Đánh giá hiệu quả giáo dục ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 31 - 38)

32

Đánh giá hiệu quả giáo dục ở trường học là xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường tại từng thời điểm xác định, trên cơ sở các điều kiện, nguồn lực hiện có được huy động của nhà trường. Đánh giá hiệu quả giáo dục phải đồng thời trên cả hai mặt: sự phát triển về số lượng và sự đảm bảo về chất lượng toàn diện. Để đánh giá được mặt thứ hai cần có:

- Cơ sở lí luận.

- Thông số cần thiết qua khảo sát.

- Khẳng định được sự thành công trong thực hiện các biện pháp.

Trong quá trình dạy học, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại một thời điểm nào đó, giáo viên tạo ra một tình huống sư phạm đặc biệt, buộc học sinh phải bộc lộ kết quả lĩnh hội tri thức, kĩ năng, hình thành thái độ cũng như phát triển nhân cách toàn diện của họ dưới dạng một sản phẩm trí tuệ, đó là bài làm của học sinh. Qua bài làm của học sinh, giáo viên kiểm tra được tình hình nắm tri thức, kết quả hình thành kĩ năng môn học, cũng như biết được mức độ phát triển trí tuệ, thái độ tích cực của học sinh. Giáo viên so sánh kết quả đó của học sinh với mục tiêu cần đạt được, đánh giá mức độ sai lệch giữa kết quả thực với mục tiêu. Nếu có sai lệch lớn chứng tỏ quá trình dạy học có nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Trên có sở kiểm tra toàn diện kết quả, đánh giá đúng mức độ của sự sai lệch, giáo viên phải kịp thời phát hiện những nguyên nhân của sự sai lệch để có những điều chỉnh phù hợp, khắc phục sai lệch đó. Sự điều chỉnh có thể được thực hiện bằng đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp, phương tiện hình thức tổ chức dạy và học. Tuy nhiên, kết quả của sự điều chỉnh sai lệch phụ thuộc vào mức độ tiếp cận ít hay nhiều với mục tiêu dạy học và tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan của thông tin thu được. Do đó, việc kiểm tra làm cho học sinh bộc lộ được đầy đủ các mặt, các khía cạnh khác nhau của kết quả học tập theo yêu cầu của mục tiêu môn học sẽ đảm bảo cho kết quả điều chỉnh quá trình dạy học được nâng cao.

33

Như vậy có thể nói: hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác định cách thức, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm tra, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả học tập của học sinh nhằm thực hiện tốt các yêu cầu sư phạm và nhiệm vụ dạy học đã đề ra.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu, một phương pháp quan trọng của quá trình dạy học. Đồng thời kiểm tra, đánh giá cũng là một hệ thống với các thành tố khác nhau. Vì vậy để quá trình kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả chúng ta phải chú ý đến các thành tố như:

Xác định mục đích kiểm tra, thi.

Kiểm tra để làm gì? Để phân loại học sinh, để xét lên lớp, tốt nghiệp hay tuyển chọn, từ đó xây dựng câu hỏi kiểm tra cho phù hợp. Ví dụ với mục đích tuyển chọn tinh hoa, yêu cầu chính xác phải là ưu tiên cao nhất, cùng với nỗ lực giảm thiểu các yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố bất định. Nhưng với mục đích đào tạo thì trong câu hỏi kiểm tra còn "khuyến khích bộc lộ cái sai" có thể có về kiến thức, về kĩ năng của học sinh. nhờ đó người thầy có thể giúp học sinh khắc phục những thiếu sót và hạn chế đó [29].

Xác định nội dung học tập cần kiểm tra, đánh giá.

Nghiên cứu mục tiêu và để quyết định lựa chọn phương pháp kiểm tra nào và

số lượng câu hỏi. Nội dung học tập cần kiểm tra, đánh giá là kết quả nắm các tri thức, kĩ năng, các biểu hiện của thái độ học sinh đã có được qua quá trình học tập mà học sinh trình bày, bộc lộ trong sản phẩm trí tuệ nào đó theo mục đích của kiểm tra, đánh giá. Các khía cạnh của nội dung kiểm tra, đánh giá chi phối đến hiệu quả của kiểm tra như: Phạm vi tri thức, kĩ năng, thái độ cần đánh giá, khối lượng, chất lượng tri thức, kĩ năng cần đánh giá... các vấn đề này có liên quan với nhau và đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, nội dung

34

kiểm tra, đánh giá tác động mạnh tới ý thức học tập của học sinh, cũng như trách nhiệm hướng dẫn của giáo viên [28].

