1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Đánh giá và phân tích rủi ro trong các dự án dầu khí tại Việt Nam

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá và phân tích rủi ro trong các dự án dầu khí tại Việt Nam
Tác giả Phạm Hoàng Nam
Người hướng dẫn TS. Đặng Ngọc Châu, PGS.TS. Đỗ Tiến Sỹ
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ DẦU (16)
    • 1.1. Đặt vấn đề (16)
    • 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu (19)
      • 1.2.4. Đóng góp của Luận văn (0)
        • 1.2.4.1. Về mặt thực tiễn (0)
        • 1.2.4.2. Về mặt học thuật (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (20)
    • 2.1. Tóm tắt chương 2 (20)
    • 2.2. Các khái niệm và định nghĩa (0)
      • 2.2.1. Định nghĩa rủi ro (20)
      • 2.2.2. Tính chất của sự kiện rủi ro (0)
      • 2.2.3. Tại sao phải quản lý rủi ro (21)
      • 2.2.4. Lý thuyết về mạng tin cậy Bayes (0)
      • 2.2.5. Cấu trúc mạng BBNs (23)
      • 2.2.6. Cấu trúc mạng BBN (24)
    • 2.3. Tổng quan về phương pháp chuyên gia (25)
    • 2.4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến rủi ro dự án và sử dụng mạng BBNs 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Tóm tắt chương (43)
    • 3.2. Khái quát phương pháp (43)
    • 3.3. Trình tự thực hiện (0)
      • 3.3.1. Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong giai đoạn xây dựng dự án dầu khí (0)
      • 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi (46)
      • 3.3.3. Tiến hành khảo sát chính thức (48)
      • 3.3.4. Xử lý số liệu thu được và đánh giá kết quả (0)
      • 3.3.5. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố (50)
      • 3.3.6. Xử lý số liệu đầu vào và xây dựng mô hình Bayes (0)
      • 3.3.7. Đánh giá kết quả so với thực tế (51)
      • 3.3.8. Đề xuất giải pháp (51)
    • 3.4. Công cụ nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (52)
    • 4.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát (52)
    • 4.2. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (0)
    • 4.3. Thang đo tác động của nhân tố rủi ro lên dự án (0)
    • 4.4. Khảo sát mối quan hệ nhân – quả giữa các rủi ro (63)
    • 4.5. Kiểm chứng mô hình đề xuất vào công trình thực tế (67)
      • 4.5.1. Giới thiệu về gói thầu (67)
      • 4.5.2. Kiểm chứng mô hình vào dự án thực tế (0)
      • 4.5.3. Xác định xác suất có điều kiện giữa các nhân tố (71)
      • 4.5.4. Kết quả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia (71)
      • 4.5.5. Dữ liệu đầu vào mô hình (74)
        • 4.5.5.1. Các thông số một biến trong mô hình BBN (0)
      • 4.5.6. Kết quả phân tích (75)
      • 4.5.7. Đánh giá kết quả (80)
      • 4.5.8. Các biện pháp khắc phục đối với dự án (81)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (83)
    • 5.1. Kết luận (0)
    • 5.2. Kiến nghị (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)
  • PHỤ LỤC (87)

Nội dung

MỞ DẦU

Đặt vấn đề

Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1961 thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa, năm 1986 tấn dầu thô đầu tiên được thai khai tại mỏ Bạch Hổ, năm 2006 Tập đoàn dầu khí Việt Nam ra đời cho đến sự phát triển về khoa học công nghệ hiện nay, ngành dầu khí luôn đóng góp vào phát triển kinh tế của nước nhà Ngành công nghiệp này thể hiện là “ngành công nghiệp giữ vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn gian khổ, song mỗi bước đi lên đều ghi dấu bản lĩnh và khát vọng, đều để lại dấu ấn lịch sử đáng tự hào vì ngọn lửa dầu khí luôn được gìn giữ, lan truyền, tiếp nối qua từng thế hệ” [1]

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine tác động lớn đến nề kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong 5 tháng đầu năm 2023, tình hình đăng ký doanh nghiệp trên cả nước ghi nhận số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là 80.691 và có đến 7349 doanh nghiệp giải thể [2] Cũng trong năm tháng đầu năm 2023, ghi nhận chỉ số công nghiệp toàn ngành giảm 2% trong đó ngành khai khoáng ghi nhận giảm đến 3.5% so với cùng kỳ năm trước [2] Ngành Dầu khí cũng chịu những ảnh hưởng nặng nề của tình hình chung Bên cạnh những Doanh nghiệp (DN), Tổng Công ty làm ăn hiệu quả, vươn mình phát triển thì cũng tồn tại một số Doanh nghiệp, đơn vị không thích nghi được với sự phát triển chung, làm việc kém hiệu quả, dẫn đến các khó khăn về tài chính, làm giảm vốn chủ sở hữu, trong đó một số khác thậm chí dẫn đến phá sản, giải thể

“Theo nghiên cứu của báo năng lượng Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2018, ngành công nghiệp dầu khí gặp khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân sau đây [3]:

• Giá dầu thế giới giảm mạnh và kéo dài tiêu cực đã khiến cho cả ngành dầu khí thế giới lao đao, trong đó có Việt Nam Nhiều dự án thăm dò, khai thác phải dừng, giãn tiến độ khiến cả lĩnh vực dịch vụ cũng ảnh hưởng nặng nề

• Cạnh tranh giữa các tập đoàn khai thác dầu khí, vận chuyển và dịch vụ trên thế giới ngày một khốc liệt và các nước tăng cường bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước Những rủi ro này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác và dịch vụ kỹ thuật dầu khí của PVN

• Một số vụ việc tiêu cực ở Tập đoàn và các đơn vị thành viên khiến nhiều cán bộ bị xử lý bằng pháp luật đã ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, uy tín của PVN, tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người lao động

• Bên cạnh đó là rất nhiều khó khăn do những cơ chế, chính sách, luật pháp chưa phù hợp, hoặc đã lạc hậu với sự phát triển của PVN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

• Các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho PVN thực hiện các mục tiêu chiến lược chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời (Quy chế tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn hiện vẫn chưa được ban hành)

• Việc bảo lãnh vay vốn, thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của PVN gặp nhiều khó khăn Ví dụ như: Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam không được bảo lãnh Chính phủ dẫn đến mất lợi thế khi huy động nguồn đầu tư nước ngoài, cũng như chính doanh nghiệp nước chủ nhà, do đó, PVN đã phải thoái toàn bộ vốn góp tại dự án này

• Việc xử lý các dự án đầu tư ở nước ngoài như Junin 2, SK 305… kéo dài và gặp nhiều khó khăn

• Công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí gặp nhiều khó khăn; tiềm năng dầu khí hạn chế, trữ lượng nhỏ, thuộc vùng nước sâu, xa bờ, hoặc có địa chất phức tạp, kết hợp với giá dầu giảm sâu nên công tác kêu gọi đầu tư gặp khó khăn

• Các đơn vị dịch vụ dầu khí hoạt động khó khăn do khối lượng công việc và giá dịch vụ giảm sâu từ 20 đến 70% cho từng loại dịch vụ

• Các sản phẩm chủ lực của ngành dầu khí phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng

• Các dự án đơn vị yếu kém (xơ sợi Đình Vũ, nhiên liệu sinh học, đóng tàu Dung Quất) chưa xử lý được triệt để, cũng là do những cơ chế cũ không còn phù hợp”

Qua việc nhận định những nguyên nhân trên, vấn đề quản lý rủi ro trong ngành dầu khí được xem là ưu tiên quan trọng sống còn trong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp Để quản lý rủi ro đạt được kết quả, doanh nghiệp cần phải có những hoạch định và chiến lược rõ ràng, trong đó cần phải xác định được những rủi ro phải đối mặt, đặc biệt là xem xét kỹ lưỡng những rủi ro trọng yếu có thể dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống doanh nghiệp Ngay khi triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh đã lựa chọn cũng như đưa ra các giải pháp giải quyết rủi ro tối ưu nhất để quản lý những rủi ro này.

