quả học tập môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông Thái Phiên thành phố Hải Phòng
* Các nguyên nhân khách quan
Chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên các môn khoa học cơ bản như: Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế-chính trị học, CNXHKH và các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đối với lứa tuổi của học sinh THPT, đây thực sự là những vấn đề lớn lao so với tầm hiểu biết của các em. Nếu so với kiến thức môn GDCD ở trung học cơ sở (THCS) thì kiến thức môn GDCD ở THPT có sự khác biệt về chất. Tri thức GDCD ở THCS rất cụ thể, dễ hiểu, là những điều diễn ra trong cuộc sống thường ngày như: quan hệ gia đình, tình bạn...Còn tri thức GDCD ở THPT lại nặng nề về lí luận, tính khái quát cao, rất nhiều khái niệm trừu tượng như: tính vật chất, tồn tại khách quan, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần...Có thể nói, kiến thức rất nặng nề và dàn trải nhiều nội dung: Môi trường, dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, chiến tranh-hoà bình...Với thời lượng 1,5 tiết/tuần, chỉ có thể giới thiệu cho học sinh biết về các vấn đề đó chứ không thể đi sâu tìm hiểu. Để học sinh nắm được kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, thái độ đối với các vấn đề được học thì cần phải có thời gian thực hành, nhưng việc thực hành chưa được coi trọng đúng mức. Phương pháp thực hành còn rất sơ sài, đơn giản nên không có hiệu quả và không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Công tác kiểm tra, đôn đốc của nhà trường đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh mới chỉ chú ý đến thời gian, tiến độ và
83
cũng chính vì vậy mà giáo viên giảng dạy môn GDCD thường xuyên phải khẩn trương (vội vã) trong việc kiểm tra, chấm bài, vào điểm của mấy trăm học sinh. Môn GDCD không có lịch kiểm tra học kì chung nên thời điểm kiểm tra do giáo viên giảng dạy tự thu xếp. Vì vậy, không có sự đồng đều, thống nhất giữa các lớp trong cùng khối về nhiều mặt: thời điểm, cách thức, phương pháp... kiểm tra, đánh giá. Việc tổ chức kiểm tra chưa thật khoa học về mặt không gian, các em vẫn ngồi 4-5 người/ bàn dễ nảy sinh các hiện tượng tiêu cực.
Một vấn đề phải nói tới đó là vẫn còn quan niệm coi môn GDCD là "môn phụ" nên hầu hết phụ huynh các em không quan tâm tới chất lượng của việc học tập môn GDCD mà chỉ cần con em mình có điểm cao môn này là được, thậm chí nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng đồng tình với phụ huynh lớp mình về việc này. Ngoài ra, giáo viên còn lệ thuộc khá miễn cưỡng vào chỉ tiêu thi đua của lớp, của trường (tỷ lệ học sinh khá, giỏi).
* Những nguyên nhân chủ quan
Về phía giáo viên
- Năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, nhất là các giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn sống chưa nhiều, chưa đủ thời gian trau dồi, tích luỹ bề dày và chiều sâu về kiến thức nên việc truyền thụ tri thức đến học sinh còn sơ sài, chưa có chiều sâu và thường yếu ở khâu liên hệ thực tiễn.
Còn nhiều giáo viên chưa thực hiện được thường xuyên việc đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Kĩ năng soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan của hầu hết giáo viên chưa thành thạo nên chất lượng kiểm tra bằng phương pháp này không cao.
- Trong kiểm tra, đánh giá, năng lực nghiệp vụ của giáo viên thể hiện ở việc tiến hành các bước kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trước hết là,
84
xác định mục đích kiểm tra và nghiên cứu mục tiêu, nội dung học tập cần kiểm tra. Hai bước này phải được giáo viên nghiêm túc thực hiện và có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể lựa chọn được phương pháp, xây dựng câu hỏi kiểm tra phù hợp. Bước tiếp theo là, lựa chọn phương pháp, xây dựng câu hỏi kiểm tra, cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra sao cho phù hợp với mục tiêu cần đánh giá về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bước bốn là, tổ chức kiểm tra, tuân thủ theo đúng quy chế, đảm bảo nghiêm túc. Bước năm là, chấm bài theo quy định, tránh tối đa những ảnh hưởng chủ quan của người chấm. Bước sáu là, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra. Có thể nói, hầu hết giáo viên có trình độ nghiệp vụ tương đối tốt nhưng còn một số giáo viên chưa tiến hành đầy đủ các bước trên, trong đó bước đầu tiên chưa xác định được rõ ràng và bước cuối cùng thực hiện chưa có hiệu quả. Kết quả đánh giá "chỉ mang ý nghĩa tương đối" như sự tự nhận xét của nhiều giáo viên, tức là tính khách quan, chính xác chưa cao. Trong đó, lí do cơ bản là nhiều giáo viên chưa xậy dựng được thang đánh giá chính xác, khoa học.
