Với những lý do trên tôi đã xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch hàng tháng lồng ghép việc chỉ đạo, tổ chức cho cán bộ, giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào kế
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một vài biện pháp chỉ đạo “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong Trường mẫu giáo Đại Hưng
2.Mô tả bản chất của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, đời sống tình cảm, kỹ năng xã hội Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường sẽ được khỏe mạnh, hoạt bát lanh lợi, làm việc một cách tích cực, có trách nhiệm hình thành những nhân cách tốt và hành vi văn minh trong cuộc sống với môi trường xung quanh
Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau Chính vì lý do đó mà những bậc làm cha mẹ và những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là chuyên phụ trách về lứa tuổi phải hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp kịp thời định hướng và giúp trẻ phát triển đúng từng giai đoạn Trẻ ở độ tuổi này luôn thích được khám phá những điều mới lạ và hay tò mò, trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ với cô giáo.Trẻ giao tiếp và rất thích bắt chước tập làm nguời lớn, trẻ thích được tự lập, tự khẳng định bản thân.Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, được trao đổi, được bày tỏ nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn
Chính vì thế trong giáo dục mầm non thì việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một
1
Trang 2trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” áp dụng cho năm học 2023-2024 Thực tế khi áp dụng sáng kiến vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường đã và đang mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường
2.1Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Việc làm đầu tiên cho công tác tổ chức xây dựng môi trường là xây dựng
kế hoạch thực hiện Dựa vào nhiệm vụ chung của ngành, của nhà trường đề ra cho năm học là tiếp tục tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà trường với với chủ đề năm học “Xây dưng Trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” Để đạt được những yêu cầu trên đòi hỏi công tác tổ chức, chỉ đạo của người quản lý phải có kế hoạch cụ thể, linh hoạt, sát đúng với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công việc Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và kết quả đánh giá chất lượng việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ từ những năm học trước, tôi nhận thấy đa số giáo viên
đã biết cách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa chú trọng nhiều đến các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động Bên cạnh đó giáo viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi đã làm được và đưa vào cho trẻ hoạt động Giáo viên chưa biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường hoạt độnggiáo dục cho trẻ cũng như việc tận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu để xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học Với những lý do trên tôi đã xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch hàng tháng lồng ghép việc chỉ đạo, tổ chức cho cán bộ, giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào kế hoạch chuyên môn, của tổ chuyên môn, của giáo viên phù hợp với thực tế của nhà trường, của lớp, của độ tuổi
Cụ thể:
+ Tháng 8:
- Căn cứ đề xuất của các bộ phận chuyên môn, của giáo viên, tôi xây dựng
kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho các lớp, cho môi trường giáo dục bên ngoài lớp học
- Phân công đồng chí Phó hiệu trưởng chuyên môn trực tiếp Chỉ đạo giáo viên Các lớp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với cha mẹ trẻ ủng hộ nguyên vật liệu, các loại sách báo cũ để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi
Trang 3- Triển khai hội thi “Trang trí lớp, làm đồ dùng dạy học xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên trong và bên ngoài lớp học”, tổ chức chấm thi vào cuối tháng 8/2023
- Phân công nhóm thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên ngoài lớp học theo từng khu vực hoạt động (khu bé sáng tạo, khu vườn cổ tích, khu bé chơi cát nước, khu chợ quê, khu vui chơi vận động…)
+ Tháng 9, 10, 11, 12: Duy trì, khảo sát thường xuyên việc thực hiện xây dựng mỗi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi nhằm đánh giá việc thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục, sơ kết cuối học kỳ hoặc sau đợt thi đua
Tháng 1+2+3: Thực hiện việc tham quan học tập các cách xây dựng môi trường ở các trường bạn trong huyện, ngoài huyện để xây dựng môi trường ngày càng hiệu quả thiết thực
Tháng 4+5: Thực hiện việc tổng kết đánh giá việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Từ những hoạch định cụ thể cho công tác tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, căn cứ trên kế hoạch đã có tôi triển khai đến các
bộ phận chuyên môn, giáo viên trong nhà trường và tổ chức cho giáo viên thực hiện cụ thể như: hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, lớp và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc thiết lập,
bố trí, sắp xếp các phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề
*Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ.