Xác định vấn đề nghiên cứu

- Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án dầu khí tại Việt Nam trong quá trình xây dựng

- Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các yếu tố rủi ro trên và ước lượng xác suất có điều kiện của các mối quan hệ giữa chúng dựa trên ý kiến của các chuyên gia

- Xây dựng mô hình BNNs xác định mức độ chậm trễ tiến độ dự án dầu khí

- Áp dụng mô hình vào một dự án dầu khí thực tế

Các đối tượng khảo sát gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án các dự án dầu khí tại Việt Nam:

+ Ban quản lý dự án

+ Các nhà thầu thi công

Dữ liệu được lấy, khảo sát tại các dự án xây dựng công trình dầu khí ở Việt Nam

1.2.4 Đóng góp của Luận văn

Nghiên cứu giúp các bên tham gia thực hiện dự án dầu khí tại Việt Nam biết được tình trạng mức độ chậm trễ tiến độ dự án nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời để biện pháp xử lý rủi ro đến mức tối thiểu Đồng thời đây cũng là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên kế hoạch dự án với cả các chỉ tiêu về thời gian, chi phí và chất lượng Mặt khác nghiên cứu giúp các nhà quản lý có thể giảm thiểu những thất thoát cũng như đưa dự án đến với thành công

Các đóng góp về mặt học thuật của nghiên cứu được thể hiện như sau:

+ Xác định những yếu tố rủi ro quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự án dầu khí tại Việt Nam trong giai đoạn thi công và xếp hạng giảm dần theo xác suất xảy ra của các rủi ro

+ Xác định được mối quan hệ cũng như sự tương tác giữa các yếu tố rủi ro trên Đồng thời cũng xác định được các yêu tố rủi ro nào tác động trực tiếp và gián tiếp đến dự án + Mô hình BNNs được thiết lập xác định tình trạng mức độ trễ tiến độ của dự án

TỔNG QUAN

Các khái niệm và định nghĩa

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Tóm tắt chương 2

Chương 2 sẽ trình bày những vấn đề sau:

Các khái niệm và định nghĩa:

+ Rủi ro, các công cụ để nhận diện và đánh giá rủi ro trong các dự án dầu khí

+ Lý thuyết về mạng tin cậy Bayes

Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

+ Các nghiên cứu đánh giá rủi ro vào các dự án dầu khí

+ Các nghiên cứu Đánh giá rủi ro áp dụng mạng Bayes

2.2 Các khái niệm và định nghĩa

Cho đến nay, khái niệm về rủi ro vẫn chưa có thống nhất, các tác giả và học giả khác nhau có những nhận định những định nghĩa về rủi ro cũng khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, trong đó một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất như sau: Theo từ điển tiếng Việt năm 2003: “Rủi ro được định nghĩa là điều không lành, không tốt bất ngời xảy đến” [4]

Theo iso 9000:2015: “Rủi ro được định nghĩa là tác động của sự không chắc chắn” [5] Theo tài liệu hướng dẫn của Cục phòng, chống rửa tiền: “Rủi ro có thể được định nghĩa là sự kết hợp giữa xác suất xảy ra một sự kiện và hậu quả của nó Nói một cách đơn giản, rủi ro có thể được coi là sự kết hợp của khả năng một việc gì đó xảy ra và mức độ thiệt hại hoặc tổn thất bị kéo theo nếu việc đó xảy ra” [6]

Trường phái truyền thống: “Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của

6 doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các rủi ro liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”

Trường phái hiện đại: “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai”

2.2.2 Tính chất của sự kiện rủi ro

Rủi ro tổng quát thì có tính chất sau:

- Phụ thuộc vào mức độ: Khi giá trị thu được/ lợi ích càng lớn thì càng nhiều rủi ro có thể được chấp nhận

- Mọi người nhìn nhận rủi ro khác nhau, và có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau

- Rủi ro là sự kiện tương lai, thời gian ảnh hưởng lên sự nhận biết nó Một sự kiện có thể được coi là rủi ro hôm nay có thể không còn rủi ro vào ngày mai

2.2.3 Tại sao phải quản lý rủi ro

“Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro [7]

Quản lý rủi ro bao gồm việc làm tăng tối đa các kết quả của những sự kiện có tác động tốt đến dự án, và làm giảm tối thiểu những hậu quả của những sự kiện có ảnh hưởng xấu đến dự án

Quản lý rủi ro phải là một chức năng của quản lý dự án Quá trình này phải được chú trọng từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc dự án

Quản lý rủi ro xử lý các thông tin có sẵn (từ dự đoán, thống kế, phỏng vấn) qua một mô hình chính thức để hỗ trợ việc ra quyết định

Quản lý rủi ro rạo ra tính trách nhiệm, tính linh động, tính kế hoạch trong quá trình quản lý dự án

Rủi ro bao gồm 2 thành tố: mức độ ảnh hưởng đến đối tượng và khả năng xảy ra Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn, nếu chắc chắc (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro

Quản lý rủi ro là những quá trình có liên quan tới việc nhận dạng, phân tích và đáp ứng lại với sự không chắc chắn trong suốt chu kỳ sống của dự án Quản lý rủi ro cũng là một phần không thể thiểu của quản lý dự án cũng như quyết định sự thành công hay thất bại của dự án.”

Hình 2.1 Quá trình quản lý rủi ro

2.2.4 Lý thuyết về mạng tin cậy Bayes

Bayesian Belief Networks (BBNs) là mô hình đồ thị toán học thể hiện mối quan hệ giữa các biến bằng cách sử dụng xác suất có điều kiện [8] BBNs là phương pháp kết hợp hài hòa giữa đồ thị và lý thuyết xác suất để giải quyết hai vấn đề quan trọng: Tính không chắc chắn và tính phức tạp

Trong lĩnh vực xây dựng, BBNs dùng để dự báo, đánh giá các rủi ro tiến độ thực hiện, chi phí dự án, chất lượng công trình, an toàn cũng như các nội dung liên quan khác

Kế hoạch quản lý rủi ro Định nghĩa những mục

Nhận dạng rủi ro Định lượng rủi ro

Phát triển những ứng phó rủi ro

Sự xem xét và theo dõi kiểm soát

Hình 2.2 Cấu trúc cơ bản của mạng BBNs

Sơ đồ trên thể hiện ảnh hưởng của việc gián đoạn trong khâu cung ứng vật tư dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành dự án

“BBNs dựa trên lý thuyết xác suất có điều kiện của nhà thống kê học – nhà triết học Thomas Bayes đã nghiên cứu và đề xuất, do đó gọi là công thức Bayes Công thức cơ bản được hiểu như sau:

• A và B là hai sự kiện có thể xảy ra và phụ thuộc với nhau

• P(A) là xác suất của sự kiện A; P(B) là xác suất của sự kiện B

• P(B/A) là xác suất có điều kiện của B khi biết trước A đã xảy ra

• P(A/B) là xác suất có điều kiện của A khi biết trước B đã xảy ra Đối với công thức Bayes tổng quát, với mỗi k bất kì (k=1,2,3 n), ta có:

P (Ak /F) = (P (Ak) x P (F/Ak)) / P(F) = (P (Ak) x P (F/Ak)) / ∑ 𝑛 P (Ak) x P (F/Ak)

Gián đoạn trong cung ứng vật tư

Chậm tiến độ hoàn thành dự án Nút kết quả

• A1, A2, A3 là nhóm đầy đủ các biến cố (Các biến này đôi một xung khắc và ít nhất một biến trong chúng xảy ra)

• F là biến cố bất kỳ

Tổng quan về phương pháp chuyên gia

“Phương pháp chuyên gia hay là phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia Phương pháp này được áp dụng trong quá trình quyết định dựa trên những ý kiến chuyên gia để tiến hành những bước của quá trình quyết định Chuyên gia là những học giả hay các nhà nghiên cứu hoặc những nhà phân tích chuyên môn người đưa ra những khuyến nghị hay lời khuyên đối với người khác Phương pháp chuyên gia dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong các quyết định quản lý được thống nhất theo những nguyên tắc chung sau: a/ Thành lập các nhóm chuyên gia

Muốn thu được lời tư vấn có giá trị cần tìm kiếm những chuyên gia tài giỏi Các chuyên gia tham gia vào quá trình quyết định cần thoả mãn những tiêu chí:

+ Có kiến thức chuyên môn sâu và có hiểu biết rộng lớn trên lĩnh vực cần ra quyết định + Có định hướng tâm lí hướng về tương lai

+ Am hiểu quy luật vận động và phát triển của sự việc cần giải quyết trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực

+ Có ý thức độc lập tư duy và có khả năng lắng nghe ý kiến của người đối diện

+ Có khả năng phân tích và thống kê

Tổ chức xin ý kiến của của các chuyên gia Đây là hoạt động cơ bản nhất của nhóm chuyên gia và cũng là hoạt động khó nhất Để xin ý kiến chuyên gia, nhóm chuyên gia tổng hợp cần thực hiện những hoạt động sau:

Xây dựng nội dung lấy ý kiến b/ Tổ chức thu thập ý kiến của các chuyên gia

Phụ thuộc vào cách thức tiến hành thu thập ý kiến, có thể phân chia các phương pháp chuyên gia thành những phương pháp sau:

+ Phương pháp phỏng vấn: Là một trong những phương pháp thực hiện nhanh nhất, đơn giản nhất để nhận được ý kiến của các chuyên gia (những người được phỏng vấn) về các về các vấn đề cụ thể Những cuộc phỏng vấn trực tiếp (có thể bằng điện thoại cá nhân, mạng xã hội, ) được tiến hành nhanh, dựa vào dàn ý các câu hỏi được chuẩn bị trước, trong không khí cở mở, thoải mái có thể thu lại được nhiều ý kiến hữu ích Tuy nhiên phương pháp này cho thấy kết quả nhận được mang nhiều yếu tố cảm giác chủ quan

+ Phương pháp hội thảo: đây là phương pháp được xem là phổ biến để thu thập các giải pháp để giải quyết một hoặc một vài vấn đề quan trọng nào đó Các cuộc hội thảo cho phép các nhà nghiên cứu, chuyên gia tự do trình bày những suy nghĩ của mình, do đó có thể thấy qua hội thảo có thể rất nhiều thông tin theo những góc độ khác nhau có thể nhận được Hội thảo là phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết những vấn đề quan trọng, vì thế một không khí gợi mở, có dẫn dắt, có tổng kết, có suy nghĩ của những người tham gia sẽ đem lai hiệu quả cao nhất cho hội thảo

