1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương chi tiết môn học Nghiên cứu dạy học lịch sử địa phương (Đại học Giáo dục)

11 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Mục tiêu chung: Môn học nhằm giúp sinh viên biết các cách phân loại các nguồn tài liệu lịch sử địa phương, xây dựng bộ hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương để biên soạn và giảng dạy.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Hà Nội, 2014

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

1 Thông tin về đơn vị đào tạo

- Trường: Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

- Khoa: Sư phạm

- Bộ môn: Khoa học xã hội

2 Thông tin về môn học

- Tên môn học: Nghiên cứu và dạy học Lịch sử địa phương

- Mã môn học: TMT 4603

- Môn học bắt buộc / tự chọn: Tự chọn

- Số lượng tín chỉ: 03

- (Các) môn học tiên quyết: Chương trình và phương pháp dạy học Lịch sử

3 Mục tiêu và chuẩn năng lực (góp phần vào chuẩn đầu ra) cần hình thành

3.1 Mục tiêu chung:

Môn học nhằm giúp sinh viên biết các cách phân loại các nguồn tài liệu lịch sử địa phương, xây dựng bộ hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương để biên soạn và giảng dạy Có thể thực hành biên soạn lịch sử địa phương để giảng dạy ở nhà trường phổ thông

3.2 Chuẩn năng lực:

3.2.1 Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm địa phương, lịch sử địa phương Nhận biết đối tượng và nhiệm vụ của công tác nghiên cứu lịch sử địa phương khác với nghiên cứu lịch sử nói chung

Trang 3

- Nêu và phân tích được vị trí, vai trò của công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương trong mối quan hệ với nội dung giảng dạy lịch sử dân tộc

- Biết cách tổ chức nghiên cứu và phương pháp biên soạn lịch sử địa phương, vị trí tầm quan trọng của tài liệu lịch sử địa phương trong công việc nghiên cứu cũng như trong dạy học lịch sử

- Biết các cách phân loại các nguồn tài liệu lịch sử địa phương, xây dựng bộ hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương để biên soạn và giảng dạy

Có thể thực hành biên soạn lịch sử địa phương để giảng dạy ở nhà trường phổ thông

3.2.2 Kỹ năng:

- Lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu lịch sử địa phương

- Lựa chọn và sử dụng các phương tiện để biên soạn và giảng dạy lịch

sử địa phương ở trường THPT

- Vận dụng lý thuyết vào thực hành, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương nơi sinh viên sẽ về công tác sau này

- Rèn kỹ năng thuyết trình, giao tiếp; tự học, tự nghiên cứu; phê phán, giải quyết tình huống

3.2.3 Thái độ:

- Nhận thức được vai trò của công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phương pháp học tập, tập dượt nghiên cứu khoa học

- Thấy rõ trách nhiệm không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy

- Yêu nghề và luôn có ý thức giáo dục học sinh yêu thích môn học Lịch sử

4 Nội dung môn học

4.1 Tóm tắt

Trang 4

Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương là một môn học bắt buộc

trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử

Mục tiêu của môn học nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ

nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Lịch sử Nội dung môn học bao gồm:

khái luận về lịch sử địa phương nhằm cung cấp cho người học những hiểu

biết cơ bản về nội hàm của khái niệm lịch sử địa phương, về đối tượng, nhiệm

vụ, vị trí tầm quan trọng của lịch sử địa phương trong nhà trường THPT Trên

cơ sở nhận thức đó nội dung tiếp theo là phương pháp nghiên cứu và biên

soạn lịch sử địa phương; tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT

Nội dung kiến thức nhằm trang bị cho người học những phương pháp cần

thiết trong nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường

THPT Phần cuối cùng cung cấp những kiến thức cơ bản để người học tiến

hành thực hành xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương

- Trên cơ sở những kiến thức được cập nhật thường xuyên, môn học

giúp sinh viên tiếp cận với những phương pháp biên soạn và giảng dạy lịch sử

địa phương một cách khoa học có tính thực tiễn cao phù hợp với xu thế phát

triển của giáo dục hiện nay

- Đặc biệt để rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, môn

học tập trung nhiều vào phần thực hành như: thực hành biên soạn, thực hành

soạn giảng, xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học phần lịch sử địa phương

