Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT 2018 đã nêu rõ phương pháp giáo dục PPGD như sau: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường phải áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạ
Trang 1Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đã nêu rõ phương pháp giáo dục (PPGD) như sau: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường phải áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển” Đáp ứng yêu cầu đổi mới của CTGDPT, một số phương pháp giáo dục tích cực đã và đang được áp dụng nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của người học Trong đó, dạy học theo dự án (DHTDA) là một phương pháp đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu về đổi mới PPGD theo định hướng trên
Bên cạnh đó, phần Sinh học của Môn Khoa học tự nhiên 6 (KHTN) có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống nên khi dạy học phần này, đòi hỏi những phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh hình thành và khắc sâu kiến thức một cách chủ động Vì vậy, có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tiễn hay xuất phát từ vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn cuộc sống để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh trong phần này Do đó, bản thân luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để khơi gợi sự tìm tòi, khám phá cho học sinh khi học phân môn này? Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi đã đưa phương pháp dạy học dự
án vào áp dụng để vừa đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới PPGD, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy một phần kiến thức về vi sinh vật, nhằm phát huy tính tích cực và khả năng vận dụng kiến thức về vi sinh vật vào thực tiễn cuộc sống của người học, kích thích và khơi gợi niềm đam mê sinh học cho học sinh
Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã tìm tòi nghiên cứu tài liệu và thực tiễn để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm:
Trang 2“Tổ chức dạy học theo dự án trong giảng dạy phân môn Sinh học – môn Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát huy tính cực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh”
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo du ̣c phổ thông là phải phát huy được
tính tích cực, chủ đô ̣ng của người ho ̣c, phù hợp với đă ̣c điểm của từng lớp ho ̣c, môn
học, bồ i dưỡng phương pháp tự ho ̣c, rèn luyê ̣n kĩ năng vâ ̣n du ̣ng vào thực tiễn, tác
đô ̣ng đến tình cảm, đem la ̣i niềm vui, hứng thú ho ̣c tâ ̣p cho ho ̣c sinh Đây là đi ̣nh hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết đi ̣nh hiê ̣u quả
của mô ̣t giờ da ̣y
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức dạy học theo dự án trong giảng dạy phân môn Sinh học – môn Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát huy tính cực
và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh” là ở chổ:
- Khắc phục được nhược điểm của học sinh: Khả năng làm việc nhóm, khả năng đặc tả, khả năng giải quyết vấn đề thiếu tính chủ động
- Đáp ứng được nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của học sinh
- Rèn luyện cho học sinh tính sáng tạo, tư duy độc lập và tư duy hệ thống, kỹ năng mềm và ý thức trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội
- Giúp cho giáo viên có những giải pháp phong phú hơn để phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động dạy học có liên quan trực tiếp tới quá trình học tập phân môn Sinh học của môn Khoa học tự nhiên 6 để dạy bộ môn của mình tốt hơn đạt kết quả cao hơn
- Giúp giáo viên tiếp cận cụ thể hơn với một hình thức dạy học trong chuỗi các các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông
2018 của Bộ GD&ĐT
- Gây hứng thú học tập phân môn Sinh học thuộc môn KHTN, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh đối với bộ môn
Trang 32 Phần nội dung
2.1 Thực trạng nghiên cứu
Thực trạng việc tổ chức dạy học dự án trong trường THCS hiện nay
a Thực trạng về phía giáo viên
- Hầu hết các thầy cô chưa được biết về dạy học dự án và hầu hết các thầy cô còn lại đều nhầm lẫn giữa hình thức dạy học theo dự án (DHTDA) và phương pháp nhóm thuyết trình
- Đa số các thầy cô chưa bao giờ sử dụng DHTDA trong giảng dạy phân môn Sinh học của môn KHTN
Theo tôi nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
- Độ tuổi trung bình của các thầy cô dạy phân môn Sinh học của môn KHTN khá cao vì vậy việc đổi mới gặp nhiều khó khăn
- Hình thức DHTDA được dạy trong môn Phương pháp Dạy học hiện đại ở Cao học nên tiếp cận của các thầy cô gặp nhiều khó khăn
- Để triển khai được một tiết học dự án khai thác được hết kiến thức bài học trong 45’ đòi hỏi sự đầu tư thời gian rất lớn của giáo viên
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc triển khai DHTDA gặp nhiều khó khăn
b Thực trạng về phía học sinh
Qua quan sát và điều tra bằng bảng hỏi – đáp, tôi có một số nhận định sau đây:
- Phần đông học sinh (70%) cho rằng phân môn Sinh học của môn KHTN khó hiểu và khó nhớ
- 57,3 % học sinh (HS) không nhớ kiến thức bài học cách 3 tuần
- Chỉ có 27,5 % HS tìm hiểu trước nội dung bài học
- 15,5 % HS thích phát biểu xây dựng bài
Tôi cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học không tạo được hứng thú cho học sinh dẫn tới tình trạng học sinh trở nên thụ động
- Trong tâm thức của HS và phụ huynh luôn cho rằng phân môn Sinh học của môn KHTN là môn phụ không quan trọng nên đầu tư ít thời gian
2.2 Các giải pháp tổ chức dạy học dự án trong trường THCS
2.2.1 Phương pháp dạy học dự án
a, Khái niệm:
- Trong từ điển Tiếng Việt (của tác giả Hoàng Phê), dự án là một danh từ, nghĩa
là bản dự thảo về một văn kiện về luật pháp hay về một kế hoạch cụ thể nào đó
Trang 4- Trong tiếng Anh thuật ngữ “dự án” là “project”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh
là “proicere” có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế
- Trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, khái niệm dự án được sử dụng phổ biến, và được đặc bởi tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án
- Woodward (nhà sư phạm Mỹ) đã coi các dự án như “Các bài tập tổng hợp - Những kĩ năng, kĩ thuật học được khi làm việc độc lập được ứng dụng trong hoàn cảnh cụ thể”
- Có thể nói, khái niệm dự án được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
Theo các nhà giáo dục Mỹ: Dạy học theo dự án là quá trình mô phỏng và giải quyết các vấn đề thực tế Trong đó học sinh tự lựa chọn đề tài và thực hiện các dự án học tập theo sở thích và khả năng của bản thân Các dự án học tập không chỉ giúp học sinh học tốt bài trên lớp mà còn mở rộng ra ngoài phạm vi lớp học
Sau khi nghiên cứu về dạy học dự án và được tập huấn tại Lớp “Dạy học theo
dự án” của Intel chúng tôi cho rằng: DHTDA là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành
và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là một sản phầm hành động có thể giới thiệu được và có tính khả thi
Việc xếp loại DHTDA cũng có nhiều quan niệm khác nhau:
- DHTDA với tư cách là một phương pháp dạy học
- DHTDA với tư cách là một hình thức dạy học (trong đó có nhiều phương pháp cụ thể khác nhau để sử dụng)
- DHTDA được hiểu theo nghĩa rộng nhất như một quan điểm, mô hình hay nguyên tắc dạy học
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ DHTDA với
tư cách là một hình thức dạy học
b, Lý do lựa chọn dạy học theo dự án:
- Khắc phục được nhược điểm của HS: khả năng làm việc nhóm, khả năng đặc
tả, khả năng giải quyết vấn đề kém
- Đáp ứng được nhu cầu học hỏi và nghiên cứu của HS
- Rèn luyện cho HS tính sáng tạo, tư duy độc lập và tư duy hệ thống, kỹ năng mềm và ý thức trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội
c, Các đặc điểm của một dự án:
Trang 5- Dự án thường gắn liền với thực tế, giải quyết vấn đề thực tế
- HS làm việc theo nhóm hoặc đóng vai khi thực hiện dự án
- Dự án phải có sản phẩm – có thể công bố và có tính khả thi
d, Mục đích của dạy học theo dự án:
- Nắm bắt kiến thức: DHTDA nhằm mục đích đầu tiên là giúp HS nắm được kiến thức bài học ở mức độ nhận thức cao: biết phân tích nội dung, vận dụng và tổng hợp kiến thức của bộ môn, sử dụng kiến thức liên môn
- Phát triển kỹ năng: DHTDA rèn luyện cho HS rất nhiều kỹ năng trong đó quan trọng nhất là kỹ năng tổng hợp và kỹ năng làm việc theo nhóm
- Tận dụng công nghệ để thực hiện được dự án HS phải khai thác triệt để tài nguyên trên mạng Internet và các thiết bị lưu trữ thông tin để có được những nguồn tri thức hữu ích và sử dụng chúng một cách hiệu quả Đồng thời khi trình bày, bảo vệ
dự án HS thường phải sử dụng các công cụ trình chiếu hiện đại
- HS tạo ra sản phẩm và phổ biến cộng đồng: việc tổ chức cho HS phổ biến sản phẩm của mình và công bố có nhiều tác dụng tích cực
+ Đánh giá chất lượng sẽ có nhiều người cùng đánh giá và góp ý để sản phẩm hoàn thiện hơn
+ Phát triển ý tưởng: từ những đóng góp của người nhận và sử dụng sản phẩm
mà nhóm có thể có ý tưởng mới hoặc phát triển quy mô dự án
+ Tăng cường kiến thức: nhiều kiến thức mới sẽ được chia sẻ, nhiều thông tin mới được phản hồi và lượng thông tin của dự án được bổ sung hoàn thiện
2.2.2 Quy trình dạy học theo dự án
* Xây dựng quy trình dạy học dự án trong dạy học phân môn Sinh học của môn KHTN 6
- Nghiên cứu một số quy trình dạy học phương pháp DHTDA, nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng vào dạy học bộ môn, tôi đưa ra quy trình dạy học theo dự án trong phân môn Sinh học của môn KHTN như sau:
Bước 1: Xác định nội dung của dự án
Bước 2: Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án
Bước 3: Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt
Bước 4: Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện
Bước 5: Thực hiện dự án
Bước 6: Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm
Giai đoạn 1: Xác định nội dung của dự án
Trang 6- Đây là giai đoạn rất quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn Thông thường GV
và HS cùng nhau suy nghĩ đề xuất vấn đề, xác định đề tài song thực tế GV phải có sự định hướng trước HS GV có thể gợi ý một số vấn đề liên quan đến thực tiễn mang tính chất kích thích trí tò mò của HS, sau đó GV và HS cùng nhau thảo luận vấn đề, đôi khi trong quá trình đó, HS có thể bật ra những ý tưởng táo bạo nhưng hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học Để làm được điều này GV:
- Phải thực sự nắm vững kiến thức và liên hệ thực tế tốt có khả năng xâu chuổi
sự kiện gắn kết với mục tiêu mà GV muốn hướng đến
- Dựa vào chương trình học của môn, cụ thể là nội dung của bài học mà mình
dự định làm dự án, GV xác định các chuẩn kiến thức, xác định mục tiêu bài học: kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt
- Suy nghĩ, tìm ý tưởng về dự án của mình phải mang tính thực tiễn liên quan đến cuộc sống và thể hiện nội dung bài học
- Một dự án tốt có khả năng mang lại hiệu quả là một dự án nghiên cứu sâu về các chủ đề thực tế và các vấn đề mà người học thực sự muốn tìm hiểu, thể hiện được vai trò trung tâm của HS nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài học và liên hệ những điều các em quan tâm
Giai đoạn 2: Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án
Có thể hiểu đây là bước chuẩn bị của GV và HS (chủ yếu là của GV) trước khi
HS bắt tay vào thực hiện dự án Bước này có vai trò lớn trong việc quyết định đến sự thành công của toàn bộ dự án
Về cơ bản, khâu lập kế hoạch dự án bao gồm các nhiệm vụ sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dự án
- Đưa ra mục tiêu của dự án dựa vào chuẩn kiến thức và mục tiêu bài học
- Từ mục tiêu của dự án lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho vào dự án
Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng để thu hút học sinh
- Có thể nói, để phát triển tư duy cho HS bên cạnh việc hiểu nội dung bài học, thì với bô câu hỏi định hướng sẽ làm được điều này Trong một dự án không thể thiếu
bộ câu hỏi này, nó làm cho HS hứng thú hơn và HS sẽ tìm thấy mối liên hệ giữa các kiến thức mà các em đã học
- Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung
* Câu hỏi khái quát:
Trang 7+ Câu hỏi Khái quát là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững Câu hỏi Khái quát thường mang tính liên môn
và giúp HS thấy được sự liên quan giữa các môn học với nhau
+ Ta thấy rằng với câu hỏi khái quát, có nhiều câu trả lời, mang tính thực tế Như vậy, câu hỏi khái quát chính là cầu nối cầu nối giữa các bài, phạm vi môn học Chính vì vậy, sẽ thu hút HS và từ đó HS sẽ tư duy, liên hệ các kiến thức với cuộc sống hằng ngày Câu hỏi khái quát có thể dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác Vì vậy, những câu hỏi cụ thể hơn thường được sử dụng để hướng dẫn HS thực hiện một bài học cụ thể nào đó
* Câu hỏi bài học:
+ Câu hỏi bài học có liên quan trực tiếp đến dự án và hỗ trợ viêc nghiên cứu câu hỏi khái quát Các câu hỏi bài học cũng là các câu hỏi mở giúp HS thể hiện hiểu biết của mình về những khái niệm cốt lõi của một dự án Hay nói cách khác, câu hỏi bài học là những câu hỏi thường gắn với nội dung một bài học cụ thể
+ Có thể nói, loại câu hỏi này hướng các em vào một chủ đề, một bài học cụ thể Kích thích thảo luận cho phép HS trả lời theo cách tiếp cận sáng tạo, độc đáo, hỗ trợ cho câu hỏi khái quát Câu hỏi bài học và câu hỏi khái quát khác biệt không quá
rõ ràng, ngược lại chúng được xem như là một thể thống nhất Cả hai loại câu hỏi này đều có chung mục đích, đó là: định hướng, khuyến khích cho học sinh học, dẫn đến nhiều câu hỏi hay hơn và hướng dẫn HS khám phá, khai thác những ý tưởng hay, quan trọng
* Câu hỏi nội dung:
+ Câu hỏi nội dung là những câu hỏi cụ thể, mang tính sự kiện với một số lượng giới hạn các câu trả lời đúng Thường thì câu hỏi nội dung liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thông tin mang tính tổng quát - tương tự như loại câu hỏi mà bạn thường thấy trong các bài kiểm tra Câu hỏi nội dung là những câu hỏi hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học
+ Có thể nói, loại câu hỏi này giúp cho HS xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và
“khi nào” , tìm hiểu vấn đề hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu nội dung bài học Đáp ứng mục tiêu của bài học
Do đó nó đặc điểm cơ bản như sau: Có câu trả lời rõ ràng:
+ Đáp ứng tiêu chuẩn về nội dung bài học, mục tiêu bài dạy
+ HS thường xuyên xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào”, tránh tình trạng lạc đề
+ HS phải có kiến thức và kĩ năng, tìm hiểu để cho ra câu trả lời
Trang 8Giai đoạn 3: Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt
- Sau khi chúng ta đã có ý tưởng đề tài và vạch ra bộ câu hỏi định hướng, thì chúng ta phải bắt tay vào việc thiết kế dự án, để làm đựợc điều này GV cần phải nghiêm túc trả lời:
- Đề tài dự án có thiết thực với thực tế không? Vai trò của nó như thế nào?
- Lợi ích thực hiện dự án là ai?
- Như chúng ta biết một dự án thì học sinh đóng vai trò là người tự quyết định mọi việc của mình thông qua sự hướng dẫn của GV Do đó, GV cần lưu ý đến những vấn đề:
- Nhiệm vụ mà nhóm phải hoàn thành
- Sản phẩm (kết quả) mà nhóm đạt được
Xây dựng tài liệu tham khảo hỗ trợ hỗ trợ học sinh
- GV là người chuẩn bị cho HS những tài kiệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án:
- Tài liệu kĩ thuật số: CD, DVD, phần mềm
- Tài liệu giấy: Các bài tập mẫu, nội dung bài học, các mẫu phiếu phân công công việc trong nhóm, các mẫu phiếu đánh giá từng sản phẩm, …
- Các nguồn tài liệu tham khảo: các trang Web
Những tài liệu này phải đáp ứng xác thực việc giải quyết các nhiệm vụ của dự án
Chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án
- Đối với GV: Trao đổi, thu thập ý kiến của đồng nghiệp, vận động mọi người tham dự, chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết,…
- Đối với HS: Chuẩn bị những kĩ năng cơ bản (biết sử dụng Word, PowerPoint ) đáp ứng cho việc thực hiện dự án
Giai đoạn 4: Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện
- Trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án: công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm… Vì vậy, giáo viên phải có đề cương chi tiết rõ ràng, điều này rất quan trọng trong việc thực hiện dự án,
có kế hoạch thì thực hiện mới hiệu quả
- Đối với GV: Khi giao bài tập cụ thể, GV hướng dẫn HS thực hiện:
+ Tùy số lượng HS từ đó quy định số HS trong một nhóm
+ Phổ biến cách thức phân công nhiệm vụ trong nhóm
+ Gợi ý cho từng nhóm cách làm việc
Trang 9+ Cung cấp tài liệu tham khảo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS trong quá trình xây dựng kế hoạch
+ Cung cấp tiêu chí đánh giá cho các bài tập cụ thể nhằm giúp HS có được định hướng đúng đắn khi xây dựng kế hoạch
+ Phổ biến kế hoạch thực hiện: thời gian thực hiện
- Đối với HS:
+ Chia nhóm
+ Chọn chủ đề
+ Thảo luận, thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn trong nhóm (tùy theo năng lực của mỗi bạn)
+ Đối với những bạn mới làm quen với dự án: thì hãy xem những dự án mẫu, từng bước tiếp cận với đề tài nhận được
+ Dựa vào tiêu chí đánh giá của GV, HS lên kế hoạch cụ thể: thời gian tiến hành, trình tự thực hiện, thời gian hoàn thành dự án
Giai đoạn 5: Thực hiện dự án
Đây là giai đoạn các HS thực hiện dự án theo sự phân công và kế hoạch chung Trong quá trình thực hiện dự án, HS phải tìm cách giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống xã hội mà GV và nhóm đã xác định Cũng từ đó sản phẩm của dự án được hình thành
- Đối với GV:
+ Theo dõi quá trình thực hiện của các em chẳng hạn như tìm kiếm thông tin, phân tích những thông tin đúng vá không chính xác, vì hiện nay, nguồn thông tin rất đa dạng, chú ý nguồn mà HS lấy
+ Giải quyết những câu hỏi mà HS gặp phải trong quá trình thực
- Đối với HS: Thực hiện theo kế hoạch đề ra Cụ thể:
+ Thu thập thông tin
+ Xử lý thông tin
+ Học nhóm, giải quyết các vấn đề khó khăn
+ Tổng hợp thông tin, đó là việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hình thành sản phẩm
Giai đoạn 6: Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm
Đây chính là giai đoạn HS đã hoàn thành dự án của mình và có thể đem ra sử dụng Là sự kết tinh của cả một quá trình => mục tiêu dự án sẽ được thể hiện ở đây
Trang 10Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, Sản phẩm của dự án có thể là sản phẩm vật chất được tạo ra từ hoạt đông làm việc nhóm và cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội Trình bày sản phẩm cho
GV trước lớp hoặc trong hội trường cho các GV trong tổ bộ môn và các bạn cùng khối
- Đối với GV:
+ Tổ chức cho HS trình bày kết quả
+ Tổ chức cho các nhóm trao đổi ý kiến
+ Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày quan điểm của mình trước nhiều người
* Xây dựng chuẩn đánh giá dự án
- Đánh giá chính là thước đo cho việc phân tích những mặt được hay chưa được của HS trong quá trình học tập
- Vì hiện nay không có một chuẩn đánh giá chung cho PPDH này, do đó là GV chúng ta phải nghiên cứu kĩ để cho cho ra một chuẩn đánh giá phù hợp và khách quan Thông thường, chúng ta xây dựng đánh giá cho nhóm HS và từng HS thông qua việc xây dựng những tiêu chí Những tiêu chí này tùy thuộc vào sản phẩm của dự
án làm ra mà ta quy định, việc đưa ra tiêu chí cần đảm bảo công bằng, minh bạch, rõ
ràng
- Có thể nói ở giai đoạn này không những GV mà chính HS và cả những người tham gia khác cũng có thể tham gia đánh giá quá trình thực hiện dự án cũng như kết quả dự án Từ đó đánh giá vai trò, năng lực của từng HS và rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện những dự án tiếp theo
2.2.3 Minh họa các bước thực hiện dạy học theo dự án
2.2.3.1 Xác định nội dung của dự án
Dựa vào mục tiêu phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh và mong muốn học sinh tự tìm tòi, khám phá và hình thành nên kiến thức về “Vi sinh vật” trong chương trình KHTN 6
2.2.3.2 Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá dự án
Các tiêu chí đánh giá dự án được xây dựng cụ thể nhằm làm cơ sở cho quá trình đánh giá kết quả thực hiện dự án của học sinh Việc đánh giá chú trọng đến sự hợp tác và phẩm chất-năng lực cá nhân, khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và năng lực bản thân với các tiêu chí được trình bày ở bảng tiêu chí đánh giá dự án (phụ lục A_bảng 3.2)
2.2.3.3 Giao đề tài, giải thích mục tiêu cần đạt
* Giao đề tài
Trang 11- Giới thiệu nội dung dự án (xây dựng tại bảng 3.1): gồm 3 đề tài là làm sữa chua, rượu trái cây và tuyên truyền phòng chống tác hại dịch covid-19
- Học sinh tự lựa chọn một trong ba đề tài để thực hiện theo nhóm đã phân công
* Giới thiệu mục tiêu cần đạt của dự án
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bảng nội dung và một bảng tiêu chí đánh giá dự án đã xây dựng trước đó để giúp học sinh có định hướng trong việc xây dựng
kế hoạch thực hiện dự án và hiểu được những việc mà cá nhân hoặc nhóm phải thực hiện để đạt được những tiêu chí đã đề ra
Công bố sản phẩm học sinh cần nộp khi kết thúc dự án:
+ Sản phẩm : sữa chua, rượu trái cây, Poster
+ Video clip ghi lại quá trình làm sữa chua, rượu trái cây, video tuyên truyền phòng tránh tác hại của dịch covid-19
+ Bài báo cáo PPT về :Qui trình làm sữa chua/rượu/ video clip về virus
+ Bài báo cáo powerpoint và thuyết trình
Công bố thời gian thực hiện dự án: 2 tuần
2.2.3.4 Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện
- Dựa vào bảng tiêu chí đánh giá dự án đã công bố hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi ý như:
+ Công việc mỗi cá nhân cần làm là gì? Công việc của cả nhóm là gì?
+ Áp dụng phương pháp gì để thực hiện công việc?
+ Thời gian dự kiến cho từng công việc cụ thể là bao lâu?
+ Sản phẩm dự kiến cần đạt cho mỗi hoạt động là gì?
- Học sinh hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dự án với sự góp ý và chỉnh sửa của giáo viên (phụ lục C_Hình 3.1)
2.2.3.5 Thực hiện dự án
* Hoạt động thực hành cá nhân
Hoạt động học sinh: cá nhân tham khảo các tài liệu được giáo viên giới thiệu, các nguồn tham khảo khác từ internet hoặc học hỏi kinh nghiệm từ ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình để xây dựng qui trình lên men và thực hành, ghi nhật ký, chụp ảnh, quay video để báo cáo cho giáo viên (phụ lục C_Hình 3.2 a,b,c và d)
Hoạt động giáo viên: yêu cầu học sinh gửi video, hình ảnh, nhật ký để có hướng nhắc nhở, đôn đốc hoặc chỉnh sửa các hoạt động thực hành của học sinh
Thời gian: 2 tuần
Địa điểm: thực hiện tại nhà
* Thảo luận nhóm