1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

truyện kể dân gian nambộtừgócnhìnẩndụý niệm

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện Kể Dân Gian Nam Bộ Từ Góc Nhìn Ẩn Dụ Ý Niệm
Tác giả Lâm Minh Khôi
Người hướng dẫn PTS. Đào Duy Tùng
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 238,02 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, khi ngôn ngữ học trinhận phát triển, khái niệm ẩn dụ không còn là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần mà làmột hệ thống các ý niệm, một quá trình gồm các nguyên tắ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SAU ĐẠI HỌC

LÂM MINH KHÔI

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ TỪ GÓC NHÌN ẨN DỤ

Ý NIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SAU ĐẠI HỌC

LÂM MINH KHÔI

MÃ SỐ HỌC VIÊN: M2322003

TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ TỪ GÓC NHÌN ẨN DỤ

Ý NIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS ĐÀO DUY TÙNG

CẦN THƠ THÁNG 08/2024

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ẩn dụ đã được nghiên cứu từ thời cổ đại Tuy nhiên, từ trước đến nay khái niệm ẩn dụ thường được biết đến với ở góc nhìn là một phép chuyển nghĩa, một biện pháp tu từ hay một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần Trong những năm gần đây, khi ngôn ngữ học tri nhận phát triển, khái niệm ẩn dụ không còn là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần mà là một hệ thống các ý niệm, một quá trình gồm các nguyên tắc tri nhận giúp hình thành tri thức

Truyện kể dân gian là một phần trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, là những câu truyện được ông cha ta sáng tác và lưu truyền nhau bằng hình thức truyền miệng từ đời này sang đời khác Phần lớn truyện kể dân gian là thể loại văn xuôi tự sự, bao gồm các thể loại như: sự tích thần kỳ và hoang đường, cổ tích, truyền thuyết, giai thoại, cố sự, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trạng…

Với lịch sử khai phá trên dưới ba trăm năm, vùng đất Nam Bộ đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa cũng như đặc điểm của văn học dân gian nơi đây Tuy nhiên văn hóa và văn học dân gian của vùng đất này không mới, nó không bắt đầu từ con số không mà phát triển dựa trên truyền thống văn hóa cổ xưa Do đó, nó có sự những điểm giống và khác nhau so với văn học dân gian bởi vì sự mới mẻ về không gian, vị trí địa lý, điều kiện lịch

sử - xã hội…

Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong văn học dân gian Việt Nam thực sự không phải là một đề tài quá mới Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây phần lớn tập trung phản ánh ẩn

dụ ý niệm trong thể loại văn vần như: ca dao, tục ngữ, thành ngữ…Do đó, nghiên cứu truyện kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm giúp nghiên cứu về truyện kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn mới, góp phần nghiên cứu toàn diện hơn về văn học dân gian nói chung và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng Từ đó, khám phá kho tàng kinh nghiệm, văn hóa dân gian được đúc kết, lưu giữ và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác Đồng thời, thấy được tư duy của người Nam Bộ và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trang 4

Ẩn dụ là một phương tiện ngôn ngữ độc đáo xuất hiện trong đại đa số các ngôn ngữ trên thế giới Ẩn dụ thể hiện trong mọi cấp độ hoạt động xã hội, không chỉ trong ngôn ngữ văn chương mà còn trong ngôn ngữ báo chí, triết học, chính trị…

Ngôn ngữ học truyền thống xem ẩn dụ là một phương thức phát triển nghĩa mới của

từ (ẩn dụ từ vựng) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ) Đến đầu những năm 50 của thế kỷ XX, những khám phá về tri nhận mới được tìm hiểu tạo ra khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận, nhưng phải đến năm 80 thì lý thuyết mới về ẩn dụ mới chính thức được nhìn nhận và dần hình thành nên lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Những tư tưởng mang tính đột phá về ẩn dụ ý niệm đã xuất hiện trong tiểu luận The

Philosophy of Rhetoric (Triết học tu từ) của I A Richards (1936) và tiểu luận Metaphor

(Ẩn dụ) của M Black (1955)