Có thể khẳng định rằng lực lượng giáo viên là yếu tố quan trọng việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ được học tập vui chơi trong trường mầm non Đây là lực lượng cốt yếu để các nhà quản lý giáo dục khai thác ý tưởng cùng chung tay để xây dựng nhà trường Mặc dầu đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng có hiểu biết kiến thức về chuyên ngành và đã được trao dồi kinh nghiệm qua nhiều năm nhưng việc bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng
về xây dựng môi cho trẻ hoạt động là rất cần thiết Đây việc làm thường xuyên
có thể nói là cũ nhưng chính nó lại là nhiệm vụ mấu chốt để giúp cho cán bộ giáo viên trao dồi thêm kỹ năng trong quá trình tổ chức hoạt động Trong những năm qua việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được triển khai qua một thời gian làm thay đổi rất nhiều khả năng tư duy, sáng tạo cho mỗi cán bộ, giáo viên mang lại lợi ích cho người học nâng cao chất lượng của nhà trường và của ngành Xác định được việc đó bản thân tổ chức bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên vào đầu năm học Để giúp giáo viên nắm nội dung chuyên đề,
Trang 4nhà trường tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm những mặc ưu điểm và những mặt hạn chế sau những năm chuyên đề xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
mà ngành học đã triển khai và thực hiện nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nắm bắt rõ cụ thể như: Tổ chức cho giáo viên thảo luận, trao đổi, đưa ý tưởng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong từng nhóm lớp, phù hợp với cảnh quan khuôn viên lớp học, môi trường bên ngoài, trình bày đề xuất, kiến nghị khó khăn thực xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhóm lớp mình cũng như môi trường chung của nhà trường Bên cạnh đó giáo viên phải hiểu được cách bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ; môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng.Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng Ví dụ: với trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại và chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ; cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều.Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ đó là mục tiêu của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà chúng ta cần hướng đến
Muốn thực hiện được những nội dung trên, tôi đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn tổ chức chia giáo viên thành nhiều tổ nhóm và mỗi tổ, nhóm cử 1 nhóm trưởng phụ trách thực hiện các nhiệm vụ khác nhau Cứ sau ngày thực hành cho nhóm trưng bày sản phẩm để nhận xét nhóm khác tham khảo, học tập, sau lại đổi nội dung khác để giáo viên sáng tạo Qua đợt tổ chức thực hành, với nội dung chuẩn bị sẵn, nhóm hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động nội dung như: Trang trí nhóm, lớp theo nội dung chủ đề; đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…
*Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng xây dựng môi trường giáo dục lây trẻ làm trung tâm
Trang 5Việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là việc làm ngày một ngày hai mà cần phải được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hoạt động của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau và phải phù hợp, sáng tạo theo từng nội dung của chủ đề Dựa vào kế hoạch đã triển khai, thời gian bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Bản thân đã chỉ đạo công tác tổ chức cho giáo viên tham gia gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hội thi trang trí lớp, làm đồ dùng dạy học lấy trẻ làm trung tâm ngay từ đầu tháng 9 và tổ chức vào các ngày thứ 7 hằng tuần Có thể nói việc tổ chức lồng ghép vào hội thi đã tạo động lực cho giáo viên có những ý tưởng và cách làm hiệu quả cho việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Trước hết yêu cầu giáo viên phải xác định các tiêu chí quan trọng trong việc tổ chức xây dựng môi trường là:
+ Một là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ về thể chất cũng như tinh thần
+ Hai là đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp và ngoài lớp đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện của nhà trường
+ Ba là giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình với trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo Phải tạo cho trẻ cảm thấy thật sự hạnh phúc khi đến trường
+ Bốn là các khu vực trong trường, lớp học cần phải được tận dụng không gian để trẻ hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm
+ Năm là cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá và được thao tác với các đồ vật Giáo viên là người luôn tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng những nguyên vật liệu trong mọi hoạt động theo nhiều cách sáng tạo Qua hội thi cho thấy giáo viên đã có nhiều sáng tạo trong việc bày trí xây dựng môi trường trong và ngoài lớp tạo cơ hội cho trẻ học tập, các lớp đã tạo được nhiều góc mở, đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động mọt cách tích cực như:
Ví dụ: ở góc khám phá, góc cảm giác giáo viên đã có nhiều sáng tạo biết tận dụng những vật liệu phế thải, nguyên liệu tự nhiên như: hột hạt, vỏ quả có gai sần sùi, đá kích thước không đều nhau, bông… giúp cho trẻ khám pha trải nghiệm
Trang 6+ Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi có sẵn thì giáo viên nên tận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu sẳn có như chai nhựa, bình sữa su su, các đốt tre, đốt cây để làm hàng rào cho trẻ tự lắp ghép, tháo gở và trẻ còn tự tạo ra những cây xanh cho trẻ tự gắn lá…
