Thảo luận dân sự buổi 5 luật dân sự 1. Bài tập thảo luận dân sự. Lưu ý: Chỉ tham khảo không copy và không đúng 100%
Trang 1DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Văn bản quy phạm pháp luật
1 Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
2 Bộ luật dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005
3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/6/2024
B Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
của Đại học Luật TP HCM, Nxb Hồng Đức 2023, Chương V
2 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức
2022 (xuất bản lần thứ năm)
3 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
Nxb Đại học quốc gia 2007
4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối
cao
5 Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc
6 Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
7 Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
8 Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại TP Hồ Chí Minh
9 Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu
yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản
Tài liệu từ internet
1. Tòa án nhân dân tối cao - trang tin điện tử về án lệ,
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?
dDocName=TAND014329
2. Thư viện pháp luật, le/21710/an-le-so-26-2018-al-ve-xac-dinh-thoi-diem-bat-dau-tinh-thoi-hieu-va-thoi-hieu-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke-la-bat-dong-san
https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/an-3. Sở thư pháp Thừa Thiên Huế, Tài sản chung và riêng,
https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=82&tc=7424
4. Chương trình “Bình luận án lệ Việt Nam”, thực hiện dưới sự phối hợp của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng PGS TS Đỗ Văn Đại, https://youtu.be/OM4-xrQ83iM?si=EJTOf6d9qo5Pf10y
5. Thư viện số Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, https://thuvienso.hcmulaw.edu.vn/
6. Thư viện số Đại học Luật Hà Nội, http://thuvien.hlu.edu.vn/opac/default.aspx?mnuid=14
Trang 27. Tạp chí nghề Luật, da-xuat-ban.aspx?ItemID=183
https://hocvientuphap.edu.vn/tapchingheluat/Pages/cac-so-8. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, https://isl.vass.gov.vn/tap-chi/tap-chi-21
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật HN&GĐ Luật Hôn nhân và Gia Đình
Trang 3Mục lục Vấn đề 1: Di sản thừa kế 1 Tóm tắt: Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 1
Tóm tắt: Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng 11.1 Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không?Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời: 21.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi mộttài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? 31.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời 41.4 Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? 51.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08
về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 51.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 61.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 61.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phầndiện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 71.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùngtiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 71.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tíchđất trên là bao nhiêu ? Vì sao? 81.11 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43.5 m2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao? 91.12 Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao? 9
Trang 4Vấn đề 2: Quản lý di sản 10 Tóm tắt: Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh
Sơn La 10
Tóm tắt: Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại TP.HCM 102.1 Trong bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? 112.2 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý
di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 112.3 Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 122.4 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại
di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 122.5 Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 132.6 Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 13
Vấn đề 3: Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế 14 Tóm tắt: Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và
thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản 143.1 cho biết Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế Việt Nam 143.2 Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? 153.3 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 153.4 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đượccông bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? 173.5 Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 17
Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu 18
Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật
về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2020 đến nay 18Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên 20
Trang 5Vấn đề 1: Di sản thừa kế Tóm tắt: Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố
Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Nguyên đơn: Ông Trần Văn Hòa
Bị đơn : Anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương
Ông Hòa và bà Mai kết hôn với nhau và có hai người con là anh Nam và chị
Hương Tài sản ông Hòa bà Mai tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân là: một ngôi nhà 3 tầng, một lán bán hàng trên diện tích 169,5m2 đứng tên ông Hòa (trong đó có 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hộ ông Hòa đã sử dụng ổn định , không có tranh chấp với các hộ xung quanh , không thuộc diện quy hoạch phải dời đi) Bà Mai chết không để lại di chúc nên di sản của bà Mai được phân chia theo pháp luật Tài sản chung của ông Hòa và bà Mai là 6.151.614.500đ,
do là tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân và được hình thành từ tài sản của hôn nhân nên được chia đôi cho ông Hòa và bà Mai mỗi người 1/2 giá trị Anh Nam và chị Hương yêu cầu Tòa xác định phần đất 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của là tài sản chung của gia đình không được Hội đồng xét xử chấp nhận Theo đó, Tòa án quyết định: chia cho ông Hòa tổng trị giá 2.220.664.000đ, chia cho anh Nam tổng trị giá 4.207.001.000đ, chia cho chị Hương quyền sở hữu số tiền thuê nhà 30.000.000đ, về phần diện tích đất 38,4m2 và 47,1m2
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hòa và anh Nam, buộc ông hai người phải liên hệ với cơ quan Nhà nước đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, buộc anh Nam thanh tóan chênh lệch tài sản cho ông Hòa số tiền 1.8880.412.000đ, thanh toán cho chị Hương
995.369.000đ
Tóm tắt: Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.1
- Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 573/2013/DS-GĐT ngày 16-12-2013 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế tài sản” tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 2 phần “Nhận định của Toà án”
- Nội dung:
Nguyên đơn: Chị Phùng Thị H, chị Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị
P, chị Phùng Thị H2
Bị đơn: Anh Phùng Văn T
Vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là chị Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, chị Phùng Thị P với bị đơn là anh Phùng Văn T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm chị Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H3
1 Tòa án nhân dân tối cao - trang tin điện tử về án lệ, Án lệ số 16/2017/AL,
https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?dDocName=TAND014329 , truy cập ngày 23/03/2024
Trang 6Cha mẹ của các bị đơn và nguyên đơn là ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G có tài sản chung là à 01 ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên diện tích đất 398m2 Sau khi ông Phùng Văn N mất không để lại di chúc, T cùng mẹ quản lý và sử dụng nhà đất trên và toàn bộ công trình xây dựng trên đất là do vợ chồng anh chị Phùng Văn T và chị Phùng Thị H3 xây dựng Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 131m2 đất, các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai
có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con Năm 1999 bà G được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bà G muốn cho chị Phùng Thị H1 một phần diện tích đất nhưng anh Phùng Văn T giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bà Phùng Thị G không tách đất cho chị Phùng Thị H1 được nên chị Phùng Thị H1 khởi kiện ra Tòa
án buộc anh Phùng Văn T trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Phùng Thị
G nhưng Phùng Văn T không trả Tháng 3-2010 bà Phùng Thị G đã lập di chúc để lại cho chị Phùng Thị H1 diện tích đất 90m2, 9 tháng sau bà mất, toàn bộ khối tài sản trên vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng, các nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc bà Phùng Thị G để lại Anh Phùng Văn T và chị Phùng Thị N2 không đồng ý yêu cầu chia thừa kế Tại Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án cấp sơ thẩm lại xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia dù ông Phùng Văn K cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, không đưa diện tích đất
bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ
Vì vậy, diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia Bà Phùng Thị
G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của
vợ chồng bà Đối với ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của ông Phùng Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, anh Phùng Văn T đang quản lý thì được tiếp tục quản lý
1.1 Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời:
Theo Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Như vậy, di sản
là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, quyền về tài sản của người
đó
Căn cứ vào cơ sở pháp lý trên di sản gồm:
- Tài sản riêng: Tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp, tài sản đượctặng cho, được thừa kế, từ liệu sinh hoạt riêng nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốndùng để sản xuất kinh doanh, của cải để dành,
- Tài sản chung :
● Tài sản chung với các đồng sở hữu chủ khác (VD: Tài sản chung của vợ chồngĐiều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)2
● Tài sản chung hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định
2 Sở thư pháp Thừa Thiên Huế, Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng,
https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=82&tc=7424 , truy cập ngày 27/3/2024
Trang 7Di sản không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố vì căn cứ vào Điều 612 BLDS 20153 thì di sản chỉ bao gồm tài sản của người quá cố để lại mà không bao gồm nghĩa vụ
Việc xác định đúng di sản thừa kế góp phần đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người thừa kế Như đã trình bày ở trên, việc xác định di sản thừa kế hiện nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau Điển hình là ba luồng quan điểm sau đây:
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Di sản bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết như nghĩa vụ trả nợ, nộp thuế… và người hưởng di sản cũng phải gánh nghĩa
vụ này mới đảm bảo công bằng xã hội và lợi ích của “chủ nợ” Quan điểm này có
lẽ không phù hợp khi chúng ta đang hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền, đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, mỗi người phải chịu trách nhiệm bởi hành vi của mình
Ý kiến thứ hai cho rằng: Di sản bao gồm tài sản của người chết và nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản thừa kế Người thừa kế chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ được nhận Quan điểm này tuy tiến bộ hơn quan điểm đầu tiên nhưng không được đa số các nhà khoa học ủng hộ bởi di sản được hiểu là tài sản của người chết để lại, và lẽ thường không ai muốn thừa hưởng nghĩa vụ, công việc của người khác dù là người thân thích
Ý kiến thứ ba cho rằng: Di sản gồm tài sản của người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ Quan điểm này đúng với tinh thần của Điều 612 BLDS 2015 và được nhiều nhà khoa học ủng hộ Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách
là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người chết đểlại bằng chính tài sản của người chết
Căn cứ vào những cơ sở nêu trên thì nghĩa vụ tài sản của người chết để lại sẽ được tiếp tục thực hiện trong phạm vi di sản bởi những người hưởng thừa kế trongtrường hợp nghĩa vụ tài sản của người chết chưa được hoàn thành Người thừa kế
sẽ dùng di sản để thanh toán nghĩa vụ theo thứ tự tại Điều 658 trước khi phân chia
di sản ( Điều 659 BLDS 2015) và hưởng thừa kế Vì thế di sản chỉ là tài sản được người quá cố để lại không bao gồm nghĩa vụ.4
1.2 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế mà bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì sẽ tùy vào trường hợp mà xác định tài sản đó có phải là di sản hay không
- Trường hợp thứ nhất, Di sản mới bị thay thế bởi nguyên nhân khách quan như hỏahoạn, lũ lụt, động đất, những nguyên nhân này con người không thể lường trước được Ví dụ: Căn nhà là di sản do người quá cố để lại nhưng bị sập do sạt lở đất và
3 Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
4 Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM,
Nxb Hồng Đức 2023, Chương V
Trang 8căn nhà mới được xây dựng trước thời điểm mở thừa kế để thay thế cho căn nhà nàythì căn nhà mới sẽ được xem là di sản do người quá cố để lại
- Trường hợp thứ hai, Tài sản được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan, tức là có sự tác động của con người dẫn đến thay thế tài sản mới Trường hợp này xác định chủ thế muốn thay thế vì mục đích gì, sự thay thế đó do tự bản thân một cá nhân muốn hay đó là sự đồng thuận của tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận.Nếu sự tác động nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là
di sản thừa kế Nếu di sản thừa kế bị bán hoặc làm hư hỏng mà không có sự đồng ý của những người đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế, người làm thất thoát phải đền bù phần giá trị thất thoát để chia thừa kế
- Một số trường hợp trong thực tiễn xét xử :
+ Di sản bị thay thế không thuộc những người thừa kế nữa và tài sản thay thế (xuất hiện sau thời điểm mở thừa kế) được coi là di sản Hướng giải quyết này chưa được quy định trong văn bản nhưng rất thuyết phục và được áp dụng cả đối với trường hợp di sản được thay thế bằng một khoản tiền như tiền đền bù Ví dụ trong Bản án
