Tác động tích cực tới học sinh: Tác động trực tiếp nhất của đánh giá có hệ thống, thường xuyên sẽ kích thích hoạt động học tập, cung cấp cho học sinh những thông tin phản hồi về quá trình học tập, khuyến khích năng lực tự đánh giá. Nếu đánh giá là bài kiểm tra lựa chọn để xác định kiến thức của học sinh về những vấn
30
đề nhất định, thì học sinh sẽ cố gắng ghi nhớ thông tin. Mặt khác, nếu đánh giá yêu cầu làm các bài tiểu luận mở rộng thì học sinh sẽ học thêm các kiến thức khó hơn và họ học cách nhớ lại kiến thức chứ không phải là học thuộc lòng kiến thức trong lúc học.
Đánh giá có những tác động rõ rệt tới động cơ học tập của học sinh. Nếu học sinh biết được cách thức đánh giá và tính điểm, thì họ tin rằng đánh giá đó sẽ công bằng và cố gắng học hết khả năng.
Động cơ học tập của học sinh sẽ cao hơn nếu các yêu cầu đánh giá có liên
quan đến kiến thức và mục tiêu học tập dù khó nhưng vẫn có thể làm được và tạo đ- ược cơ hội cho học sinh thể hiện khả năng của riêng mình. Các đánh giá xác thực sẽ thúc đẩy học sinh học tập tích cực hơn. Đánh giá học sinh bằng nhiều loại chứ không chỉ tiến hành đơn thuần một loại để giúp học sinh hạn chế được sự lo lắng. Khi học sinh bớt lo thì sẽ khuyến khích được khả năng khai thác, sáng tạo và đạt kết quả.
Cuối cùng, mối quan hệ giáo viên - học sinh bị ảnh hưởng bởi bản chất của
đánh giá. Khi giáo viên tiến hành các đánh giá một cách cẩn thận và cho biết nhận xét, thì mối quan hệ đó được tăng cường. Ngược lại, nếu học sinh có ấn tượng rằng đánh giá không khoa học, không phù hợp với mục đích của khoá học và được xây dựng để gạt họ, hơn nữa lại đưa ra ít ý kiến nhận xét, thì mối quan hệ sẽ bị phai nhạt. Bao lâu thì giáo viên trả lại bài kiểm tra cho học sinh? Đánh giá tác động đến phong cách mà học sinh cảm nhận hiểu được giáo viên và cho biết mức độ quan tâm của giáo viên đối với học sinh và những gì họ học.
Tác động tích cực đối với giáo viên: Cũng giống như học sinh, giáo viên cũng bị tác động bởi bản chất của các đánh giá mà họ giao cho học sinh. Học sinh thì học theo nội dung đánh giá và giáo viên thì dạy để đánh giá. Vì vậy, nếu đánh giá yêu cầu nhớ các vấn đề đã học, thì giáo viên sẽ dạy hàng loạt vấn đề, nếu đánh giá yêu cầu lập luận, thì giáo viên xây dựng các bài tập và các vấn đề đã trải qua
31
yêu cầu học sinh suy nghĩ. Lúc này cần xác định mức độ đẩy mạnh và khuyến khích việc giảng dạy của giáo viên và giáo viên muốn học sinh học những gì.
Thường phải có sự cân bằng giữa thời gian giảng dạy và đánh giá. Nếu đánh
giá của giáo viên đòi hỏi phải có một thời gian tương đối lâu để chuẩn bị, tiến hành và kết luận, thì thời gian giảng dạy sẽ bị thu hẹp lại.
Mục tiêu của đánh giá có chất lượng là giúp thu được các thông tin xác thực hơn để đưa ra các quyết định đối với học sinh. Liệu đánh giá có giúp giáo viên có được suy xét có giá trị hơn không hay lại gây trở ngại cho giáo viên khi đánh giá học sinh? Khi có kết quả đánh giá liệu giáo viên có phân loại học sinh một cách hợp lý không?
Cuối cùng, các đánh giá có thể ảnh hưởng đến việc nhận xét của những người khác đối với giáo viên. Liệu giáo viên có cảm thấy dễ chịu khi các nhà quản lý của trường hay phụ huynh học sinh xem xét về các đánh giá của mình không? Quan điểm của các giáo viên khác thì sao? Các đánh giá có xứng với mong muốn của giáo viên trở thành một giáo viên dạy giỏi không?
Tác động tích cực đối với cán bộ quản lý giáo dục: Việc đánh giá học sinh cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy học trong một cơ sở, đơn vị giáo dục để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến, bảo đảm tốt mục tiêu giáo dục.
Như vậy việc đánh giá học sinh có ý nghĩa nhiều mặt: Nhằm nhận định thực
trạng, định hướng và điều chỉnh hoạt động học của trò đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng hoạt động dạy của thầy.