Tăng cường các phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 102 - 104)

của học sinh

*Mục đích

Tăng cường các phương thức kiểm tra, đánh giá bao gồm: Trong giờ học, ngoài giờ học; kiểm tra, đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, tự học, tìm thêm tư liệu. Nhằm giáo dục ý thức công dân cho học sinh bằng thực hành trên lớp, trong thực tiễn cuộc sống đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính năng động và sáng tạo của học sinh để thúc đẩy quá trình học tập đạt kết quả cao nhất.

*Nội dung

Kiểm tra, đánh giá ngoài giờ học bằng các phương thức như hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội; qua các hình thức tìm hiểu theo chủ đề, hoặc qua các sản phẩm sưu tầm, sáng tác dưới hình thức tranh vẽ, bài viết; qua hoạt động tìm hiểu thực tế, viết thu hoạch sau khi đi tham quan. Các phương thức này hầu như chưa được thực hiện trong giảng dạy môn GDCD, ngoại trừ hình thức tìm hiểu theo chủ đề và sưu tầm, nhưng không phổ biến và chưa có tính tổ chức, chỉ được thực hiện riêng lẻ ở từng lớp, do yêu cầu của từng giáo viên. Mặc dù, nội dung môn GDCD gắn bó chặt chẽ với với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với sự kiện trong đời sống đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá trong giờ học chưa đủ điều kiện để làm bộc lộ đầy đủ các mặt: kiến thức, đặc biệt kĩ năng và thái độ của học sinh. Kết quả kiểm tra, đánh giá để đạt được giá trị thực tiễn, thì không chỉ kiểm tra, đánh giá trong giờ học mà quan trọng hơn là, kiểm tra, đánh giá ngoài giờ học. Vì từ trước tới nay, chúng ta không sử dụng phương thức này nên chưa có cách thức thực hiện cũng như điều kiện để thực hiện. Đây là phương thức kiểm tra không hữu hình, cố định về

103

mặt không gian, thời gian, để học sinh có thể tìm cách đối phó, làm cho việc đánh giá không phản ánh được thực chất kết quả học tập như nó tồn tại. Kiểm tra ở mọi nơi, mọi lúc, trong chính cuộc sống của các em, nhằm nâng cao ý thức công dân của học sinh, bằng thực hành trong thực tiễn, đánh giá dựa trên căn cứ này sẽ có giá trị thực tiễn cao.

Cần tăng cường các phương thức kiểm tra, đánh giá ngoài giờ học; quan sát, trao đổi - thảo luận, tự học, tìm thêm tư liệu. Nhưng phải được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, để đáp ứng được yêu cầu về kiểm tra, đánh giá của môn học. Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng của nó, đòi hỏi phải có phương pháp dạy học- giáo dục thích hợp, môn GDCD cần có phương thức kiểm tra, đánh giá mang lại giá trị thực tiễn nhằm giáo dục ý thức công dân cho học sinh.

* Cách thức tiến hành

Theo chúng tôi, cách thức thực hiện không có gì là quá phức tạp và khó khăn. Quan trọng là, chúng ta cần một cơ chế đánh giá cho phương thức này. Có thể dẫn chứng về một cách làm, mà xã hội đã đề xướng. Đó là, qui định về chấp hành luật lệ giao thông khi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu chỉ dẫn. Nếu một học sinh vi phạm luật giao thông(nhiều lần), nhà trường sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng như hạ hạnh kiểm, nhưng hành vi của học sinh đó cũng phản ánh một cách trung thực kết quả học tập môn GDCD, vì vậy cần sử dụng sự việc xảy ra trong thực tiễn này, để làm căn cứ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên đây mới là một ví dụ nhỏ trong vô vàn vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để giáo dục ý thức công dân cho học sinh THPT. Nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chúng ta sẽ xây dựng được cơ chế cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ngoài giờ học.

Kiểm tra, đánh giá thông qua: quan sát, trao đổi-thảo luận, tự học, tìm thêm tài liệu cần được thực hiện ở môn học GDCD với các phương thức như: giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp khác nhau; giáo viên có kế hoạch cho sự quan sát

104

của mình về quá trình học tập của từng học sinh (không chỉ trong giờ học trên lớp mà cả ngoài giờ học) để làm căn cứ đánh giá sự chuyên cần, tích cực, ý thức kỷ luật, thái độ của học sinh với nội dung học tập; Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài học giúp học sinh có cơ hội mở rộng kiến thức, qua đó đánh giá tính tích cực của học sinh; Giáo viên tổ chức các cuộc thảo luận về các vấn đề đã học hoặc có liên quan nhằm mở rông, đi sâu tìm hiểu về các vấn đề đã học và hướng tới khả năng vận dụng vào thực tiễn.

* Điều kiện thực hiện

Để tăng cường phương thức kiểm tra, đánh giá ngoài giờ: qua quan sát; trao đổi-thảo luận; trong sinh hoạt, học tập của học sinh cần có sự phối kết hợp của nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác như khu dân cư, cơ quan công an. Trong nhà trường phải có sự thống nhất về nguyên tắc giáo dục giữa các bộ phận Ban giám hiệu, giáo viên, Đoàn thể để tạo nên sự tác động cùng chiều tới học sinh.

Học tập thông qua tham quan dã ngoại là hình thức bổ ích, hấp dẫn có tác dụng nâng cao tình thần tìm tòi, sáng tạo trong học tập cho học sinh. Điều kiện để học sinh được liên hệ với thực tiễn nên có ý nghĩa giáo dục cao. Vì vậy, cần có nội dung, kế hoạch, phương tiện, kinh phí cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)