*Mục đích
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh để kết hợp sự đánh giá của thầy và sự đánh giá của trò nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và tăng cường tính khách quan của kiểm tra, đánh giá.
105 *Nội dung
Trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh, nếu coi kiểm tra, đánh giá là một phương pháp dạy học đặc biệt thì học sinh hoàn toàn thụ động chịu sự tác động của giáo viên. Sau kiểm tra, đánh giá, dù giáo viên có nhận xét về ưu, nhược điểm của bài làm của học sinh thì đó vẫn là tác động từ phía bên ngoài (giáo viên) đến học sinh, nó có biến thành tự nhận xét của học sinh hay không còn phụ thuộc vào tri thức, thái độ của chính học sinh đó. Vì vậy, giáo viên không thể phản hồi một cách cụ thể, chính xác tới học sinh vì sao em không học tốt và bằng cách nào em có thể nâng cao kết quả học tập của mình.
Cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, và đánh giá lẫn nhau. Kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau giúp học sinh có cách nhìn khách quan, có điều kiện để học hỏi trao đổi với nhau. Việc cho phép học sinh tham gia vào quá trình đánh giá, góp phần tăng tính tích cực và cải tiến phương pháp học tập của học sinh. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh họat động kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
* Cách thức tiến hành
Để tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá, không phải là đòi hỏi hoàn toàn mới mẻ mà đã có trong quy định về kiểm tra, đánh giá. Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải xây dựng đáp án, biểu điểm rõ ràng, chính xác và công khai với học sinh khi tiến hành kiểm tra, đánh giá. Khi xây dựng đáp án, biểu điểm cần tính đến nhiều phương án trả lời khác nhau. Để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tôn trọng các phương án giải quyết khác nhau, cách diễn đạt khác nhau, không bắt buộc học sinh phải trả lời hoàn toàn như trong đáp án mà chỉ cần đảm bảo đúng, đủ ý. Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách thức và tạo điều kiện cho các em tự đánh giá cá nhân, sau đó nhóm
106
đánh giá từng cá nhân, cuối cùng giáo viên đánh giá trên cơ sở đánh giá của cá nhân và nhóm.
Tổ chức thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học nhằm rèn kĩ năng hợp tác và tăng tính tích cực của học sinh. Trong đó, kết quả hoạt động của nhóm là sự đóng góp của kết quả hoạt động của cá nhân, kết quả đánh giá nhóm đồng thời là kết quả đánh giá cá nhân. Trước hết nhóm tự đánh giá, sau đó các nhóm đánh giá chéo nhau, cuối cùng là giáo viên đánh giá trên cơ sở đánh giá của nhóm và của nhóm khác.
Với việc đánh giá như trên, học sinh có tâm lí thoải mái, tự tin vì các em biết rõ các tiêu chí đánh giá, được tham gia vào quá trình đánh giá. Với sự kết hợp giữa thầy và trò, việc đánh giá sẽ ngày càng khách quan và chính xác hơn.Tự đánh giá không chỉ giúp các em có những điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập mà còn khuyến kích tạo động lực cho việc học tập.
Đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức, thời gian suy nghĩ và thực hiện sao cho phù hợp với lớp học của mình đang dạy. Coi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một phương pháp dạy học thì "dạy" cách tự đánh giá cho học sinh tức là dạy phương pháp học.
* Điều kiện thực hiện
Phải thực hiện dân chủ trong trường học, tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh. Trong đó học sinh có sự hiểu biết về các quyền lợi, trách nhiệm của mình, ý thức sâu sắc về vai trò của mình phải biết hợp tác chặt chẽ với giáo viên trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập giáo viên phải xây dựng đáp án, biểu điểm rõ ràng, chính xác và công khai với học sinh khi tiến hành kiểm tra, đánh giá. Tức là phải thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc, không
107
chỉ có trách nhiệm của giáo viên mà có cả vai trò quản lí của Ban giám hiệu nhà trường trong việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của giáo viên và học sinh.
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở
THPT Thái Phiên thành phố Hải Phòng bao gồm:
Biện pháp thứ nhất: Đảm bảo độ tin cậy trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Biện pháp thứ hai: Phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD.
Biện pháp thứ ba: Tăng cường các phương thức đánh giá kết quả học tập môn CD CD.
Biện pháp thứ tư: Phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh.
Trên đây là bốn biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở THPT thái phiên thành phố Hải Phòng. Mỗi biện pháp có phạm vi và nội dung tác động khác nhau tới các bước trong quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Song các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện thúc đẩy lẫn nhau cùng tạo nên hiệu quả của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.