+ Phương pháp Brainstorming (phương pháp tấn công não): Đây là hình thức thảo luận mở giữa các chuyên gia nhằm đưa ra gợi ý cho các phương án quyết định Số lượng người tham gia dao động khoảng từ 5 đến 12 người Người chủ tọa hội thảo không nói rõ mục đích của cuộc thảo luận mà chỉ đề cập đến những khía cạnh cụ thể của chủ đề chung để các chuyên gia bày tỏ quan điểm của mình cũng như không bình luận về ý kiến của người khác trong các cuộc thảo luận Người điều hành (thông thường là lãnh đạo cấp cao) sẽ không phát biểu ý kiến của mình để không làm ảnh hưởng đến không khí thảo luận mà chỉ lắng nghe một cách khách quan và thu nhận những thông tin cụ thể có ích cho cuộc thảo luận nhằm phục vụ việc ra quyết định Ưu điểm của phương pháp này là thông tin có thể được

12 trao đổi trực tiếp và phát huy tư duy sáng tạo của chuyên gia Thống kê cho thấy sử dụng phương pháp Braunstorming cho kết quả tốt hơn so với phương pháp hội thảo

+ Phương pháp Coturn: Phương pháp này được phát minh năm 1964, cũng có điểm tương tự so với phương pháp Brainstorming Người điều hành bắt đầu hội nghị để các chuyên gia có thể bàn bạc về vấn đề vcũng như phương án giải quyết Đến một thời điểm thích hợp người quyết định tiến hành nêu rõ vấn đề chủ chốt để buổi thảo luận sâu hơn

+ Phương pháp đối chiếu: Đây được xem là một kỹ thuật tham mưu quan trọng Người đưa ra quyết định đưa ra các giải pháp khác nhau cho những nhóm đối tượng khác nhau tiến hành soạn thảo, sau đó sẽ triển khai tranh luận, chỉ ra những hạn chế trong phương án của các nhóm nhằm thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất các mâu thuẫn trong các phương án Hoặc trước một phương án sẽ chủ động dựng lên các mặt đối lập nhằm thể hiện sự phê phán, bác bỏ, nhằm mục đích chủ yếu tìm những tình huống có thể xảy ra và cân nhắc nghiêm túc điều kiện thuận lợi cũng như bất lợi, nhằm giúp phương án có thể hoàn thiện hơn

+ Phương pháp Delphi: có nguồn gốc từ Hy Lạp, là một trong những phương pháp sử dụng chuyên gia cho quá trình ra quyết định, được công ty Rand của Mỹ phát triển vào cuối những năm 1950 Với các doanh nghiệp, Delphi là phương pháp nghiên cứu và dự báo những cơ hội về phát minh công nghệ mới Quá trình dự đoán bắt đầu khi cơ quan dự báo gửi những dữ liệu cần thiết về vấn đề cần nghiên cứu và bảng câu hỏi cho một nhóm chuyên gia được lựa chọn Sau khi nhận được trả lời, cơ quan dự báo sẽ tập trung các ý kiến và gửi lại các chuyên gia với lời đề nghị họ xem xét và điều chỉnh lại ý kiến của mình Sau nhiều lần trao đổi, ý kiến các chuyên gia dần dần thống nhất Do sử dụng trình tự phân tán - tập trung - phân tán, tranh thủ ý kiến theo hình thức nặc danh, kết luận thu được đáng tin cậy

+ Phương pháp Delphi: Đây là phuông pháp bắt nguồn từ Hy Lạp và được phát triển mạnh vào cuối những năm 1950 tại Mỹ Phương pháp này sử dụng các chuyên gia trong việc ra quyết định Với các doanh nghiệp, Delphi là phương pháp nghiên cứu cũng như dự báo những cơ hội Quá trình này bắt đầu diễn ra với việc dữ liệu câu hỏi nghiên cứu cần thiết và bảng câu hỏi được gửi đến cho một nhóm chuyên gia đã được lựa chọn trước Các chuyên gia tiến hành trả lời các câu hỏi nhận được Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, cơ quan dự báo tổng hợp kết quả và tiến hành gửi lại văn bản đề nghị các chuyên gia trong nhóm trên xem xét, chỉnh sửa ý kiến khi cân thiết Sau nhiều vòng thực hiện, các chuyên gia dần đi đến thống nhất Do sử dụng trình tự phân tán - tập trung - phân tán trong quá trình thực hiện, tranh thủ thu thập ý kiến thông qua hình thức nặc danh vì thế kết luận thu được từ phương pháp Delphi là đáng tin cậy.”

2.4 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến rủi ro dự án và sử dụng mạng BBNs

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu đánh giá

Tác giả Tên bài báo Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

“Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam”

“Tìm ra các giải pháp quản trị rủi ro có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm có giải pháp thực hiện né tránh, giảm bớt hoặc khắc phục tác hại của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng EPCI thuộc các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ở thềm lục địa tại Việt Nam Nhằm giúp cho Nhà thầu đạt được mục tiêu thực hiện đúng các cam kết thể hiện trong hợp đồng xây dựng công trình phát triển khai thác mỏ dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà thầu”

“- Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí tại Việt Nam

- Sử dụng các phương pháp điều tra dựa trên bảng câu hỏi, chuyên gia cũng như ứng dụng các phần mềm mô phỏng để nhận diện, phân tích và định lượng rủi ro trong thực hiện các hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí tại Việt Nam

Tóm tắt chương

Chương này đưa ra quy trình nghiên cứu nhằm định hướng rõ ràng cách thức thực hiện cho từng công việc cụ thể như thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, Cuối chương, tổng hợp các công cụ hỗ trợ sử dụng trong quá trình nghiên cứu để làm rõ hơn phương pháp thực hiện các công việc trong quy trình nghiên cứu.

Khái quát phương pháp

Xác định các rủi ro chính ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành các dự án dầu khí ở Việt Nam Từ các nhân tố ảnh hưởng, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn các chuyên gia là những người có chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt đồng xây dựng tại các dự án trong lĩnh vực dầu khí Kết quả thu được từ các bảng câu hỏi phỏng vấn, xác định được các nhân tố có mức rủi ro cao tác động vào dự án Tiến hành xác định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố rủi ro từ ý kiến chuyên gia Xác định xác xuất có điều kiện giữa các nhân tố vào trong mô hình BNNs trong dự án thực tế

Trong nghiên cứu này, quá trình thực hiện được thể hiện như hình 3.1, được tóm gọn thành các bước như sau:

Bước 1: Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong giai đoạn xây dựng của các dự án dầu khí dựa trên tổng hợp các nhân tố từ các nhiên cứu trước đây, các dự án tác giả đã trực tiếp tham gia và ý kiến của các chuyên gia đầu ngành

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát sơ bộ (pilot test) để nhận được những góp ý từ các chuyên gia và hoàn thiện lại bảng câu hỏi trước khi khảo sát chính thức

Bước 3: Khảo sát chính thức bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu và đánh giá các nhân tố rủi ro Bước 4: Xác định mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến nhân tố bằng phương pháp hội thảo dự trên ý kiến chuyên gia

Bước 5: Xác định xác xuất có điều kiện giữa các nhân tố vào trong mô hình BNNs trong dự án thực tế

Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong giai đoạn xây dựng dự án dầu khí

Nghiên cứu trước đó và tham thảo ý kiến chuyên gia

Thiết kế bảng câu hỏi Đánh giá mức độ ảnh hưởng, hả năng xảy ra và xếp hạng các nhân tố

Phân phát bảng câu hỏi Thu thập và xử lý số liệu

Xử lý số liệu thu được và đánh giá kết quả

Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố

Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Xác định xác suất điều kiện giữa các nhân tố

Xử lý số liệu đầu vào và xây dựng mô hình Bayes Đánh giá kết quả so với thực tế

Phù hợp Đề ra giải pháp

Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Nhận các nhân tố có mức tác động mạnh và loại bỏ nhân tố có mức tác động yếu

Sử dụng phần mềm Netica

Hình 3.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu

3.3.1 Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong giai đoạn xây dựng dự án dầu khí

Trong nghiên cứu, tiến hành xem xét các rủi ro đã được đề cập ở các nghiên cứu trước đây với kinh nghiệm thực tế của tác giả cũng như tổng hợp đối chiếu với các nhân tố từ ý kiến của các chuyên gia Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra được những nhân tố rủi ro gây ra trễ tiến độ giai đoạn thi công các dự án dầu khí tại Việt Nam, từ đó đề xuất mô hình đánh giá rủi cho các phương án này

Bảng 3.1 Thông tin chuyên gia được lấy ý kiến trong việc nhận diện các nhân tố rủi ro

STT Họ tên Chức vụ Đơn vị công tác Trình độ

(CG1) Giám đốc dự án Nhà thầu thi công

Kỹ sư kỹ thuật dầu khí

(CG2) Quản lý kỹ thuật Tư vấn thiết kế Tiến sỹ 23

Giám đốc khối xây dựng Chủ đầu tư Kỹ sư xây dựng 22

(CG4) Giám sát trưởng Tư vấn giám sát Kỹ sư xây dựng 12

(CG5) Trưởng phòng Tư vấn quản lý chi phí

Thạc sỹ quản lý xây dựng - kỹ sư kinh tế xây dựng

(CG6) Trưởng ban Quản lý dự án Kỹ sư xây dựng công trình biển 15

Giám đốc kỹ thuật Khảo sát địa chất Tiến sỹ 25

(CG8) Giám đốc dự án Nhà thầu thi công Thạc sỹ - Kỹ sư xây dựng 20

Giám đốc khối xây dựng Nhà thầu thi công Kỹ sư xây dựng 12

10 (CG10) Giám sát trưởng Tư vấn giám sát Thạc sỹ - Kỹ sư xây dựng 18

3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi

Khảo sát bảng câu hỏi là một phương án hiệu quả để thu thập số liệu một số lượng lớn đối tượng trong khoảng thời gian nhất định nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu Từ các rủi ro thu thập từ trên, thể hiện chi tiết các rủi ro để giúp cho việc khảo sát được chính xác hơn

Thiết kế bảng câu hỏi gồm đầy đủ các phần chủ yếu: Giới thiệu nội dung đề tài, thông tin người khảo sát và khảo sát các tiêu chí

Các bước thực hiện khảo sát bảng câu hỏi: a Đối tượng khảo sát

Xác định đối tượng khảo sát: Các chuyên gia Giám đốc dự án; Quản lý kỹ thuật; Giám đốc khối xây dựng; Giám sát trưởng; Trưởng phòng - Tư vấn quản lý chi phí; Trưởng ban - Quản lý dự án; Giám đốc kỹ thuật - Khảo sát địa chất đã và đang thực hiện các dự án dầu khí b Xây dựng thang đo

• Xác định hình thức câu hỏi và thang đo: Kết quả tác động của các nhân tố rủi ro lên dự án được quyết định dựa trên 2 biến đầu vào là Khả năng xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Xây dựng thang đo mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của các rủi ro lên các dự án dầu khí, một trong những thang đo lường được sử dụng phổ biến là thang đo 5 mức độ

Bảng 3.2 Bảng thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố rủi ro

Thang đo Mức độ Giải thích

Không làm tăng chi phí (chi phí phát sinh không đáng kể)/ Không làm trễ tiến độ thi công (chậm tiến độ không đáng kể)

2 Ảnh hưởng thấp Làm phát sinh một ít so với ngân sách/ làm chậm tiến độ ít ngày Không tốn nhiều công sức xử lý

Làm phát sinh tương đối so với ngân sách/ làm chậm tiến độ thi công nhiều ngày đến vài tuần

Thang đo Mức độ Giải thích

4 Ảnh hưởng lớn Làm phát sinh nhiều chi phí so với ngân sách/ Làm chậm tiến độ thi công nhiều tuần

Làm phát sinh rất nhiều chi phí cho dự án/ Làm chậm tiến độ thi công từ nhiều tuần đến nhiều tháng hoặc phải ngừng thi công, dừng dự án

Bảng 3.3 Bảng thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố rủi ro

Kí hiệu Khả năng Giải thích

I Rất thấp (< 2%) Rất hiếm khi xảy ra

II Thấp (2% đến 5%) Hiếm khi xảy ra

III Trung bình (5% đến 30%) Có xảy ra trong các dự án tương tự

IV Cao (30 đến 60%) Xảy ra thường xuyên trong dự án tương tự

V Rất cao (> 60%) Xảy ra thường xuyên

Bảng 3.4 Bảng thang đo tác động của nhân tố rủi ro lên dự án

Khả năng xảy ra c Khảo sát sơ bộ (Pilot test) và điều chỉnh bảng câu hỏi

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ (pilot test) trước khi khảo sát chính thức Chuyên gia được lấy ý kiến trong giai đoạn này cũng chính là 10 chuyên gia đã được tác giả khảo sát lấy ý kiến trong giai đoạn nhận diện các nhân tố rủi ro Thông tin các chuyên gia được thể hiện tại Bảng bên trên

Qua quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả nhận được được góp ý từ các chuyên gia về thang đo đánh giá khả năng xảy ra của các nhân tố rủi ro, các khoảng chia chưa phù hợp với nghiên cứu và cần phải điều chỉnh Tác giả tiến hành điều chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia trong giai đoạn khảo sát Kết quả sau khi điều chỉnh được thể hiện tại Bảng 3.3 bên dưới Sau khi điều chỉnh, tác giả tiến hành khảo sát và lấy thêm ý kiến của 10 chuyên gia trên và nhận được phản hồi rất tích cực

Bảng 3.5 Bảng thang đo mức độ ảnh hưởng của nhân tố rủi ro sau điều chỉnh

Kí hiệu Khả năng Giải thích

I Rất thấp (< 5%) Rất hiếm khi xảy ra

II Thấp (5% đến 20%) Hiếm khi xảy ra

III Trung bình (20% đến 40%) Có xảy ra trong các dự án tương tự

IV Cao (40 đến 60%) Xảy ra thường xuyên trong dự án tương tự

V Rất cao (> 60%) Xảy ra thường xuyên

3.3.3 Tiến hành khảo sát chính thức:

“Có nhiều cách để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp khác nhau: Thực nghiệm, khảo sát qua điện thoại, thư hỏi, quan sát trực tiếp, phỏng vấn cá nhân, Trong nghiên cứu này, do tính chất đặt thù của ngành dầu khí, tác giả lựa chọn phương án khảo sát trực tiếp Tác giả gặp trực tiếp những người khảo sát và thuyết phục người khảo sát tham gia trả lời bảng câu hỏi.”

3.3.4 Xử lý số liệu thu được và đánh giá kết quả: a Xác định kích thước mẫu

“Trong nghiên cứu nếu thực hiện với một kích thước mẫu càng lớn thì sẽ càng thể hiện được tính chất của tổng thể nhưng kích thước mẫu càng lớn thì lại càng tốn nhiều thời gian và chi phí, do đó việc chọn một kích thước mẫu phù hợp là rất quan trọng Đối với luận văn này, do dự án dầu khí là loại hình đặc trưng nên học viên quyết định thu thập dữ liệu ở giai đoạn 1 tác giả thu thập dữ liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra là 60 người, giai đoạn 2 thu thập dữ liệu về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các nhân tố rủi ro bằng phương

34 pháp hội thảo trực tuyến với giấy mời được gởi đến 70 chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ sư và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí.” b Kỹ thuật lấy mẫu

“Các kỹ thuật lấy mẫu đưa ra một loạt các phương pháp cho phép người nghiên cứu có thể giảm bớt số lượng dữ liệu cần thu thập, bằng việc chỉ xem xét những dữ liệu từ một tiểu nhóm thay vì tất cả các đối tượng quan sát Việc lấy mẩu hiệu quả sẽ giúp cho người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian cũng nhưng ngân sách cho việc nghiên cứu Có hai nhóm kỹ thuật lấy mẫu phổ biến: Kỹ thuật lấy mẫu xác xuất và kỹ thuật lấy mẫu phi xác xuất

Kỹ thuật lấy mẫu theo xác suất gồm có các kỹ thuật:

- Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản;

- Kỹ thuật lấy mẫu hệ thống;

- Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng;

- Kỹ thuật lấy mẫu theo cụm;

- Kỹ thuật lấy mẫu đa tầng

Quá trình lấy mẫu theo xác suất được chia thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Xác định một khuôn khổ lấy mẫu phù hợp dựa trên những câu hỏi hay mục tiêu nghiên cứu

- Giai đoạn 2: Quyết định kích cỡ lấy mẫu phù hợp

- Giai đoạn 3: Lựa chon kỹ thuật lấy mẫu phù hợp nhất và lựa chọn mẫu

- Giai đoạn 4: Kiểm tra xem mẫu đó có đại điện cho tổng thể hay không

Kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất gồm có các kỹ thuật:

- Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện;

- Kỹ thuật lấy mẫu theo định mức;

- Kỹ thuật lấy mẫu phán đoán

Công cụ nghiên cứu

Bảng 3.6 Bảng công cụ nghiên cứu thực hiện trong luận văn

STT Mục tiêu Phần mềm

1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro giai đoạn thi công dự án dầu khí

Sách, báo khoa học, Google Scholar; Ý kiến chuyên gia, người cố vấn, từ thực tế dự án mà tác giả đã thực hiện

2 Thu thập dữ liệu Bảng câu hỏi

3 Mô tả dữ liệu Thống kê mô tả, phần mềm Excel

4 Xếp hạng các yếu tố rủi ro Trị trung bình, phần mềm SPSS

5 Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố rủi ro Lấy ý kiến chuyên gia

6 Xây dựng mô hình Bayes dự báo rủi ro Phần mềm Netica

7 Ứng dụng và kiểm chứng mô hình với 1 dự án thực tế đang thi công

Mô hình BBNs tổng quát

THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Thống kê mô tả kết quả khảo sát

Trong 60 phiếu khảo sát được gửi đi và thu hồi được 56 phiếu khảo sát, trong đó 52 phiếu đạt chất lượng và 4 phiếu không đạt yêu cầu

Bảng 4.1 Danh sách thông tin người khảo sát

Họ và tên người khảo sát

Kinh nghiệm Chức vụ Đơn vị công tác Trình độ Số công trình

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Đại học 7

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Cao đẳng 6

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Đại học 10 NKS4 Trên 10 năm Quản lý cấp cao Đơn vị thi công Đại học 22

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Sau đại học 8

Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Đại học 15

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn giám

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Trung cấp 13

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn giám

Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Tư vấn thiết kế Đại học 16

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Đại học 10

NKS12 Trên 10 năm Quản lý cấp cao Đơn vị thi công Sau đại học 25

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Sau đại học 9

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Đại học 12 NKS15 Từ 3 đến 5 Quản lý cấp phòng/ Tư vấn giám Đại học 8

Họ và tên người khảo sát

Kinh nghiệm Chức vụ Đơn vị công tác Trình độ Số công trình năm trưởng phòng Sát

NKS16 Trên 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Quản lý dự án Sau đại học 20

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn giám

NKS18 Từ 5 đến 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Đại học 14

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn thiết kế Trung cấp 7

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Đại học 9

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn thiết kế Đại học 12

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Sau đại học 13

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Cao đẳng 7

NKS24 Trên 10 năm Quản lý cấp cao Tư vấn giám

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Đại học 6

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 8

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 9

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn thiết kế Đại học 10

NKS30 Từ 5 đến 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Cao đẳng 11

NKS31 Từ 3 đến 5 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Đại học 8 NKS32 Trên 10 năm Quản lý cấp cao Đơn vị thi công Đại học 19

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Sau đại học 10

NKS34 Trên 10 năm Quản lý cấp phòng/ Tư vấn giám Đại học 21

Họ và tên người khảo sát

Kinh nghiệm Chức vụ Đơn vị công tác Trình độ Số công trình trưởng phòng Sát

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 8

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Đại học 7

NKS37 Từ 5 đến 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Trung cấp 12

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 6

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn thiết kế Cao đẳng 11

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 13

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 6

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 12

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Cao đẳng 6

NKS44 Từ 5 đến 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Chủ đầu tư Cao đẳng 13

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn giám

NKS46 Trên 10 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Chủ đầu tư Đại học 21

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Tư vấn giám

NKS48 Trên 10 năm Quản lý cấp cao Tư vấn thiết kế Cao đẳng 21

NKS49 Từ 3 đến 5 năm Quản lý cấp phòng/ trưởng phòng Đơn vị thi công Sau đại học 9

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Quản lý dự án Đại học 10

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Đơn vị thi công Đại học 9

Cán bộ Kỹ thuật/ Kỹ sư hiện trường Chủ đầu tư Sau đại học 8

Bảng 4.2 Kinh nghiệm của người tham gia khảo sát

KINH NGHIỆM NGƯỜI KHẢO SÁT

Hình 4.1 Biểu đồ phân phối kết quả số năm kinh nghiệm của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Bảng khảo sát về số năm kinh nghiệm cho thấy đa số nằm ở khoảng 3 đến 5 năm chiếm 50% sau đó từ 5-10 năm với 35% và cuối cùng trên 10 năm với tỷ lệ là 15% Qua đó nhận xét được các đối tượng đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm cho nên tích lũy được kiến thức và dữ liệu thu được có chất lượng tốt hơn

Bảng 4.3 Chức vụ của người tham gia khảo sát

CHỨC VỤ NGƯỜI KHẢO SÁT

Từ 5 đến 10 nămTrên 10 năm

Hình 4.2 Biểu đồ phân phối chức vụ của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Qua bảng phân phối chức vụ của người tham giam gia có thể nhận thấy sự hợp lý và tương đồng với bảng số năm kinh nghiệm Cụ thể đa số là cán bộ kỹ thuật chiếm 67%, tiếp theo là quản lý cấp phòng chiếm 23% và quản lý cấp cao là 10%

Bảng 4.4 Đơn vị công tác của người tham gia khảo sát ĐƠN VỊ CÔNG TÁC NGƯỜI KHẢO SÁT Đơn vị thi công 22

Quản lý cấp caoQuản lý cấp phòngCán bộ kỹ thuật

Hình 4.3 Biểu đồ phân phối nhóm vị trí đã đảm nhiệm của đối tượng khảo sát

Nhận xét: Đối với vị trí đảm nhiệm, chiếm tỷ lệ rất cao 42% là làm việc ở đơn vị thi công Mặt khác, số người đã và đang làm việc ở đơn vị tư vấn giám sát chiếm tỷ lệ 17% Tổng kết quả các bảng khảo sát thu về vị trí đã đảm nhiệm có rất nhiều đối tượng đã từng tham gia với nhiều vị trí và nhiều vai trò Do đó, những đối tượng đó sẽ có nhiều góc nhìn và định hướng mang tính chính xác, thực tế và khách quan hơn

Bảng 4.5 Trình độ của người tham gia khảo sát

TRÌNH ĐỘ NGƯỜI KHẢO SÁT Đại học 33

14% ĐƠN VỊ CÔNG TÁC Đơn vị thi công Chủ đầu tư

Tư vấn thiết kếQuản lý dự án

Hình 4.4 Biển đồ phân phối trình độ của người tham gia khảo sát

Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy đa số đối tượng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 64%, tiếp theo là cao đẳng/trung cấp chiếm tỷ lệ 19% và cuối cùng là sau đại học chiếm tỷ lệ 17% Do đó, những đối tượng khảo sát có trình độ và chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ cho dữ liệu thu thập chất lượng và chính xác cao

4.2 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Bảng 4.6 Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro

Kí hiệu N Mean Std Deviation Xếp hạng

TRÌNH ĐỘ Đại họcSau đại họcCao đẳng/ Trung cấp

Kí hiệu N Mean Std Deviation Xếp hạng

Bảng 4.7 Kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro

Kí hiệu N Mean Std Deviation Xếp hạng

Kí hiệu N Mean Std Deviation Xếp hạng

4.3 Thang đo tác động của nhân tố rủi ro lên dự án

Bảng 4.8 Bảng kết quả mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra của rủi ro

Rủi ro Mức độ ảnh hưởng Khả năng xảy ra Mức rủi ro Đánh giá

A3 3,885 2,12 8,217 Mức rủi ro trung bình

A4 4,038 1,69 6,834 Mức rủi ro trung bình

A6 3,692 1,79 6,604 Mức rủi ro trung bình

A7 3,615 2,46 8,899 Mức rủi ro trung bình

A8 3,423 2,35 8,031 Mức rủi ro trung bình

B2 3,635 2,08 7,549 Mức rủi ro trung bình

B6 3,038 2,04 6,194 Mức rủi ro trung bình

Rủi ro Mức độ ảnh hưởng Khả năng xảy ra Mức rủi ro Đánh giá

B9 3,000 2,23 6,692 Mức rủi ro trung bình

C3 3,135 2,52 7,897 Mức rủi ro trung bình

C4 3,058 1,75 5,351 Mức rủi ro trung bình

D1 3,135 2,56 8,017 Mức rủi ro trung bình

D3 3,019 2,48 7,490 Mức rủi ro trung bình

D4 3,077 1,90 5,858 Mức rủi ro trung bình

E1 3,058 2,46 7,527 Mức rủi ro trung bình

E2 3,269 2,27 7,419 Mức rủi ro trung bình

- Từ kết quả trên, ta thấy có 8 nhân tố rủi ro có mức rủi ro thấp (A2, A5, B5, B7, B8, C1, C2, D2) Từ những phân tích trên, 20 rủi ro được chọn trong tổng thể 28 rủi ro sẽ được nghiên cứu tiếp

Bảng 4.9 Danh sách 20 rủi ro chính thức

Các rủi ro Mã hóa

A Các yếu tố rủi ro liên quan đến nguồn lực và cung ứng

1 Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc A4

2 Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công A1

3 Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm A3

4 Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời A6

5 Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện các dự án dầu khí A7

6 Giám sát hiện trường kém/ thiếu nhân sự giám sát A8

B Các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình thi công

Các rủi ro Mã hóa

7 Rủi ro trong quá trình huy động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy B2

8 Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc… B1

9 Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời (SIMOP) B3

10 Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng B4

11 Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan B6

12 Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy B9

C Các yếu tố rủi ro liên quan đến thiết kế và hợp đồng

14 Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt C4

D Các yếu tố rủi ro liên quan đến các bên thực hiện hợp đồng

15 Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan D1

16 Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp D4

17 Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án D3

E Các yếu tố rủi ro bên ngoài

18 Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …) E3

19 Tỷ giá hối đoái thay đổi E2

Hình 4.5 Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ dự án dầu khí

4.4 Khảo sát mối quan hệ nhân – quả giữa các rủi ro

Trong phần này, tác giả sử dụng phương pháp hội thảo để thu thập ý kiến của các chuyên gia Trong báo cáo chuyên đề khoa học hằng năm của tổ chức, tác giả được báo một nội dung nghiên cứu “Nhân dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án dầu khí tại Việt Nam trong quá trình xây dựng” là kết quả nghiên cứu của các mục trên Thành phần tham dự hội thảo báo cáo, về phía tổ chức là các cá nhân đã tham gia trực tiếp có nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án dầu khí, lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo tổ chức; về phía khách mời là cấp lãnh đạo các đối tác của tổ chức Sau phần báo cáo nội dung đã thực hiện, tác giả lấy ý kiến của các khách mời về mối quan hệ nhân - quả giữa các yếu tố rủi ro đã được ghi nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay đồng ý Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố rủi ro có mối quan hệ nhân - quả với nhau có tỷ lệ đồng thuận trên 1/3 số lượng khách mời tại thời điểm lấy ý kiến