Ở lĩnh vực tri nhận, cuốn sách Chúng ta sống bằng ẩn dụ của George Lakoff và

Mark Johnson (1980) được các nhà nghiên cứu đánh giá cao và mang tính đột phá về ẩn

dụ Và chính hai nhà nghiên cứu George Lakoff và Mark Johnson đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Vấn đề nghiên cứu ẩn dụ ý niệm đã xuất hiện và phát triển ở Việt Nam vào những năm cuối của thế kỉ XX Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được nghiên cứu rộ lên trong những năm gần đây

Ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng là vấn đề đã được nghiên cứu khá nhiều trong các bài báo khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ Tuy nhiên, các chuyên luận, chuyên khảo, sách về lý thuyết ẩn dụ ý niệm còn tương đối ít Trong mục này, tác giả luận văn chọn tổng thuật những công trình với hai lý do chính là: là bài viết tiêu biểu có ý nghĩa về lý luận hoặc bài viết có liên quan đến định hướng nghiên cứu

Năm 1994, với bài viết Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian Lý Toàn Thắng đã giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam Năm 2007, trong bài viết Nhận thức, tri nhận

-hai hay một, Trần Văn Cơ cho rằng cách dịch thuật ngữ tri nhận của Lý Toàn Thắng là

hợp lý và chưa có cách dịch nào hợp lý hơn Tiếp đó, phải kể đến các công trình của tác

giả Trần Văn Cơ như: Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) (2007) và Khảo luận

ẩn dụ tri nhận (2009), đây là những cuốn sách tiếng Việt cần thiết cho những ai muốn

bước đầu đi vào tri nhận luận Đến năm 2011, Trần Văn Cơ tiếp tục cho xuất bản cuốn

Ngôn ngữ học tri nhận - Từ điển tường giải và đối chiếu trong cuốn này giải thích các

thuật ngữ cơ bản trong ngôn ngữ học tri nhận, cung cấp tiểu sử và tác phẩm cơ bản của các tác giả có liên quan trong khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới Một số bài viết trên các báo, tạp chí của tác giả Trần Văn Cơ cũng đều xoay quanh các vấn đề của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là Việt ngữ học tri nhận

Trang 5

Như đã đề cập, sách, chuyên luận, chuyên khảo về ẩn dụ ý niệm còn khá ít nhưng bài viết, luận văn, luận án về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm đã khá phổ biến, các tác giả đã vận dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm vào việc khảo sát các sáng tác văn học, có thể

kể đến:

Luận án Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng

Việt của Phan Thế Hưng đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của ẩn dụ ý niệm, trong đó đặc

điểm nổi bật về chức năng của ẩn dụ là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn các ý niệm, không chỉ là các phương thức tu từ của ngôn ngữ, mà còn là quy trình tự nhiên của nhận thức về tư duy

Luận án Ẩn dụ ý niệm miền “Đồ ăn” trong tiếng Việt của Nguyễn Thị Bích Hợp đã

chỉ ra một số lý thuyết về ẩn dụ ý niệm Từ đó, làm nổi bật miền ý niệm “ĐỒ ĂN” với các ý niệm, biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ, mô hình tri nhận và minh họa những trường hợp cụ thể

Luận văn thạc sĩ Thơ Trần Đăng Khoa từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm của Đinh Lam

Trường đã hệ thống lại lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng Thông qua phân tích các tác phẩm thơ của Trần Đăng Khoa từ góc nhìn

ẩn dụ ý niệm, Đinh Lam Trường đã chỉ ra được tư duy và cảm nhận được đúc kết từ chính

tư duy và sự trải nghiệm của Trần Đăng Khoa

Nguyễn Thị Lan Anh với bài viết Ẩn dụ ý niệm về CON NGƯỜI trong truyện ngắn

“Chí Phèo” của Nam Cao đã phân tích cấu trúc chiếu xạ của hai ẩn dụ ý niệm về CON

NGƯỜI từ góc nhìn tri nhận Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra mối liên hệ giữa kinh nghiệm

cá nhân, văn hóa dân tộc Việt với quá trình nhà văn nhận thức về con người

Nói về nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong văn học dân gian Việt Nam có thể kể đến các trong trình sau:

Luận án Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Ngô Tuyết Phượng

đã góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư duy Những sự vật, hiện tượng phi vật chất được thể hiện thông qua sự miêu tả các sự vật, hiện tượng hữu hình Qua đó, thấy được ẩn dụ ý niệm trên các phạm trù CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI, GIÀU, NGHÈO, CUỘC SỐNG VÀ SÔNG NƯỚC trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có mối quan hệ biện chứng với nhau Luận án đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về ý niệm cấu trúc có trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam như: CUỘC SỐNG LÀ CỦA CẢI, ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI, CUỘC ĐỜI LÀ NGỤC TÙ, GIẬN LÀ NHIỆT, GIÀU LÀ MỘT THỰC THỂ VẬN ĐỘNG, NGHÈO LÀ MỘT THỰC THỂ VẬN ĐỘNG Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra được ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định vị trong thành ngữ, tục

Trang 6

ngữ Việt Nam Trên cơ sở đó, luận án đã đi sâu vào khảo sát trường hợp cụ thể: ẩn dụ ý niệm có miền nguồn là sông nước

Luận án Ẩn dụ ý niệm trong ca dao Nam Bộ của Đào Duy Tùng đã góp phần xác

đinh cơ chế tri nhận của người Việt Nam Bộ trong mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ - văn hóa Nam Bộ - người Việt Nam Bộ Công trình nghiên cứu đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về ý niệm cấu trúc có trong ca dao Nam Bộ như: CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ SIÊU NHIÊN, CON NGƯỜI LÀ TỰ NHIÊN Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra được ẩn dụ bản thể trong ca dao Nam Bộ như: ẩn dụ ý niệm DUYÊN, ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU, ẩn dụ ý niệm SẦU Ngoài ra, ẩn dụ ý niệm định vị trong ca dao Nam Bộ cũng được tập trung phân tích: ẩn dụ ý niệm CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH CỰC/TIỀN TÀI LÀ TIÊU CỰC, HẠNH PHÚC LÀ TÍCH CỰC/ KHỔ ĐAU LÀ TIÊU CỰC

Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ ý niệm Buồn - Vui trong ca dao của người Việt của Hoàng

Thị Thu Trang đã góp phần đi sâu hơi vào tìm hiểu ý niệm của ca dao Người Việt Luận văn đã chứng minh trong ca dao người Việt có các biểu thức ẩn dụ ý niệm cấu trúc như: BUỒN LÀ NƯỚC MẮT, BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN, BUỒN LÀ CHIA CÁCH, BUỒN

LÀ ÂM THANH, BUỒN LÀ MỘT THỰC THỂ, VUI LÀ NỤ CƯỜI, VUI LÀ THIÊN NHIÊN, VUI LÀ SUM HỌP, VUI LÀ ÂM THANH, VUI LÀ LỄ HỘI Ngoài ra, các biểu thức ẩn dụ ý niệm bản thể BỘ PHẬN CƠ THỂ LÀ VẬT CHỨA TÌNH CẢM BUỒN,

BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA TÌNH CẢM VUI và ẩn dụ định hướng BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG DƯỚI cũng được luận văn trình bày một cách khoa học

3.Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu truyện kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm là tìm hiểu ẩn dụ ý niệm, phương thức tư duy của người việc ở Nam Bộ

Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ẩn dụ ý niệm, nhận diện, khảo sát, thống kê các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ trong truyện kể dân gian Nam Bộ

Tiến hành khảo sát truyện kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm để làm rõ vai trò của ẩn dụ ý niệm truyện kể dân gian Nam Bộ Từ đó, thấy được cách tri nhận của người Nam Bộ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữ con người với con người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là truyện kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm Ẩn

dụ ý niệm có đơn vị cơ sở là ý niệm Truyện kể dân gian Nam Bộ có rất nhiều ý niệm mang bản chất ẩn dụ Vì vậy luận văn nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu truyện

kể dân gian Nam Bộ từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: tư liệu nghiên cứu trong luận văn là công trình của Huỳnh

Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương (sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu), Tổng tập văn học dân

gian Nam Bộ tập 1 (Truyện kể dân gian Nam Bộ), Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2020.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp như sau: phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp mô hình hóa

