1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận dân sự buổi 7 luật dân sự 1

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thảo luận dân sự buổi 7 luật dân sự 1. Bài tập thảo luận dân sự. Lưu ý: Chỉ tham khảo không copy và không đúng 100%

Trang 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA Văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

2 Bộ luật dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005

3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 (Luật số 52/2010/QH12) ngày 17/6/2010

4 Luật Hộ tịch năm 2014 (Luật số 60/2014/QH13) ngày 20/11/2014

5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ngày 29/12/1959

6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC BTP ngày 03/01/2001 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Tư pháp (BTP) hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10

7 Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/hđtp ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế (Nghị quyết số 02/HĐTP)

B Tài liệu tham khảo

1 Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; Án lệ số 41/2021/AL.

2 Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

2. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC BTP ngày 03/01/2001 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Tư pháp (BTP) hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Thong-tu-lien-tich-01-2001-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-thi-hanh-Luat-Hon-nhan-gia-dinh-huong-dan-Nghi-quyet-35-2000-QH10-47274.aspx

Trang 2

3. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/hđtp ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-quyet-02-HDTP-Ap-dung-quy-dinh-cua-phap-lenh-thua-ke-42168.aspx

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

Mục lục

VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN 1

Tóm tắt: Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12-02-2009 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội 11.1 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật? 11.2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án số 20 21.3 Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 21.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao? .21.5 Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 31.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong Bản án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 31.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trảlời 31.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có gì khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý trả lời 41.9 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụThát trong Bản án số 20 41.10 Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời 51.11 Suy nghĩ của anh chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1 để lại không? Đoạn nào của Án lệ cho câu trả lời 5

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN 6

Tóm tắt: Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20-04-2012 của Toà dân sự TANDTC 62.1 Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 72.2 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 72.3 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 72.4 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 8

Trang 4

2.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần 82.6 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được thừa hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao? 82.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng 92.8 Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao? 92.9 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 92.10 Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát? 92.11 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến 102.12 Ở Việt Nam, con dâu, con rể của người để lại di sản có là người thừa kế của người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 102.13 Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết 11

VẤN ĐỀ 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/ CHỒNG 11

3.1.Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao? 113.2 Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu cơsở pháp lý khi trả lời 113.3 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao? 123.4 Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 123.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ Tần 123.6 Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay 13

VẤN ĐỀ 4: THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI, THỨ BA 13

Tóm tắt: Bản án số 69/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 134.1 Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của cụ T5 không? Vì sao? 134.2 Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong trườnghợp từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền hưởng di sản) không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết 14

Trang 5

4.3 Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 144.4 Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 144.5 Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 154.6 Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được hưởng thừa kế thế vị không? 154.7 Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 154.8 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 164.9 Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 164.10 Theo anh/chị, có nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp thừa kế theo di chúc không? Vì sao? 174.11 Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba? 174.12 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời điểm mở thừa kế không? Vì sao? 174.13 Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời điểm mở thừa kế không? Vì sao? 184.14 Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc trên? Vì sao? 184.15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai) 18

Trang 6

VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢNTóm tắt: Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12-02-2009 của Toà phúc thẩm

TANDTC tại Hà Nội.

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển, Nguyễn Thị Tiến

Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng.

Cụ Thát và cụ Tần có bốn người con chung trong đó có ông Thăng, ngoài ra cụ Thát còn có con riêng với cụ Thứ là bà Tiến Khi cụ Thứ và cụ Thát chết đều không để lại di chúc Nguyện vọng của các nguyên đơn lúc đầu chỉ xin cho bà Tiến dãy nhà kéo thẳng hết cõi đất như lời dặn dò của cụ Tần hoặc là ông Thăng cho bà Tiến 100m2 đất nhưng ông Thăng không đồng ý Nay các bà đề nghị Tòa án chia thừa kế theo pháp luật Về phía ông Thăng, ông không công nhận cụ Thứ là vợ của cụ Thát vì cụ Thứ ở nhà ông là do gia đình cho ở nhờ Và việc bà Tiến (con cụ Thứ) nhận là con của bố ông là không có cơ sở vì khi mẹ ông còn sống, bà chưa bao giờ đề cập đến việc bà Tiến là con của bố ông nên ông cho rằng bà Tiến không có quyền nhận di sản để lại từ cha mẹ ông Nhưng ông không đưa ra được giấy tờ chứng minh Theo Toà án, tại phiên toà phúc thẩm ông Thăng giữ nguyên đơn kháng cáo đề nghị huỷ án sơ thẩm với ly do mẹ ông là bà Tần có để lại di chúc song Toà án cấp sơ thẩm lại giải quyết chia thừa kế theo pháp luật Quyết định của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao Hà Nội là: Chấp nhận đơnyêu cầu chia thừa kế của bà Tiến, bà Bằng, bà Triển đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ Vì Toà có đầy đủ căn cứ xác nhận bà Tiến là con riêng của cụ Thát với cụ Thứ (thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát) Đồng thời Tòa cũng khẳng định cụ Thát có hai bà vợ là cụ Tần và cụ Thứ, cụ Thứ là vợ hợp pháp của cụ Thát chứ không phải người ở nhờ như lời khai của ông Thăng Vì vậy, bà Tiến có quyền hưởng toàn bộ phần di sản mà mẹ mình là cụ Thứ để lại là phần tài sản chung trong hôn nhân được chia sau khi cụ Thát mất và một phần tài sản của cụ Thát - là cha đẻ của mình.

1.1 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?

- Điều 650 BLDS 2015 quy định trường hợp thừa kế theo pháp luậtCSPL: Điều 650 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

“1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ngườilập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Trang 7

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

1.2 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án số 20.

Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án số 20 là hợp lí Vì Cụ Thát mất năm 1961 cụ Thứ mất năm 1994 các cụ đều không để lại di chúc CụTần mất năm 1995 cũng chỉ dặn dò lại cho bà Bằng chấp bút ghi lại ngày 8-6-1994 nên căn cứ vào điều 651 BLDS 2005 thì di chúc này không đủ điều kiện để được xem là di chúc hợp pháp Do đó theo điểm a, b khoản 1 Điều 675 BLDS 2005 di sản trong vụ việc phải được chia theo pháp luật, vì vậy xử lí của tòa án là hợp pháp và hoàn toàn có cơ sở.

1.3 Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất.CSPL:Tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015

“Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật

1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chịruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chếtlà bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà ngườichết là cụ nội, cụ ngoại.”

1.4 Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao?

- Hai cụ không đăng ký kết hôn vì theo bản án dân sự các bị đơn trình bày như sau:

“Năm 1956 cải cách ruộng đất vì nhiều đất nên bị quy thành phần địa chủ Bố mẹcác bà nói với cụ Thứ tố khổ để được chia 1/2 nhà Sau đó Nhà nước sửa sai giađình các được bà được trả lại nhà đất, bố mẹ các bà vẫn chung sống cùng nhau.sau khi bố các bà mất, 2 mẹ vẫn cùng nhau nuôi dạy các con”

Như vậy thì cụ Thất và cụ Thứ chỉ sống chung như vợ chồng từ năm 1956 chứkhông đăng ký kết hôn.

2

Trang 8

1.5 Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau trong những trường hợp sau:

Những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau trong trường hợp người để lại di sản để lại di chúc hợp pháp chỉ định người còn lại được hưởng thừa kế của mình Căn cứ theo Điều 626 BLDS 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

“1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.

Đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng hợp pháp mà không đăng kýkết hôn thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận là hôn nhân thực tế, nếu một trong hai bên chết thì bên còn lại có quyền hường di sản thừa kế của bên chết để lại Căn cứ theo mục l Phần II Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thầm phán Toà án nhân dân tối cao: "a Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lậptrước ngày

03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thi bên vợ hoặc chồng con sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thửa kể.

b Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau:

- Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý;

- Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án”.

1.6 Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong Bản án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

- Trong Bản án số 20, ngoài việc sống với cụ Thứ thì cụ Thát còn sống với cụ Tần, thể hiện qua đoạn: “Bố mẹ các bà là cụ Nguyễn Tất Thát (chết năm 1961) có 2 vợ, vợ cả là cụ Nguyễn Thị Tần (chết năm 1995), vợ hai là cụ Phạm Thị Thứ (chết năm 1994).”

1.7 Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ không được xem là người thừa kế của cụ Thát Vì:

Trang 9

+ Điều 5 LHNVGĐ 1959 quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”.

+ Điểm a khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP1 ngày 19-10-1990:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố LHNVGĐ 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bốdanh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

Theo CSPL trên thì mốc thời gian áp dụng LHNVGĐ 1959 đối với miền Bắc là sau ngày 13-01-1960 nên nếu cụ Thứ và cụ Thát chỉ sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì không thuộc các trường hợp được quy định như trên cho nên cụ Thứ không được xem là người thừa kế của cụ Thát.

1.8 Câu trả lời cho câu hỏi trên có gì khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ởmiền Nam? Nêu cơ sở pháp lý trả lời.