Bảng 4.10 Bảng kết quả biểu thị mối quan hệ nhân – quả giữa các rủi ro

Biến nguyên nhân Biến kết quả Số người đồng ý/ Số người tham dự

Lạm phát → Tỷ giá hối đoái thay đổi 35/52 67%

Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan →

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc

Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

→ Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 41/50 82%

Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

→ Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 32/50 64%

Giám sát hiện trường kém/ thiếu nhân sự giám sát → Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 25/49 51%

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp → Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 37/48 77%

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp → Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 21/48 44%

Biến nguyên nhân Biến kết quả Số người đồng ý/ Số người tham dự

Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc

→ Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 36/49 73%

Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện các dự án dầu khí

→ Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 31/49 63%

Tỷ giá hối đoái thay đổi → Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án → Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

→ Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy →

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công → Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt 28/50 56%

Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời → Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt 37/52 71%

Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt → Trễ tiến độ 38/49 78%

Rủi ro trong quá trình huy động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy → Trễ tiến độ 32/52 62%

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng → Trễ tiến độ 35/52 67%

Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

18 Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

8 Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

12 Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy

3 Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm

15 Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan

19 Tỷ giá hối đoái thay đổi

20 Lạm phát 13 Thiết kế kém

17 Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

16 Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

1 Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc 11 Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

10 Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

6 Giám sát hiện trường kém/ thiếu nhân sự giám sát

9 Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời (SIMOP)

2 Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công

4 Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời

5 Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện các dự án dầu khí

14 Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt

7 Rủi ro trong quá trình huy động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy

Hình 4.6 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố rủi ro

4.5 Kiểm chứng mô hình đề xuất vào công trình thực tế Đề tài nghiên cứu về rủi ro tiến độ nói chung, chậm trễ tiến độ nói riêng Ở luận văn này, tác giả tập trung vào nghiên cứu các tác động của các rủi ro, có nghĩa là xét đến trường hợp chậm trễ tiến độ thi công trong dự án dầu khí

Sau khi xây dựng được mô hình rủi ro, tác giả sử dụng công cụ BBNs để kiểm định mô hình vào dự án thực tế được xác định tính ứng dụng của nghiên cứu Để có những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã ứng dụng vào dự án mà bản thân đã tham gia để tiến hành nghiên cứu Các chuyên gia được mời là lãnh đạo, kỹ sư, đối tác đã trực tiếp thực hiện thi công, giám sát và quản lý dự án Những người được mời khảo sát là những người hiểu và nắm rõ đặc điểm dự án, họ sẽ đưa ra những đánh giá về xác suất cho các mối quan hệ tác động rủi ro

Trong bảng câu hỏi khảo sát này, những người khảo sát sẽ lần lượt đánh giá xác suất ảnh hưởng của các mối quan hệ lên chậm trễ tiến độ dự án dầu khí

4.5.1 Giới thiệu về gói thầu

• Gói thầu: Hạ thủy chân đế, thi công, lắp đặt hoàn thiện phần thân trên biển

• Thông số chân đế, cọc, bến cập tàu: tổng khối lượng 979,2 tấn

- Giàn Chân đế dạng 3 chân; gồm 04 mặt D; Conductor frame cho 06 giếng;

- Khối lượng Chân đế: 419.3 tấn (trong đó đã bao gồm 98pcs Anode nặng 44 tấn)

• Thông số khối thượng tầng của giàn: tổng khối lượng khoảng 328,3 tấn

- Khối thượng tầng gồm 04 sàn: Sub-Main deck; Main deck; Platform deck và Roof deck

- Khối lượng kết cấu: 202 tấn;

- Đường ống công nghệ: 9 system gồm Instrument and utility air; Closed drain; Open drain; Blow down; Crude oil; Gas lift; Vent; Water injection và Safety system FW Khối lượng ống công nghệ khoảng 49 tấn: thép đen (43 tấn) và Cu-Ni (6 tấn)

- Thiết bị khoảng 43,3 tấn bao gồm các sàn:

+ Sàn Sub-Main deck: V-200 (Vent Scrubber/ Drain Vessel); V-300 (Open Drain Tank), H-211 (Drain pump)

+ Sàn Main Deck: Inlet Manifold; Gaslift Distribution skid; Gaslift Filter; Start-up Filter; Navigation panel; Battery box; Pedestal crane 8T

+ Sàn Platform deck: Wellhead control Panel

+ Sàn Roof-deck: Jack-up JV box

- Hệ thống E&I và Communication: ICSS & Network; PAGA & Communication; v.v…

4.5.2 Kiểm chứng mô hình vào dự án thực tế

Tùy thuộc vào gói thầu thi công công trình cụ thể, mô hình BBN’s được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc trưng riêng của gói thầu đó Các nhân tố rủi ro đã được kiểm soát tốt, không nhằm trong gói thầu hoặc do đặc thù của dự án không có sẽ được rà soát và không kể đến trong mô hình thực thế

Do quá trình thực hiện gói thầu không kéo dài dự kiến 4 tháng và không bao gồm gói mua sắm nên các nhân tố rủi ro về “Tỷ giá hối đoái thay đổi”, “Lạm phát”, … là những nhân tố không được kế đến;

Nhân tố rủi ro “Thiết kế kém”, … sẽ được bỏ qua do gói thầu thi công hoàn thiện trên bờ sẽ được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình trước khi thực hiện gói thầu nêu trên Nhân tố rủi ro “Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện dự án dầu khí”, sẽ không được kể đến do cơ sở hạ tầng, khu vực thi công, hạ thủy của gói thầu đã được thực hiện hoàn chỉnh trong quá trình thi công các dự án khác từ trước đó, cũng như duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy định

Nhân tố “Rủi ro trong quá trình điều động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy” cũng sẽ không được kể đến do gói thầu dự án lớn, được tập trung nguồn lực và trong thời gian thực hiện dự án không có các dự án khác có quy mô tương tự hoặc lớn hơn thực hiện

Khảo sát mối quan hệ nhân – quả giữa các rủi ro

Trong phần này, tác giả sử dụng phương pháp hội thảo để thu thập ý kiến của các chuyên gia Trong báo cáo chuyên đề khoa học hằng năm của tổ chức, tác giả được báo một nội dung nghiên cứu “Nhân dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án dầu khí tại Việt Nam trong quá trình xây dựng” là kết quả nghiên cứu của các mục trên Thành phần tham dự hội thảo báo cáo, về phía tổ chức là các cá nhân đã tham gia trực tiếp có nhiều năm kinh nghiệm liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các dự án dầu khí, lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo tổ chức; về phía khách mời là cấp lãnh đạo các đối tác của tổ chức Sau phần báo cáo nội dung đã thực hiện, tác giả lấy ý kiến của các khách mời về mối quan hệ nhân - quả giữa các yếu tố rủi ro đã được ghi nhận bằng hình thức biểu quyết giơ tay đồng ý Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố rủi ro có mối quan hệ nhân - quả với nhau có tỷ lệ đồng thuận trên 1/3 số lượng khách mời tại thời điểm lấy ý kiến

Bảng 4.10 Bảng kết quả biểu thị mối quan hệ nhân – quả giữa các rủi ro

Biến nguyên nhân Biến kết quả Số người đồng ý/ Số người tham dự

Lạm phát → Tỷ giá hối đoái thay đổi 35/52 67%

Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan →

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc

Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

→ Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 41/50 82%

Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

→ Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 32/50 64%

Giám sát hiện trường kém/ thiếu nhân sự giám sát → Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 25/49 51%

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm →

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp → Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công 37/48 77%

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp → Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 21/48 44%

Biến nguyên nhân Biến kết quả Số người đồng ý/ Số người tham dự

Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc

→ Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 36/49 73%

Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện các dự án dầu khí

→ Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời 31/49 63%

Tỷ giá hối đoái thay đổi → Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án → Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

→ Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy →

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công → Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt 28/50 56%

Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời → Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt 37/52 71%

Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt → Trễ tiến độ 38/49 78%

Rủi ro trong quá trình huy động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy → Trễ tiến độ 32/52 62%

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng → Trễ tiến độ 35/52 67%

Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

18 Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

8 Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

12 Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy

3 Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm

15 Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan

19 Tỷ giá hối đoái thay đổi

20 Lạm phát 13 Thiết kế kém

17 Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

16 Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

1 Thiếu nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân công và kiểm soát khối lượng công việc 11 Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

10 Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

6 Giám sát hiện trường kém/ thiếu nhân sự giám sát

9 Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời (SIMOP)

2 Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công

4 Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời

5 Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện các dự án dầu khí

14 Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt

7 Rủi ro trong quá trình huy động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy

Hình 4.6 Sơ đồ mối quan hệ các yếu tố rủi ro

Kiểm chứng mô hình đề xuất vào công trình thực tế

Đề tài nghiên cứu về rủi ro tiến độ nói chung, chậm trễ tiến độ nói riêng Ở luận văn này, tác giả tập trung vào nghiên cứu các tác động của các rủi ro, có nghĩa là xét đến trường hợp chậm trễ tiến độ thi công trong dự án dầu khí

