1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm sữa th từ năm 2024 đến năm 2027

45 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch định Chiến lược Kinh doanh
Tác giả Đỗ Thành Đạt, Lê Thị Thúy Hiền, Lê Quốc Kiệt
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Minh Trâm
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 804,24 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (7)
  • 4. Ý nghĩa của nghiên cứu (7)
  • 5. Bố cục (7)
  • PHẦN 1: Lý thuyết quản trị chiến lược (9)
    • 1. Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược (9)
      • 1.1 Chiến lược (9)
      • 1.2 Quản trị chiến lược (9)
    • 2. Mô hình quản trị chiến lược (10)
    • 3. Một số mô hình quản trị chiến lược (11)
  • PHẦN 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (15)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (15)
    • 2. Lĩnh vực kinh doanh (17)
    • 3. Sơ đồ tổ chức (18)
    • 4. Tổng quan về tình hình kinh doanh của TH True Milk (19)
  • Phần 3: Hoạch định chiến lược Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH từ năm (21)
    • 1. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt loxi (0)
      • 1.1. Tầm nhìn (0)
      • 1.2. Sứ mệnh (0)
      • 1.3. Giá trị cốt lõi (0)
    • 2. Phân tích EFE và ma trận EFE của TH True Milk (21)
      • 2.1. Tiềm năng thâm nhập thị trường (21)
      • 2.2. Khoa học công nghệ đổi mới liên tục (22)
      • 2.3. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường (22)
      • 2.4. GDP, thu nhập người dân (23)
      • 2.5. Nguồn nguyên liệu, sản phẩm (23)
      • 2.6. Cơ cấu dân số trẻ vì vậy nhu cầu sử dụng sữa của người trẻ (0)
      • 2.7. Thị hiếu người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm sạch, hữu cơ (24)
      • 2.9. Sản phẩm thay thế trên thị trường (24)
      • 2.10. Yếu tố chính trị, pháp luật (Tiêu chuẩn GMP, gia nhập WTO, TPP).23 3. Phân tích IFE và Ma trận IFE (25)
      • 3.1. Đội ngũ nhân viên, cán bộ có trình độ (26)
      • 3.2. Tài chính (26)
      • 3.3. Quy trình sản xuất khép kín, hiện đại đến từ Châu Âu (27)
      • 3.4. Thiết bị và công ngệ sản xuất hiện đại (27)
      • 3.5. Người lãnh đạo nhạy bén, tầm nhìn rộng, điều hành doanh nghiệp (27)
      • 3.6. Văn hóa làm việc trong doanh nghiệp, tạo môi trường năng động, thoải mái (27)
      • 3.7. Khả năng cung cấp sản phẩm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng (28)
      • 3.8. Quy trình quản lý làm việc và quản lý tạo ra sản phẩm nghiêm ngặt.26 3.9. Chính sách Marketing, PR, Quảng cáo thông minh nhắm tới sản phẩm hữu cơ thu hút khách hàng (28)
      • 3.10. Giá sản phẩm tương đối cao so với thị trường (28)
    • 4. Mục tiêu (30)
    • 5. Một số công cụ đề xuất chiến lược (30)
      • 5.1. Ma trận SWOT (30)
      • 5.2. Ma trận SPACE (32)
  • Phần 4: CẢM NHẬN, BẢNG ĐÁNH GIÁ (35)
    • 1. Cảm nhận (35)
    • 2. Bảng đánh giá (35)
  • Tài liệu tham khảo (36)
  • Phụ lục (37)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu sẽ đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của TH True Milk Việc hiểu rõ môi trường kinh doanh giúp công ty xác định được các cơ hội và thách thức hiện tại và tương lai.

- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của TH True Milk trong những năm gần đây, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của công ty.

- Xây dựng các chiến lược kinh doanh: Dựa trên kết quả phân tích môi trường và thực trạng, nghiên cứu sẽ đề xuất các chiến lược kinh doanh cụ thể cho TH True Milk trong giai đoạn 2024-2027 Các chiến lược này sẽ bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược giá và chiến lược phân phối.

- Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược: Nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp và biện pháp cụ thể để triển khai các chiến lược đã đề ra, bao gồm các biện pháp về quản lý, nhân sự, marketing và tài chính.

Ý nghĩa của nghiên cứu

- Đối với TH True Milk: Nghiên cứu cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn giúp công ty – hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Đối với ngành sữa Việt Nam: Nghiên cứu cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp trong ngành, giúp họ hiểu rõ hơn về cách thức xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh.

