Nhận thức của giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng về kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 40 - 45)

trường trung học phổ thông thành phố Hải Phòng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

41

Hầu hết giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở ba trường THPT đều có nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều đó được thể hiện ở kết quả điều tra:

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập đối với quá trình dạy-học.

Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

ý kiến

(%)

Cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập

của học sinh. 92

Cơ sở thực tế để giáo viên hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn

thiện hoạt động học của mình. 88

Cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. 96

Điều kiện để học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ

kĩ năng, kĩ xảo. 80

Công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng

cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 76

42

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh: biết được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức; mức độ thành thạo về kĩ năng; khả năng sáng tạo trong vận dụng và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó. Cho nên kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh. Nội dung này đương nhiên có sự nhất trí rất cao với 92% ý kiến giáo viên nhưng với nội dung kiểm tra, đánh giá là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình thì có tỷ lệ nhất trí thấp hơn một chút với 88% ý kiến giáo viên. Điều này phản ánh một thực tế chung hiện nay, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mới làm tốt chức năng xác nhận những giá trị đạt được của quá trình học tập của học sinh còn các chức năng định hướng để dự báo khả năng của học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập và chẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập còn nhiều hạn chế. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD hiện nay mới chỉ dựa trên sự tái hiện kiến thức đã được học là chính chứ chưa dựa trên kỹ năng phân tích, tổng hợp của học sinh. Kiểm tra, đánh giá như vậy chưa phản ánh được sự hiểu bài của học sinh (học vẹt cũng có được điểm cao). Kiểm tra, đánh giá ngoài chức năng cho điểm và xếp loại học sinh còn cần quan tâm đến chức năng khuyến khích, tạo động lực cho việc học của học sinh, hướng việc học của học sinh vào các hoạt động học tập tích cực, tránh việc học vì điểm số.

Với hai nội dung tiếp theo cũng có tỷ lệ là 96% ý kiến giáo viên đồng ý với kiểm tra, đánh giá là cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ và 88% ý kiến đồng ý với kiểm tra, đánh giá là điều kiện để học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kĩ năng, kĩ xảo. Chúng ta thấy, có sự trùng hợp ở đây: việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hình như nó có tác động theo chiều từ phía giáo viên đến học sinh mạnh hơn sự tác động theo chiều ngược lại từ phía học sinh trở lại giáo viên. Tức là học sinh là đối tượng chịu sự tác động của giáo viên như: kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh, cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức,

43

phát triển trí tuệ. Vai trò chủ đạo của người giáo viên đã được thể hiện rõ nhưng còn vai trò chủ động, tích cực của học sinh thì còn mờ nhạt chăng? Khi tỷ lệ ý kiến đồng ý của giáo viên với hai nội dung: kiểm tra, đánh giá là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình, điều kiện để học sinh tự

kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kĩ năng, kĩ xảo luôn thấp hơn mà đáng lẽ nó phải tương đồng vì kiểm tra, đánh giá là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của học sinh đồng thời là cơ sở để hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình và kiểm tra, đánh giá là cơ hội giúp học sinh ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ đồng thời là điều kiện để học sinh tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kĩ năng, kĩ xảo. Mối quan hệ tác động qua lại giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động, tích cực của học sinh phải được thể hiện trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Vì vậy, cần công khai hoá các tiêu chí đánh giá, thông báo cho học sinh biết đáp án, thang điểm để các em có thể tự đánh giá bản thân trước. Sau mỗi bài kiểm tra cần phân tích cho học sinh những ưu điểm, những sáng tạo trong bài làm để phát huy, nhưng quan trọng hơn là phân tích kĩ những sai sót để rút kinh nghiệm. Việc phân tích kĩ những sai sót của học sinh trong bài kiểm tra không chỉ cần cho học sinh để có cơ hội cải tiến việc học tập của các em mà còn rất cần thiết cho giáo viên để có những điều chỉnh trong hoạt động dạy của mình và giúp học sinh khắc phục những thiếu sót và hạn chế đó.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Mọi giáo viên cần nhận thức tốt vấn đề này để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh điều đó giúp Ban giám hiệu nhà trường nắm được tình hình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Nếu kết quả kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh là khách quan, chính xác thì nó chính là thông tin ngược cho Ban giám hiệu biết được hiệu quả của các quyết định, các kế hoạch và khả năng thực thi của chúng. Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phát hiện ra

44

những lệch lạc, trì trệ trong hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh để có ngay những quyết định khắc phục tình hình, có những điều chỉnh trong công tác điều hành và cải tiến các biện pháp chỉ đạo nhằm đạt kết quả cao nhất của quá trình day học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói riêng và trong hoạt động giáo dục và đào tạo nói chung. Để tiến hành tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì cần có quy trình thực hiện bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện, giai đoạn kết thúc; trong mỗi giai đoạn có nhiều bước. Chính vì vậy, muốn thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thì không thể chỉ có ý thức nỗ lực của từng giáo viên với học sinh của mình, sẽ không có kết quả tốt nếu thiếu sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhưng hình như giáo viên chưa có quan tâm đúng mức với vấn đề này, chỉ có 76% ý kiến giáo viên đồng ý với nội dung: kiểm tra, đánh giá là công cụ để các cấp quản lí thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Theo chúng tôi kết quả điều tra trên không hoàn toàn phản ánh nhận thức của giáo viên (biết hay không biết vai trò này của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh) mà nó phản ánh thực tế là giáo viên chưa có sự quan tâm đúng mức với vấn đề này và đây là một tồn tại cần có sự thay đổi ngay để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt được hiệu quả cao hơn. Sự phối kết hợp giữa bộ phận thực hiện và bộ phận điều hành, quản lý phải hết sức chặt chẽ, gắn kết, đó là mối quan hệ giữa giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường.

Hiện tại, môn GDCD trong nhà trường THPT hiện không nằm trong các môn thi tốt nghiệp hay các môn thi chung của cả trường. Nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vẫn tiến hành riêng ở từng lớp với sự giám sát của giáo viên đảm trách, tất nhiên là có sự thống nhất về nội dung cần kiểm tra do tổ chuyên môn quyết định trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD - ĐT. Chính vì vậy, ở mỗi lớp giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các phương pháp

45

khác nhau và thời điểm tiến hành kiểm tra và trả bài cho học sinh cũng xê dịch trong khoảng hai tuần Tóm lại việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ngoài sự thống nhất về nội dung kiểm tra còn lại tất cả các phần khác trong quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đều được tiến hành độc lập do từng giáo viên đảm nhiệm. Như vậy, thật khó có thể nói tới khái niệm "chuẩn" trong các quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập riêng lẻ này và cuối cùng kết quả học tập của học sinh được thể hiện bằng điểm số mà mỗi giáo viên đánh giá, cách đánh giá như vậy là dựa vào sự so sánh giữa học sinh này với học sinh khác trong một lớp học, phép đo như vậy không thể chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh ở THPT pdf (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)