số 98/2006/DSPT ngày 20/01/2006 của TAND TP Hồ Chí Minh): “Sau khi bà Ba chết, để lại di sản là phần nhà đất số 55/8 (số cũ 11/25) khu phố 6 nhưng phần đất bịnhà nước thu hồi vì nằm trong quy hoạch giải tỏa Ông Cung là người nhận toàn bộ
số tiền bồi thường là 1.161.491.000 đồng trong đó có phần tiền hỗ trợ di dời
(2.000.000 đồng), tiền khen thưởng (5.000.000 đồng) và 9.600.000 đồng tiền đền bùvật nuôi (cá) và 241.000.000 đồng là tiền đền bù của 1.611m2 phần đất của riêng ông Cung Do đó số tiền đền bù của phần nhà đất 55/8 (số cũ 11/25) khu phố 6 đượcxác định di sản thừa kế do bà Lâm Thị Ba để lại là 904.191.000 đồng”
+ Trường hợp bán di sản cho người khác, Tòa án nhân dân tối cao cũng có định hướng tiền có được từ việc bán (chuyển nhượng) là di sản
+ Trường hợp Tòa án đã giao di sản cho một người không được hưởng (và bản án
đã có hiệu lực pháp luật), người được giao sở hữu tài sản phải thanh toán giá trị tài sản và giá trị này cũng được chia như di sản
Ví dụ: Năm 2003 cụ Sởi khởi kiện đòi đất và ông Nghĩa tham gia với tư cách làngười được ủy quyền của cụ Sởi nhưng ngày 12/2/2003 cụ Sởi chết và Tòa án giao diện tích đất tranh chấp cho ông Nghĩa Theo Tòa dân sự TANDTC, “khi xét
xử phúc thẩm lại quyết định giao diện tích đất mà cụ Sởi đang tranh chấp với bà Lớn cho ông Nghĩa dẫn đến di sản của cụ Sởi không còn Tuy nhiên, Bản án phúc thẩm số 92/DSPT ngày 27/7/2003 của TAND tỉnh Bến Tre đã có hiệu lực pháp luật, không có khiếu nại và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Do đó, Tòa áncấp sơ thẩm xác định di sản của cụ Sởi không còn theo bản án dân sự phúc thẩm trên nên chỉ tính giá trị ngôi nhà để chia thừa kế theo quy định của pháp luật là có
cơ sở” (Quyết định số 141/DS-GĐT ngày 19/3/2012 của Tòa dân sự TANDTC)
1.3 Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố không cần phải
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được coi là di sản
Trang 9Cơ sở pháp lý:
Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất:
“1 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của người chết bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật này;
c) Quyền sử dụng đất đang trong thời hạn cho thuê, giao đất, nhận đất, chuyển quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất;
d) Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định của Luật này.”
Khoản 1 Điều 108 Luật Dân sự 2015 quy định về di sản:
“Di sản là tài sản, quyền tài sản và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân mà cá nhân
đó đang sở hữu, sử dụng hoặc có quyền hưởng khi còn sống và được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
- Như vậy, có thể thấy rằng:
Quyền sử dụng đất của người quá cố có thể được coi là di sản cho dù đã được cấp hay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều kiện để quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là di sản là phải đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận
1.4 Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?
Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản
Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Từ lập luận trên, có đủ căn
cứ để xác định tài sản chung của ông Hòa và bà Mai gồm ½ giá trị nhà và sân tường bao loan là 306.050.500đ: lán bán hàng 21.064.000: 84m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận 3.528.000.000đ: 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận sau khi trừ nghĩa vụ tài chính đôi với nhà nước 1.966.500.000đ tiền thuê nhà và lán bán ông Hòa quản lý 300.000.000đ chị Hương quản lý 30.000.000đ Tổng cộng là: 6.151.614.500đ”
1.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số
08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hướng xử lý của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý:
Thứ nhất, theo điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:
“ 1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
Trang 10thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như đã thấy trong bản án và cơ sở pháp lý nêu trên, phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông Hòa và bà Mai hơn nữa phần đất này được gia đình ông Hòa và bà Mai sử dụng ổn định, các căn hộ liền kề không tranh chấp Năm 2006 ông Hòa và bà Mai cùng nhau xây dựng bằng nguồn tiền của mình gồm căn nhà 3 tầng và lán bán hàng nằm trên phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vì vậy việc xác định phần đất này là tài sản chung của ông Hòa và bà Mai là hoàn toàn có căn cứ và hợp lý
Thứ hai, Hội đồng thẩm phán xét thấy nhu cầu sử dụng ngôi nhà tranh chấp củaông Hòa không nhiều và xét về tình nghĩa ông Hòa đã không còn tình cảm với bà Mai Anh Nam có đóng góp ½ giá trị để xây dựng, việc giao ngôi nhà trên phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận cho anh Nam là hợp tình hợp lý để anh có thể quản lý và sở hữu để làm nơi thờ cúng bà Mai và tổ tiên
Vì vậy, việc chia diện tích đất 38,4m2 chưa được cấp giấy chứng nhận cho ông Hòa và 47,1m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận và có liên quan đến ngôi nhà cho anh Nam là hợp tình và hợp lý
1.6 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
- Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N
là 199m2, vì:
Hai vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G có tài sản chung là 01 ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên diện tích đất 398m2 Ta phải xét, tại thời điểm
mở thừa kế là lúc ông Phùng Văn N chết Lúc này bà N vẫn chưa bán 131m2 đất
cho ông Phùng Văn K Theo khoản 2 Điều 66 Luật HN&GĐ: “Khi có yêu cầu về
chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
- Vì vậy, phần di sản của ông Phùng Văn N là ½ của 398m2 đất là 199m2
1.7 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
-Theo án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được coi là di sản để chia Vì:
Trang 11+ Khi bà Phùng Thị G tiến hành chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K thì các con của bà G (các đồng thừa kế) đều biết rõ sự việc và không ai phản đối Đây là cơ
sở để xác định các con bà G đã đồng ý để bà chuyển nhượng đất cho ông K
+ Số tiền thu được từ việc chuyển nhượng được dùng vào lợi ích chung là để chăm
lo cho cuộc sống của chính bà G và các con
+ Sau khi tiến hành giao dịch với bà G, ông K đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó phần đất 131m2 thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông K, không còn được xem là di sản để chia nữa (theo Điều 2235 và Điều
+ Đã có bằng chứng cho thấy các con bà G đã biết về việc bà chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đối với phần đất 131m2 cho ông K nhưng không phản đối qua tình tiết
“các con của bà G còn có lời khai là bà G đã bán đất để lo cho cuộc sống của bà và các con” Vì vậy có căn cứ để cho rằng các con bà G đồng ý để bà G bán đất cho ông K
+ Việc xác nhận hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất giữa bà G và ông K là hoàn toàn hợp lý Vì theo Điều 500 BLDS 2015: Ta thấy, ông K cũng đã thực hiện nghĩa
vụ là thanh toán tiền và bà G đã dùng số tiền này để trang trải cuộc sống gia đình
Và theo Điều 223 BLDS 2015 thì bà G sau khi chuyển nhượng 131m2 đất thì ông K cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích nên đương nhiên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông K chứ không là phần di sản để chia như Tòa sơ thẩm đã xác định
1.9 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
- Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
- Theo khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
5 Điều 223 BLDS 2015: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.”
6 Điều 500 BLDS 2015: “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
Trang 12“Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ chia tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
=> Vì vậy, 398m2 đất là tài sản chung của bà Phùng Thị G và ông Phùng Văn N và
sẽ được chia đôi
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:
“1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
=> Bà G (vợ) và các con chung của cả hai vợ chồng đều thuộc hàng thừa kế thứnhất, nên đều được chia thừa kế bằng nhau
+ Trường hợp 1: Bà G bán 131m2 đất của phần đất có diện tích 199m2 (phần đất bàđược chia đôi từ tài sản chung)
- Nếu bà G tự ý bán 131m2 đất cho ông K mà không có sự đồng ý của các con vàdùng số tiền đó cho bản thân bà G thì có thể xem như bà đã bán đi một phần đất của
bà trong 398m2 đất (tài sản chung của hai vợ chồng)
=> Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K một phần diện tíchđất trên với diện tích đất là 131m2 sẽ không ảnh hưởng đến phần tài sản mà các concủa hai vợ chồng được hưởng thừa kế
=> Vì vậy, nếu bà Phùng Thị G bán 131m2 đất để lo cho cá nhân mà không lo chocuộc sống của các con thì số tiền đó vẫn không được coi là di sản để chia
+ Trường hợp 2: Bà G bán 131m2 đất của 199m2 đất (phần đất di sản của ông N)
- Nếu bà G tự ý bán 131m2 đất cho ông K mà không có sự đồng ý của các con vàdùng số tiền đó cho bản thân bà G thì hành động đó đã ảnh hưởng đến phần tài sản
mà các con của hai vợ chồng được hưởng thừa kế
=> Vì vậy, nếu bà Phùng Thị G bán 131m2 đất để lo cho cá nhân mà không lo chocuộc sống của các con thì số tiền đó được xem là di sản để chia và buộc bà phảihoàn trả lại số tiền đó
1.10 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu ? Vì sao?
- Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đấttrên là 133,5m2, nghĩa là một nửa diện tích 267m2 đất vì:
+ Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.