- Đối với các nhà nghiên cứu và sinh viên: Nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị, cung cấp các phương pháp và công cụ phân tích chiến lược kinh doanh,giúp họ phát triển kiến thức và kỹ năng nghiên cứu.

Bố cục

Phần 1: Lý thuyết quản trị chiến lược

Phần 2: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH

Phần 3: Hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH từ năm 2024 đến năm 2027

Phần 4: Cảm nhận, bảng đánh giá

Lý thuyết quản trị chiến lược

Khái niệm, vai trò của chiến lược và quản trị chiến lược

Chiến lược là phương tiện đạt tới các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn các cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó

- Định hướng hoạt động : Chiến lược vạch ra lộ trình rõ ràng, giúp các thành viên trong tổ chức hiểu rõ mục tiêu chung và tập trung nỗ lực vào đúng hướng.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh : Chiến lược giúp tổ chức xác định lợi thế cạnh tranh, xây dựng điểm khác biệt so với đối thủ, tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực : Chiến lược giúp phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh lãng phí, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất.

- Thích ứng với thay đổi : Chiến lược giúp tổ chức linh hoạt thích nghi với những thay đổi của môi trường, thị trường và nhu cầu khách hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Quản trị chiến lược (Strategic Management)là một nghệ thuật và khoa học xây dựng, triển khai và đánh giá các quyết định xuyên chức năng nhằm giúp tổ chức có thể đạt mục tiêu.

Quản trị chiến lược thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó.

Quản trị chiến lược = Hoạch định chiến lược + Triển khai chiến lược + Kiểm soát chiến lược

- Xác định rõ ràng định hướng phát triển: Bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp và có thời hạn.

- Nâng cao khả năng thích ứng: Phát triển chiến lược linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, thị trường, công nghệ.

- Tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro: Nắm bắt cơ hội tiềm năng, đồng thời xác định, đánh giá và xây dựng phương án phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

- Xây dựng văn hóa tổ chức bền vững: Thống nhất mục tiêu, khuyến khích sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Tối ưu hóa nguồn lực, tăng năng suất lao động, gia tăng lợi nhuận.

Mô hình quản trị chiến lược

Sơ đồ 1 Mô hình quản trị chiến lược

 Bước 1: Xác định rõ ràng mục tiêu của bạn và nhiệm vụ cụ thể mà công ty đang hướng Nghiên cứu lại quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

 Bước 2: Phân tích thị trường mà doanh nghiệp hướng tới Điều này giúp người quản lý xác định lại cơ hội hay mối đe dọa xuất hiện trong giai đoạn thực thi

 Bước 3: Phân tích nội bộ công ty Nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh là yếu tố nền tảng quan trọng.

 Bước 4: Xem xét lại mục tiêu của minh và nhiệm vụ trong thời kỳ áp dụng chiến lược Bước này có mục đích đối chiếu lại trên cơ sở nghiên cứu ở bước

2 và 3 để định hướng phù hợp nhất.

 Bước 5: Lựa chọn và xác định chiến lược kinh doanh Tùy theo phương pháp quản trị chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp đánh giá để quyết định chọn phương án tối ưu nhất.

 Bước 6: Tiến hành phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết Công đoạn này sẽ dựa trên thực tế quá trình thực hiện chiến lược cụ thể.

 Bước 7: Xây dựng chính sách kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược của tổ chức, phải được thay đổi theo từng bộ phận như Marketing, sản xuất, sản phẩm…

 Bước 8: Mở rộng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn

 Bước 9: Phân tích, đánh giá và sửa đổi khi thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Một số mô hình quản trị chiến lược

Thẻ điểm cân bằng (BSC) được tạo ra bởi Tiến sĩ Robert Kaplan và David Norton.

Dựa vào thẻ điểm cân bằng, doanh nghiệp có thể đánh giá quản lý trên 4 phương diện:tài chính, học hỏi - tăng trưởng, quy trình nội bộ và khách hàng

Sơ đồ 2: Thẻ điểm cân bằng

Bản đồ chiến lược (Strategy map)

Công cụ hữu ích để doanh nghiệp truyền đạt kế hoạch, mục tiêu thực hiện một cách rõ ràng Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể:

- Có cái nhìn trực quan, rõ ràng về tất cả các hoạt động sẽ được thực hiện.

- Thống nhất các mục tiêu thành một chiến lược nhằm tối ưu nguồn lực.

