cả kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ, phòng chống bạo lực học đường mà thời gian gần đây
dư luận rất chú trọng cũng được các tác phẩm văn học thể hiện rất tự nhiên, dễ tiếp nhận
-> từ những bài học có trong các tác phẩm văn học, trẻ dần có được nhận thức, góp phần định hướng, thay đổi thái độ và hành
vi của mình
Phương
pháp
GD
* Phương pháp gd giá trị sống của LVEP(
Living Value Education Program)
+ Bầu không khí dựa trên các nền tảng giá
trị
* Phương pháp vấn đáp Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong
đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau
và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học Căn cứ vào tính chất
Trang 31hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm
Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu,
dễ nhớ
Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của
sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới
* Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trang 32Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề thường như sau
- Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
- Tạo tình huống có vấn đề
+Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+Đề xuất cách giải quyết;
+Lập kế hoạch giải quyết;
+Thực hiện kế hoạch giải quyết
- Kết luận:
+Thảo luận kết quả và đánh giá; +Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
+Phát biểu kết luận;
+Đề xuất vấn đề mới
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích