Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 97 - 102)

cần phải thực hiện theo quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bao gồm những bước cần thực hiện của giáo viên và học sinh. Trong đó, có những bước giáo viên và học sinh thực hiện độc lập, có những bước phải phối kết hợp cùng thực hiện. Điều kiện tiên quyết là phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong mọi khâu của quá trình dạy học. Đặc biệt khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, bao gồm các bước: ôn tập, ra đề, kiểm tra, đánh giá, phân tích kết quả để đảm bảo việc thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá của giáo viên và học sinh đúng, đầy đủ đồng thời phát hiện những ưu và nhược điểm trong quá trình thực hiện để đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học của từng lớp và có sự đồng đều giữa các lớp trong khối trong, trong trường.

3.2.2. Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập quả học tập

*Mục đích

Mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá đều có chức năng riêng: để củng cố và vận dụng tri thức vào thực tiễn hay củng cố và mở rộng những điều học; là điều kiện để chuyển tiếp sang phần tiếp theo. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thì cũng rất phong phú, mỗi phương pháp đều có giá trị trong việc thu thập những thông tin về

98

kết quả học tập của học sinh. Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Vì vậy, cần phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để đánh giá được một cách toàn diện các mặt (tri thức, kĩ năng, thái độ) và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá.

*Nội dung

Trong kiểm tra thường xuyên, được giáo viên tiến hành hàng ngày nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả giáo viên và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực học tập một cách liên tục, có hệ thống đồng thời tạo điều kiện để quá trình dạy học chuyển sang bước phát triển cao hơn. Kiểm tra, đánh giá hàng ngày được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động học tập của học sinh, qua việc lĩnh hội tri thức mới, ôn tập và củng cố tri thức cũ cũng như vận dụng tri thức vào thực tiễn. Hiện nay, giáo viên thường sử dụng hai phương pháp kiểm tra là vấn đáp và viết, đều trả lời những câu hỏi ngắn (tự luận), thời lượng khoảng 5-7 phút, câu hỏi thường yêu cầu ở mức độ: hiểu, biết, vận dụng đơn giản. Như phần trên đã trình bày, việc kiểm tra thường xuyên ở môn GDCD hiện nay, chưa đảm bảo yêu cầu như mục tiêu môn học đã đề ra. Cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra trong kiểm tra thường xuyên để làm phong phú đa dạng hình tức kiểm tra này, tránh được sự đơn điệu, lặp đi lặp lại những câu hỏi kiểu: "Em hãy nêu...?"; "Em hãy trình bày..." hoặc "Hãy cho ví dụ minh hoạ...".v.v. Sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra trong kiểm tra thường xuyên, sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh, kích thích tính tích cực trong học tập. Nên đưa trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra thường xuyên, phương pháp này có thể đo được kiến thức của học sinh ở mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá đồng thời thời gian thực hiện đảm bảo trong khoảng 5-7 phút và có thể kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh.

Kiểm tra định kì, thường được thực hiện sau khi học một phần chương trình hoặc sau một học kì để biết được mức độ nắm vững chương trình, kiểm tra định kì

99

có tác dụng giúp giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố và mở rộng những điều đã học, tạo cơ sở để từ đó có định huớng tiếp tục dạy-học sang phần tiếp theo. Trong một đề kiểm tra định kì, thời lượng 45 phút, một nếp quen từ trước cho tới nay, giáo viên soạn 2 hoặc 3 câu hỏi dạng tự luận, cuối cùng là một bài tập có dạng như trong sách bài tập GDCD. vì thời lượng 45 phút nên trong câu hỏi sẽ phải có câu yêu cầu phân tích, đánh giá. Nhưng nhược điểm của phương pháp này thì chúng ta đã phân tích nhiều ở phần trên. Chính vì vậy, cần phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra trong một đề kiểm tra theo hướng kết hợp được các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm của các phương pháp này. Nếu có sự phối hợp hợp lí các phương pháp thì có thể đạt được các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá:

- Toàn diện: kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. - Tin cậy: chính xác, khách quan, trung thực, công bằng.

- Khả thi: phù hợp điều kiện HS, cơ sở vật chất, môn học. - Phân hoá: trình độ, năng lực học sinh.

- Hiệu quả cao: thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Với môn học GDCD, phương pháp thực hành là quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên vì đây là mục tiêu chính của môn học này. Thông qua kết quả thực hành, giáo viên có thể đánh giá được không chỉ kiến thức mà cả thái độ của học sinh đối với nội dung học tập. Hiện nay, phương pháp này có được sử dụng nhưng không thường xuyên và nội dung còn đơn giản (bài tập thực hành trong sách bài tập). Không có nhiều giáo viên tích cực tìm tòi thêm bài tập mới, đây là công việc không đơn giản và mất nhiều công sức của giáo viên. Có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên bằng phương pháp thực hành, với các bài tập tình huống được xây dựng theo nội dung bài học, tất nhiên phải đảm bảo về thời gian (5-7 phút) và có giá

100

trị thực tiễn. Trong kiểm tra định kì thì rất khoát phải có phần thực hành, điểm thực hành phải chiếm tỷ lệ tối thiểu là 1/3 tổng số điểm. Vì vậy, bài tập thực hành trong kiểm tra định kì 45 phút phải yêu cầu ở mức cao hơn so với ở kiểm tra thường xuyên.

* Cách thức tiến hành

Giáo viên cần căn cứ vào mục đích-yêu cầu, vào nội dung học tập, vào đặc điểm đối tượng và cả điều kiện cụ thể để lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp. Chẳng hạn để kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một chương (hoặc một học phần) với số lượng đông học sinh thì có thể chọn hình thức kiểm tra viết dưới dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tư luận. Để kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế thì có thể chọn hình thức kiểm tra thực hành. Để kiểm tra kiến thức học tập kết hợp với rèn luyện kĩ năng giao tiếp thì lựa chọn hình thức kiểm tra vấn đáp…

Sự phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong một đề kiểm tra, cần có một tỷ lệ hợp lí, Với thời lượng 45 phút, giáo viên thường sử dụng 3 câu hỏi kiểm tra, có thể sử dụng cả 3 phương pháp: trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan và thực hành. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào là tuỳ thuộc vào: nội dung học tập, hình thức kiểm tra, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá, đối tượng học sinh, đặc biệt là mục đích kiểm tra. Riêng trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là, đánh giá được phạm vi kiến thức rộng hơn trắc nghiệm tự luận. Với số lượng câu hỏi nhiều hơn, mỗi câu lại có nhiều phương án trả lời, nên khối lượng kiến thức đưa vào kiểm tra là khá lớn, có thể dàn trải hết các nội dung của chương trình học. Như vậy, kiểm tra được toàn diện không bỏ sót kiến thức cơ bản nào. Trong kiểm tra thường xuyên, có thể sử dụng 3 loại trắc nghiệm khách quan: đúng - sai; ghép đôi; nhiều lựa chọn. Giáo viên cần in sẵn các đề kiểm tra và phát cho học sinh, yêu cầu thực hiện trong thời gian quy định. Kết quả thu được phải thông báo ngay cho học sinh. Đây chính là bước trả và chữa bài kiểm tra để học sinh rút kinh nghiệm và điều

101

chỉnh hoạt động học tập của bản thân. khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan, không chỉ đếm "ô" đúng tính điểm mà chính những "ô" sai giáo viên cần tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, để điều chỉnh phương pháp day-học; lắng nghe những ý kiến thắc mắc hay phản hồi từ học sinh để có sự giải đáp thoả đáng. Không những vậy, giáo viên cần giới thiệu những bài làm tốt, có sáng tạo để các học sinh khác học tập nhưng quan trọng hơn giáo viên phải nêu những lỗi mắc phải của học sinh để nhắc nhở các em cần tránh, rút kinh nghiệm từ cái sai.

* Điều kiện thực hiện

Sử dụng phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi nghiên cứu để có những sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp kiểm tra nhằm thực hiện có hiệu quả cao các hình thức kiểm tra, đánh giá. Muốn vậy, người giáo viên phải vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá có nhiều ưu điểm và có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn câu hỏi và chấm bài, cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, cần có trang bị các phương tiện hiện đại như máy tính, các phần mềm phục vụ cho kiểm tra, đánh giá. Điều kiện quan trọng là giáo viên phải không ngừng nâng cao trình chuyên môn, phải có sự đầu tư thích đáng về thời gian và công sức để có thể soạn được những câu hỏi trắc nghiệm khách quan có giá trị đánh giá cao.

Để thực hành thường xuyên đòi hỏi không chỉ tinh thần trách nhiệm, chuyên môn cao của người giáo viên mà còn đòi hỏi tính tích cực của học sinh. Học sinh phải có sự hợp tác chặt chẽ với thầy(cô) trong học tập bằng phương pháp này bằng việc hoàn thành tốt các phần việc được giao khi chuẩn bị ở nhà, trên lớp tích cực hợp tác với các bạn theo hướng dẫn của thầy(cô) để giờ học thực hành đạt kết quả tốt. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần nói tới ý thức thái độ của bộ phận không nhỏ

102

học sinh chỉ coi môn GDCD là môn "phụ", không cần đầu tư thời gian, công sức cho nó. Cần phải có sự thay đổi nếp nghĩ không đúng đắn này ở học sinh hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)