Bước1: Khái quát về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng nhằm thu hút được sự quan tâm của giáo viên về vấn đề này. Nêu một số nội dung có tính chất bức xúc nhất để thăm dò phản ứng của giáo viên.
Bước 2: Trao đổi - thảo luận với giáo viên về biện pháp để tháo gỡ, khắc phục thực trạng trên.
Bước 3: Đưa ra bốn biện pháp đã xây dựng: Đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ; Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Tăng cường các phương thức đánh giá kết quả học tập; Phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh. Để giáo viên tìm hiểu, đóng góp ý kiến.
Bước 4: Đặt vấn đề với giáo viên, nếu đưa các biện pháp trên vào thực hiện trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THPT Thái Phiên có phát huy được tác dụng nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD không ? Nếu có thì cần thêm những điều kiện nào để hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp đó đạt kết quả tốt nhất ?
110
Chúng tôi trao đổi với giáo viên đang giảng dạy môn GDCD ở ba trường THPT, thành phố Hải Phòng (Thái Phiên, Ngô Quyền và Lê Quý Đôn) nhận được kết quả như sau:
Bảng 10: Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT
Biện pháp
ý kiến giáo viên(%)
Cần thiết Khả thi Ghi chú
Thứ nhất 100 96 Thứ hai 92 96 Thứ ba 84 80 Khó khăn trong việc thực hiện Thứ tư 88 88
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đã được xác định. Tuy nhiên, biện pháp thứ ba" Tăng cường các phương thức đánh giá kết quả học tập môn CD CD" có tỷ lệ thấp nhất 80% ý kiến giáo viên bằng 20/25 giáo viên cho rằng biện pháp này có thể thực hiện được trong thực tiễn hiện nay. Biện pháp này nằm trong chủ trương chung "Kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội" nhưng hiên tại ở các cơ sở giáo dục chưa thực
111
hiện được chu đáo vì nhiều lí do khách quan. Đó chính là những khó khăn mà một số giáo viên cho rằng để thực hiện biện pháp này cần phải được đáp ứng những điều kiện không chỉ là vấn đề kinh phí mà còn là vấn đề cơ chế, chính sách. Song theo chúng tôi, biện pháp là nhằm giải quyết những vấn đề còn bức xúc cần được tháo gỡ, nên biện pháp nào khi tiến hành cũng phải gặp khó khăn nhất định. Khắc phục khó khăn để thực hiện được biện pháp đề ra cũng chính là từng bước hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đó chính là mục đích của mọi biện pháp nói chung.
Với kết quả khảo sát như trên, cho thấy hầu hết giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng đều cho rằng các biện pháp trên sẽ phát huy được tác dụng nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD trong điều kiện cụ thể của trường THPT Thái Phiên. Tuy nhiên, cần khắc phục một số khó khăn, hạn chế sau đây:
- Kĩ năng soạn câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm khách của giáo viên chưa tốt, nên chất lượng kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp này chưa có hiệu quả cao.
- Phương tiện, công cụ dạy học hiện đại đã được trang bị nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả các lớp; việc sử dụng các trang thiết bị này của một số giáo viên chưa thành thạo; khả năng vận dụng những phần mềm công nghệ thông tin vào việc soạn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (chấm bài), tính điểm trung bình của giáo viên còn nhiều hạn chế, nên hầu hết vẫn thực hiện thủ công, rất vất vả và mất nhiều thời gian.
- Môn GDCD không tổ chức kiểm tra tập trung vào một đợt mà mỗi lớp sẽ kiểm tra riêng, nên đòi hỏi người giáo viên phải soạn rất nhiều đề kiểm tra cho nhiều lớp khác nhau và nhiều đề trong một lớp, để ngăn chặn hiện tượng học sinh biết trước đề và coi cóp bài của nhau.
- Để tăng cường các phương thức kiểm tra, đánh giá ngoài giờ qua hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động tìm hiểu thực tế, viết thu hoạch sau khi
112
đi tham quan. Hiện nay chưa được thực hiện vì không có quy định bắt buộc trong chương trình; còn về phía nhà trường không có điều kiện tổ chức các hoạt động như vậy; cuối cùng là, bản thân giáo viên và học sinh cũng chưa bao giờ đặt vấn đề trên thành nhu cầu cần thiết cho môn học.
- ý thức tự kiểm tra, đánh giá của học sinh chưa cao, đồng thời kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá cũng chưa tốt. bởi vì, giáo viên chưa làm tốt việc rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh và hướng dẫn các em phát triển kĩ năng này. Đây không chỉ là hạn chế ở bậc THPT mà là hạn chế của tất cả các bậc học trước đó, nên cần có thời gian mới có thể khắc phục được.
Sau khi tham gia cuộc khảo nghiệm của chúng tôi về bốn biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng, các giáo viên đang giảng dạy môn GDCD tại trường cho biết: Tất cả các biện pháp nêu trên đều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết cho việc nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD nói riêng và chất lượng dạy- học môn này nói chung, trong giai đoạn hiện nay.
