1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận dân sự buổi 2 luật dân sự 1

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận dân sự buổi 2 luật dân sự 1
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật dân sự
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 62,89 KB

Nội dung

Thảo luận dân sự buổi 2 luật dân sự 1. Bài tập thảo luận dân sự. Lưu ý: Chỉ tham khảo không copy và không đúng 100%

Trang 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13)

2 Bộ luật dân sự năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11)

3 Luật đất đai năm 2003 (Luật số 13/2003/QH11)

4 Luật nhà ở năm 2005 (Luật số 56/2005/QH11)

5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật số 22/2000/QH10)

6 Nghị định số 81/2001/NĐ-CP của chính phủ: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

7 Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định

chung về Luật dân sự của ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức -Hội

Luật gia Việt Nam 2023, Chương VI

8 Đỗ Văn Đại - TS Luật học - Giảng viên Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh,

Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức -Hội

Luật gia Việt Nam 2023, Chương V

9 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng

Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín)

10 Đỗ Văn Đại - TS Luật học, Giảng viên Trường đại học Paris 13 (CH Pháp)

(2007), “TẠP CHÍ KHPL SỐ 4(41)/2007, Bàn về hợp đồng vô hiệu do được

giao kết bởi người bị mất năng lực hành vi dân sự qua một vụ án.

giao-ket-boi-nguoi-bi-mat nang-luc-hanh-vi-dan-su-qua-mot-vu-an-5562/

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Ban-ve-hop-dong-vo-hieu-do-duoc-11 Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

12 Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

13 Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

14 Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

15 Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

16 Quyết định số 75/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao

17 Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Trang 2

Vấn đề 1: Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch 1

1.1 So với BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên 1 1.2 Đoạn nào của bản án trên cho thấy vợ chồng Ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam? 3 1.3 Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố

vô hiệu ? 3 1.4 Suy nghĩ của anh/chị ( trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về căn cứ để Tòa

án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu? 4

Vấn đề 2: Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức 5

2.1 Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội

bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự? 5 2.2 Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự? 5 2.3 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ

sở quy định nào? 6 2.4 Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết 6 2.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý 6 2.6 Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị vô hiệu không?

Vì sao? 7

Vấn đề 3: Giao dịch xác lập do có lừa dối 7

3.1 Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS 2015; 8

Trang 3

3.2 Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một bên cố tình không cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trong quá trình xác lập giao dịch 8 3.3 Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối? 9 3.4 Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết 9 3.5 Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao? 10 3.6 Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên

bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu? 11 3.7 Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao? 12 3.8 Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao? 13 3.9 Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS

2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210? 13

Vấn đề 4: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu 14

4.1 Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 15 4.2 Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao? 15 4.3 Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện như thế nào? 15 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan đến khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu 15 4.5 Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/ chị về chủ đề này như thế nào? 15 4.6 Trong quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu? 16 4.7 Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong quyết định trên 17 4.8 Với thông tin trong quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? 17 4.9 Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao? 18

Trang 4

Vấn đề 1: Năng lực pháp luật dân sự của chủ thể trong xác lập giao dịch Tóm tắt: Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018.

Vào năm 2004, bị đơn là bà L K Đ có bán cho vợ chồng nguyên đơn J Ph T, A Th Ph phần đất 200m2 trị giá 3000 USD và ngày 31/5/2004 bà L K Đ có lập giấy cho nền thổ

cư Đến ngày 2/6/2004 bà L K Đ tiếp tục bán cho vợ chồng nguyên đơn phần đất gắn liền nhà mới xây diện tích 1.051,8 m2 trị giá 4000 USD và bị đơn có làm giấy nhường đất thổ cư cho vợ chồng nguyên đơn Tuy nhiên, giấy cho nền thổ cư và giấy nhường đất thổ cư do bà L K Đ lập xét về mặt hình thức thì giấy cho nền thổ cư và giấy

nhường đất thổ cư không tuân theo quy định của pháp luật, không được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 127 của Luật đất đai 2003 và Điều 117 BLDS nên không phát sinh hiệu lực hợp đồng Đồng thời, vợ chồng nguyên đơn ở nước ngoài đã nhập Quốc tịch Mỹ thì theo quy định của Luật Đất Đai 2003 và Điều 121 của Luật nhà

