1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốcdân, bởi vì trẻ em như tờ giấy trắng là tiền đề của sự phát triển, nếu trẻ đượcchăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục tốt thì lớn lên trẻ sẽ trở thànhnhững công dân có ích trong xã hội Chính vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ là của toàn xã hội chứ không của riêng ai Trong những năm gầnđây ngành giáo dục được lãnh đạo Đảng, nhà nước và các cấp hết sức quan tâmchăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng nhằmgiáo dục cho các cháu có sự phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mĩ.

Phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là việc các nhà giáo dụckhông truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dụctạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cựchoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm Để đạt được điều này, cácnhà giáo dục (giáo viên) cần nắm được, hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năngcủa từng trẻ trong lớp, đánh giá đúng và tôn trọng trẻ “ Luôn lắng nghe trẻ nóivà nói với trẻ những lời yêu thương” Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung,phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ Để giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựngmôi trường giáo dục (MTGD) trong các trường mầm non là việc làm rất cầnthiết và không thể thiếu được “Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thànhcông trong học tập của trẻ và đến nội dung, kết quả mong đợi có đạt được haykhông Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quantrọng, chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ”[1].Môi trường giáo dục trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chất vàmôi trường xã hội.

Môi trường vật chất bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khônggian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ Môitrường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt độngvà phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.

Môi trường xã hội là các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách củamình, là sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những ngườixung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chấtgia đình Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đốivới giáo dục mầm non, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiếtđể kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt… quađó nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo: Hứng thú, nhu cầu, kỹ năng,thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng Mỗi trẻđều có cơ hội tốt nhất để thành công.

Việc "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" trong giáodục mầm non là không thể thiếu được vì đây là môi trường giáo dục đầu tiên màcác cháu được tiếp xúc Để làm tốt điều này nhà trường đã xây dựng kế hoạch,giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủnhiệm các lớp Dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, các đồng chí cán bộ, giáo viên

Trang 2

đã đoàn kết chung tay cùng nhau thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động và vuichơi hàng ngày

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ cònnon nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ, có tínhquyết định của môi trường xung quanh Để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, thôngminh, nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giaiđoạn phát triển sau này thì chúng ta, những người quản lý và những giáo viênmầm non đang trực tiếp đứng lớp hiểu và nắm được tầm quan trọng, ích lợi, yêucầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trườnggiáo dục trong trường mầm non Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, pháttriển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện Từ những nhận thức trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp

xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non"

Làm đề tài cải tiến kỹ thuật cho năm học này để cùng đồng nghiệp trao đổi, rút

kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa trong việc xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, góp phần xây dựng và phát triểnnền giáo dục chung của Huyện nhà.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra một số giải pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên nâng cao chất lượng xâydựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non XuânTrường năm học 2023 - 2024

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấytrẻ làm trung tâm ở trường mầm non Xuân Trường năm học 2023 -2024

- Cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh trường mầm non Xuân Trường.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận;

- Phương pháp phỏng vấn;

- Phương pháp Quan sát điều tra, ghi chép; - Phương pháp thống kê số liệu

1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Thông qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong sáng kiến đã phát huyđược tính tích cực của trẻ cũng như sự thân mật gần gũi của cô và trẻ trong mọihoạt động, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bậc phụ huynh trong côngtác tạo môi trường cho trẻ hoạt động.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáodục trẻ Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vuichơi và hoạt động của trẻ Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và pháttriển toàn diện.

Theo Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2018 - 2025; Đề án đào tạo, bồidưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025;Xây dựng kế hoạch thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

Trang 3

theo Luật Giáo dục năm 2019; Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đẩy mạnh thực hiện phương châm

giáo dục "chơi mà học, học bằng chơi" trong cơ sở GDMN; đẩy mạnh việc tổ

chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ;

Theo dự án tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học mô đun D), (MN2 TK) giành cho giáo viên và mô đun (QL1 TK) giành cho cán bộ quảnlý về “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong đó có nội dungvề thiết kế, xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non có nêu rõ:“Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầuchuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiếtvà rất quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổchức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ,thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.” [2].