Để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo, kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, giá đình và cộng đồng.
tiểu kết chương 3
Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng bằng các biện pháp tác động vào quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, thực chất là cách thức tác động vào các khâu, các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá mà từ trước đến
113
nay, giáo viên thường thực hiện không đầy đủ, thiếu sự linh hoạt sáng tạo hoặc những bước mà giáo viên thực hiện không đạt yêu cầu. Trong các biện pháp này, cũng có những yếu tố nâng cao nhằm đề đạt một cách thức tác động mới vào quy trình kiểm tra, đánh giá với kỳ vọng về một chất lượng thực sự cho kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
Các biện pháp trên đây có phạm vi và nội dung tác động khác nhau tới các khâu, các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Mỗi biện pháp có vị trí và vai trò nhất định đối với việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD, nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau và là điều kiện thúc đẩy lẫn nhau cùng tạo nên hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Do đó, cần phải tiến hành đồng bộ, không xem nhẹ, bỏ qua biện pháp nào. Trong đó biện pháp thứ nhất có tính chất bao trùm, còn các biện pháp còn lại có tính chất khai thác sâu vào những phần mà theo chúng tôi hiện nay rất yếu trong toàn bộ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng.
Kết quả khảo nghiệm biện pháp đã phần nào xác định được tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, để các biện pháp này thực sự phát huy được tác dụng như mong muốn, cần được đáp ứng một số điều kiện chủ quan, khách quan như đã trình bày ở trên.
114
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT là một yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn giáo dục-đào tạo. Khi mà đã có những nhận định: Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục, cả xã hội đều lo ngại về chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên...
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau: Trong lịch sử giáo dục và nhà trường, vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn được quan tâm nghiên cứu và có sự kế thừa phát triển liên tục. Luận văn đã tiếp tục kế thừa, bổ sung các kết quả nghiên cứu đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng.
Thực tiễn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Do nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung chưa hoàn toàn đầy đủ và sâu sắc. Nên khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xuất hiện những bất cập. Đó là, hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá tuy đã có sự cải tiến, nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng phát triển mọi năng lực của học sinh; Cách thức đánh giá hiện nay, không đánh giá được đầy đủ cả ba mặt tri thức, kĩ năng, thái độ của học sinh. Vì vậy, cần có những biện pháp khắc phục.
115
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng sau đây:
Biện pháp thứ nhất: Đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Biện pháp thứ hai: Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Biện pháp thứ ba: Tăng cường các phương thức đánh giá kết quả học tập môn CD CD.
Biện pháp thứ tư: Phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh.
Các biện pháp đề xuất trên, có liên quan tới tất cả các khâu, các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Nhưng có sự tập trung khai thác sâu vào những phần mà theo chúng tôi hiện nay còn nhiều hạn chế trong toàn bộ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng.
Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi có đề nghị sau:
- Cần có sự cải tiến về nội dung, chương trình GDCD ở THPT sao cho hài hoà hơn giữa phần lí thuyết lí luận với phần thực hành rèn kĩ năng, hình thành thái độ cho học sinh. Có những quy chế cho việc tăng cường phương thức kiểm tra, đánh giá ngoài giờ học.
116
- Các cấp lãnh đạo, quản lí và nhà trường, cần có sự quan tâm, động viên thiết thực hơn nữa tới đội ngũ giáo viên về tất cả các mặt trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Về phía đội ngũ giáo viên, cần thường xuyên hơn, tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá nói riêng. Để biến yêu cầu đổi mới trở thành nhu cầu của bản thân trong quá trình phấn đấu không ngừng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Đây là nhân tố quyết định cho việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như chất lượng dạy học trong nhà trường./.
tài liệu tham khảo
1. Lê Khánh Bằng (1987), "Kiểm tra việc lĩnh hội tri thức của học sinh", Tạp chí ĐH và THCN, (1).
2. Benjamin Bloom, Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Bản dịch của Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Bính (chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn GDCD, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phạm Thị Minh Chính (2005), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ.
5. Phạm Khắc Chương (2001), Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Hà Thị Đức (3/1989), "Đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh", Tạp chí NCGD.
7. Nguyên Công Giáp (1998), "Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục", Tạp chí giáo dục phát triển, (5).
117
8. Đặng Vũ Hoạt, Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh, Giáo trình xêmina về lí luận dạy học, T2, Trường ĐHSP, Hà Nội.
9. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1, 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức, Vấn đề kiểm tra, đánh giá tri thức trong lịch sử
giáo dục và nhà trường, ĐHSP Hà Nội.
11. Nguyễn Sinh Huy (3/1998), "Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí NCGD.
12. Phó Đức Hoà (1997), Xây dựng quy trình đánh giá tri thức của học sinh tiểu học, Luận án Phó Tiến sỹ, ĐHSP Hà Nội.
13. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Tài liệu dùng cho sinh viên các trường ĐHSP và CĐSP.
14. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại-lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. James H. McMillan, Đánh giá lớp học: những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả, Bản dịch, Nxb Giáo dục Pearson.
16. Nguyễn Bá Kim (1999), Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, Chuyên đề.
17. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra, đánh giá trong dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội.
118
19. Lưu Xuân Mới (1998), Đánh giá kết quả đào tạo học sinh phổ thông, Trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội..
20. Lưu Xuân Mới (1996), "Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp đánh giá thành quả học tập", Tạp chí phát triển giáo dục, (6).
21. Luật Giáo dục (2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm.
23. Trần Thị Tuyết Oanh, Xây dựng, sử dụng câu trắc nghiệm khách quan và câu tự luận ngắn trong đánh giá kết quả học tập môn GDH, Luận án tiến sỹ GDH, Trường ĐHSP Hà Nội.
24. Lê Đức Phúc (5/1997), "Chất lượng và hiệu quả giáo dục", Tạp chí NCGD, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Minh Phương (1992), "Đánh giá kiến thức, kĩ năng học Địa lí theo mức độ nhận thức", Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2).
26. Nguyễn Thị Yến Phương, Các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non, Luận án TS GDH,