- Giúp nhân viên năm rõ những mục tiêu trong công việc.

- Giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình triển khai công việc và sự ảnh hưởng của mục tiêu này đến mục tiêu khác

Sơ đồ 3 Bản đồ chiến lược

Ma trận này cho phép doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ và hiểu được những cơ hội, thách thức mà thị trường mang lại.

Nắm rõ về tình hình nội bộ cũng là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp có những bước cải tiến mới tốt hơn Mô hình này còn giúp doanh nghiệp đưa ra những cơ hội mới nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.

Bốn yếu tác động đến chiến lược chung của doanh nghiệp là các trục của ma trận SPACE, gồm:

 FS (Financial Strength) – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp;

 CA (Competitive Advantage) – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp;

 ES (Environment Stability) – Sự ổn định của môi trường;

 IS (Industry Strength) – Sức mạnh của ngành.

Ma trận SPACE được sử dụng trong hoạch định và đánh giá chiến lược cho thấy doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào Giúp nhà hoạch định quyết định được sẽ lựa chọn chiến lược thích hợp nhất là tấn công, thận trọng, phòng thủ hay cạnh tranh.

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH

Lịch sử hình thành và phát triển

TH True MILK có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, tên giao dịch quốc tế là TH Joint Stock Company, tên viết tắt là TH true MILK, là một công ty thuộc tập đoàn TH được thành lập vào năm 2009 tại Nghệ An, hiện nay trụ sở chính được đặt tại số 166, đường Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Đây là thương hiệu sữa Việt 100% chuyên sản xuất, cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa Mặc dù mới có mặt tại thị trường được hơn 10 năm Tuy thua xa về lịch sử hình thành và phát triển của các ông lớn như Vinamilk, Mộc Châu, Dutch Lady, mặc dù thế nhưng tốc độ phát triển lẫn độ nhận diện trên thị trường sữa cạnh tranh khốc liệt hiện nay là rất cao, TH True Milk đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình trên phân khúc sữa Việt Nam.

Nhà sáng lập cũng là Chủ tịch Hội Đồng Chiến Lược Tập Đoàn hiện nay là Bà Thái Hương Bà sinh năm 1958 tại tỉnh Nghệ An, bà là Cử nhân Kế toán tài chính Đại học Kinh tế Quốc Dân Hiện tại ngoài điều hành tập đoàn TH true MILK, bá còn là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Tiến trình hoạt động:

Năm 2009: Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH True Milk là công ty trực thuộc quản lý của tập đoàn TH, được thành lập ngày 24/02/2009 với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Bắc Á.

Năm 2010: Ngày 14/05/2010, lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH diễn ra tại Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng mức đầu tư khoảng 1.2 tỷ USD Ngày 26/12/2010, ra mắt sữa tươi sạch TH true Milk, sản phẩm TH True Milk đã được chính thức ra mắt và đến tay người tiêu dùng.

Năm 2011: TH true Milk chính thức khai trương cửa hàng TH true mart đầu tiên tại HàNội vào ngày 26/05/2011 Ngày 30/08/2011 tiếp tục khai trương cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2012: Ngày 27/11/2012 TH true Milk tham gia Hội thảo quốc tế về sữa và ra mặt bộ sản phẩm mới về sữa tươi sạch tiệt trùng bổ sung dưỡng chất.

Năm 2013: Ngày 09/07/2013 Khánh thành Nhà máy sữa tươi sạch TH với trang trại bò sữa hiện đại, quy mô công nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.

Năm 2015: Tập đoàn Sữa TH True Milk lập kỷ lục cụm trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao lớn nhất tại Châu Á vào ngày 10/02/2015 Cuối tháng 12/2015,

TH ký kết với Công ty TNHH Control Union Việt Nam để triển khai sản xuất sữa tươi organic tại Việt Nam Năm 2015, chỉ với 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên,

TH true Milk là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất tại Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung tại Nghệ An.

Năm 2016: TH đạt 3 giải thưởng tại Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai Tháng 05- 10/2016, Tập đoàn TH xây dựng tổ hợp trang trại bỏ sữa TH tại Moscow và tinh Kaluga, Liên Bang Nga Ngày 19/10/2016 nhận giải thưởng Trang trại bò sữa tốt nhất Việt Nam do tổ chức Vietstock trao tặng Ngày 10/12/2016, trang trại TH đã được trao tặng cúp vàng.