5.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Sau khi nhận dạng biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ và khái quát hóa ẩn dụ ý niệm, tác giả luận văn tiến hành thống kê, phân loại các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ theo cách phân loại

ẩn dụ ý niệm theo chức năng tri nhận Từ đó, thấy được chủ đề nổi bật, tần số xuất hiện và giá trị biểu đạt của ẩn dụ ý niệm trong truyện kể dân gian Nam Bộ

5.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để phân tích cơ chế ánh xạ, các thuộc tính tương tác trong các ẩn dụ ý niệm Trên cơ sở đó luận văn tổng hợp các bộ phận cấu thành ẩn dụ ý niệm trong truyện kể dân gian Nam Bộ

5.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Các ẩn dụ ý niệm được hình thành dựa trên cơ sở kinh nghiệm phong phú của con người mà George Lakoff và Mark Johnson gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm nên để lý giải các ẩn dụ ý niệm luận văn cần phải dựa trên nhiều phương diện khác nhau như: ngôn ngữ, triết học, văn hóa, sinh học, địa lý

5.4 Phương pháp mô hình hóa

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp mô hình hóa qua các lược đồ ánh xạ, ẩn dụ, lược đồ hình ảnh để lý giải cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm trong truyện kể dân gian Nam

Bộ một cách trực quan

6 Đóng góp của luận văn

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích các truyện kể dân gian Nam Bộ dưới một góc nhìn mới Các kết quả nghiên cứu còn có ý nghĩa nhất định đối với các nhà nghiên cứu, giáo viên và cả những người quan tâm đến truyện kể dân gian Nam Bộ một góc nhìn về tư duy - ngôn ngữ - văn hóa - con người trong thể loại truyện kể trong mối tương quan với các thể loại văn học dân gian khác như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố Đồng thời những đóng góp này phần nào sẽ giúp cho các độc

Trang 8

giả Việt Nam có thêm hiểu biết và cách nhìn về ẩn dụ ý niệm với sự hành chức của nó trong văn học dân gian nói chung

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong chương cơ sở lý luận luận văn sẽ giới thuyết một số khái niệm có tính chất ẩn

dụ, như: khái niệm ẩn dụ ý niệm, ý niệm, ẩn dụ ý niệm và biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ, miền nguồn, miền đích và ánh xạ, tương đồng và tương quan, các loại ẩn dụ ý niệm và tìm hiểu khái niệm, các thể loại, giá trị, đặc trưng cơ bản, nội dung phản ánh và một số phương diện nghệ thuật trong truyện kể dân gian Nam Bộ

Chương 2: Mô hình tri nhận trong truyện kể dân gian Nam Bộ

Chương này luận văn đi vào phân tích mô hình tri nhận trong truyện kể dân gian Nam Bộ như: các miền nguồn tiêu biểu, các miền đích tiêu biểu và cơ chế ánh xạ của các

ẩn dụ ý niệm

Chương 3: Một số ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong thơ Trần Đăng Khoa

Chương này luận văn đi vào phân tích chi tiết các ẩn dụ ý niệm theo cách phân loại dựa vào chức năng tri nhận xuất hiện trong truyện kể dân gian Nam Bộ (ẩn dụ ấu trúc, ẩn

dụ bản thể, ẩn dụ định vị) như CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT, CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT, CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN, TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM, TÌNH YÊU LÀ CHUYẾN ĐI, CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN ĐI, CON NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA, BỆNH/TẬT LÀ CÁI XẤU, CƯƠNG THƯỜNG LÀ ĐI LÊN/TIỀN TÀI LÀ ĐI XUỐNG, TÀI GIỎI LÀ ĐI LÊN/VÔ DỤNG LÀ ĐI XUỐNG, THÔNG MINH LÀ ĐI LÊN/NGU NGỐC LÀ ĐI XUỐNG, DŨNG CẢM LÀ ĐI LÊN/HÈN NHÁT LÀ ĐI XUỐNG, CHĂM CHỈ LÀ ĐI LÊN/LƯỜI BIẾNG LÀ ĐI XUỐNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Giới thuyết về ẩn dụ ý niệm