Sau khi xây dựng được mô hình rủi ro, tác giả sử dụng công cụ BBNs để kiểm định mô hình vào dự án thực tế được xác định tính ứng dụng của nghiên cứu Để có những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã ứng dụng vào dự án mà bản thân đã tham gia để tiến hành nghiên cứu Các chuyên gia được mời là lãnh đạo, kỹ sư, đối tác đã trực tiếp thực hiện thi công, giám sát và quản lý dự án Những người được mời khảo sát là những người hiểu và nắm rõ đặc điểm dự án, họ sẽ đưa ra những đánh giá về xác suất cho các mối quan hệ tác động rủi ro

Trong bảng câu hỏi khảo sát này, những người khảo sát sẽ lần lượt đánh giá xác suất ảnh hưởng của các mối quan hệ lên chậm trễ tiến độ dự án dầu khí

4.5.1 Giới thiệu về gói thầu

• Gói thầu: Hạ thủy chân đế, thi công, lắp đặt hoàn thiện phần thân trên biển

• Thông số chân đế, cọc, bến cập tàu: tổng khối lượng 979,2 tấn

- Giàn Chân đế dạng 3 chân; gồm 04 mặt D; Conductor frame cho 06 giếng;

- Khối lượng Chân đế: 419.3 tấn (trong đó đã bao gồm 98pcs Anode nặng 44 tấn)

• Thông số khối thượng tầng của giàn: tổng khối lượng khoảng 328,3 tấn

- Khối thượng tầng gồm 04 sàn: Sub-Main deck; Main deck; Platform deck và Roof deck

- Khối lượng kết cấu: 202 tấn;

- Đường ống công nghệ: 9 system gồm Instrument and utility air; Closed drain; Open drain; Blow down; Crude oil; Gas lift; Vent; Water injection và Safety system FW Khối lượng ống công nghệ khoảng 49 tấn: thép đen (43 tấn) và Cu-Ni (6 tấn)

- Thiết bị khoảng 43,3 tấn bao gồm các sàn:

+ Sàn Sub-Main deck: V-200 (Vent Scrubber/ Drain Vessel); V-300 (Open Drain Tank), H-211 (Drain pump)

+ Sàn Main Deck: Inlet Manifold; Gaslift Distribution skid; Gaslift Filter; Start-up Filter; Navigation panel; Battery box; Pedestal crane 8T

+ Sàn Platform deck: Wellhead control Panel

+ Sàn Roof-deck: Jack-up JV box

- Hệ thống E&I và Communication: ICSS & Network; PAGA & Communication; v.v…

4.5.2 Kiểm chứng mô hình vào dự án thực tế

Tùy thuộc vào gói thầu thi công công trình cụ thể, mô hình BBN’s được hiệu chỉnh cho phù hợp với đặc trưng riêng của gói thầu đó Các nhân tố rủi ro đã được kiểm soát tốt, không nhằm trong gói thầu hoặc do đặc thù của dự án không có sẽ được rà soát và không kể đến trong mô hình thực thế

Do quá trình thực hiện gói thầu không kéo dài dự kiến 4 tháng và không bao gồm gói mua sắm nên các nhân tố rủi ro về “Tỷ giá hối đoái thay đổi”, “Lạm phát”, … là những nhân tố không được kế đến;

Nhân tố rủi ro “Thiết kế kém”, … sẽ được bỏ qua do gói thầu thi công hoàn thiện trên bờ sẽ được nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình trước khi thực hiện gói thầu nêu trên Nhân tố rủi ro “Thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết trong khu vực để thực hiện dự án dầu khí”, sẽ không được kể đến do cơ sở hạ tầng, khu vực thi công, hạ thủy của gói thầu đã được thực hiện hoàn chỉnh trong quá trình thi công các dự án khác từ trước đó, cũng như duy tu bảo dưỡng thường xuyên theo quy định

Nhân tố “Rủi ro trong quá trình điều động phương tiện tàu bè, bố trí mặt bằng cảng khi hạ thủy” cũng sẽ không được kể đến do gói thầu dự án lớn, được tập trung nguồn lực và trong thời gian thực hiện dự án không có các dự án khác có quy mô tương tự hoặc lớn hơn thực hiện

Từ mô hình tổng về mối quan hệ giữa các nhân tố rủi ro, tác giả tiến hành hiệu chỉnh cho phù hợp với gói thầu của dự án Mô hình sau khi được hiệu chỉnh được thể hiện theo sơ đồ 4.3 bên dưới

Trong phần này, để xác định khả năng xảy ra của các nhân tố rủi ro trong gói thầu, tác giả thực hiện hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp 12 chuyên gia là những người có chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm, trực tiếp tham gia vào dự án cũng như nắm vai trò lãnh đạo của đơn vị thi công, giám sát, quản lý dự án và đại diện của chủ đầu tư trong gói thầu này Tác giả tiến hành hỏi các chuyên gia về các nội dung và ghi nhận kết quả theo phiếu ghi tại phụ lục đính kèm luận văn Các ý kiến của chuyên gia được khảo sát và xử lý trước khi nhập vào mô hình bayes tính toán Kết quả xử lý số liệu được thể hiện tạo mục 4.6.3 bên dưới

18 Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

8 Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

12 Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy

3 Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm

15 Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan

17 Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

16 Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

11 Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

10 Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

9 Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời (SIMOP)

2 Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công

4 Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời

14 Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt

Hình 4.7 Mô hình đánh giá chậm trễ tiến độ dự án dầu khí

4.5.3 Xác định xác suất có điều kiện giữa các nhân tố

Trong nghiên cứu này, xác suất có điều kiện giữa các nhân tố rủi ro có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả được xác định bằng phương pháp chuyên gia Nhóm chuyên gia được mời khảo sát lấy ý kiến là những người trực tiếp tham gia vào dự án, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác này, đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo tạo các đơn vị tham gia vào dự án Tác giả đã trực tiếp phỏng vấn và xin ý kiến từ 12 chuyên gia đáp ứng các yêu cầu nêu trên Thông tin các chuyên gia được thể hiện tại Bảng … bên dưới Kết quả tổng hợp ý kiến các chuyên gia được tổng hợp tại mục 4.6.4 phần tiếp theo

4.5.4 Kết quả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có không

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm 15,42 84,58

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có Không

Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan 22,92 77,08

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có Không

Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có không

Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc… 68,33 31,67

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có Không

Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …) 34,58 65,42

Biến không có nguyên nhân Trạng thái có không

Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy 16,67 83,33

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án có không có 75,42 24,58 không 20,42 79,58

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan có Không có 19,58 80,42 không 10,42 89,58

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời có Không có 48,75 51,25 không 10,83 89,17

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong dự án

Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp có không có có 71,67 28,33 không 50,42 49,58 không có 50,83 49,17 không 23,33 76,67

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng có không có có 69,58 30,42 không 51,25 48,75 không có 50,83 49,17 không 29,58 70,42

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công

Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời

Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt có không có có 64,58 35,42 không 28,33 71,67 không có 34,17 65,83 không 4,75 95,25

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công có không có có có 70,42 29,58 không 49,58 50,42 không có 60,42 39,58

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp

Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công có không không 19,58 80,42 không có có 59,58 40,42 không 41,67 58,33 không có 50,42 49,58 không 9,58 90,42

Biến nguyên nhân Biến kết quả

Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)

Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt

Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Trạng thái dự án Đúng Trễ có có có 50,83 49,17 không 64,17 35,83 không có 67,5 32,5 không 71,25 28,75 không có có 79,58 20,42 không 85,42 14,58 không có 84,58 15,42 không 93,33 6,67

4.5.5 Dữ liệu đầu vào mô hình

4.5.5.1 Các thông số một biến trong mô hình BBN

Trong mô hình BBN, Nhân tố rủi ro bao gồm các đặc tính sau:

+ Mối quan hệ giữa các biến

+ Dữ liệu của biến (bảng xác suất có điều kiện)

+ Mô hình đầu vào của mạng bayes phân tích được thể hiện theo hình 4.8 bên dưới

Hình 4.8 Sơ đồ đánh giá trạng thái của gói thầu trong mô hình BBN’s

Bảng 4.11 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro do nhà thầu chưa có kinh nghiệm”

Bảng 4.12 Bảng dữ liệu của nhân tố “Phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bên liên quan”

Bảng 4.13 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro do liên quan đến quá trình vận hành đồng thời

Bảng 4.14 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…”

Bảng 4.15 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, thủy triều không đều, gió dật, bão …)”

Bảng 4.16 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro về neo đậu sà lan trong công tác hạ thủy”

Bảng 4.17 Bảng dữ liệu của nhân tố “Thiếu thông tin liên lạc giữa các bên liên quan”

Bảng 4.18 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan”

Bảng 4.19 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời”

Bảng 4.20 Bảng dữ liệu của nhân tố “Lập kế hoạch tiến độ và ngân sách dự án không phù hợp”

Bảng 4.21 Bảng dữ liệu của nhân tố “Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng”