1(MN1-Để nâng cao chất lượng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâmnói chung và nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nóiriêng, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ban hành kèm theothông tư 28/2016/TT-BGD ra ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục đào tạo Nộidung xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động cho từng độtuổi bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội:

Đối với môi trường vật chất có: Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớpyêu cầu có các đồ dùng, đồ chơi đa dạng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phongphú, hấp dẫn, Sắp xếp, bố trí đồ vật, đồ chơi an toàn, hợp lý, đảm bảo thẩm mỹvà đáp ứng mục đích giáo dục, Có khu vực để bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảmbảo yêu cầu quy định Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tínhmở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, thamgia vào hoạt động, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên Các khuvực hoạt động của trẻ cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào Tên các khu vựchoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữviết; Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có sân chơi và sắp xếp thiếtbị chơi ngoài trời Khu chơi với cát, đá, sỏi, nước Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồngcây và khu vực nuôi các con vật.

Đối với môi trường xã hội: Cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạothuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ Trẻ thường xuyên được giao tiếp,thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những ngườixung quanh Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và nhữngngười khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo [3].

Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cánbộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2022 - 2023, 2023 - 2024 của Bộ Giáodục và đào tạo: “Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có vai tròquan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ” [4]

Để áp dụng chuyên đề vào thực tiễn các nhà trường một cách có hiệu quảnhất, Sở Giáo dục và đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 1876/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13/7/2021 về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làmtrung tâm” giai đoạn 2021- 2025, phòng Giáo Dục và Đào tạo Huyện Thọ Xuân

Trang 4

đã ban hành Kế hoạch số 13/KH-PGDĐT-GDMN ngày 16/7/2021 về chuyên đề“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 và tổchức triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên các trường Mầm non trong huyệnvề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáodục mầm non”.

Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọngđối với bậc học mầm non cả nước nói chung và trường mầm non Xuân Trường nóiriêng

2.2 Thực trạng của công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

* Những thuận lợi:

Trường mầm non Xuân Trường là một ngôi trường có bề dày kinh nghiệmtrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, với đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, đầy nhiệthuyết trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, trường luôn đạt nhiềuthành tích xuất sắc trong công tác thi đua dạy tốt, học tốt nhờ đó mà chất lượngchăm sóc, giáo dục không ngừng được nâng cao Để đạt được những thành tíchđó chính là nhờ có được sự quan tâm giúp đỡ của của các ban ngành đoàn thểtrong xã, lãnh đạo địa phương, sự tham mưu tích cực có hiệu quả của ban giámhiệu đã từng bước chăm lo đến cơ sở vật chất của nhà trường Đến nay nhàtrường đã mua sắm đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻtrong mọi hoạt động.

Là trường chuẩn Quốc gia mức độ II lần 1 vào năm 2016 và được côngchuẩn Quốc gia mức độ II lần 2 vào năm 2022, đạt kiểm định chất lượng năm2022 ở mức độ III nên cơ sở vật chất đảm bảo để phục vụ cho quá trình chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong công việc, hết lòng yêu thươngtrẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực trongviệc xây dựng môi trường và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động;

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn

- Một số giáo viên khai thác, sử dụng môi trường vật chất trong và ngoàilớp vào quá trình tổ chức các hoạt động, thực hành trải nghiệm của trẻ còn hạn chế.

- Một số ít phụ huynh chưa tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và trẻ.

* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học Ban

giám hiệu chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chung của nhà trường về

Trang 5

đội ngũ giáo viên và trẻ Kết quả như sau:

Mức độ

ĐạtChưa đạtSố

lượng%lượngSố%1 Về phía cán bộ giáo viên

Giáo viên có hành vi, cử chỉ, lời nói, tháiđộ, mẫu mực đối với trẻ và những ngườikhác

Xây dựng môi trường vật chất, sắp xếp các khu vực trong lớp, ngoài lớp học đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ để trẻ thực hành, trải nghiệm.