Năm 2017: Khởi công xây dựng dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại Hà Giang và Phú Yên trong tháng 11 và 12 năm 2017.

Năm 2018: Ngày 31/01/2018 Tập đoàn TH true Milk khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên của TH tại Moscow Liên bang Nga Ngày 20/12/2018 đón nhận Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia lần thứ 3 liên tiếp Trong năm 2018, sữa TH true Milk đạt tăng trưởng gần 22% về sản lượng, tăng trưởng 30% về doanh thu.

Năm 2019: Vào ngày 22/10, TH tổ chức lễ công bố lô sản phẩm sữa đầu tiên được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Năm 2020: TH lần thứ 3 được tôn vinh Thương hiệu Quốc gia Đồng thời đứng thứ 2 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín nhất năm 2020, nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa.

Năm 2021: Sữa TH true MILK chính thức hoàn thành nhập khẩu 1.620 bò sữa giống cao sản HF từ Mỹ về trang trại bỏ tại Nghệ An.

Lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty thực phẩm sữa TH True Milk là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa Cụ thể, công ty thực hiện các hoạt động sau:

- Trang trại chăn nuôi bò sữa: TH True Milk hiện có 6 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng Phú Yên và Gia Lai Các trang trại này được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, với quy mô lớn, hiện đại, đảm bảo nguồn sữa tươi sạch nguyên chất cho sản xuất.

- Nhà máy chế biến sữa: TH True Milk hiện có 6 nhà máy chế biến sữa tại Nghệ An, Thanh Hòa, Lâm Đồng, Phú Yên và Gia Lai Các nhà máy này được trang bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao.

- Hệ thống phân phối: TH True Milk có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, hệ thống True Mark, và các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa

Danh mục sản phẩm: Sản phẩm hiện nay của TH trên thị trường gồm 4 hương vị đặc trưng: Sữa tươi nguyên chất (có đường, ít đường, không đường và dâu), hộp giấy với dung tích 1 lít, 180ml, 110ml và bịch giấy Ngoài ra TH True Milk còn có các sản phẩm từ sữa như: TH True Yogurt, sữa chua uống, TH True Ice Cream.

Sơ đồ tổ chức

Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo của TH true Milk gồm những cá nhân tài năng và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh là một đội ngũ đẳng cấp gồm các nhà lãnh đạo trong nước với kiến thức sâu rộng về thị trường nội địa và chuyên gia nước ngoài am hiều về những công nghệ tiên tiến

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty

Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Phòng Kinh doanh: lập kế hoạch và triển khai các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt được mục tiêu doanh số.

- Phòng Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình sản xuất của TH True Milk.

- Phòng Tài chính: Quản lý tài chính, kế toán và nguồn vốn của công ty.

Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức

- Phòng Nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, đảm bảo tuân thủ các quy định lao động và chính sách nhân sự của công ty.

- Phòng Marketing: Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo cho sản phẩm TH True Milk.

- Phòng Nghiên cứu và Phát triển: Tiến hành nghiên cứu, phát triển và cải tiến các sản phẩm TH True Milk, thử nghiệm lâm sàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tổng quan về tình hình kinh doanh của TH True Milk

Bắt đầu từ năm 2017, TH liên tục đà tăng trưởng thần tốc Lãi ròng năm 2017 là 319 tỷ đồng và năm 2018 là 450 tỷ đồng So sánh năm 2018 với năm trước hoàn toàn có thể thấy chỉ sau 5 năm, lãi ròng của TH đã tăng 15 lần Cần nhấn mạnh vấn đề rằng, đây là số lượng lãi ròng, đã trừ khấu hao, chính là ngân sách góp vốn đầu tư của tập đoàn lớn đã được trả bằng khấu hao gia tài rất lớn Năm 2018, TH đã cán mốc lệch giá hơn 7.000 tỷ đồng, vượt nhanh hơn lộ trình mà bà Thái Hương đã kiến thiết cho TH Thành tích này có được nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của mẫu sản phẩm sữa tươi

TH True Milk không chỉ giữ vững vị trí tiên phong trong ngành sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe, mà còn đạt được con số tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022. Nhiều ngành hàng của TH đạt mức tăng trưởng rất cao từ 10% đến 60% so với cùng kỳ 2021.