Lựa chọn, vận dụng kết hợp phương pháp, phương tiện trong kiểm tra để học

sinh bộc lộ các kết quả học tập, giáo viên phải tạo ra một hoàn cảnh sư phạm đặc biệt buộc học sinh phải trình bày kết quả nhận thức thông qua một sản phẩm trí tuệ. Đó là bài kiểm tra hay bài thi, tình huống đó phản ánh trong các đề kiểm tra, đề thi. Chính đề kiểm tra, đề thi đòi hỏi học sinh phải trình bày nội dung học tập đã lĩnh hội, mức độ, phạm vi kiến thức, kĩ năng mà họ cần thể hiện. Đề kiểm tra, đề thi đặt ra cho học sinh yêu cầu cần thể hiện trong bài làm những mục đích đánh giá xác định. Cách trình bày của đề kiểm tra, đề thi có thể tạo ra những tình huống sư phạm kích thích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh [29].

Cách thức tổ chức và tiến hành các kì kiểm tra, thi

Cách thức tổ chức và tiến hành các kì kiểm tra, thi là sự sắp xếp kế hoạch, bố trí giáo viên, phương tiện và sự thực hiện kế hoach đó. Cách tổ chức và tiến hành kiểm tra, thi còn liên quan đến các biện pháp giúp cho học sinh hiểu về nội dung, yêu cầu, kế hoạch kiểm tra, thi trong toàn bộ quá trình dạy học. Tiến hành các buổi kiểm tra, thi nghiêm túc nhưng tránh căng thẳng, tạo điều kiện tâm lí thuận lợi cho học sinh làm bài một cách thoải mái tự tin thì hiệu quả bài làm sẽ tốt hơn, đánh giá kết quả toàn diện, chính xác hơn [30].

Quá trình chấm bài của giáo viên.

Qua kết quả thu được trong bài kiểm tra, thi của học sinh giáo viên xem xét, đánh giá bài kiểm tra để phát hiện ra sai lệch, xác nhận hay phủ nhận kết quả, từ đó thực hiện các chức năng của kiểm tra, đánh giá. Đó là quá trình chấm bài. Để quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả, yêu cầu giáo viên trong khi chấm bài phải đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện kết quả học tập

35

của học. Có như vậy, chúng ta kịp thời phát hiện và điều chỉnh các sai lệch trong kết quả học tập của học sinh để đảm bảo cho quá trình dạy học theo mục tiêu đã đề ra.

1.5.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông học sinh trung học phổ thông

Dựa trên các yêu cầu sư phạm trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT. Các tiêu chí đó như sau:

Một là: Việc kiểm tra, đánh giá phải làm cho học sinh bộc lộ trung thực, chính xác kết quả học tập đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Kết quả học tập của học sinh không chỉ được phản ánh ở khối lượng, chất lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh đã nắm đựơc còn ở sự tiến bộ về thái độ tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Kết quả đó tiềm ẩn trong học sinh và chỉ bộc lộ ra trong những điều kiện nhất định, thông qua bài làm của học sinh. Giáo viên tổ chức và tiến hành kiểm tra làm cho học sinh dễ dàng bộc lộ chính xác, khách quan. Những kết quả tiềm ẩn đó sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho việc đánh giá cũng như điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học. Bên cạnh đó việc đánh giá khách quan, công bằng của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh sẽ góp phần khích thích hoạt động học tập của học sinh cũng như sự tin tưỏng của học sinh đối với thầy cô giáo.

Hai là: Kiểm tra, đánh giá nhằm khảo sát đầy đủ, toàn diện các mặt, các khía cạnh khác nhau của kết quả dạy và học phù hợp với mục tiêu kiểm tra, đánh giá.