Giáo viên biết khuyến khích tạo điều kiện cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo trải nghiệm, khám phá, hứng thú tham gia các hoạt động

Qua bảng khảo sát cho thấy giáo viên chưa có sự đổi mới, chưa sáng tạotrong việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giao tiếp

của giáo viên với trẻ và những người khác chưa thực sự tích cực Tỷ lệ giáo viên

biết sắp xếp các khu vực trong nhà trường và xây dựng môi trường vật chấttrong, ngoài lớp học đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ thực hành, trải nghiệmcòn thấp, giáo viên chưa biết kích thích tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được trảinghiệm, khám phái dưới nhiều hình thức Tỷ lệ trẻ biết giao tiếp thể hiện mốiquan hệ giữa trẻ với trẻ và trẻ với người xung quanh còn thấp Trẻ chưa tích cựchoạt động sáng tạo, trải nghiệm, khám phá, chưa hứng thú tham gia vào các hoạtđộng trong ngày.

Để khắc phục những hạn chế trên tôi quyết định lựa chọn các giải pháptrọng tâm để thực hiện có hiệu quả như sau:

2 3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:

Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và ápdụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng chung của nhà trường, củagiáo viên và trẻ trong việc xây dựng, sử dụng môi trường năm học như sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Một số hình thức bồi dưỡng giáo viên các kỹ năngxây dựng môi trường học tập cho trẻ.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng mang lại thành côngcho công tác chăm sóc giáo dục trẻ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm

Trang 6

trung tâm là nội dung quan trọng của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm”, chuyên đề đã làm thay đổi tư duy phần lớn cán bộ, giáo viênvề cách thức phương pháp giáo dục trẻ Để giúp giáo viên nắm nội dung chuyênđề, nhà trường tổ chức mở lớp triển khai lý thuyết chuyên đề đến đội ngũ giáoviên nhằm giúp cho đội ngũ cán giáo viên nắm bắt kiến thức về việc thiết lậpmôi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả như: Tổ chức cho giáo viênthảo luận, trao đổi, đưa ý tưởng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm trong từng nhóm lớp, phù hợp với cảnh quan khuôn viên lớp học, trình bàyđề xuất, kiến nghị khó khăn thực xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm nhóm lớp mình Sau triển khai lý thuyết, tiến hành chỉ đạo cho độingũ giáo viên thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmnhư:

Chia giáo viên làm nhiều nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng phụ tráchthực hành các nội dung khác nhau Cứ sau ngày thực hành cho nhóm trưng bàysản phẩm để nhận xét để nhóm khác tham khảo, học tập, sau lại đổi nội dungkhác để giáo viên sáng tạo Sau ngày tổ chức thực hành, với nội dung chuẩn bịsẵn, nhóm hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động nội dung như:Trang trí nhóm, lớp theo nội dung chủ đề; Làm tranh bảng biểu di động lớp;sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho góc hoạt động; môi trường giáo dục lớp học như:Xây dựng góc thiên nhiên, góc vận động tạo cảnh quan môi trường phong trú đểtrẻ hoạt động cách hứng thú, tích cực

Sau hoàn thành phần thực hành cho nhóm lên trình bày cách khai thác sửdụng phương tiện giáo dục mà vừa tạo để người học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.Từ việc làm này tôi cảm thấy việc thiết lập sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm đạt hiệu cao so với trước

Hình ảnh 1( Giải pháp 1) Giáo viên thảo luận các biện pháp xây dựng MTGD

Bên cạnh đó hướng dẫn cho giáo viên xây dựng môi trường lớp học bao gồmxây dựng môi trường trong và ngoài lớp học để có định hướng đúng trong việckhai thác và xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.

* Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học:

Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt độngnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Nhà trường đã tập trungxây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ Trongđiều kiện diện tích đất còn hạn chế, nhà trường linh hoạt bố trí các khu vực chotrẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phùhợp hơn Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được BGH bàn bạc, tìmhiểu như bố trí các đồ chơi trong khu nhà vận động ; khu vực chơi với đồ chơingoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng; khu vực chơi với , cát, nước,đá, sỏi…; khu vực thiên nhiên để trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối;giàn hoa, cây xanh bóng mát trên sân trường; hệ thống đường đi lối lại; độ caocủa hệ thống tường bao quanh; vị trí đặt bảng tuyên truyền v.v.

Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học:

Song song với việc xây dựng môi trường bên ngoài lớp tôi đã quán triệtgiáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường thiên nhiên cho trẻ khámphá khi hoạt động ngoài trời Yêu cầu giáo viên sưu tầm trồng các loại rau phù

Trang 7

hợp theo mùa như mùa đông trồng Bắp cải, su hào, xà lách; mùa hè gieo raudền, mùng tơi; Mùa thu gieo rau cải,…Mỗi một loại rau phải có biển chữ đầy đủđể khi trẻ được quan sát khám phá cây xanh cùng một lúc có thể giúp trẻ làmquen với các chữ cái trong biển.

Ngoài các loại rau tôi yêu cầu giáo viên bố trí không gian trồng thêm một sốcây hoa làm cho môi trường thêm rực rỡ sắc màu Giáo viên đã sưu tầm được một sốcây hoa đẹp và còn vận động phụ huynh ủng hộ thêm cây cảnh giúp tạo môi trườngcho trẻ hoạt động Nhờ đó mà môi trường xung quanh lớp học của trường tôi có rấtnhiều cây xanh, cây cảnh, không khí trường học trong lành, mát mẻ.

Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy giáo viên đã vững vàng lên rất nhiều, đãlinh hoạt, sáng tạo trong trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng Hìnhthức trang trí lớp, xây dựng môi trường học tập của các lớp rất phong phú, đadạng, phù hợp với độ tuổi, với từng chủ đề Cảnh quan môi trường trong vàngoài lớp học sinh động, xanh –sạch – đẹp thu hút phụ huynh đến gửi con vàotrường Đặc biệt là được phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân đánh giá rất caovề chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tíchcực hơn nhiều so với năm học trước.

Hình ảnh 2,3 ( Giải pháp 1)Hình ảnh thiên nhiên bên ngoài

* Xây dựng môi trường trong lớp:

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp họcthêm lôi cuốn trẻ Nhà trường chỉ đạo các cô giáo cần tạo nên một môi trườnglớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trườngcó không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thựchàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thayđổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ

Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phảidi chuyển đi hoặc đóng lại Vì vậy đòi hỏi giáo viên cần suy nghĩ cẩn trọng vềviệc bố trí các góc này Việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại

Khi thiết kế các góc hoạt động này giáo viên luôn cần chú ý:

+ Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xagóc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…

+ Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyểnthuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi Giới hạn không gian: Sử dụng chiếu,giá, đồ dùng;

+ Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời;

+ Kiểu lưu chuyển: Chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hayngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyểndễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạmvào đồ vật;

+ Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc; Các gócphải được bày biện hấp dẫn; Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: Cầngiới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ.

+ Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát đượctoàn bộ hoạt động của trẻ Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ,được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.

Trang 8

Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏtrong quá trình học và chơi của trẻ Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viêncung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợgiáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng nhưtạo ra các cơ hội học tập khác Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động cầnđược hợp lý đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó.Học liệu đó giúp:

+ Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia vàlàm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vậtliệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễdùng, dễ cất.

+ Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp vớimục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ Có nguyên vật liệu mang tínhmở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…

+ Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địaphương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động…)Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâmlí của trẻ mầm non Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứngthú, khả năng của trẻ; Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần.

