SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SỰ RƠI CỦA VẬT TRONG KHÔNG KHÍ GIÚP PHÁT TRIỂN
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT SỰ RƠI CỦA VẬT TRONG KHÔNG KHÍ GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2
2.1 Cơ sở lý luận 2
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3 Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12
3.1 Kết luận 12
3.2 Kiến nghị 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh
mẽ Đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến giáo dục toàn diện, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, và nhấn mạnh đến năng lực áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học được vào giải quyết vấn đề của thực tiễn Để đạt được mục đích đó, việc dạy học nói chung và dạy học môn Vật
lí nói riêng phải gắn liền với thực tiễn đời sống
Chương trình Vật lý từ trước đến giờ vẫn luôn chú trọng liên hệ thực tế, tuy nhiên không tránh khỏi những khó khăn khi nghiên cứu những hiện tượng đời sống Những khó khăn này bắt nguồn từ việc thiếu phương tiện giảng dạy thích hợp, hoặc phương tiện đang có không đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của giáo viên và học sinh Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra con đường giải quyết vấn đề này, sự xuất hiện của các phương tiện dạy học số đã hướng dạy học đến gần hơn với thực tiễn đời sống.Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giúp các thí nghiệm trở nên đơn giản hơn, giải quyết vấn đề thiếu phương tiện nghiên cứu thực nghiệm
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ vai trò, tầm quan trọng
và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể tác động đến hoạt động ứng dụng CNTT trong đội ngũ giáo viên, đặc biệt là hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo ra động lực, tìm ra cách tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT một cách khoa học và hiệu quả, để từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường học, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì mới
Nghiên cứu tập trung vào một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống nhưng lại tránh đề cập trong chương trình vật lí phổ thông Đó là sự rơi của vật trong không khí Bằng việc sử dụng điện thoại thông minh và phần mềm giáo dục Coach 7, học sinh có thể tự thiết kế thí nghiệm để khảo sát sự rơi của một vật
Do vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế thí nghiệm khảo sát sự rơi của vật trong không khí giúp phát triển năng lực học sinh”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng thí nghiệm khảo sát sự rơi chịu tác dụng của lực cản không khí
sử dụng phương tiện dạy học số
- Khảo sát vận tốc tới hạn của vật rơi dươi tác dụng của lực cản không khí
Trang 41.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về dạy học gắn với thực tiễn, thực tế mức độ gắn với thực tiễn của chương trình Vật lí phổ thông hiện nay
- Nghiên cứu về dạy học chuyển động vật rơi trong chương trình Vật lí phổ thông, những hạn chế và khó khăn khi sử dụng phương tiện dạy học truyền thống
- Nghiên cứu phương tiện dạy học số, môi trường làm việc Coach 7, khả năng của Coach trong dạy học gắn với thực tiễn
- Nghiên cứu phần mềm Coach để xây dựng thí nghiệm khảo sát chuyển động rơi có tính đến sức cản không khí, sử dụng phân tích băng hình và xây dựng mô hình
- Xây dựng thí nghiệm khảo sát vận tốc tới hạn của vật rơi chịu tác dụng của lực cản không khí
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về dạy học gắn với thực tiễn đời sống
- Nghiên cứu thực tiễn:
+ Nghiên cứu thực tiễn dạy học chủ đề Sự rơi thông qua kinh nghiệm học tập của bản thân và nghiên cứu chương trình Vật lí 10
+ Nghiên cứu tính năng của môi trường làm việc Coach thông qua tài liệu hướng dẫn
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Coach 7 là một môi trường làm việc linh hoạt với hai chế độ Học tập (Learning) và Tác giả (Authoring), sử dụng hiệu quả cho các môn Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Engineering (Kỹ thuật) và Toán học (Mathematics), hay còn gọi là giáo dục STEM Coach tích hợp các công cụ công nghệ thông tin (ICT) như ghi chép dữ liệu, điều khiển, đo đạc video và hình ảnh,
mô hình hóa,… Nhờ sự tương đồng với những công cụ được dùng bởi các nhà khoa học, Coach hỗ trợ tốt trong giảng dạy để giải quyết các vấn đề thực tiễn Môi trường làm việc Coach bao gồm các hỗ trợ về cả phần cứng và phần mềm, các chế độ làm việc khác nhau ứng dụng linh hoạt trong dạy học vật lí, trong đó, chế độ Author giúp người dạy xây dựng các hoạt động dạy học (Activity) trên mô hình một hoạt động với đầy đủ các văn bản hướng dẫn, hình ảnh, video, dữ liệu,…
Về phần cứng, sản phẩm của Coach gồm các cảm biến ghép nối máy tính
sử dụng cho thực nghiệm nhiều môn học như vật lí, hóa học, sinh học
Trang 5Về phần mềm, Coach phát triển phần mềm Coach 6, Coach 7, cung cấp các công
cụ như phân tích hình ảnh, video; xây dựng mô hình; đo đạc nhờ ghép nối cảm biến
Cùng với đó là hệ thống những ví dụ, hoạt động được xây dựng sẵn cho mỗi phần, giúp người học có thể tự nghiên cứu sử dụng Coach mà không cần quá nhiều sự hướng dẫn từ người khác
Với hệ thống các phương tiện cả phần cứng và phần mềm, Coach đem đến cho người sử dụng một môi trường học tập, làm việc linh hoạt và hiệu quả
Công cụ xây dựng mô hình (Modeling) cung cấp cho người dạy và người học phương tiện khảo sát các hiện tượng bằng con đường lý thuyết, và so sánh kết quả thực nghiệm với kết quả lý thuyết từ mô hình Thay vì sử dụng công cụ thuần túy toán học, Modeling có thể được sử dụng dưới nhiều chế độ: mô hình
đồ họa (chuyển dữ liệu về dạng các kí hiệu mô hình), dùng phương trình, dùng ngôn ngữ viết Trong đó minh họa bằng kí hiệu mô hình giúp người học có cái nhìn tổng quan hơn nhờ sơ đồ sự tác động qua lại giữa các đại lượng vật lí Công cụ đo đạc ghép nối máy tính (Measurement), là phương tiện giúp thu thập số liệu nhờ cảm biến, giúp ta thu được nhiều số liệu trong thời gian ngắn với độ chính xác cao Cảm biến ghép nối máy tính chính là giải pháp cho các bài toán mà chúng ta đang gặp khó khăn để lấy số liệu đã nói ở mục trước Coach cung cấp số lượng phong phú các loại cảm biến đáp ứng nhu cầu dạy học với nhiều chủ đề, nhiều môn học và hiệu quả cao
Một công cụ khác khá quen thuộc là phân tích video, ngoài Coach, chúng
ta có các phần mềm Tracker, Video Analysis (phần mềm do các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát triển) Phân tích video cũng giúp ta khảo sát được chuyển động theo nhiều hướng khác nhau, thu thập được nhiều số liệu trong thời gian ngắn giải quyết được bài toán về va chạm không xuyên tâm và chuyển động của vật ném xiên Coach cung cấp một giao diện thân thiện với các công cụ lấy số liệu tự động (Point Tracking), xử lý số liệu như: tính độ dốc, diện tích, khớp hàm, làm mịn đồ thị,…
So với sử dụng cảm biến, phân tích băng hình có độ chính xác thấp hơn, hạn chế về nội dung, thường chỉ sử dụng nhiều trong phân tích các quá trình động học Tuy nhiên, phân tích video có ưu điểm là chi phí thấp hơn, quá trình thu thập số liệu trực quan, bố trí đơn giản học sinh có thể tự thực hiện ở nhà Do
đó, khi áp dụng vào chương trình Vật lý phổ thông nước ta, sử dụng phần mềm phân tích video sẽ phù hợp để áp dụng trên diện rộng
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Vật lý lớp 10 có xét đến chuyển động của vật rơi tự do trong điều kiện lý tưởng, theo đó, chuyển động của vật rơi tự do là “sự rơi của
Trang 6một vật chỉ chịu tác động của trọng lực” Để tiếp cận chủ đề này, sách giáo khoa
có đưa ra một tình huống: “Mọi vật thả ra đều rơi xuống đất Thả một hòn đá và một lông chim đồng thời, ta thấy hòn đá rơi nhanh hơn, chạm đất trong khi lông chim còn bay lượn trên không Có phải vì hòn đá nặng hơn nên nó rơi nhanh hơn lông chim? ” Bài học đã đưa ra lý giải, chuyển động của hòn đá là chuyển động rơi tự do, chuyển động của lông chim là chuyển động mà lực cản không khí có tác động đáng kể nên nó không rơi tự do
Như vậy mặc dù bài học có đề cập đến hai loại chuyển động, rơi tự do và không rơi tự do, chương trình chỉ tập trung nghiên cứu chuyển động rơi tự do Chương trình Vật lí mới cũng đã đề cập đến chuyển động rơi có sức cản không khí ở phần Một số lực trong thực tiễn của Chương Động lực học, chương trình
có đề cập đến lực cản khi một vật chuyển động trong nước hoặc trong không khí Tuy nhiên, giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn khi khảo sát sự rơi của vật trong các trường hợp này bởi kiến thức toán phổ thông chưa đủ để khảo sát bằng con đường lý thuyết trong khi các dụng cụ thí nghiệm chưa đáp ứng đủ yêu cầu để khảo sát bằng con đường thực nghiệm
a, Khảo sát bằng con đường lý thuyết:
Khi một vật rơi không vận tốc đầu, lực cản không khí ⃗D có chiều hướng lên, độ lớn tăng dần từ 0 cùng với độ tăng của vận tốc rơi của vật Lực ⃗D ngược chiều với trọng lực ⃗F g . Áp dụng định luật II Newton theo phương thẳng đứng ta có:
F g−D=ma
Nếu quãng đường rơi đủ dài, D dần bằng F g, khi đó, gia tốc của vật bằng 0,
vật không tăng tốc nữa mà rơi với vận tốc không đổi, gọi là vận tốc tới hạn.
Giả sử, sức cản không khí tỉ lệ với vận tốc rơi là kv (t)
Ta có: mg−kv=ma hay m ´x + k ´x−mg=0
Học sinh trung học phổ thông chưa trang bị đủ kiến thức toán để giải phương trình này
b, Khảo sát bằng con đường thực nghiệm:
Để khảo sát chuyển động rơi có tính đến sức cản không khí, cần thu thập nhiều số liệu trong thời gian ngắn Với bộ thí nghiệm sử dụng cổng quang, số liệu thu được là rất ít, bộ thí nghiệm này chỉ dùng để kiểm chứng, không dùng
để khảo sát chuyển động vật rơi Với bộ thí nghiệm cần rung, vị trí của vật được ghi lại trên băng giấy sau mỗi 0.02s, tuy nhiên việc này dẫn đến sai số khi gắn vật rơi với băng giấy, đặc biệt là những vật nhẹ Đặc điểm của vật rơi chịu tác dụng của lực cản không khí là sự biến đổi của vận tốc theo độ cao, đầu tiên vật rơi nhanh dần sau đó dần đạt đến vận tốc tới hạn Đồ thị của vận tốc theo độ cao
là đồ thị của hàm mũ cơ số e, với công cụ toán học và xử lý số liệu thủ công, ta
Trang 7cũng không kiểm chứng được đồ thị này Ngoài ra, giáo
viên và học sinh còn gặp khó khăn khi xử lý đồ thị phức
tạp
c, Kết luận:
Chuyển động vật rơi khi gắn với thực tiễn đời sống
không thể bỏ qua lực cản không khí
Không thể sử dụng kiến thức toán học phổ thông để
khảo sát bằng con đường lý thuyết cũng như không thể sử dụng các bộ thí nghiệm truyền thống để khảo sát bằng con đường thực nghiệm
2.3 Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Sau đây tôi xin đề xuất giải pháp khảo sát sự rơi tính đến sức cản không khí
sử dụng phần mềm Coach
2.3.1 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Sự rơi của vật có dạng hình nón
Khi một vật chuyển động dưới tác dụng của lực cản không khí, nó thường
có xu hướng chuyển động theo các hướng ngẫu nhiên khó dự đoán, ví dụ như khi thả rơi một tờ giấy ta giấy nó chao đảo theo nhiều hướng trước khi rơi xuống đất Điều này gây khó khăn khi thu thập số liệu Ta cần lựa chọn một vật rơi có quỹ đạo đơn giản dễ dự đoán và có tính ổn định hơn
Vật hình nón có hình dạng khí động học, chóp nón giúp sự định hướng khi chuyển động tốt hơn do đó khi thả rơi vật hình nón sẽ rơi theo phương thẳng đứng Việc chế tạo vật hình nón từ giấy cũng rất đơn giản và có thể thay đổi các thông số dễ dàng, thuận tiện cho việc khảo sát
Công cụ:
Giấy A4 Tape Kéo Com-pa Thước kẻ Bút, bút chỉ, tẩy,…
Hình 1.2 Làm hình nón bằng giấy
Hình 1.1 Vật rơi hình nón
Trang 8Thao tác:
Vẽ một hình tròn trên giấy và cắt ra
Cắt một phần hình tròn để được một hình quạt tròn
Ghép hai đường cắt với nhau bằng băng keo
Lưu ý:
Thay đổi hình dáng, kích cỡ của nón bằng cách thay đổi các thông số: bán kính đường tròn, góc của hình quạt
Thay đổi khối lượng của nón bằng cách sử dụng các loại giấy khác nhau hoặc xếp chồng 2-3 nón giống nhau lên nhau
Khi làm thí nghiệm, ta giả sử rằng giấy A4 cùng loại sẽ có cùng độ dày và chất lượng giấy là đồng đều
Sử dụng hạn chế băng keo dán để giảm sự thay đổi về khối lượng của nón
2.3.2 Phương án nghiên cứu: Sử dụng công cụ Phân tích băng hình
a, Mục đích: Khảo sát chuyển động của vật rơi hình nón bằng con đường thực
nghiệm nhờ phần mềm phân tích băng hình
Ghi lại số liệu và phân tích đồ thị của chuyển động vật rơi có tính sức cản không khí
b, Dụng cụ và bố trí:
- Dụng cụ:
Nón giấy
Camera
Giá đỡ camera
Thang hoặc ghế cao
2 tờ giấy với màu sắc tương phản dùng để làm
thước đo chuẩn trên video, ở đây sử dụng giấy trắng
và đỏ
- Bố trí:
Lắp camera với giá đỡ và đặt cách nơi thả nón 3
– 4m, sử dụng giá đỡ hoặc đặt camera cố định trên
bàn để tránh rung lắc khi quay hình
Đứng trên thang hoặc ghế, thả rơi nón từ độ cao
2 – 3m
Để đo đạc được chính xác, cần có thước đo
chuẩn khi hiệu chỉnh độ dài trong video Cắt giấy màu
trắng và đỏ thành các hình chữ nhật kích thước
3*10cm và nối chúng xen kẽ với nhau bằng băng
dính, ta được thước đo với độ dài mỗi khoảng bằng
10cm Dán thước chuẩn này lên tường nơi thả vật
c, Tiến hành
Trang 9Ghi hình:
Bật camera và bắt đầu ghi hình
Đứng trên thang, đặt nón ở độ cao xác định (trong khoảng độ cao 2 – 3m), giữ cho mũi nhọn của nón hước thẳng đứng xuống, thả nón rơi nhẹ nhàng và dứt khoát
Có thể chuẩn bị nhiều nón để thả rơi liên tục sau khi nón trước chạm đất
Lưu ý:
Ghi hình dưới ánh sáng tự nhiên để tránh hiện tượng nhấp nháy ở đèn huỳnh quang (trong một số video quay trước đây dưới đèn huỳnh quang, một số khung hình bị tối đi)
Tốc độ khung hình (số khung hình/giây, thường kí hiệu là fps), là số khung hình máy quay ghi lại được trong mỗi giây Ghi hình với tốc độ khung hình cao cho khả năng thu thập nhiều số liệu hơn Thí nghiệm này sử dụng hai loại máy quay là điện thoại iPhone 11 – tốc độ khung hình 30fps và máy quay hành động Gopro 7 – tốc độ khung hình tối đa 240fps
Khi làm thí nghiệm, ta giả sử vận tốc gió rất nhỏ có thể bỏ qua Để có được điều này, cần ghi hình ở không gian ít gió, tốt nhất là ghi hình trong phòng có cửa kính để hạn chế gió và vẫn nhận được ánh sáng mặt trời Không gian lớp học thường phù hợp với tiêu chí này
Để thuận tiện khi quay hình và phân tích băng hình, quay nhiều lần nón rơi trong cùng một video sau đó sử dụng phần mềm Format Factory để chia nhỏ video, mỗi video nón rơi thường có độ dài từ 2 – 3 giây
d, Thu thập số liệu:
Sử dụng tính năng phân tích băng hình của Coach 7 Nhấp chuột vào biểu
tượng Coach để khởi động phần mềm Tạo một hoạt động mới bằng cách
nhấp File>New, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+N, ô tùy chỉnh hoạt động hiện ra, chọn loại hoạt động (Activity type) là Data Video.
Giao diện làm việc hiện ra với các cửa sổ, để nhập video, nhấp chuột phải
vào cửa sổ Data Video, chọn Open>Video , nhấp Add Video để nhập video
vào phần mềm, chọn video cần phân tích và nhấp OK Màn hình sẽ hiển thị khung hình đầu tiên của video và các nút điều chỉnh
Hiệu chỉnh video: Ta cần khớp thời gian và khoảng cách thực với thời gian
và khoảng cách trong video
Với thời gian, nhấp chuột phải vào video và chọn Time Calibration…,
nhập tốc độ khung hình vào mục Frame rate
Với hiệu chỉnh khoảng cách, nhấp chuột phải vào video và chọn Change
scale Hệ trục tọa độ (màu vàng) và thước hiệu chỉnh (màu đỏ hiện lên màn hình
video Di chuyển hai đầu thước khớp với thước trên tường, ghi độ dài thước vào
Trang 10ô hội thoại Di chuyển hệ trục tọa độ đến vị trí thích hợp Ở đây, chọn gốc tọa độ
là vị trí thả vật, chiều dương của trục y hướng xuống
* Một số tùy chỉnh khác: Giới hạn khoảng video cần đo: di chuyển mũi tên tam giác màu xanh ở thanh điều chỉnh video phía dưới cửa sổ video
Adjust: điều chỉnh thông số video: độ sáng, độ tương phản, xoay video Frames…: lựa chọn khung hình đo và số khung hình đo Đối với video tốc độ
30fps, có thể giữ nguyên số khung hình Đối với video tốc độ khung hình cao như Gopro 5, quá trình rơi của vật có thể được ghi đến 600 khung hình, để tránh mất thời gian khi thu số liệu bằng cách click chuột thủ công, ta điều chỉnh số khung hình cần đo xuống còn từ 50-100 khung hình
Thêm bảng số liệu, đồ thị:
+ Thêm bảng số liệu: Nhấp vào biểu tượng Data Table trên thanh công cụ, thả vào một cửa sổ trống trên giao diện Đầu tiên, bảng số liệu có 3 cột
là thời gian, tọa độ x và y Để thêm cột số liệu vận tốc, nhấp chuột phải vào cửa
sổ, chọn Add a New Variable > into Data series > Formula Trên ô hội thoại hiện lên, nhập tên, đơn vị, màu sắc của biến số vận tốc Nhấp Edit ở Formula
và nhập hàm Derivative(time;P1Y), tức là đạo hàm của tọa độ y theo thời gian.
Nhấp OK khi hoàn thành
+ Thêm đồ thị: nhấp biểu tượng Graph , chọn Add new và di chuột
đến click vào một cửa sổ còn trống Nhấp vào trục tung và trục hoành để lựa chọn biến số cho đồ thị Ở đây, ta khảo sát đồ thì tọa độ y theo thời gian và vận tốc v theo độ cao, tức tọa độ y
Sau khi thiết kế xong các bảng biểu hiển thị dữ liệu, ta tiến hành thu dữ liệu
từ video, có hai cách là lấy số liệu tự động (Point Tracking) và lấy số liệu thủ
công
+ Để lấy số liệu tự động, nhấp chuột phải vào video, chọn Point
Tracking… màn hình video hiển thị kí hiệu P1, kéo thả P1 vào vị trí của vật.
Sau đó bấm Start để bắt đầu, phần mềm sẽ tự động xác định vị trí vật và khi lại số liệu
+ Để lấy số liệu thủ công, nhấp Start và kích chuột vào vị trí vật trên từng khung hình, sau mỗi lần nhấp chuột, phần mềm sẽ tự động chuyển đến khung hình tiếp theo
+ Thu số liệu đến hết video hoặc chọn Stop để dừng lại Số liệu sẽ được ghi lại và biểu diễn trên đồ thị ngay trong quá trình ta thu thập