Năm 2022 đã ghi dấu ấn với việc TH true MILK tiếp tục cải tiến, tiên phong trong phân khúc các sản phẩm cao cấp từ sữa tươi sạch Lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm sữa tươi công thức TH true Milk Gold, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng toàn diện dành cho người lớn tuổi; mức tăng trưởng của các sản phẩm sữa chua ăn thương hiệu TH true YOGURT, với mức tăng trưởng 30%, cao hơn 8 lần so với mức tăng chung của ngành hàng (3.7%).

TH True milk trong tháng 7/2023 vừa qua đạt mức cao nhất 8.7 tỷ đồng và 35.8 nghìn về sản lượng Quy mô thị trường của TH true milk trong tháng 7/2023 cũng đạt mức8.7 tỷ về doanh số và tăng trưởng tốt hơn so với tháng 06/2023 61.5%.

Báo cáo của Nielsen cho thấy, thị phần ngành hàng sữa tươi của TH liên tục tăng trưởng và đạt 45% thị phần sản lượng sữa tươi ở khu vực thành thị, tiếp tục giữ vững vị trí tiên phong tại phân khúc này.

Theo báo cáo của Vietnam Brand Footprint 2023 (Dấu ấn thương hiệu Việt Nam – ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG) do Kantar Worldpanel VietNam thực hiện cho thấy: TH tiếp tục tiên phong trong “top 2 thương hiệu sữa và sản phẩm được người tiêu dùng thành thị lựa chọn nhiều nhất”

Năm 2023, doanh thu từ thương mại điện tử của TH True Milk tăng trưởng 45% so với năm 2022.

Hoạch định chiến lược Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH từ năm

Phân tích EFE và ma trận EFE của TH True Milk

2.1 Tiềm năng thâm nhập thị trường

TH True Milk có nhiều cơ hội mở rộng thị trường quốc tế nhờ vào xu hướng tiêu thụ sản phẩm sữa từ các nước đang phát triển Với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA, TH True Milk có thể giảm thiểu các rào cản thương mại và thuế quan, mở rộng khả năng tiếp cận đến các thị trường lớn như châu Âu và châu Á Bên cạnh đó, thương hiệu TH True Milk đã xây dựng được uy tín vững chắc trong nước, tạo nền tảng tốt cho việc thâm nhập vào các thị trường mới Điều này đặc biệt quan trọng khi người tiêu dùng nước ngoài ngày càng ưa chuộng các sản phẩm sữa có nguồn gốc tự nhiên và sạch, phù hợp với chiến lược kinh doanh của TH True Milk. Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, xuất khẩu sữa của Việt Nam đã tăng trưởng 20% trong năm 2023, cho thấy tiềm năng lớn trong việc mở rộng thị trường quốc tế

2.2 Khoa học công nghệ đổi mới liên tục Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất sữa là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của TH True Milk Công ty đã đầu tư mạnh vào các dây chuyền sản xuất hiện đại từ châu Âu, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí mà còn tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm, từ khâu chăn nuôi, thu hoạch đến chế biến và đóng gói Nhờ đó, TH True Milk có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính, đồng thời nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong nước Theo báo cáo tài chính của TH True Milk năm 2023, công ty đã đầu tư 50 triệu USD vào công nghệ sản xuất từ năm 2022 đến 2023 Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay thì khoa học công nghệ thay đổi liên tục.

2.3 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường

TH True Milk phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ cả các thương hiệu nội địa như Vinamilk, Nutifood và các thương hiệu quốc tế như FrieslandCampina, Abbott. Mỗi đối thủ đều có chiến lược và thế mạnh riêng, từ chất lượng sản phẩm, giá cả đến các chiến dịch tiếp thị Điều này đòi hỏi TH True Milk phải không ngừng cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời đầu tư mạnh vào các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu Cạnh tranh cũng đặt ra thách thức về việc duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng thông thái và có nhiều lựa chọn hơn Theo báo cáo thị trường sữa Việt Nam năm 2023, thị phần sữa của Vinamilk chiếm 45%, TH True Milk 30%, và các hãng khác 25%

2.4 GDP, thu nhập người dân

Sự tăng trưởng GDP và thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm sữa cao cấp và hữu cơ như của TH True Milk Thu nhập bình quân đầu người tăng, kéo theo nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng cũng tăng lên Điều này mở ra cơ hội lớn cho TH True Milk trong việc phát triển và tung ra các dòng sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và dinh dưỡng, tạo thêm cơ hội cho các sản phẩm sữa sạch và hữu cơ Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP Việt Nam đã tăng trưởng 3,52% vào năm 2023 so với năm 2022, và thu nhập bình quân đầu người đạt 101,9 triệu đồng/ người.