1.1.1 Khái niệm ẩn dụ ý niệm

1.1.2 Ẩn dụ ý niệm và biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ

1.1.3 Miền nguồn, miền đích và ánh xạ

1.1.4 Phân loại ẩn dụ ý niệm

1.1.5 Tương đồng và tương quan

Trang 9

1.2 Giới thuyết về truyện kể dân gian Nam Bộ

1.2.1 Khái niệm truyện kể dân gian Nam Bộ

1.2.2 Một số thể loại truyện kể dân gian Nam Bộ

1.2.3 Ảnh hưởng của truyện kể dân gian đến đời sống tinh thần người Nam Bộ

1.2.4 Đặc trưng cơ bản của truyện kể dân gian Nam Bộ

1.2.5 Nội dung phản ánh trong truyện kể dân gian Nam Bộ

1.2.6 Một số phương diện nghệ thuật trong truyện kể dân gian Nam Bộ

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TRI NHẬN TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM BỘ 2.1 Hệ thống ẩn dụ ý niệm trong truyện kể dân gian Nam Bộ

2.2 Các miền đích tiêu biểu trong truyện kể dân gian Nam Bộ

2.2.1 Miền đích CON NGƯỜI

2.2.2 Miền đích TÌNH YÊU

2.2.3 Miền đích CUỘC ĐỜI

2.2.3 Miền đích CÁI XẤU

2.3 Các miền nguồn tiêu biểu trong truyện kể dân gian Nam Bộ

2.3.1 Miền nguồn ĐỘNG VẬT

2.3.2 Miền nguồn THỰC VẬT

2.3.3 Miền nguồn THỰC THỂ TỰ NHIÊN

2.3.4 Miền nguồn VẬT CHỨA

2.3.5 Miền nguồn SỰ SAY ĐẮM

2.3.6 Miền nguồn CHUYẾN ĐI

2.3.7 Miền nguồn BỆNH/TẬT

2.4 Cơ chế ánh xạ trong truyện kể dân gian Nam Bộ

2.4.1 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn ĐỘNG VẬT đến miền đích CON NGƯỜI

2.4.2 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn THỰC VẬT đến miền đích CON NGƯỜI

2.4.3 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn THỰC THỂ TỰ NHIÊN đến miền đích CON NGƯỜI

Trang 10

2.4.4 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn VẬT CHỨA đến miền đích CON NGƯỜI

2.4.5 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn SỰ SAY ĐẮM đến miền đích TÌNH YÊU

2.4.6 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn CHUYẾN ĐI đến miền đích TÌNH YÊU

2.4.7 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn CHUYẾN ĐI đến miền đích CUỘC ĐỜI

2.4.8 Cơ chế ánh xạ từ miền nguồn BỆNH/TẬT đến miền đích CÁI XẤU

Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN NAM

BỘ 3.1 Ẩn dụ cấu trúc trong truyện kể dân gian Nam Bộ

3.1.1 CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT

3.1.2 CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT

3.1.3 CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN

3.1.3 TÌNH YÊU LÀ SỰ SAY ĐẮM

3.1.4 TÌNH YÊU LÀ CHUYẾN ĐI

3.4.5 CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN ĐI

3.2 Ẩn dụ bản thể trong truyện kể dân gian Nam Bộ

3.2.1 CON NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA

3.2.2 BỆNH/TẬT LÀ CÁI XẤU

3.3 Ẩn dụ định vị trong truyện kể dân gian Nam Bộ

3.2.1 CƯƠNG THƯỜNG LÀ ĐI LÊN/TIỀN TÀI LÀ ĐI XUỐNG

3.2.2 TÀI GIỎI LÀ ĐI LÊN/VÔ DỤNG LÀ ĐI XUỐNG

3.2.3 THÔNG MINH LÀ ĐI LÊN/NGU NGỐC LÀ ĐI XUỐNG

3.2.4 DŨNG CẢM LÀ ĐI LÊN/HÈN NHÁT LÀ ĐI XUỐNG

3.2.5 CHĂM CHỈ LÀ ĐI LÊN/LƯỜI BIẾNG LÀ ĐI XUỐNG

Tiểu kết chương 3

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w