Bảng 4.22 Bảng dữ liệu của nhân tố “Nhà thầu bị chậm thanh toán các đợt”

Bảng 4.23 Bảng dữ liệu của nhân tố “Nhân công làm việc không hiệu quả/ thiếu nhân công”

Bảng 4.24 Bảng dữ liệu của trạng thái dự án

Hình 4.9 Kết quả đánh giá dự án bằng mô hình BBN’s

Tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu dựa vào ý kiến của chuyên gia, những kỹ sư xây dựng có nhiều kinh nghiệm tham gia vào dự án dầu khí để đưa ra ước lượng xác suất về mối quan hệ giữa những yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ Phần mềm Netica hỗ trợ trong việc tính toán kết quả dựa trên lý thuyết xác suất thống kê, đặc biệt công thức Bayes Kết quả tính toán từ mô hình được áp dụng mạng BBNs về đánh giá mức độ chậm trễ tiến độ dự án Theo kết quả tính toán của mô hình cho thấy khả năng trễ tiến độ của gói thầu Hạ thủy chân đế, thi công, lắp đặt hoàn thiện phần thân trên biển của dự án là 18,7%

Theo khảo sát thực tế, gói thầu dự án thực hiện vừa đúng theo hợp đồng gói thầu Một số hạng mục bị chậm ít ngày so với tiến độ đề ra do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu do nhiều vật tư cung ứng chậm so với kế hoạch do ảnh hướng của dịch bện Covid 19 và tạm dừng công tác thi công trong biển do thời tiết thay đổi thất thường

Kết quả nghiên cứu đánh giá tiến độ của gói thầu áp dụng mô hình so với kết quả thực tế có thể chấp nhận được

4.5.8 Các biện pháp khắc phục đối với dự án

STT Các rủi ro Biện pháp xử lý/ hành động khắc phục

Rủi ro cung ứng vật tư chậm, không kịp thời

- Kiểm soát chặt chẽ, thúc đẩy nhà thầu giao hàng đúng hạn

- Điều chỉnh lại trình tự thi công giữa các hạng mục để không bị gián đoạn

Rủi ro trong quá trình luồn cáp quanh ống Leg khi xoay lật panel chân đế giàn khoan

- Thay thế padeye bằng trunion có thể hoàn thiện hệ thống… trước khi roll up panel, rút ngắn thời gian thi công trên cao

- Kết hợp sử dụng các ống nhánh của chân đế làm stopper cho roll up các panel, thay vì phải chế tạo, lắp đặt hệ stopper riêng

- Rủi ro không lường trước do môi trường thi công ngoài biển, trên cao không gian chật hẹp, khí độc…

- Cần hoàn thiện tối đa công việc thi công lắp đặt cần thiết trên bờ trước khi hạ thủy

- Đào tạo và huấn luyện lao động trước khi thực hiện việc thi công trong môi trường biển

- Yêu cầu đào tạo lại, thay thế, loại bỏ các nhân sự không đạt yêu cầu công việc

- Xem xét nâng cao yêu cầu về năng lực kinh nghiệm của thợ trong Hồ sơ thuê thầu phụ

4 Rủi ro thời tiết thay đổi (biển động, - Tối đa hóa việc thi công/ lắp đặt trong nhà

STT Các rủi ro Biện pháp xử lý/ hành động khắc phục thủy triều không đều, gió dật, bão

…) xưởng để giảm ảnh hưởng bởi thời tiết (internal rings, cone pieces, cones…)

- Lập tiến độ dự án tránh những thời gian dự báo xuất hiện bão trong những năm trước đó

5 Rủi ro hư hỏng phương tiện/ máy móc/ thiết bị chuyên dụng

Cần trang bị tốt phương tiện, thiết bị thi công để tăng hiệu suất sử dụng (trang bị load cell cho các cẩu thực hiện roll up, các cần phụ (fly jip) cho cẩu để sử dụng tại các vị trí lắp đặt xa tầm với của cẩu)

6 Thiếu thông tin liên lạc của các bên trong quá trình thực hiện dự án

Tổ chức họp hàng ngày với các bên liên quan vào cuối ngày để đánh giá kết quả công việc, xử lý các vướng mắc phát sinh, lập kế hoạch chi tiết theo thứ tự ưu tiên trước sau để tránh việc chồng chéo và standby giữa các nhà thầu

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] "Tình hình kinh tế xã hội tháng năm v 5 tháng đầu năm 2023," Tổng Cục thống kê, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế xã hội tháng năm v 5 tháng đầu năm 2023
[3] Hội đồng phản biện tạp chí năng lƣợng Việt Nam, "Dầu khí Việt Nam và những vấn đề cần giải quyết cấp bách," 2018. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://nangluongvietnam.vn/dau-khi-viet-nam-va-nhung-van-de-can-giai-quyet-cap-bach-21425.html. [Truy cập 15/6/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dầu khí Việt Nam và những vấn đề cần giải quyết cấp bách
[5] Bộ Khoa học và Công nghệ, "Hệ thống quản lý chất lƣợng - Cơ sở và từ vựng." TCVN ISO 9000:2015, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý chất lƣợng - Cơ sở và từ vựng
[6] "Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của các tổ chức báo cáo," Cục phòng chống rửa tiền, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của các tổ chức báo cáo
[7] L. B. Toàn, Hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000, nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng. Hà Nội: Nxb Hồng Đức, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000, nội dung cơ bản và hướng dẫn áp dụng
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
[8] M. B. Rao and C. R. Rao, Computational statistics with R, Netherlands: Elsevier, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Computational statistics with R
[9] "About Bayesian belief networks", Charles River Laboratories international Inc, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: About Bayesian belief networks
[10] L. Đ. Thức, "Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam," Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam
[11] N. V. Tuấn and L. T. Văn, "Mạng Bayesian Belief Networks (BBNs) và ứng dụng vào quản lý xây dựng," 2011. [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://cpa.ou.edu.vn/ main/cong trinhnghiencuu/Bai_bao_gthieu_ve_BBNs_ungdungtrongquanlyxaydung.pdf. [Truy cập 15/6/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng Bayesian Belief Networks (BBNs) và ứng dụng vào quản lý xây dựng
[12] M. A. Kassem, M. A. Khoiry, and N. Hamzah, "Risk factors in oil and gas construction projects in developing countries: A case study," International Journal of Energy Sector Management, vol. 13, pp. 846-861, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk factors in oil and gas construction projects in developing countries: A case study
[13] N. Van Thuyet, S. O. Ogunlana, and P. K. Dey, "Risk management in oil and gas construction projects in Vietnam," International journal of energy sector management, vol. 01, pp. 225-247, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk management in oil and gas construction projects in Vietnam
[14] M. Ruqaishi and H. A. Bashir, "Causes of delay in construction projects in the oil and gas industry in the gulf cooperation council countries: a case study," Journal of management in engineering, vol. 31, p. 05014017, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Causes of delay in construction projects in the oil and gas industry in the gulf cooperation council countries: a case study
[15] M. Khalilzadeh, H. Shakeri, and S. Zohrehvandi, "Risk identification and assessment with the fuzzy DEMATEL-ANP method in oil and gas projects under uncertainty,"Procedia computer science, vol. 181, pp. 277-284, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Risk identification and assessment with the fuzzy DEMATEL-ANP method in oil and gas projects under uncertainty
[16] A. Namazian and S. Haji Yakhchali, "Modified Bayesian network–based risk analysis of construction projects: case study of South Pars gas field development projects," ASCE- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modified Bayesian network–based risk analysis of construction projects: case study of South Pars gas field development projects
[17] G. Dehdasht, R. Mohamad Zin, M. S. Ferwati, M. a. Mohammed Abdullahi, A. Keyvanfar, and R. McCaffer, "DEMATEL-ANP risk assessment in oil and gas construction projects," Sustainability, vol. 9, p. 1420, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DEMATEL-ANP risk assessment in oil and gas construction projects
[18] M. A. Kassem, M. A. Khoiry, and N. Hamzah, "Evaluation of risk factors affecting on oil and gas construction projects in Yemen," Int. J. Eng. Technol, vol. 8, pp. 6-14, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of risk factors affecting on oil and gas construction projects in Yemen
[19] M. Salama, M. El Hamid, and B. Keogh, "Investigating the causes of delay within oil and gas projects in the UAE," in 24th annual ARCOM conference, UEA, 2008, pp. 1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigating the causes of delay within oil and gas projects in the UAE
[20] M. H. Fallahnejad, "Delay causes in Iran gas pipeline projects," International Journal of project management, vol. 31, pp. 136-146, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Delay causes in Iran gas pipeline projects
[21] S. U. K. Suppramaniam, S. Ismail, and S. Suppramaniam, "Causes of delay in the construction phase of oil and gas projects in Malaysia," International Journal of Engineering &amp; Technology, vol. 7, pp. 203-209, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Causes of delay in the construction phase of oil and gas projects in Malaysia
[22] A. Kazemi, A. Katebi, and M.-H. Kazemi, "Identifying causes of delay in oil and gas construction projects using Fuzzy Delphi method," International Scientific-Practical Magazine, vol. 5, pp. 207-214, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identifying causes of delay in oil and gas construction projects using Fuzzy Delphi method

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN