1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf

119 710 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 865,39 KB

Nội dung

1 LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT 2 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là đào tạo con người mới, phát triển toàn diện, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời đại. Mục tiêu của giáo dục phổ thông nước ta đã được cụ thể hoá trong luật giáo dục năm 2005 như sau: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào công cuộc lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21; 21]. cấp học phổ thông, môn GDCDmột trong những môn học cơ bản góp phần tạo nên nội dung hạy học, giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinh được thực hiện tất cả các môn học và được thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Nhưng chỉ có môn GDCD mới có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định và toàn diện. Song thực tế, nhiều nhà trường của chúng ta hiện nay xem môn học này như một môn "phụ". Việc đánh giá học lực, ý thức, thái độ học tập của các em cũng chủ yếu dựa trên kết quả của các môn tự nhiên, các môn chuyên, môn "chính" như văn, toán, ngoại ngữ Vì sự coi nhẹ đó mà chất lượng học môn GDCD nhiều trường không cao. Điều đó không chỉ thể hiện điểm số trong sổ điểm mà cả trong suy nghĩ, tình cảm và hành động của các em học sinh. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh hiện nay? 3 Thực trạng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân như: nội dung chương trình GDCD phổ thông còn thiếu tính thời sự, phương pháp dạy học chưa phù hợp, phương tiện dạy học quá sài, nghèo nàn không gây được hứng thú học tập cho học sinhmột trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên đó là cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn GDCD THPT hiện nay. Trong khi đó, giáo dục phổ thông đang yêu cầu đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và đa dạng hóa. Sự đổi mới này đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ trên tất cả các khâu của quá trình đào tạo từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, cơ sở vật chất… Để đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm (tự luận, khách quan). Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Tuỳ theo mục tiêu cụ thể của từng phần, từng bài học mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Việc kiểm tra hiện nay chủ yếu là tự luận rất đơn điệu, vì tiêu chí đánh giá chủ yếu là dựa trên khả năng ghi nhớ. Việc kiểm tra, đánh giá như vậy không phản ánh được thực chất năng lực học tập của học sinh và không tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Qua quá trình tìm hiểu vấn đề trên, tôi thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhiều cấp học, nhiều môn, nhưng đi sâu vào nghiên cứu việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bộ môn GDCD bậc THPT thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT". 2. Mục đích nghiên cứu 4 Trên cơ sở tìm hiểu về lí luận và thực tiễn vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp tác động tới nội dung, phương pháp, phương tiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học bộ môn này trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. 4. Giả thuyết khoa học Vấn đề kiểm tra,đánh giá kết quả học tập môn GDCD có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy - học của bộ môn này THPT. Nếu vấn đề này được đổi mới với hệ thống các phương pháp, hình thức, phương tiện kiểm tra, đánh phù hợp nó sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lí nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên, tính tích cực học tập, rèn luyện của học sinh THPT Thái Phiên nói riêng và các trường THPT nói chung. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5.1. Nghiên cứu cơ sởluận của vấn đề kiểm tra, đánh giá nói chung và các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT nói riêng. 5.2. Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng và nguyên nhân của thực trạng đó. 5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. 6. Giới hạn đề tài Nghiên cứu những biện pháp tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT thuộc thành phố Hải Phòng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan tới vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Lập hai loại phiếu điều: Một mẫu dành cho giáo viên và một mẫu dành cho học sinh. Trong đó mẫu dành cho giáo viên là 25 phiếu, mẫu dành cho học sinh là 200 phiếu. Địa bàn điều tra là trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. 6 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các buổi kiểm tra (cả các giờ kiểm tra bài cũ) môn GDCD trường THPT Thái Phiên và dự các giờ ngoại khoá các lớp. Nội dung quan sát tập trung vào cách thức ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài, sử dụng công cụ, phương tiện trong kiểm tra. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Hỏi ý kiến các nhà khoa học giáo dục về cách thức kiểm tra, đánh giá môn học như thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Để tính toán, so sánh số liệu trong quá trình nghiên cứu. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một số trường tiên tiến. 8. cấu trúc luận văn Gồm 3 phần Phần một: Mở đầu Phần hai: 3 Chương Chương 1: Cơ sởluận của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. 7 Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. Phần ba: Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 8 Chương 1 Cơ sởluận về vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học phổ thông 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Mọi hoạt động giáo dục đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kết quả của kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Do đó kiểm tra, đánh giá thường đi liền với nhau, kiểm tra là để đánh giáđánh giá phải dựa vào kiểm tra, là mục đích của kiểm tra [18; 56]. Cùng với sự ra đời củaluận dạy học, lí luận kiểm tra, đánh giámột phạm trù được các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về giáo dục rất quan tâm vì nó có chức năng quan trọng trong hoạt động giáo dục. 1.1.1. Trên thế giới Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XV - XVIII) lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comensky đã đặt nền móng cho lý luận dạy học nhà trường và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm "Lý luận dạy học vĩ đại", trong đó có nêu ý nghĩa, vai trò của kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, ông lưu ý việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân. Về sau các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã phân tích và phát triển lý luận kiểm tra, đánh giá các góc độ: vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và phương pháp nhằm đảm bảo tính khách quan của việc kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn nhà giáo dục V.M. Palonsky đòi hỏi: "Đánh giá kiến thức phải thực hiện một 9 quá trình, quá trình đó bao gồm một số yếu tố như: nhận thức đúng mục đích kiểm tra và đánh giá xuất phát từ mục đích dạy học, xác định đúng các bậc thang đánh giá kết quả nắm tri thức của học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan và xác định các hình thức phù hợp". Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu trước đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá, song trên thực tế các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh thông qua các hình thức trắc nghiệm truyền thống như kiểm tra vấn đáp hoặc bài viết (trắc nghiệm tự luận) chứ chưa quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ thế kỷ XVIII việc nghiên cứu lý thuyết phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được bắt đầu và đến đầu thế kỷ XIX đã được triển khai rộng rãi các nước kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt Mỹ ngày nay đã đạt được thành tựu rất cao về công nghệ trắc nghiệm [18; 56]. Vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được các tác giả nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Từng bước xây dựng, hoàn thiện cơ sở lí thuyết, cơ sở thực tiễn và quy trình cho kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 1.1.2. Việt Nam Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh của một số nước trên thế giới, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu và nhiều bài viết của các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp trí chuyên ngành, các kỷ yếu khoa học trong các cuộc hội thảo cấp quốc gia bàn về kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Các tác giả Lê Khánh Bằng [1], Hà Thị Đức [6], Trần Bá Hoành [12], Đặng Vũ Hoạt [8] với các bài viết xoay quanh thực trạng và giải pháp kiểm tra, đánh giá 10 trong giáo dục của nước ta trong vài thập kỷ gần đây như: "Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh"; "Đánh giá trong giáo dục"; "Kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáo dục và nhà trường"; "Cơ sởluận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông". Trong đó tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài viết của mình đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra, đánh giá tri thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Với tư cách là người nghiên cứu sâu về lí luận dạy học, tác giả đã trình bày những vấn đề về vị trí, chức năng và các quan điểm kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh dưới góc độ lý luận dạy học hiện nay. Theo tác giả, việc kiểm tra, đánh giá tri thức là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần thực hiện tốt chức năng phát hiện- điều chỉnh, chức năng củng cố- phát triển, chức năng giáo dục. Để thực hiện tốt chức năng đó, việc kiểm tra, đánh giá cần tuân theo những nguyên tắc sau: Đảm bảo tính thường xuyên, tính hệ thống, đảm bảo tính toàn diện, tính phát triển và đặc biệt là đảm bảo tính khách quan. Tác giả cho rằng đảm bảo tính khách quan là quan trọng nhất. Nó chẳng những giúp cho việc kiểm tra, đánh giá tri thức mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [9], Bùi Tường, Hà Thị Đức [10], Phó Đức Hoà [12], Trần Thị Tuyết Oanh [22] đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sởluận chung của vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đây là những công trình nghiên cứu đã chính thức được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong các trường đại học sư phạm. Mặc dù vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với các khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì từ trước tới nay đã có rất nhiều tác giả tham gia, các cấp độ như luận văn thạc sỹ hay luận án tiến sỹ đều có cả. Nhìn chung các quan điểm về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường [...]... đánh giá kết quả học tập của học sinh phải theo một qui trình hợp lí thì mới đạt được tính chính xác, khách quan Song trong quá trình tìm hiểu vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi thấy chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bộ môn GDCD THPT Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá. .. tính hiệu quả trong giáo dục 1.2.5 ý nghĩa và chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 1.2.5.1 ý nghĩa Kiểm tra, đánh giámột khâu quan trọng của quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp cho giáo viên thu được những thông tin ngược từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả. .. phương pháp học tập, từ đó có thể tự điều chỉnh cách học Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập giúp hình thành cho học sinh nhu cầu thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập, rèn luyện tính kỉ luật, tính tự giác và ý chí vươn lên trong học tập Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có tác dụng điều chỉnh cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh Trên cơ sở các kết quả. .. kiểm tra, đánh giá 1.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông 1.3.1 Các mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông 18 Kết quả học tập được thể hiện mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định hay mức độ mà người học đạt được trong tương quan chung với những người cùng học khác Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả. .. giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh sẽ góp phần khích thích hoạt động học tập của học sinh cũng như sự tin tưỏng của học sinh đối với thầy cô giáo Hai là: Kiểm tra, đánh giá nhằm khảo sát đầy đủ, toàn diện các mặt, các khía cạnh khác nhau của kết quả dạy và học phù hợp với mục tiêu kiểm tra, đánh giá Kết quả dạy học bao gồm cả kết quả hoạt động dạy và kết quả của hoạt động học Mỗi loại kết. .. đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh kết quảhọc sinh đạt được sau một giai đoạn học tập Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinhđánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập, các mục tiêu này thể hiện từng môn học cụ thể Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình... tra, đánh giá Bốn là: Kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được xác định là một trong những khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông [3] Đổi mới kiểm tra, đánh giámột trong những động lực của đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo các mục tiêu giáo dục Kiểm tra, đánh giá. .. thì hiệu quả bài làm sẽ tốt hơn, đánh giá kết quả toàn diện, chính xác hơn [30] Quá trình chấm bài của giáo viên Qua kết quả thu được trong bài kiểm tra, thi của học sinh giáo viên xem xét, đánh giá bài kiểm tra để phát hiện ra sai lệch, xác nhận hay phủ nhận kết quả, từ đó thực hiện các chức năng của kiểm tra, đánh giá Đó là quá trình chấm bài Để quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. .. kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT Các tiêu chí đó như sau: Một là: Việc kiểm tra, đánh giá phải làm cho học sinh bộc lộ trung thực, chính xác kết quả học tập đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, công bằng Kết quả học tập của học sinh không chỉ được phản ánh khối lượng, chất lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh đã nắm đựơc còn sự tiến bộ về thái độ tích cực của học sinh. .. hoặc số lượng của sản phẩm mà không quan tâm đến quyết định đề ra tiếp theo" Kết quả của kiểm tra không cho ta giá trị về mặt giải pháp nhưng nó lại có ý nghĩa đối với đánh giá bởi vì kết quả của kiểm tra là cơ sở để đánh giá Quá trình đánh giá hàm chứa trong đó cả quy trình kiểm tra [18] Kiểm tra kết quả học tập của học sinhquá trình giáo viên thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh . giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở trường THPT Thái. đề kiểm tra, đánh giá nói chung và các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở THPT nói riêng. 5.2. Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết. trong học tập. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có tác dụng điều chỉnh cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Trên cơ sở các kết quả thu được qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Khánh Bằng (1987), "Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh", Tạp chí ĐH và THCN, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 1987
2. Benjamin Bloom, Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Bản dịch của Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Văn Bính (chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn GDCD, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn GDCD
Tác giả: Nguyễn Văn Bính (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
4. Phạm Thị Minh Chính (2005), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Thị Minh Chính
Năm: 2005
5. Phạm Khắc Chương (2001), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục gia đình
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
6. Hà Thị Đức (3/1989), "Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh", Tạp chí NCGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh
7. Nguyên Công Giáp (1998), "Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục", Tạp chí giáo dục phát triển, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục
Tác giả: Nguyên Công Giáp
Năm: 1998
8. Đặng Vũ Hoạt, Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh, Giáo trình xêmina về lí luận dạy học, T2, Trường ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xêmina về lí luận dạy học
9. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức, Vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức trong lịch sử giáo dục và nhà trường, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức trong lịch sử giáo dục và nhà trường
11. Nguyễn Sinh Huy (3/1998), "Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí NCGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
12. Phó Đức Hoà (1997), Xây dựng quy trình đánh giá tri thức của học sinh tiểu học, Luận án Phó Tiến sỹ, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng quy trình đánh giá tri thức của học sinh tiểu học
Tác giả: Phó Đức Hoà
Năm: 1997
13. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu dùng cho sinh viên các trường ĐHSP và CĐSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trong giáo dục
14. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại-lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại-lí luận, biện pháp, kĩ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
15. James H. McMillan, Đánh giá lớp học: những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả, Bản dịch, Nxb Giáo dục Pearson Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá lớp học: những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả
Nhà XB: Nxb Giáo dục Pearson
16. Nguyễn Bá Kim (1999), Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, Chuyên đề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Năm: 1999
17. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đại học
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
18. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1998
19. Lưu Xuân Mới (1998), Đánh giá kết quả đào tạo học sinh phổ thông, Trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả đào tạo học sinh phổ thông
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1998
20. Lưu Xuân Mới (1996), "Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp đánh giá thành quả học tập", Tạp chí phát triển giáo dục, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp đánh giá thành quả học tập
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kiểm tra, đánh giá - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 1 Nhận thức của giáo viên về vai trò của kiểm tra, đánh giá (Trang 41)
Bảng 2: Nhận thức của học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với quá - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 2 Nhận thức của học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với quá (Trang 45)
Bảng 3: Hình thức kiểm tra thường xuyên đang được thực hiện - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 3 Hình thức kiểm tra thường xuyên đang được thực hiện (Trang 50)
Bảng 4: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 4 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 55)
Bảng 5: Đánh giá của học sinh về sự đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 5 Đánh giá của học sinh về sự đảm bảo các yêu cầu của kiểm tra, đánh (Trang 63)
Bảng 6: Nhận thức và thái độ của giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 6 Nhận thức và thái độ của giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập (Trang 65)
Bảng 7: ý kiến của học sinh về các hiện tượng xuất hiện trong quá trình dạy và - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 7 ý kiến của học sinh về các hiện tượng xuất hiện trong quá trình dạy và (Trang 67)
Bảng 8: Tự đánh giá của giáo viên về việc thực hiện các quy định trong  kiểm - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 8 Tự đánh giá của giáo viên về việc thực hiện các quy định trong kiểm (Trang 71)
Bảng 9: Thái độ của học sinh đối với môn học GDCD ở THPT - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 9 Thái độ của học sinh đối với môn học GDCD ở THPT (Trang 74)
Bảng 10: Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi - LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf
Bảng 10 Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi (Trang 110)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w