Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác hoặc nơi thường trú Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sá
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc
Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau:
TT Họ và tên Ngày tháng
năm sinh
Nơi công tác
(hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi
rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
1 Ông Thị Nguyệt 16/07/1994 Trường THCS
Nguyễn Huệ
Giáo viên ĐHSP
Sinh
100%
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến):
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 15 tháng 09 năm 2023
Hồ sơ đính kèm:
+ Báo cáo sáng kiến
+ Các hình ảnh dạy và học môn Khoa học tự nhiên
Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đại Lãnh, ngày 20 tháng 03 năm 2024
Người nộp đơn
Ông Thị Nguyệt
Trang 2(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2022/QĐ-UBND ngày #nbh tháng 6 năm
Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến
2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công
nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên
2 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0 Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá ngày càng được đề cao mạnh mẽ
Từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT), yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng
CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý
giáo dục, quản trị nhà trường; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng E-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa
CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số CNTT trong dạy học, giáo dục có thể được xem là nền tảng để xây dựng chiến lược và giải pháp về kĩ thuật nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh, toàn diện lĩnh vực giáo dục; là phương tiện hiện đại hỗ trợ công tác quản lí, điều hành, tổ chức các quá trình dạy học, giáo dục CNTT có vai trò đa dạng hoá hình thức dạy học, giáo dục; tác động đến quá trình dạy học, giáo dục; tác động đến cơ hội học tập
và phát triển năng lực, phẩm chất; hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
Học liệu số (còn được gọi là học liệu điện tử) chính là học liệu đã được số hoá Học liệu số trong dạy học, giáo dục phổ thông là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học ở các dạng sau: sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các
Trang 3tệp/file âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo,…
Thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục có thể được hiểu là các sản phẩm khoa học kĩ thuật được giáo viên sử dụng để chuẩn bị, tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện cho học sinh; đối với học sinh đây cũng là nguồn tri thức, là phương tiện hỗ trợ tích cực cho quá trình nhận thức, khám phá và vận dụng Học liệu số và thiết bị công nghệ tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục như: hình thức, mục tiêu, nội dung, phương pháp, kĩ thuật, phương tiện, học liệu dạy học và quá trình kiểm tra đánh giá Tác động đến người học và xã hội học tập giúp người học có thêm công cụ, sự chủ động và cơ hội học tập nhằm đạt mong muốn học mọi lúc, mọi nơi và xã hội học tập
Sau khi được học tập Modun 9 trong chương trình “Bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy và học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS Nguyễn Huệ
2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
Để thiết kế, biên tập được học liệu số nội dung dạy học nên thực hiện 3 bước sau:
- Bước 1: Xác định dạng học liệu số phù hợp với yêu cầu cần đạt và nội dung
dạy học cụ thể.
Trong chương trình môn KHTN, giáo viên phải chọn học liệu hoặc học liệu
số phù hợp với yêu cầu cần đạt cụ thể Từ đó tạo cơ hội cho học sinh đáp ứng mục tiêu dạy học mà giáo viên đã xác định Chẳng hạn các yêu cầu cần đạt như
“Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng)”
Khi thể hiện nội dung dạy học ở dạng học liệu số thì nên chú ý rằng mỗi loại nội dung thường phù hợp với dạng học liệu số nhất định Chẳng hạn, với loại nội dung kiến thức về đặc điểm, tính chất thì nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh; với loại nội dung kiến thức về quá trình biến đổi thì nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh động hoặc dạng video; với loại nội dung thực hành cần an toàn thì nên sử dụng học liệu số dạng thí nghiệm ảo, dạng video, …
- Bước 2: Lựa chọn nguồn học liệu số phù hợp để sử dụng cho việc việc thiết kế, biên tập nội dung dạy học.
Trong dạy học môn KHTN, giáo viên có thể tham khảo, trích dẫn, sử dụng thông tin phù hợp quy định pháp lí từ các nguồn học liệu số
Cần lưu ý, bên cạnh phù hợp với nội dung dạy học, học liệu số cần bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc
- Bước 3: Lựa chọn, sử dụng thiết bị hỗ trợ, phần mềm để thiết kế, biên tập
nội dung dạy học.
Trang 4Một số phần mềm, thiết bị phổ biến để hỗ trợ cho giáo viên trong việc biên tập, thiết kế nội dung, hỗ trợ dạy học môn KHTN
Dạng học liệu số Một số phần mềm, thiết bị hỗ trợ phổ biến
Bài giảng điện tử MS-PowerPoint, ActivInspire, Google Slide, Open
Office Impress, Nearpod
Thí nghiệm mô
phỏng
- Phần mềm thí nghiệm ảo hóa học: Crocodile Chemistry, ChemLab, Chemical Reagent Calculator, Portable Virtual Chemistry Lab, …
- Phần mềm thí nghiệm ảo vật lí: Crocodile Physics, …
- Trang web cung cấp các thí nghiệm ảo vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất: PhET Interactive Simulations, Yenka,
Sơ đồ tư duy Mindomo, Edraw Mind Map, iMindMap
Video Youtube (tìm kiếm, đăng tải video), Video Editor,
Windows Movie Maker
Tệp/file hình ảnh Paint, Snipping Tool, Photoshop
Tệp/file âm thanh Audacity, Viettel AI Open Platform (chuyển văn bản
thành tiếng nói)
Bảng dữ liệu MS-Excel, Google Sheet, Open Office Calc
Bài tập, câu hỏi,
kiểm tra đánh giá
Plickers, Google Forms, Quizizz, Kahoot, Nearpod, Azota,
Máy chiếu vật thể
2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trong thực tế của các trường THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Huệ nói riêng, việc ứng dụng CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ còn nhiều hạn chế, chưa được đào sâu, lan rộng Một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong quá trình dạy và học
- Đa số giáo viên chỉ dừng lại ở việc tải và sửa hoặc thiết kế bài giảng điện
tử qua phần mềm PowerPoint để trình chiếu hình ảnh, video, nội dung câu hỏi, bài tập và một số trò chơi
- Hiện nay, việc củng cố và kiểm tra trắc nghiệm sau mỗi tiết học thường diễn ra bằng nhiều cách thức khác nhau: giáo viên có thể sưu tầm và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm rồi in ra giấy cho học sinh làm tại lớp Giáo viên cũng có thể chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính rồi gọi học sinh trả lời hoặc cho học sinh trả lời trên bảng con Sau đó, giáo viên sẽ sửa đáp án để học sinh biết mình trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu điểm Hạn chế của hình thức này
là giáo viên phải mất nhiều thời gian để chấm bài cho từng học sinh mới biết chính xác kết quả của các em hoặc giáo viên không quan sát được hết các đáp án của cả lớp Đối với học sinh, việc làm bài kiểm tra trên giấy thường khiến các
Trang 5em cảm thấy khô khan và không có hứng thú Chính vì vậy, chất lượng của việc
ôn tập củng cố trong tiết học chưa cao
- Trong quá trình dạy học, khi trình diễn quá trình thí nghiệm, minh hoạ vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan và khi thực hiện hoạt động nhóm trên phiếu học tập gặp những hạn chế như: học sinh cả lớp sẽ không quan sát rõ được đặc biệt là các học sinh ngồi xa từ đó học sinh khó phát hiện kiến thức, khó thực hiện chính xác được các thí nghiệm và khó nhận xét, bổ sung
- Trong chương trình môn KHTN, mỗi chủ đề sẽ dạy nhiều tiết và sau mỗi chủ đề hầu như không có tiết ôn tập vì vậy rất khó để ôn tập kiểm tra tổng kiến thức mỗi chủ đề cho học sinh khi trên lớp
2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
2.3.1 Sử dụng phần mềm Plickers nâng cao chất lượng ôn tập củng
cố, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
Để khắc phục các hạn chế đối với việc kiểm tra củng cố theo hình thức làm trên giấy hoặc bảng con và mất thời gian chấm bài thì việc sử dụng phần mềm Plickers là biện pháp mang lại hiệu quả cao Điều kiện để áp dụng phần mềm Plickers trong trường học rất đơn giản, chỉ cần giáo viên có điện thoại thông minh, máy vi tính và lớp học có một tivi hoặc máy chiếu kết nối mạng Internet, mỗi học sinh được phát một thẻ in trên giấy Thẻ của mỗi học sinh tương ứng là mã của em đó, 4 cạnh của thẻ có mã là 4 đáp án A, B, C, D Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án nào thì giơ bảng mã theo chiều tương ứng A, B, C, D đã in trên mã thẻ của học sinh đó
a) Các bước chuẩn bị:
* Trên máy tính
Truy cập vào trang web “Plickers.com” Đăng ký qua nút “Sign up for free” bằng tài khoản gmail hoặc đăng nhập trực tiếp bằng cách vào “Sign in” chọn
“Continue with Google in”
Hình 1: Đăng kí phần mềm Plickers.
Trên trang chính của Plickers, tiến hành thiết lập các chương trình
- Tạo danh sách học sinh theo lớp.
Trang 6Chọn “New class” để tạo lớp, điền thông tin của lớp và chọn “Create class”
để tạo nhóm theo nhu cầu Nhấn vào “Add Students”, sao chép danh sách và dán vào ô Enter name
Nên đặt dấu phẩy “,” giữa tên và họ tên lót để theo dõi danh sách học sinh được dễ dàng Bấm “Next” và nhấn “Done” để lưu
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập.
Vào “Your Library”, chọn “New Pack” và biểu tượng “New Folder” để tạo
ra các cây thư mục theo môn học hoặc chủ đề môn học
Chọn “New set” để tiến hành nhập câu hỏi Gõ câu hỏi và đáp án vào bảng, chọn lại đáp án đúng Nhấp vào biểu tượng để thêm câu hỏi
Plickers cung cấp gần như đầy đủ các công cụ để thiết kế câu hỏi trắc nghiệm Ta có thể xáo trộn đáp án, chèn thêm hình ảnh, âm thanh, video, … hoặc căn chỉnh cho phù hợp
Nếu đã có sẵn file câu hỏi, nhấn vào biểu tượng , chọn “Get Star” Sao chép và dán câu hỏi vào ô Import questions Bấm “AutoClean and Import questions” và chỉnh sửa lại đáp án đúng Khi chỉnh sửa xong các câu hỏi,
ta đặt tên và nhấn vào nút “Add to Queue”, chọn lớp để đưa vào lớp cần thực hiện bài tập
- In thẻ cho học sinh
Trên trang chủ, giáo viên vào mục cài đặt, nhấn “Get Plickers cards”
Chọn “standard set of cards 1-40” Tại đây, sẽ xuất hiện một file các thẻ theo số thứ tự, giáo viên lưu lại và in ra cho học sinh theo thứ tự danh sách đã lưu Trên mỗi thẻ sẽ có 4 đáp án A, B, C, D Khi sử dụng, học sinh sẽ đưa đáp
án đúng lên trên
Hình 2: Thẻ đáp án Plickers (A, B, C, D) dùng cho học sinh
* Trên điện thoại
Trang 7Trên điện thoại, giáo viên cài đặt phần mềm Plickers và đăng nhập theo đúng tài khoản đã đăng nhập trên máy tính
b) Các bước tiến hành:
Khi trên máy tính giáo viên cho chạy bài tập thì điện thoại sẽ xuất hiện bài tập tương ứng
Chọn vào camera và quét đáp án của học sinh, sau đó bấm dừng và kiểm tra đáp án bằng cách nhấn “Show correct”, hiển thị tỷ lệ trả lời bằng cách nhấn
“Show graph”, lướt màn hình điện thoại để chuyển đến câu tiếp theo
Hình 3: Giao diện khi sử dụng phần mềm Plickers quét đáp án của học sinh trên điện thoại.
Giáo viên vào Scoresheet để xem báo cáo thống kê Tại đây, phần mềm Plickers sẽ thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng Dựa vào báo cáo này, giáo viên có thể biết được mức độ nắm bài của học sinh
và lấy điểm thường xuyên một cách dễ dàng Đồng thời, khi học sinh thấy được kết quả của mình được hiển thị trên màn hình, các em cũng rất hào hứng và có ý thức học tập, bổ sung kiến thức để đạt được kết quả tốt hơn
Trang 8Hình 4: Báo cáo thống kê kết quả của học sinh qua phần mềm Plickers.
c) Ví dụ:
Có thể sử dụng phần mềm Plickers để thực hiện phần luyện tập, vận dụng cho các chủ đề, bài học môn KHTN
Hình 5: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm luyện tập vận dụng “phần III Vận chuyển các chất
ở động vật – bài 31 KHTN 8” bằng phần mềm Plickers.
2.3.2 Sử dụng máy chiếu đa vật thể.
Máy chiếu đa vật thể hay còn gọi là máy soi tài liệu hay camera vật thể là thiết bị số được kết nối với máy vi tính, có khả năng thu hình ảnh của các vật thể được đặt trước ống kính, truyền hình ảnh vào máy tính, cho phép người dùng có thể xử lý, chỉnh sửa, lưu giữ, … hình ảnh tùy ý Bên cạnh nhu cầu máy chiếu văn phòng để trình chiếu trong các buổi họp của các doanh nghiệp, hay trong những buổi thuyết trình ở trường học thì nhu cầu một máy chiếu đa vật thể để trình diễn quá trình thí nghiệm, minh hoạ vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan cũng đang ngày càng tăng cao Việc sử dụng máy chiếu đa vật thể hiển thị những hình ảnh trực quan, các thí nghiệm khoa học, các buổi thuyết
Trang 9trình thực tế góp phần hình thành nên sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, đồng thời tăng tính thuyết phục, sinh động cho những tiết học
a) Các bước chuẩn bị:
Kết nối là công việc bắt buộc của bất kì máy chiếu vật thể nào để bắt đầu hoạt động
- Kết nối với máy tính cổng INPUT: có 1 cổng HDMI và 1 cổng VGA.
- Kết nối với máy chiếu đa năng cổng OUTPUT: có 1 cổng HDMI và 2 cổng
VGA
b) Các bước tiến hành:
Bước 1: Cắm nguồn cho máy chiếu vật thể và các thiết bị kết nối với nó như máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, …
Bước 2: Kết nối một đầu VGA, HDMI từ máy tính, đầu còn lại cắm vào cổng (IN) VGA, HDMI của máy chiếu vật thể
Bước 3: Cắm cổng VGA, HDMI của máy chiếu đa năng vào cổng (OUT) VGA, HDMI của máy chiếu vật thể để xuất hình ảnh ra ngoài màn chiếu
Bước 4: Nhấn nút nguồn trên máy soi tài liệu để bật
Bước 5: Đặt đối tượng bạn muốn hiển thị ngay bên dưới ống kính máy ảnh tài liệu
* Lưu ý:
- Tùy thuộc vào loại đối tượng bạn muốn hiển thị, sử dụng nút “Đèn” để bật hoặc tắt đèn và nút “Độ sang” để điều chỉnh độ sáng của hình ảnh Các vật thể phản chiếu có thể hiển thị tốt hơn khi tắt đèn và tăng độ sáng
- Nếu hình ảnh bị mờ, hãy sử dụng nút “AF” hoặc “Auto-focus” để điều chỉnh tiêu điểm Trên một số máy ảnh tài liệu, nút này nằm ở bên cạnh ống kính máy ảnh
- Nếu màu sắc hoặc độ sáng không cân bằng, hãy đặt một tờ giấy trắng dưới ống kính máy ảnh và nhấn nút “Auto White Correct” (AWC) hoặc “Auto White Balance” (AWB)
- Sử dụng nút “ZOOM” để tăng hoặc giảm kích thước hình ảnh
- Máy ảnh tài liệu có thể được kết nối với máy tính bằng cáp USB để lưu hình ảnh hoặc video vào máy tính Một số kiểu máy cũng có thể lưu hình ảnh hoặc video vào thẻ SD hoặc ổ đĩa flash USB
c) Ví dụ:
Ở tất cả các bài học trong môn KHTN có hoạt động nhóm trên phiếu học tập, các bài thực hành, thao tác các thí nghiệm có thể sử dụng máy chiếu đa vật thể để hiển thị trực quan cho cả lớp cùng quan sát dễ dàng nhất Đặc biệt với các bài thực hành (Bài 21, 24, 28, 31, 33 KHTN 6) khi hướng dẫn các thao tác làm tiêu bản, giáo viên thực hiện dưới máy chiếu đa vật thể Lúc này, trên màn hình tivi sẽ xuất hiện tất cả các thao tác mà giáo viên đang thực hiện Học sinh quan sát rõ và nắm vững các thao tác để thực hiện
Trang 10Hình 6: Sử dụng máy chiếu đa vật thể với phiếu học tập bài 22-KHTN 7.
Hình 7: Sử dụng máy chiếu đa vật thể với thao tác thực hành bài –KHTN 6.
2.3.3 Sử dụng Google Forms.
Để ôn tập kiểm tra tổng kiến thức mỗi chủ đề cho học sinh khi không có tiết
ôn tập trên lớp thì việc sử dụng Google Forms nhằm xây dựng các biểu mẫu bài tập tự luyện, bài khảo sát hoặc bài kiểm tra là cực kì tối ưu
Google Forms cùng với Google Docs, Google Sheets và Google Slides là thành phần của bộ phần mềm ứng dụng trực tuyến của Google, có chức năng chính là tạo một biểu mẫu khảo sát Vì vậy, với Google Forms giáo viên có thể:
- Thiết kế một đề kiểm tra với nhiều dạng câu hỏi khác nhau và cho học sinh thực hiện kiểm tra trực tuyến Các kết quả sẽ được phân tích, đánh giá tự động
và phản hồi ngay cho học sinh và giáo viên
- Thiết kế các phiếu điều tra/khảo sát phục vụ các mục đích nghiên cứu Các chức năng thành phần gồm:
- Thiết kế các dạng câu hỏi khác nhau như: điền khuyết (đáp án là 1 từ khoá ngắn gọn), ghép đôi, trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn (chọn 1 hoặc nhiều đáp án), câu hỏi trả lời ngắn