Kết quả dạy học bao gồm cả kết quả hoạt động dạy và kết quả của hoạt động

học. Mỗi loại kết quả đó lại là tập hợp của nhiều kết quả cụ thể ở nhiều mức độ và trình độ, ở nhiều mặt và khía cạnh khác nhau trong bài kiểm tra, học sinh có điều kiện bộc lộ được những kết quả nhất định nhưng không thể hiện được tất cả các kết quả của họ. Cần phải căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đánh giá ở thời điểm cụ thể nào

36

đó của quá trình dạy học để tiến hành kiểm tra. Sao cho thông qua bài làm của mình, học sinh thể hiện đúng, đủ toàn diện những mặt, khía cạnh đáp ứng mục đích của kì kiểm tra đó.

Ba là: Kiểm tra, đánh giá giúp cho việc phát hiện chính xác, kịp thời và điều chỉnh sai lệch trong sự phát triển của học sinh so với mục tiêu dạy học.

Phát hiện đúng, kịp thời những sai lệch là điều kiện để điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học một cách hiệu quả. Sự sai lệch được phản ánh ở sự không phù hợp giữa kết qủa thực hành mà học sinh đạt được trong quá trình học tập với mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong quá trình đó, tổ chức tiến hành kiểm tra sao cho thông qua các bài kiểm tra giáo viên và học sinh dễ dàng so sánh được kết quả thực sự đạt được so với yêu cầu. Mọi kết quả chung chung, không chỉ rõ những ưu, nhược điểm, không chỉ rõ những mặt còn thiếu sót là không thực hiện được chức năng của kiểm tra, đánh giá.

Bốn là: Kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được xác định là một trong những khâu then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông [3]. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những động lực của đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo các mục tiêu giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học cho biết kết quả của hoạt động dạy học và cũng chính là một phương pháp dạy học. Thông qua nội dung, phương pháp, phương tiện tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mà tác động tới cách học của học sinh và giáo viên cũng có những điều chỉnh về phương pháp dạy sao cho phù hợp với mục đích, nội dung dạy học và đối tượng học sinh.

37

Quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh trong một môi trường kinh tế - xã hội nhất định nhằm tạo ra những biến đổi và phát triển về phía học sinh và tất nhiên có cả sự thay đổi về phía người giáo viên theo những yêu cầu mà nhiệm vụ dạy học đề ra, đó chính là yêu cầu của xã hội, của thời đại.

Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò quan trọng, giúp cho quá trình dạy học vận động và phát triển không ngừng. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu (một bộ phận) không thể tách rời quá trình dạy học. Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng đắn, khách quan, công bằng chẳng những cho biết giá trị đích thực về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh mà còn giúp nhà trường và từng giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy. Kết quả của kiểm tra, đánh giá kiến thức học tập của học sinh là thu được những thông tin ngược vô cùng quý báu có tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy và học để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn dạy và học ở nhà trường THPT.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập giáo viên có thể giáo dục cho học sinh động cơ, thái độ và quan điểm đúng đắn đối với học tập. Học sinh THPT lứa tuổi trưởng thành cần xác định được nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm của mình trước bản thân, gia đình, tập thể, nhà trường và xã hội.

Với ý nghĩa đó, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi học sinh phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, phải tích cực, chủ động trong hoạt động học của mình, phải rèn luyện, bồi dưỡng ý chí và thói quen lao động, học tập nghiêm túc, có nề nếp và hệ thống. Đồng thời góp phần hình thành, phát triển ở học sinh ý thức và năng lực tự đánh giá. Đó là nhân tố quan trọng cho sự hình thành phẩm chất nhân cách của con người mới [3].

38

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh THPT cũng tuân theo quy luật vận động chung của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, song cũng có những yêu cầu riêng là trong việc xem xét kết quả học tập một cách toàn diện về tri thức, kỹ năng đạt được trong quá trình học tập, sự chuyển biến tốt trong thái độ hành vi và sự trưởng thành trong nhân cách của học sinh thì môn học GDCD ở THPT đặc biệt coi trọng mảng ý thức, thái độ của học sinh được biểu hiện qua hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện của hiệu quả của hoạt động dạy và học đối với môn học DGCD chính là hình thành được kỹ năng sống của con người trong thời đại mới cho học sinh và hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập góp phần không nhỏ vào mục tiêu này.

Trong quá trình dạy học, việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một yêu cầu khách quan. Đây là quá trình tìm kiếm các biện pháp thích hợp tác động vào các yếu tố chi phối hoặc có ảnh hưởng tới quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn các yêu cầu và thực hiện được đầy đủ hơn các chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Chương 2

Thực trạng vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)