2.5 Nguồn nguyên liệu, sản phẩm

TH True Milk có lợi thế lớn từ việc tự chủ nguồn nguyên liệu thông qua hệ thống trang trại bò sữa hiện đại tại Nghệ An Điều này không chỉ giúp công ty kiểm soát chặt chẽ chất lượng sữa nguyên liệu mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, từ đó giảm chi phí và rủi ro về giá cả Việc tự chủ nguyên liệu cũng giúp TH True Milk nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt khi giá nguyên liệu nhập khẩu biến động Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất từ trang trại đến bàn ăn giúp công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người tiêu dùng và các thị trường quốc tế Theo báo cáo bền vững của

TH True Milk năm 2023, công ty tự cung cấp 70% nguyên liệu từ hệ thống trang trại bò sữa của mình.

2.6 Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người trẻ

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, với tỷ lệ người dưới 35 tuổi chiếm phần lớn Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng và có nhu cầu cao đối với các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa Người trẻ tuổi thường có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm mới, hiện việc phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của giới trẻ Hơn nữa, việc gia tăng ý thức về sức khỏe và dinh dưỡng trong giới trẻ cũng đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm sữa cao cấp và hữu cơ Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm 40% dân số Việt Nam

2.7 Thị hiếu người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm sạch, hữu cơ

Xu hướng tiêu dùng hiện nay đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các sản phẩm sạch, hữu cơ và thân thiện với môi trường Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và không chứa các chất độc hại Đây là một lợi thế lớn cho TH True Milk, vốn nổi tiếng với các sản phẩm sữa sạch và hữu cơ Bằng cách tiếp tục phát huy và quảng bá mạnh mẽ các giá trị này, TH True Milk có thể thu hút và giữ chân một lượng lớn khách hàng trung thành, đồng thời tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường Theo Nielsen Vietnam năm 2023, có tới 60% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên chọn các sản phẩm sạch và hữu cơ

Chỉ số tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, cho thấy sức mua của người tiêu dùng đang ngày càng mạnh mẽ Sự gia tăng này phản ánh một nền kinh tế phát triển ổn định và người dân có khả năng chi trả cao hơn cho các sản phẩm chất lượng Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành sữa, khi mà người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm sản phẩm dinh dưỡng mà còn sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn Với chiến lược kinh doanh tập trung vào sản phẩm sữa sạch và hữu cơ, TH True Milk có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần và tăng doanh thu Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng 4% trong năm 2023

2.9 Sản phẩm thay thế trên thị trường

Các sản phẩm thay thế như sữa hạt, sữa thực vật đang ngày càng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến thị phần của sữa động vật Sự gia tăng nhận thức về lợi ích sức khỏe của các sản phẩm sữa thực vật, cùng với xu hướng ăn chay và chế độ ăn lành mạnh, đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường này TH True Milk cần phải chú ý đến xu hướng này và có thể cân nhắc phát triển thêm các dòng sản phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Điều này không chỉ giúp công ty duy trì được thị phần mà còn mở rộng thêm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực mới Theo báo cáo thị trường sữa Việt Nam năm 2023, thị phần sữa thực vật đã tăng 10% trong năm 2023

2.10 Yếu tố chính trị, pháp luật (Tiêu chuẩn GMP, gia nhập WTO, TPP)

Các yếu tố chính trị và pháp luật, bao gồm các tiêu chuẩn về sản xuất (GMP) và các hiệp định thương mại tự do như WTO và TPP, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và mở rộng thị trường của TH True Milk Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu cao về quản lý chất lượng và quy trình sản xuất TH True Milk cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ và cải tiến quy trình để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và tận dụng tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại Theo Bộ Công Thương Việt Nam, Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn GMP vào năm 2022, điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất sữa như TH True Milk nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Stt Các yếu tố ngoại vi MĐQT HSPL Điểm