ở 2005 thì vợ chồng nguyên đơn không thỏa mãn các điều kiện của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Vì vậy vợ chồng nguyên đơn không được quyền sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam và hợp đồng cho nền thổ cư và nhường đất thổ cư của bị đơn bị vô hiệu hóa do viphạm điều cấm của Luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều

117,123,129 của BLDS và căn cứ theo Đ131 của BLDS thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Tòa án quyết định tuyên xử buộc bà L K Đ hoàn trả cho vợ chồng nguyên đơn số tiền 350.000.000 đồng (13.950 USD ) Về chi phí đo đạc nguyên đơn và bị đơn đều phải chịu 2.195.500 đồng

Về phí án dân sự thì vợ chồng nguyên đơn phải nộp 10.000.000 đồng và bà L Đ K được miễn án dân sự sơ thẩm

1.1 So với BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên

Tiêu chí Điều 122 BLDS 2005 Điều 117 BLDS 2015

vi hơn đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự giao dịch dân sự được xác lập

- So với BLDS 2005, BLDS

2015 đã thay thế từ “ người thamgia giao dịch có năng lực hành vidân sự” bằng “chủ thể” Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật, không kéo theo thay đổi về nội dung, để có sự tương thích với những bổ sung khác của BLDS

2015, nhất là bổ sung năng lực pháp luật dân sự.1

 Việc thay thế này là cần thiết,tăng tính bao quát của BLDS

1Đỗ Văn Đại - TS Luật học - Giảng viên Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, Bình luận khoa học những điểm

mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam 2023, tr 138-Chương V

Trang 5

2015 đối với việc điều chỉnh các chủ thể tham gia, khắc phục được cách hiểu không thống nhất về thuật ngữ “người” trong BLDS 2005.

- Trước đây BLDS 2005 yêu cầuchủ thể tham gia có năng lực hành vi dân sự và ngày nay, BLDS 2015 quy định thêm rằng năng lực hành vi này phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.2

Việc bổ sung này là phù hợp thực tiễn, xuất phát từ bản chất không giống nhau về mặt nội dung và mục đích của các giao dịch dân sự, dẫn tới những yêu cầu khác nhau về năng lực hành

vi dân sự của chủ thể

- BLDS năm 2015 đã theo hướng bổ sung điều kiện về nănglực pháp luật Cụ thể điểm a khoản 1 điều 177 BLDS 2015 yêu cầu thêm rằng “chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợpvới giao dịch dân sự được xác lập.”

 Quy định này thể hiện sự tiến

bộ tuy nhiên sẽ kéo theo những khó khăn trong quá trình áp dụng BLDS 2015 Bởi lẽ, BLDS

2015 đưa ra yêu cầu và khẳng định khi điều kiện này không được đáp ứng thì giao dịch vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015)3

Phạm vi

quy định “Mục đích và nội dung của giao dịchdân sự không vi phạm điều cấm của

pháp luật, không trái đạo đức xã hội.”4

“Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật có quy định.”6

2 Đỗ Văn Đại - TS Luật học - Giảng viên Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, Bình luận khoa học những

điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam 2023, tr 139, Chương V

3 Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của ĐH Luật

TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức -Hội Luật gia Việt Nam 2023, tr 304-305, Chương VI

4 Điểm b khoản 1 điều 122 BLDS 2005 (Luật số 33/2005/QH11)

Trang 6

“Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”5

 Việc sử dụng thuật ngữ “ pháp luật” là quá rộng vì pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức như: luật, văn bản dưới luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định,…