Ví dụ: Đối với hoạt động góc, giáo viên đã biết bố trí sắp xếp góc chơi gây tiếng ồn (góc xây dựng; nhóm bán hàng) không xếp gần với góc cần yên tĩnh (Góc học tập; góc nghệ thuật)
Đối với góc xây dựng phải ở nơi thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu với các nhóm chơi khác và không ảnh hưởng đến các nhóm chơi yên tĩnh
+ Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, giáo viên tổ chức, điều khiển,
hỗ trợ đúng lúc, đặc biệt không làm thay trẻ song giáo viên phải là người khuyến khích trẻ tích cực tương tác giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với đồ dùng, học liệu, đảm bảo khai thác một cách triệt để đồ dùng, học liệu đã chuẩn bị sẵn
Bên ngoài lớp học cũng được giáo viên đầu tư quan tâm đúng mực.Nhiều lớp, nhiều khu vực được bố trí rất đẹp mặt tạo không gian sống cho trẻ hoạt động Am hiểu được đặc tâm lý lứa tuổi là thích cái mới lạ, thích khám phá thế giới xung quanh, muốn được bắt chướt làm việc giống người lớn Và đặc biệt hơn là giáo viên muốn trẻ có những kỹ năng xã hội, kỹ năng làm việc nhóm thông qua việc tự trồng và chăm sóc môi trường tự nhiên với những việc làm thiết thực như: Tưới cây, lau bụi, cùng cô và bạn trồng và chăm sóc cây xanh, nhặt rác làm cho sân trường có không gian đẹp qua đó trẻ được luyện kỹ năng lao động, kỹ năng sát và cảm thấy được giá trị của cuộc sồng và hình thành cho trẻ những hành vi đúng trong học tập và trong lao động Thông qua những việc làm tuy nhỏ nhưng trẻ được khẳng định mình ngày một ý thức hơn cho mọi hoạt động vui chơi trải nghiệm, trẻ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của cô và bạn bè
và mọi người xung quanh
- Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện, tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng để các nhóm lớp phải đạt được yêu cầu sau:
+ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các nhóm lớp phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cao, phải hợp vệ sinh cho trẻ, khuyến khích
sử dụng các sản phẩm tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải
+ Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng các góc hoạt động và hướng dẫn trẻ hoạt động trong các góc một cách hợp lí cũng như việc tạo ra không gian cho trẻ hoạt động là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên Do đó tôi đã hướng dẫn giáo viên những kiến thức cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập môi trường giáo dục một cách khoa học, đảm bảo giáo viên có thể kiểm soát, bao quát được hết trẻ, trong khi đó trẻ có được nhiều lựa chọn để thực hiện theo ý thích, hứng thú của mình
Trang 7*Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Trường mẫu giáo Đại Hưng được lãnh đạo đại phương hết sức quan tâm,
đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường từ phòng học, phòng chức năng đầy đủ, kiên cố, khang trang, sân chơi của trẻ được lát gạch sạch sẽ, an toàn, đây
là môi trường để trẻ được hoạt động, vui chơi an toàn; các điểm trường có tường rào cổng ngõ, an toàn cho trẻ được hoạt động, vui chơi
Từ các đề xuất của các bộ phận chuyên môn, của giáo viên, từ việc điều tiết nguồn ngân sách được giao hàng năm, tôi xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, đặc biệt chú trọng bổ sung cơ
sở vật chất cho việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên ngoài lớp học, đây là không gian quan trọng để cho trẻ có thể trải nghiệm và có cảm nhận gần hơn với môi trường bên ngoài thông qua các hoạt động tham quan, vui chơi ngoài trời, như đầu tư làm các con vật ở vườn cổ tích, các kệ khu
bé khám phá, các chậu để cô cùng trẻ xây dựng khu bé khám phá; bổ sung đồ chơi, đồ dùng cho trẻ hoạt động khu vui chơi phát triển vận động, khu thực hành giao thông, vườn hoa của bé, khu cát nước…mua sơn, vật liệu … để giáo viên làm đồ chơi, đồ dùng tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả
Đối với cụm lẻ Gò Dinh nhà trường cũng tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư nâng cấp sân nền, trồng cây bóng mát và xây dựng nhà mái che khu vui chơi phát triển vận động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, được hoạt động an toàn; chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các khu vui chơi ngoài trời (Khu vườn cổ tích, khu vườn hoa của bé, vườn rau của bé, khu vui chơi cát nước…), tạo cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm, được khám phá môi trường xung quanh
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng môi trường bên ngoài thì việc tham mưu
bổ sung các trang thiết bị tối thiểu theo thông tư 02 hằng năm cũng được nhà trường chú trọng mua sắm bổ sung như: ti vi, đồ chơi học liệu… để phục vụ cho trẻ trong các hoạt động học và hoạt động vui chơi
*Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác quản lý chỉ đạo Đan sen với việc lồng ghép xây dựng môi trường lớp học thông qua hội thi trang trí đầu năm thì việc thường xuyên đôn đốc giáo viên thiết lập, duy trì việc xây dựng môi trường cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày thì bản thân tôi luôn chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra, đánh giá thông qua qua phiếu dự giờ khảo sát thực tế qua mỗi chuyên đề trong tháng giúp giáo viên điều chỉnh những điểm
Trang 8chưa phù hợp, chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, mặt khác làm căn cứ đánh giá chất lượng thực hiện chuyên đề, chuyên môn vào cuối năm học Sau mỗi chủ
đề tôi công bố kết quả thực hiện của từng nhóm lớp trong buổi sinh hoạt chuyên môn mục đích giúp giáo viên thấy được năng lực thực sự của mình, của đồng nghiệp để phấn đấu hơn nữa ở những chủ đề tiếp theo