1 Tiềm năng thâm nhập thị trường 0.096 3.8 0.365

2 Khoa học công nghệ đổi mới liên tục 0.096 3.1 0.298

3 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường 0.084 2.9 0.244

4 GDP, thu nhập người dân 0.108 3.1 0.335

5 Nguồn nguyên liệu, sản phẩm 0.103 3.4 0.350

6 Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người trẻ

7 Thị yếu người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm sạch, hữu cơ

9 Sản phẩm thay thế trên thị trường 0.106 3.7 0.392

10 Yếu tố chính trị, pháp luật ( Tiêu chuẩn GMP,

Ma trận EFE của TH True Milk phản ánh rõ ràng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Các cơ hội như tiềm năng thâm nhập thị trường quốc tế và xu hướng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Cơ cấu dân số trẻ và nhu cầu sử dụng sữa ngày càng tăng cũng là những yếu tố tích cực Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và sự biến động của nguồn nguyên liệu GDP và thu nhập của người dân tăng trưởng cũng là một lợi thế giúp tăng nhu cầu tiêu dùng Tổng điểm 3.52 cho thấy

TH True Milk có nhiều cơ hội phát triển từ môi trường bên ngoài, nhưng cần chiến lược phù hợp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.

3 Phân tích IFE và Ma trận IFE

3.1 Đội ngũ nhân viên, cán bộ có trình độ

TH True Milk sở hữu đội ngũ nhân viên và cán bộ chuyên nghiệp, hiệu quả và năng động, gồm các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia Theo báo cáo từ TH Group, công ty có hơn 4.500 nhân viên, trong đó nhiều người được đào tạo tại các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới như Harvard, MIT, và Stanford Điều này giúp công ty duy trì chất lượng công việc cao và thúc đẩy sáng tạo trong các giải pháp kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Nguồn vốn lớn từ Bắc Á Bank, với số vốn đầu tư lên đến 2,7 tỷ USD, là một lợi thế lớn của TH True Milk Theo báo cáo tài chính năm 2023, sự hỗ trợ tài chính này cho phép công ty đầu tư vào công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển các sản phẩm mới Ví dụ, năm 2022, TH True Milk đã đầu tư 200 triệu USD vào dây chuyền sản xuất sữa hữu cơ, góp phần tăng sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm.

3.3 Quy trình sản xuất khép kín, hiện đại đến từ Châu Âu

TH True Milk áp dụng quy trình sản xuất khép kín và hiện đại từ Châu Âu, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm Quy trình này không chỉ đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao mà còn hỗ trợ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo báo cáo môi trường của công ty, quy trình sản xuất này đã giảm 30% lượng khí thải CO2 trong năm 2022 Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải hiện đại của công ty đã giúp tiết kiệm 20% lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất.

3.4 Thiết bị và công ngệ sản xuất hiện đại

Mục tiêu

- Xác định và phân tích các yếu tố bên ngoài (cơ hội và thách thức) và bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) ảnh hưởng đến TH True Milk.

- Kết hợp các kết quả phân tích để đề xuất các chiến lược ngắn hạn và dài hạn, giúp công ty phát triển và thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

- Đưa ra các biện pháp cải thiện điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của TH True Milk trên thị trường.

- Cung cấp thông tin và dữ liệu đầy đủ, chính xác để lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn, tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro.

Một số công cụ đề xuất chiến lược

1 Tiềm năng thâm nhập thị trường

2 GDP, thu nhập người dân

4 Cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người trẻ

5 Thị yếu người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm sạch, hữu cơ

1 Khoa học công nghệ đổi mới liên tục

2 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường

4 Sản phẩm thay thế trên thị trường

5 Yếu tố chính trị, pháp luật ( Tiêu chuẩn GMP, WTO, TPP) Điểm mạnh ( Strengths)

1 Đội ngũ nhân viên, cán bộ có trình độ

3 Quy trình sản xuất khép kín, hiện đại đến từ Châu Âu

4 Thiết bị và công ngệ sản xuất hiện đại

5 Người lãnh đạo nhạy bén, tầm nhìn rộng, điều hành doanh nghiệp theo đúng định hướng và tạo ra đúng giá trị

6 Văn hóa làm việc trong doanh nghiệp, tạo môi trường năng

Mở rộng thị phần hiện tại, khai thác các thị phần mới, tiếp cận các khu vực có nhiều tiềm năng.

Xây dựng củng cố thương hiệu sữa hữu cơ Phát triển nhiều dòng sản phẩm mới mang thương hiệu đặc trưng riêng của TH. Đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại, quy trình chuẩn Châu Âu, đầu tư vào tập huấn, huấn luyện chuyên môn nhân viên.

STTập trung chiếm lĩnh thị phần sữa tươi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khác, dùng thương hiệu sản phẩm hữu cơ thu hút khách hàng ( qua các hoạt động marketing).Cải tiến dây chuyền sản xuất hiện đại để tinh giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí quản lý bằng cách đào tạo nhân lực hiện đại thông qua học hỏi các chuyên gia nước ngoài. động, thoải mái

7 Khả năng cung cấp sản phẩm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng

Marketing, PR, quảng cáo thông minh nhắn tới sản phẩm hữu cơ thu hút khách hàng Điểm yếu ( Weaknesses)

1 Quy trình quản lý làm việc và quản lý tạo ra sản phẩm nghiêm ngặt

2 Giá sản phẩm tương đối cao so với thị trường

WO Xây dựng hệ thống quản lý quy trình theo tiêu chuẩn Châu Âu nằm tạo ra một doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Đầu tư vào hệ thống sản xuất, chăn nuôi, tự tạo ra nguồn đầu vào và tạo ra các sản phẩm với giá thành rẻ hơn với nhiều ưu đãi cho người tiêu dùng

WT Xem xét cắt giảm các chi phí không cần thiết, xử lý các dự án hay phương án sản xuất không hiệu quả nhằm tạo ra giá thành tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Dùng quy trình sản xuất và quản lý tiêu chuẩn đáp ứng các yếu tố của các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Vị trí chiến lược bên trong Điểm số Vị trí chiến lược bên ngoài Điểm số Sức mạnh tài chính ( FS) Sự ổn định của môi trường

Khả năng thanh toán 5.2 Sự thay đổi công nghệ -2.1

Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần 1.9 Phạm vi giá của các sản phẩm cạnh tranh

Sự dễ dàng rút lui khỏi thị trường

4.3 Rào cản gia nhập ngành -3.8

Vòng quay hàng tồn kho 4.9 Áp lực cạnh tranh -3.3

Lợi thế cạnh tranh ( CA) Sức mạnh của ngành ( IS)

Thị phần -1.7 Mức tăng trưởng tiềm năng 5.7

Chất lượng sản phẩm -1.2 Mức lợi nhuận tiềm năng 5.6

Bí quyết công nghệ -5.3 Quy mô vốn 2.1

Chu kỳ sống của sản phẩm -1.4 Sự ổn định về tài chính 4.9

Sự kiểm soát đối với nhà cung cấp và người phân phối

-2.6 Sử dụng năng suất, công suất 4.7

Như vậy thông qua xây dựng ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động( SPACE) dựa trên các thông tin về doanh nghiệp TH True Milk và môi trường ngành,kết quả cho thấy công ty TH True Milk đang có lợi thế tương đối về tài chính (2,16) và nằm trong ngành có tốc độ phát triển ổn định (1,3 ) Như vậy loại chiến lược phù hợp cho TH True Milk là chiến lược tấn công, bao gồm các chiến lược như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp về phía sau, kết hợp về phía trước, v.v TH True Milk đang ở vị thế tốt để tận dụng các điểm mạnh bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài, vượt qua các điểm yếu bên trong và né tránh được các mối hiểm.

CẢM NHẬN, BẢNG ĐÁNH GIÁ

Cảm nhận

Hoạch định chiến lược cho TH True Milk trong giai đoạn 2024-2027 đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng và lập kế hoạch chi tiết Việc đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) giúp xác định điểm mạnh như đội ngũ nhân viên trình độ cao, quy trình sản xuất hiện đại, và thương hiệu mạnh, cùng với điểm yếu như giá sản phẩm cao so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, việc phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) cho thấy nhiều cơ hội phát triển như thị trường tiêu dùng tăng trưởng và xu hướng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ, cùng các thách thức từ sự cạnh tranh khốc liệt và biến đổi khí hậu.

Thông qua quá trình này, công ty có thể xác định rõ ràng các ưu tiên chiến lược và phát triển các kế hoạch hành động cụ thể Việc sử dụng ma trận SWOT, SPACE để kết hợp các yếu tố nội tại và ngoại vi giúp tạo ra các chiến lược tối ưu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của TH True Milk Hoạch định chiến lược không chỉ giúp công ty định hướng rõ ràng mục tiêu phát triển mà còn cung cấp nền tảng vững chắc để đối phó với các biến động và thách thức từ môi trường kinh doanh.

Bảng đánh giá

Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành ( %) Đổ Thành Đạt 2221000403 Nhóm trưởng, phần 3, phần 4, chình Word, thuyết trình, support PowerPoint

Lê Thị Thúy Hiền 2221000469 Phần 1,

Lê Quốc Kiệt 2221000516 Phần 2, lead

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w