 “Pháp luật” là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh 1 lĩnh vực cụ thể nào đó như các quy định trong Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết, có nội hàm rộng hơn nhiều so với từ “luật” sự lạm quyền của cơ quan nhà nước trong việc can thiệp vào quan hệ dân

sự đồng thời hạn chế được giới hạn

sự tự do của các chủ thể khi tham giavào giao dịch dân sự

BLDS 2015 đã thay thế từ

“pháp luật” thành “luật”, từ

“luật” chỉ các quy phạm pháp luật chỉ tồn tại trong các bộ luật, luật do QH ban hành

BLDS 2015 đã nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu lực của văn bản luật so với các văn bản dưới luật, trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định với nhau

1.2 Đoạn nào của bản án trên cho thấy vợ chồng Ông T và bà H không có quyền

sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

- Tại phần nhận định của Tòa án, xét về mặt nội dung “Ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người ViệtNam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại VN, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam’ “ Người Việt Nam định cư tại nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trởlên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được

sở hữu quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm ở nông thôn…”

1.3 Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã

bị Tòa án tuyên bố vô hiệu ?

- Tại phần nhận định của Tòa án trong bản án:

“ …các giao dịch giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004, giấy cam kết ngày 16/3/2011 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật

và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117,123,129 của Bộ Luật dân sự

và căn cứ theo điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.”

5 Khoản 2 điều 122 BLDS 2005 (Luật số 33/2005/QH11)

6 Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015 (Luật số 91/2015/QH13)

Trang 7

- Tại phần quyết định của Tòa án:

“ Tuyên xử :

1 Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

- Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 2/6/2004

và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp luật.”

1.4 Suy nghĩ của anh/chị ( trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể)

về căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

- Thứ nhất, Căn cứ vào điều 126 Luật nhà ở 2005, điều 3 nghị định 81/2001/NĐ-CP vàđiều 117, điều 123, 129 BLDS 2015 thì vợ chồng nguyên đơn không có năng lực pháp luật chủ thể phù hợp để tham gia giao dịch dân sự này bởi lẽ ông T và bà H là người Việt Nam đã nhập quốc tịch Mỹ, chủ thể thuộc đối tượng cá nhân nước ngoài

Theo điểm a Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 điều 159 Luật nhà ở năm 2014 , đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hìnhthức sau: Mua, thuê, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở , trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính Phủ.” Theo điều 3 nghị định

81/2001/NĐ-CP, có quy định cụ thể về đối tượng được mua nhà ở như sau :

“1 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc một trong những đối tượng dưới đây

có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này thì được mua nhà để ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam :

a) Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam;

b) Người có công đóng góp với đất nước;

c) Nhà văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam;d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam

2 Những đối tượng được mua nhà quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được sở hữu mộtnhà để ở (căn hộ, căn nhà, nhà biệt thự)

Vợ Chồng nguyên đơn không thuộc đối tượng sở hữu nhà ở theo quy định trên

- Thứ hai, vào ngày 31/5/2004 vợ chồng nguyên đơn mua đất thổ cư 200m2 với giá 60.000.000 đồng Tuy nhiên việc mua bán này không có giấy giao tiền, chữ viết trong

tờ giấy xác nhận thì ông bà không rõ ai ghi, còn chữ ký là của bị đơn điều này dẫn đến việc giao dịch bằng giấy tờ không rõ ràng và minh bạch gây khó khăn trong việc xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề

- Thứ ba, mảnh đất vợ chồng nguyên đơn mua thuộc loại đất nông thôn, đất trồng cây lâu năm Nhưng theo luật quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.” ( điểm d Khoản 1 Điều 169) Tức là vợ chồng

Trang 8

nguyên đơn nếu muốn được sở hữu nhà ở thì phải có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở dưới dạng căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở chứ không thể sở hữu đất nông thôn, đất trồng cây lâu năm Hơn nữa theo khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở

2014 thì cá nhân , tổ chức nước ngoài phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở xây dựng trong dự án như đã nêu ở trên vì thế vợ chồng nguyên đơn không có năng lực pháp lực chủ thể phù vì không có giấy chứng nhận đầu tư

- Mặt khác, hợp đồng do bà L K Đ lập nên là giấy cho nền thổ cư và giấy nhường đất thổ cư không được công chứng, chứng thực nên hợp đồng này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật và do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 BLDS 2015

Dựa vào những phân tích phía trên, Quyết định của Tòa án là vô hiệu giấy tờ và buộc

bà K hoàn trả cho vợ chồng nguyên đơn số tiền 350.000.000 đồng là hợp lý và thuyết phục

Vấn đề 2: Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức

Tóm tắt: Quyết định số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án

nhân dân tối cao

- Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Ánh

- Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương

Quyết định giám đốc thẩm số 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa

án nhân dân tối cao giải quyết vấn đề dân sự về “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất”, về việc chị Đặng Thị Kim Ánh khởi kiện bà ĐặngThị Thu Thủy, ông Đặng Văn Toàn để yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất lập ngày 8/02/2010 giữ ba mẹ chị là vợ chồng ông Đặng Hữu Hội, bà Hươngvới vợ chồng ông Lưu Hoàng Phi Hùng, bà Bùi Thị Tú Trinh vì vô hiệu hình thứcđồng thời buộc bà Hương trả lại tiền và 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ôngHùng và bà Trinh Đồng thời bác yêu cầu của bà Hương và bà Trinh yêu cầu côngnhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Hội với vợchồng ông Hùng

2.1 Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?

- Từ thời điểm năm 2007 khi ông Hội bị tai biến ông đã không còn khả năng nhận thức

và vào thời điểm ngày 10/8/2010 Tòa án nhân dân Tuy Hòa tuyên bố ông Hội mấthành vi dân sự xét theo Điều 22 Bộ Luật Dân Sự 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS), ngày29/10/2010 ông Hội mất

2.2 Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?

- Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập vào ngày 08/02/2010 làgiao dịch bán căn nhà và quyền sử dụng 167,3m2 đất tại số 25 Lê Trung Kiên, phường

1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Được bà Hương bán cho vợ chồng ông LưuHoàng Phi, ngày 10/8/2010 tòa tuyên ông Hội mất năng lực hành vi dân sự vậy nêngiao dịch được xảy ra trước khi ông Hôi bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự

Trang 9

2.3 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?

Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?

- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu vì Tòa án cáccấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ phần diện tích 43,7m2 đất (chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và không có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 8/2/2010) có đăng ký kê khai và có đủ điều kiện được cấp giấy quyền

sử dụng đất không, nhưng đã công nhận hợp đồng mua bán nhà gắn liền với quyền lợicủa các đương sự

2.4 Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.

Trong thực tiễn xét xử có quyết định số 102/2015/DS-GĐT ngày 10/04/2015 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao giống với trường hợp của ông Hội7

Tóm tắt: Quyết định số 102/2015/DS-GĐT ngày 10/04/2015 của Toà dân sự Toà án

nhân dân tối cao

Ngày 16/01/1993 ông Diện chuyển nhượng cho ông Sơn ba gian nhà tranh, 11 cây hồng xiêm, 20 cây ổi trên đất vườn, ao có tổng diện tích 1.011m² với giá 15.000.000đ Tại quyết định số 07/2009/QĐST-DS ngày 15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, tại Giấy chứng nhận

số 744/KHTH ngày 07/08/2007, bệnh viện tâm thần Hà Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt đã được điều trị 07 lần từ ngày 14/03/1983 đến ngày

24/10/2003 Tại biên bản pháp định giám y tâm thần số 41/PYTT ngày 25/11/2009, Trung tâm giám định pháp y tâm thần Sở Y Tế Hà Nội ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cần có người giám hộ Như vậy, ông Diện xác lập giao dịch ở thời điểm chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực tế ở thời điểm này

đã “bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế"

2.5 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.

- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giaodịch do ông Hội xác lập) là bảo vệ quyền lợi cho người yếu thế

Cơ sở pháp lí : Khoản 1 Điều 117 , Điều 122 , Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015

- Điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ thể có năng lực hành vidân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” Tuy tại thời điểm giao dịch xác lậpngày 08/02/2010 ông Hội vẫn chưa bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự( 29/10/2010) nhưng vào thời điểm 2007 ông Hội đã bị tai biến nằm một chỗ khôngnhận thức được, nếu căn cứ vào Điều 128 BLDS năm 2015: “Người có năng lực hành

vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủđược hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vôhiệu” để tuyên bố giao dịch mà ông Hội xác lập bị vô hiệu là không thỏa đáng vì ông

7 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức 2023 (xuất bản lần thứ chín), Bản án số 34 Hợp đồng do người không có nhận thức xác lập, tr 277-278

Trang 10

Hội đã mất vào ngày 29/10/2020 và đến lúc mất vẫn không có khả năng yêu cầu Tòa ántuyên bố giao dịch vô hiệu.

- Do khi xác lập giao dịch ông đã không đầy đủ nhận thức nhưng ông Hội vẫn chưa được tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự nên không thể căn cứ vào điểm a

mà phải dựa vào điểm b khoản 1 Bộ luật dân sự 2015 để chứng minh ông Hội không

tự nguyện tham gia vào GDDS này

2.6 Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có

bị vô hiệu không? Vì sao?

Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó không bị vô hiệu Vì:

- So với BLDS năm 2015 yêu cầu chủ thể tham gia xác lập giao dịch hành vi dân sự thìngày nay BLDS năm 2015 tại điểm a khoản 1 Điều 117 quy định thêm rằng : “Chủ thể

có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” Vì vậy, không phải tất cả giao dịch dân sự đều có cùng mục đích và nội dung giống nhau mà yêu cầu mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao dịch cụ thể

- Theo cơ sở pháp lí điểm b khoản 2 điều 125 BLDS năm 2015 quy định : “Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”

Giao dịch tặng cho chỉ phát sinh thêm quyền cho ông nên không bị vô hiệu

Vấn đề 3: Giao dịch xác lập do có lừa dối Tóm tắt: Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010 của Tòa dân sự Tòa án

nhân dân tối cao:

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu

- Bị đơn: Bà Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), anh Nguyễn Thế Vinh; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân

- Nội dung: Hợp đồng mua bán nhà giữa bên bán là ông Đô và bà Thu, bên mua là bà Phố đã công chứng chứng thực, hoàn thành thủ tục sang tên đăng ký quyền sở hữu mang tên bà Phố, giá mua bán căn nhà là 330 lượng vàng theo thỏa thuận các bên, bà Phố đã trả 230 lượng vàng Ngày 19/05/2004, mặc dù chưa có thỏa thuận với bà Phố,

bà Thu (vợ của ông Đô) và anh Vinh (con của bà Phố) thỏa thuận hoán nhượng nhà đấttrị giá 100 lượng vàng và bà Phố không phải trả số tiền còn lại Tuy nhiên, tại thời điểm giao dịch, UBND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định về việc thu hồi đất và giao đất xây dựng khu đô thị mới, Tòa án xét thấy anh Vinh và người liên quan gồm có ôngToàn, bà Vân (họ hàng anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu về tình trạng nhà đất có sự gian dối Mà trong thỏa thuận hoán nhượng không có chữ ký của ông Đônên giao dịch này vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm không tuyên hủy giao dịch “Thỏa thuậnhoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu cũng là thiếu sót Tòa án cấp phúc thẩm đã nêu thỏa thuận bồi thường giữa các bên và từ đó quyết định bác yêu cầu của ông Đô và

bà Thu là không đúng

Ngày đăng: 31/07/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w