Để làm tốt công tác này bản thân tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường phải có sự đánh giá một cách công bằng, khách quan và khoa học, phải chỉ ra được mặt tích cực và mặt hạn chế của từng giáo viên, từng nhóm lớp từ đó phát huy hơn nữa những mặt tích cực mà giáo viên đã làm được
và hạn chế tối thiểu những nhược điểm mà trong quá trình tổ chức thực hiện giáo viên đã mắc phải, góp phần vào việc tạo dựng và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải thực sự thu hút, hấp dẫn trẻ mang lại hứng thú cho trẻ giúp trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao nhất
*Biện pháp 6: Chỉ đạo công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt được hiệu quả cao thì chúng ta không thể không nhắc đến một bộ phận quan trọng quyết định đến sự phát triển của nhà trường ngày hôm nay, đó là hội cha mẹ trẻ.Đây là lực lượng vô cùng quan trọng trong việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ Bản thân đã chỉ đạo cho giáo viên cùng với nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối kết hợp trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ, các hội thi, thông qua hệ thống bảng biểu và những buổi gặp gỡ, nói chuyện với hội cha mẹ trẻ, nhà trường đã tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ trẻ của việc xây dựng môi trường giáo dục, giúp cha mẹ trẻ hiểu được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con cần gì…Từ đó cha mẹ trẻ thể hiện công tác phối kết hợp bằng những việc làm cụ thể như: cha mẹ trẻ đóng góp những nguyên vật liệu hoặc vận động hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất để cùng chung tay xây dựng môi trường giáo dục, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của việc cùng chung tay xây dựng môi trường là yếu tố quyết định đến chất lượng học tập, vui chơi của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Ngoài việc tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ trẻ thì việc phối kết hợp các lực lượng xã hội là việc làm mà ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, cụ thể như sau: Tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm qua việc tổ chức các hội thi như: “Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi”, “Hội thi Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”, “Hội thi cô tài năng, bé sáng tạo” Thông qua các hội thi này để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội và cộng đồng dân cư thấy được vai trò của việc xây dựng môi trường giáo
Trang 9dục lấy trẻ làm trung tâm cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Từ công tác tuyên truyền này mà cộng đồng dân cư hiểu rõ hơn về bậc học và có những chia sẻ đối với giáo viên và nhà trường trong công tác phối kết hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ
Trong những năm qua, cùng với các trường mầm non trong huyện thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” do Phòng Giáo dục Đào tạo Đại Lộc triển khai, Trường mẫu giáo Đại Hưng đã thực hiện đảm bảo những tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường
có những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục và cải tiến để tiếp tục “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cho năm học
2023-2024 và những năm học tiếp theo:
*Ưu điểm:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Được sự quan tâm của Lãnh đạo địa phương, đầu tư kinh phí, các dự án xây dựng trường lớp mầm non của địa phương khang trang, sạch sẽ, an toàn
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, tương thân tương ái, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được phân công
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên được tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục Đào tạo Đại Lộc tổ chức, được tham quan học hỏi ở các trường bạn trong huyện, trong tỉnh
- Nhà trường cũng đã đầu tư kinh phí để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên ngoài lớp học, tạo môi trường giáo dục phong phú, thân thiện, an toàn cho trẻ được trãi nghiệm, khám phá và lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên
* Hạn chế:
- Công tác xây dựng Kế hoạch của nhà trường còn một số nội dung chưa sát với thực tiễn nhà trường
Trang 10- Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa sáng tạo trong xây dựng góc mở cho trẻ hoạt động
- Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao
- Tuy có đầu tư kinh phí cho xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chung, nguồn kinh phí còn hạn hẹp
2.3Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
Các nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm:
Xây dựng kế hoạch sát đúng với thực tế của đơn vị, chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bồi dưỡng giáo viên kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ
Chỉ đạo công tác tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng xây dựng môi trường giáo dục lây trẻ làm trung tâm
Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Chỉ đạo công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
2.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với sáng kiến kinh nghiệm “Một vài biện pháp chỉ đạo “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong Trường mẫu giáo Đại Hưng có khả năng áp dụng trong nhiều trường học, ngành học, lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị có cùng điều kiện
2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Bằng việc sử dụng những biện pháp, trường Mẫu giáo Đại Hưng đã chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo, đến nay, công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
đã thu được kết quả khả quan như sau:
*Đối với nhà trường:
100% các lớp thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua việc trang trí môi trường bên trong và bên ngoài, thông qua các hoạt động giáo dục…