Bên cạnh đó, tôi chỉ rõ cho giáo viên thiết kế môi trường giáo dục trongnhà trường phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp,thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ;

+ Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực; + Cần đảm bảo tính mục đích Một là môi trường giáo dục phải hướngvào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm nonnói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng Muốn đạt được điều đó thì nghĩathứ hai là thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động:

+ Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạtđộng, phù hợp với từng lứa tuổi Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dànhcho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhómnhỏ hoặc cá nhân Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầuđặc biệt Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng

Ví dụ: với trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loạivà chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ýđến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở vàphương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi củatrẻ;

+ Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dụccàng nhiều càng tốt Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức vàkỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào cácthời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt độngchiều.

+ Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trangphục, các phong tục tập quán… cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa

Trang 9

địa phương và của các dân tộc khác nhau Tạo môi trường có không gian phùhợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ Đảm bảo kết hợp các hoạt động tậpthể, theo nhóm nhỏ và cá nhân; các hoạt động trong lớp và ngoài trời Tôn trọngnhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ.

* Bồi dưỡng thông qua tổ chức hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻlàm trung tâm:

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-PGDĐT-GDMN ngày 16/7/2021 của PGDhuyện Thọ Xuân về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm trong các trường mầm non” giai đoạn 2021-2025, nhà trường,bám sát vào các tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đãlàm và chưa làm được trong năm học 2022 -2023 và năm học 2023 - 2024 mộttrong những nhiệm vụ quan trọng được thể hiện trong kế hoạch đó là: “Nhàtrường chỉ đạo tổ chức thi trực tiếp tại các nhóm, lớp Các nhóm, lớp trang trítạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học của mình, trang trí và làm đồdùng, đồ chơi theo hướng mở từ đó phát huy được tính tích cực cũng như ócsáng tạo của trẻ Qua kết quả hội thi chọn những nhóm, lớp tiêu biểu tổ chức hộinghị chia sẻ kinh nghiệm trong nhà trường và quay Video ghi lại các hình ảnhcủa hội thi.

Xác định được rằng việc tổ chức tốt hội thi sẽ nâng cao nhận thức và nănglực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường,lớp, địa phương Đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ họcbằng chơi, bằng trải nghiệm trong môi trường giáo dục bên trong và ngoài lớpvới nhiều góc chơi phong phú, đa dạng về đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mầm nonvui chơi an toàn, sáng tạo, được trải nghiệm nhiều hơn nhằm ôn lại những kiếnthức, kỹ năng, phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội góp phần nhằmhình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người Đặc biệt huy độngsự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổchức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường

- Trước khi tổ chức hội thi:

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi:

Ban giám hiệu chúng tôi cùng các tổ trưởng, khối trưởng đã thảo luận xâydựng kế hoạch tổ chức hội thi cấp trường đảm bảo các yêu cầu, nôi dung của hộithi Để kế hoạch đưa vào thực hiện có hiệu quả, sát thực với nhà trường, trướckhi lên kế hoạch tổ chức hội thi, tôi đã suy nghĩ và đặt ra nhiều câu câu hỏi rútra từ kinh nghiệm tổ chức các hội thi của các năm học trước như: Nhà trườngchưa làm được những việc gì? những việc gì đã làm nhưng chưa mang lại hiệuquả cao? nguyên nhân tại sao?

Khi lên kế hoạch, tôi đã thảo luận, thống nhất trong Ban giám hiệu cần xácđịnh rõ mục tiêu, việc làm ưu tiên, chiến lược, cách tổ chức công việc, giao tráchnhiệm, xác định lịch trình thời gian cho từng công việc, sắp đặt nguồn lực vàđiều phối các hoạt động có hiệu quả.

+ Sau khi đã lên kế hoạch nhà trường triển khai kế hoạch đến toàn thểcán bộ giáo viên được bàn bạc, thảo luận, thống nhất và đưa vào thực hiện Hộithi được tổ chức với 4 nội dung thi cụ thể: Xây dựng môi trường bên ngoài lớp

Trang 10

học; Xây dựng môi trường bên trong lớp học; Xây dựng môi trường xã hội vàkhai thác, sử dụng môi trường Để hội thi đạt hiệu quả, Ban giám hiệu chúng tôihướng cho giáo viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị vềmôi trường vật chất và môi trường xã hội Cần tạo cho trẻ tâm thế, thích thútham gia vào các hoạt động một cách tích cực, thoải mái, mạnh dạn, tự tin

+ Từ mục đích yêu cầu, nội dung của cuộc thi, giáo viên các nhóm lớp đãkhéo léo, tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh của nhóm lớp mình hỗ trợcùng chuẩn bị thu lượm nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi, hỗ trợkinh phí, hỗ trợ ngày công đến trường cùng cô giáo thu lượm cành cây, vỏ cây,vỏ các loại hải sản, quả thông khô, các loại hột hạt cùng với việc cắt, khoanlốp xe, sơn sửa đồ dùng dụng cụ trong và ngoài nhóm lớp, đóng các giá treo chotrẻ chơi bán hàng, chuẩn bị dụng cụ, đạo cụ

+ Trước khi tổ chức hội thi 2 ngày, tôi gửi giấy mời Chính quyền, các banngành đoàn thể và Ban chấp hành hội phụ huynh toàn trường và các nhóm lớp.Bên cạnh đó thông báo rộng rãi trên loa truyền thanh xã để phụ huynh và nhândân biết được thời gian tổ chức

- Khi tổ chức hội thi: Tôi chỉ đạo các nhóm lớp mời toàn thể các bậc phụhuynh đến dự, nhiều phụ huynh còn đến sớm để giúp cô và trẻ chuẩn bị các đồdùng, dụng cụ chuẩn bị đồng phục, trang phục, trang điểm cho các cháu hộithi đã thu hút các bậc ông, bà, cha mẹ đến cổ vũ động viên nhiệt tình Được thấycon mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn khéo léo tham gia các hoạt động một cách tíchcực, ai cũng khen ngợi, phụ huynh rất phấn khởi, tự hào Qua đó các bậc phụhuynh càng thêm tin tưởng và hiểu sâu sắc thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng củaviệc xây dựng môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Phụ huynh cũngđã nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong việc cộng tác với nhàtrường để chăm sóc giáo dục các cháu.

Được thấy nhà trường tổ chức hội thi với môi trường giáo dục xanh, sạch,đẹp, an toàn, đa dạng, phong phú và hấp dẫn, các cháu được hoạt động tự tin,mạnh dạn, giao tiếp lễ phép, các vị đại biểu, các vị phụ huynh rất hài lòng vàủng hộ nhà trường kinh phí cũng như động viên về tinh thần để nhà trường tiếptục thực hiện tốt nhiệm vụ.

* Kết quả:

Nhờ có sự nhiệt tình, sáng tạo và các điều kiện tốt cho hội thi, nên hội thicấp trường đã thành công tốt đẹp Có 9/9 nhóm lớp tham gia Trong đó: Có 01lớp đạt giải Nhất, 02 lớp đạt giải Nhì, 03 lớp đạt giải Ba và 03 lớp đạt giảiKhuyến khích.

Sau khi Hội thi cấp trường kết thúc chúng tôi đã họp hội đồng sư phạm đểrút kinh nghiệm và xác định rõ ràng những điểm còn thiếu sót cũng như các vậtliệu chưa phong phú, đa dạng Từ đó chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp bổ sung,khắc phục các nhược điểm để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trungtâm trong trường mầm non phong phú hơn.

Qua hội thi đã tuyên truyền mạnh mẽ về chuyên đề “Xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Là một trong các hình thức giúp giáo viên đẩymạnh nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻlàm trung tâm”; tuyên truyền vận động được phụ huynh và cộng đồng tham gia

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w