Năng lực nghiệp vụ của giáo viên còn thể hiện ở việc thực hiện tiến trình bài giảng, phải đầy đủ các bước lên lớp. ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm tra, đánh giá là, bước kiểm tra bài cũ và củng cố bài học, hướng dẫn học bài ở nhà. Nhưng nhiều giáo viên chưa thường xuyên làm tốt các yêu cầu này.
- Về ý thức trách nhiệm của giáo viên, không có nhiều giáo viên giảng dạy môn GDCD có đủ nhiệt tình và tâm huyết để có thể giành thời gian của mình cho việc quan tâm tìm hiểu về cá nhân học sinh như: hứng thú, sở thích, năng lực...Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả học tập của các em được toàn diện hơn, nhờ có sự tích hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá như: quan sát, thực hành, viết, vấn đáp...
Cũng còn một số ít giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong các phần công việc soạn, giảng bài, kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.
85
Khi nói đến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng ta thường nghĩ đó là phần việc của giáo viên còn học sinh chỉ là đối tượng chịu sự tác động. Các em không cần nắm được các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá, chỉ cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó hoàn toàn sai lầm, chính các em là người cần nắm được đầy đủ quy trình những nhiệm vụ cần thực hiện với những yêu cầu cần thiết.
Có thể khẳng định, phần lớn học sinh chưa có động cơ mạnh mẽ trong học tập môn GDCD, mục đích học tập chưa đúng đắn- học vì điểm số, học để đạt danh hiệu nào đó. Nhiều em chưa thực sự có nhu cầu, hứng thú đối với môn học và một sự thực là, cũng rất ít học sinh có lí tưởng sẽ học thật giỏi môn học này. Chính vì vậy, các em không đầu tư thời gian và công sức nhiều cho môn GDCD. Những học sinh được đánh giá là, có ý thức tốt trong học tập môn học, cũng chỉ dừng lại ở mức độ học bài đầy đủ (chủ yếu là học thuộc) và có tinh thần tích cực trong giờ học trên lớp. Chưa kể đến một bộ phận không nhỏ học sinh, thờ ơ với môn học, luôn có thái độ đối phó với thầy(cô) một cách khôn khéo. Bộ phận học sinh này tăng lên về các lớp cuối cấp (nhất là lớp 12).
Với tinh thần thái độ học tập như vậy thì không thể có kết quả kiểm tra, đánh giá môn học tốt được. Để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá thì không chỉ có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá mà trước hết cần nâng cao tính tích cực trong học tập môn GDCD của học sinh.
Tiểu kết chương 2
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD là một bộ phận quan trọng trong quá trình dạy học ở THPT. Đảm bảo các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở trường THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng tuy đã đạt được những thành tích nhất định như: thực
86
hiện đúng, đầy đủ quy chế về kiểm tra, đánh giá; khâu tổ chức kiểm tra được thực hiện rất nghiêm túc đảm bảo các quy định đã đề ra; khâu chấm trả bài đúng thời gian quy định; đã thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan.
Nhưng thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở trường THPT Thái Phiên còn nhiều bất cập. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung chưa hoàn toàn đầy đủ và sâu sắc. Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá tuy đã có sự cải tiến, nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng phát triển mọi năng lực của học sinh. Cách thức đánh giá hiện nay không đánh giá được đầy đủ cả ba mặt tri thức, kĩ năng, thái độ của học sinh. Để góp phần thực hiện mục tiêu môn học, cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng.
Chương 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân
của học sinh trung học phổ thông thái phiên
thành phố hải phòng