Những xu hướng mới trong kiểm tra, đánh giá hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 28 - 29)

Việc kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu của quá trình dạy và học, là một trong những chức năng quan trọng trong việc điều hành quá trình dạy học, nó có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đối với giáo dục, đánh giá là một nhiệm vụ mà tầm quan trọng của nó ngày càng được nhận thức rõ hơn.

Hơn nữa, một số xu hướng đánh giá truyền thống đã không tạo cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Bởi lẽ trước kia đánh giá chỉ nhấn mạnh về kết quả, các kĩ năng và các sự kiện riêng lẻ, thường tập trung vào các bài tập viết, bài tập phi ngữ cảnh, một câu trả lời đúng duy nhất. Các tiêu chuẩn và tiêu chí thư- ờng được giữ kín và bí mật, thường đánh giá sau bài giảng thông qua các bài kiểm tra chuẩn hóa, đánh giá riêng các cá nhân và có rất ít thông tin phản hồi. Đánh giá thường ở bên ngoài, đánh giá đơn lẻ không thường xuyên [15; 15].

Trong vài năm gần đây đã có nhiều hoạt động nhằm cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo ở các trường THPT. Những xu hướng đánh giá hiện nay nhằm đánh giá cả một quá trình, với các kĩ năng và kiến thức tổng hợp, bài tập ngữ cảnh hóa và nhiều câu trả lời đúng. Đánh giá trong khi giảng dạy qua các bài kiểm tra không chính thức, đánh giá một nhóm người nên có nhiều thông tin phản hồi. Những đánh giá đa dạng và liên tục. Đó là những xu hướng mới như: đánh giá thay thế, đánh giá kết hợp với giảng dạy, học sinh tự đánh giá, các tiêu chuẩn và tiêu chí công khai.

29

Đánh giá thay thế: Đó là những đánh giá trong khi giảng dạy, nhằm giúp cho giáo viên có những bước quyết định trong mọi thời điểm, đánh giá thay thế bao gồm quan sát, thao tác, trình bày miệng, thử nghiệm, đánh giá dựa trên cơ sở thành tích học tập, hồ sơ học tập, phỏng vấn và đề án. Một đánh giá thay thế là một phương pháp khác với các bài kiểm tra giấy- bút truyền thống, đặc biệt là hầu hết với các bài kiểm tra trắc nghiệm. Đánh giá này lôi cuốn học sinh vào học tập và đòi hỏi phải có những kỹ năng tư duy, nhằm chuẩn bị cho học sinh có thể đảm nhận được những công việc ngày càng phức tạp [15; 17].

Đánh giá kết hợp với giảng dạy: Đổi mới đánh giá học sinh là đánh giá trong toàn quá trình học tập, tức là đánh giá được cả trước, trong và sau khi học trên lớp. Trong giờ học giáo viên không nên chỉ kiểm tra lấy điểm vào sổ vào thời điểm đầu giờ học mà cần kiểm tra trong cả quá trình học tập của họ, qua đó có được thông tin phản hồi, giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy, đồng thời giúp học sinh điều chỉnh quá trình học. Nếu tập luyện đều như vậy học sinh sẽ hiểu và vươn tới tự đánh giá, tự ý thức bản thân [15; 17].

Học sinh tự đánh giá: Đòi hỏi học sinh tự đánh giá, không phụ thuộc vào những người khác để có thông tin phản hồi.

Các tiêu chuẩn và tiêu chí công khai: những xu hướng mới đây ngày càng công khai hóa các tiêu chuẩn và tiêu chí là những phương thức tiện dụng bất kể đánh giá như thế nào, và chúng sẽ giúp chúng ta cải tiến những thể loại để xác định thông tin truyền thống hay cách tân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)