4.2 Nội dung cụ thể

Thứ

Thời lượng

Ghi chú

1

Kết thúc chương,

SV cần phải:

1 Phát biểu được

khái niệm LSĐP

2 Xác định đối

tượng nghiên cứu,

CHƯƠNG 1

KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG

1.1 Khái niệm lịch sử địa phương 1.2 Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử địa phương

3 giờ tín chí

Trang 5

chức năng, nhiệm

vụ, cơ sở phương

pháp luận, phương

pháp nghiên cứu

của LSĐP

3 Trình bày được

được 4 quan hệ cơ

bản của LS ĐP đối

với lịch sử dân tộc,

địa phương khác,

địa phương nơi

công tác và với nội

dung giảng dạy

lịch sử dân tộc

4 Đánh giá tầm

quan trọng của

LSĐP trong lịch sử

dân tộc và trong

thực tiễn dạy học ở

trường THPT

1.1.1 Đối tượng nghiên cứu của lịch sử địa phương

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 1.3 Vị trí công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông

2 Kết thúc chương,

SV cần phải:

5 Liệt kê được các

bước tiến hành

nghiên cứu Lịch sử

địa phương

6 Liệt kê được các

nguồn tài liệu lịch

sử địa phương

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA

PHƯƠNG

2.1 Tổ chức nghiên cứu lịch sử địa

phương 2.1.1 Xác định đối tượng và mục

đích nghiên cứu

15

Trang 6

7 Xác định được

vị trí tầm quan

trọng của tường

nguồn tài liệu,

phương pháp sưu

tầm, đối chiếu so

sánh và xác mình

các nguồn tài liệu

8 Giải thích rõ

cách phân loại các

nguồn tài liệu lịch

sử địa phương để

tiến hành nghiên

cứu và biên soạn

9 Đánh giá được

mối quan hệ giữa

nguồn tài liệu lịch

sử đại phương và

lịch sử dân tộc

10 Thực hành biên

soạn lịch sử địa

phương

2.1.2 Xây dựng đề cương nghiên

cứu 2.1.3 Các hình thức tổ chức

nghiên cứu 2.1.4 các bước chuẩn bị tiến hành

nghiên cứu 2.2 Công tác sưu tầm tài liệu 2.2.1.Vị trí của tài liệu và công việc sưu tầm tài liệu trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương

2.2.2 Mối quan hệ giữa sự kiện

và sự kiện lịch sử

2.2.3 Các nguồn tài liệu lịch sử địa phương

2.2.4 Phương pháp sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương

2.3 Biên soạn lịch sử địa phương 2.3.1 Các bước chuẩn bị để biên soạn lịch sử đại phương

2.3.2 Cấu trúc, nội dung biên soạn một cuốn lịch sử địa phương

2.3.3 Một số điểm cần chú ý khi biên soạn lịch sử địa phương

3 Kết thúc chương,

SV cần phải:

11 Trình bày được

4 vai trò của việc

giảng dạy lịch sử

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT

3.1.Vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương ở

15

Trang 7

địa phương ở

trường THPT

12 Liệt kê được

các hình thức bài

giảng lịch sử địa

phương

13 Nêu được qui

trình cần thiết để

tiến hành biên soạn

một bài giảng lịch

sử địa phương

14 Thực hành

soạn giảng một bài

lịch sử địa phương

15 Vận dụng tài

liệu lịch sử địa

phương vào bài

giảng lịch sử dân

tộc

trường THPT 3.2 Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc

3.3 Biên soạn bài giảng lịch sử địa phương ở trường THPT

3.3.1 Lịch sử địa phương trong phân phối chương trình môn Lịch sử ở trường THPT

3.3.2 Một số công việc cần làm

để biên soạn một bài giảng lịch sử địa phương

3.3.3 Sử dụng tài liệu lịch sử đại phương để biên soạn bài giảng lịch sử địa phương

3.4 Thực hành

4 Kết thúc chương,

SV cần phải:

16 Trình bày được

khái niệm hồ sơ tư

liệu dạy học

17 Phân loại hồ sơ

tư liệu dạy học lịch

sử địa phương

18 Đưa ra được

các yêu cầu cơ bản

CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

4.1 Một số yêu cầu về việc xây dựng

hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương

4.2 Phân loại hồ sơ tư liệu dạy học lịch

sử địa phương

12

Trang 8

khi xây dựng bộ hô

sơ tư liệu dạy học

Lịch sử địa

phương

19 Thực hành xây

dựng bộ hô sơ tư

liệu dạy học lịch sử

địa phương

4.5 Thực hành

5 Phương pháp, hình thức dạy học

5.1 Phân bổ thời lượng: theo hình thức dạy học

Lý thuyết: 21

Thực hành/làm việc nhóm: 18

Hướng dẫn tự học, nghiên cứu: 6

5.2 Các phương pháp dạy học chủ yếu

- Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Thực hành

6 Học liệu:

6.1 Tài liệu chính

1 Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 1999

2 Nguyễn Cảnh Minh ( chủ biên), Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1999

3 Nguyễn Cảnh Minh (chủ biên), Giáo trình lịch sử địa phương, NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội, 2007

4.Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 1987

Trang 9

6.2 Tài liệu tham khảo bắt buộc

1 Phan Ngọc Liên, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,2, NXB Đại học Sư

phạm, Hà nội, 2007

2 Phan Ngọc Liên, Nhập môn sử học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.

7 Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá

+ Mục đích và trọng số kiểm tra

Hình thức Tính chất của nội

dung kiểm tra

Mục đích, hình thức

KT - ĐG Trọng số

thường xuyên

Lý thuyết, kĩ năng và thái độ

Mục đích: đánh giá ý thức học tập, sự chuyên cần

Hình thức: câu hỏi, phiếu tự đánh giá, thảo luận

10%

Bài tập nhóm Lý thuyết, Kỹ năng Mục đích: Đánh giá

phần thực hành và kỹ năng làm việc nhóm Hình thức: Sản phẩm biên soạn phần lịch sử địa phương nhóm tự chọn

10%

Bài kiểm tra

giữa kỳ

Lý thuyết Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập ½ học kỳ, lấy thông tin phản hồi về việc học tập để cải tiến việc dạy học

Hình thức: Bài thi viết

20%

Bài thi hết môn Tổng hợp Mục đích: Đánh giá kết

quả học tập cuối môn

60%

Trang 10

học, lấy thông tin phản hồi về việc học tập để cải tiến chương trình, đề cương môn học

Hình thức: hoàn thành

bộ hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương

+ Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, KT - ĐG.

- Đánh giá thường xuyên: sự chuyên cần (5 điểm), tham gia thảo luận,

ý kiến trên lớp (5 điểm)

- Bài tập nhóm: Phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hoạt động nhóm rõ ràng (2 điểm) Tiến trình hoạt động nhóm thể hiện được sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm (2 điểm) Đánh giá sản phẩm nhóm: trình bày của nhóm, báo cáo kết quả nghiên cứu nhóm (có nội dung biên soạn kèm theo) (6 điểm)

- Bài kiểm tra giữa kỳ: làm bài thi viết

- Bài thi hết môn

Nội dung: Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử địa phương

CHỦ NHIỆM KHOA P CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 11

TS Hoàng Thanh Tú

Ngày đăng: 20/02/2017, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w