- Câu trả lời cho câu hỏi trên là khác nhau khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam Căn cứ vào nghị quyết số 02/HĐTP, ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế, tại khoản a Mục 4 của Nghị quyết quyđịnh như sau:

“ a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

Nếu cụ Thát và cụ Thứ bắt đầu sống chung vào cuối năm 1960 ở miền Nam thì vẫn được xem là vợ chồng hợp pháp đồng thời cụ Thứ và cụ Tần được hưởng di sản củacụ Thát, cả hai đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất vì thời gian áp dụng nghị quyết ở miền Nam là trước ngày 25-3-1977

1.9 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế củacụ Thát trong Bản án số 20

Theo em việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát trong Bản án số 20 là hoàn toàn chính xác bởi vì theo điểm a Khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-

1 Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/hđtp ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế,

4

Trang 10

3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”

Vì cụ Thát đã xác lập quan hệ vợ chồng với cụ Thứ và cụ Tần trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực tại khu vực miền Bắc, nên theo quy định củaLuật thì cả 2 đều là vợ của vụ Thát và đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát.

1.10 Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời.

- Trong án lệ số 41/2021/AL bà T2 không được hưởng di sản do ông T1 để lại, bà S được hưởng di sản do ông T1 để lại.

- Trong phần nhận định của Tòa án, ở đoạn [3]:”Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông Dcó con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng” cho thấy bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 Trong đoạn [4]: ”Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có căn cứ” cho thấy bà S được hưởng di sản của ông T1.

1.11 Suy nghĩ của anh chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1 để lại không? Đoạn nào của Án lệ cho câu trả lời

Việc án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T để lại là hợp lý bởi lẽ :

Thứ nhất, giữa ông T1 và bà T2 không đăng ký kết hôn, chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân thực tế đến năm 1982 Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC VKSNDTC-BTP :

“1 Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.2

2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC BTP ngày 03/01/2001 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Tư pháp (BTP) hướng dẫn thi hành Nghị quyết số

7/4/2024.

Trang 11

2 Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyếtsố 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau”

Theo khoản 1 thì quan hệ hôn nhân của ông T1 và bà T2 được công nhận được xác lập trước đó là trước năm 1982 , trước khoảng thời gian này quan hệ hôn nhân thực tế giữa họ tồn tại và được xem là vợ chồng Nếu ông T1 chết tại thời điểm này thì bà T2 được hưởng di sản nhưng bà T2 đã bỏ đi từ sau năm 1982 và không còn liên quan đến ông T1 từ thời điểm đó Đồng thời cả hai cũng đã có quan hệ hôn nhân riêng khác Kể từ thời điểm bà T2 rời đi thì quan hệ hôn nhân thực tế giữa họ đã chấm dứt

Thứ hai, Ông T1 và bà S sống chung kể từ năm 1985 , có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, được công nhận là hôn nhân thực tế theo cơ sở pháp lý nêu trên “ quan hệ vợ chồng được xác lập kể từ khi sống chung” do đó bà T2 là vợ hợp pháp vào thời điểm đó

Vì vậy án sơ thẩm xử bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 là đúng và hợp lý

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢNTóm tắt: Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20-04-2012 của Toà dân sự

Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Hồng Nga

Bị đơn: Ông Phạm Văn Tùng, bà Võ Thị Tình

Cụ Phạm Thị Ngọc Cầu và cụ Nguyễn Thị Ngọc Dung là cha mẹ của nguyên đơn là bà Phạm thị Hồng Nga, bà Nga ở với hai cụ đến năm 1962 thì đi công tác xa nhà Năm 1972 cụ Dung chết, năm 1976 cụ Cầu chết đều không để lại di chúc Vì bà Nga đi công tác không có điều kiện canh tác sử dụng nên năm 1976 bà cho ông Tùng (là bà con trong họ) đến ở nhờ để trong coi giúp bà khối tài sản của 2 cụ là một ngôi nhà mái lá 3 gian (hiện chỉ còn móng nhà vì bà Nga đã bán nguyênvật liệu của ngôi nhà lá), giếng nước, cây lâu năm nằm trên mảnh đất có diện tích 3,127m2 Ông Tùng đến ở nhờ và viết "Giấy tự báo” cam đoan, cam kết quyền sở hữu chủ khu vườn kể cả nhà ở trên hòa toàn thuộc về bà Nga và sau này cần đến cam kết trả Khi bà Nga xa nhà, ông Tùng lúc này trở thành người chăm sóc và lo mai táng cho 2 cụ Ông Tùng là người quản lý và sử dụng 3,127m2 đất từ năm 1976 đến nay và đã xây dựng 1 ngôi nhà kiên cố và cho anh Thanh (con trai ông Tùng) một phần diện tích để làm nhà Nay bà Nga có nhu cầu sử dụng đất nên yêucầu ông Tùng trả tại khối tài sản đó lại cho bà

Tòa quyết định hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Đông Xuân, tỉnh Phú Yên, giao lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Đông Xuân xét xử sơ thẩm lại.

6

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w