1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi học tập

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi học tập
Chuyên ngành Toán học
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 8,23 MB

Nội dung

Với sức mạnh như vậy, trò chơi luôn luôn là phương tiện dạy học, giáo dụchữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em.Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài: " Nâng cao hứng thú học toán

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Phát triển trí tuệ cho học sinh Tiểu học là một trong những vấn đề đượcquan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, các bậc phụ huynh và các thầy côgiáo Cùng với các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thểnói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó rèn luyện cho các emkhông chỉ đơn thuần là tính toán, mà quan trọng là năng lực tư duy Bởi có tưduy sâu sắc các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén trong các môn học khác.Rèn luyện toán học không phải để kì vọng các em trở thành nhà toán học màchính là để rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận nhữngvấn đề trong nhà trường và ngoài xã hội

Muốn các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê

và hứng thú với môn học Từ quan điểm đó, người giáo viên cần lựa chọnphương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy hiệu quả cao nhất trong từngbài học, đảm bảo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học đồng thời đápứng những yêu cầu đổi mới trong chương trình

Song, phát triển trí tuệ cho trẻ em cần thông qua các hoạt động học tập, vuichơi là quá trình bền bỉ, không phải tính bằng tuần, bằng tháng Hơn nữa nó cònphải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của các em để các emluyện tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm phát huy ở trẻ

óc quan sát tinh nhậy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy logic

Trên tinh thần "Học mà chơi- chơi mà học”, một yếu tố rất phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lí của các em, trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu tạo ra

sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, không khô cứng trong học tập Ưu thếcủa trò chơi chính là giúp trẻ tập trung mọi sức lực của mình một cách hào hứng,

tự nguyện nên không tạo ra áp lực tâm lí, mà ngược lại trẻ cảm thấy rất tự do khikhám phá và làm nảy sinh nhiều sáng kiến Nhờ vậy trẻ được phát huy, pháttriển hết khả năng của mình Hơn thế nữa, khi say sưa, sống hết mình cho tròchơi trẻ sẽ tìm thấy niềm vui sướng thực sự và để lại dấu ấn sâu sắc qua cuộc

Trang 2

chơi Với sức mạnh như vậy, trò chơi luôn luôn là phương tiện dạy học, giáo dụchữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em.

Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài: " Nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi học tập"

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Giúp trẻ học toán thông qua các trò chơi là một trong những hướng đổimới phương pháp dạy toán ở tiểu học nhằm ứng dụng những kiến thức, kĩ năngtoán học để giải quyết tình huống

- Trò chơi học tập là phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp với đốitượng, phong phú về nội dung và hình thức, tránh lối học vẹt, tư duy thụ động,máy móc

III ĐỐI TƯỢNG- PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng : Lớp 1C

- Phạm vi : Đề tài chỉ giới hạn trong việc nâng cao hứng thú học toán thôngqua các trò chơi học tập của học sinh lớp 1

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã vận dụng phối hợp 1 số phươngpháp sau :

- Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến dạy, học toán (nghiên cứu sáchgiáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung, phương phápdạy, học toán Trên cơ sở đó để lựa chọn trò chơi phù hợp)

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

PHẦN II NỘI DUNG

A - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

I CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có trí tưởngtượng phong phú, làm tiền đề tốt cho sự phát triển nâng cao tư duy toán họcnhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt căng thẳng, quá tải Chính vì thế,

Trang 3

nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải phải phùhợp với tâm sinh lí lứa tuổi Làm được điều đó, người giáo viên cần nắm được :

1 Trò chơi học tập là gì ?

- Trong trường Tiểu học, trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó cónội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinhnghịêm của bản thân để chơi Học sinh được củng cố, vận dụng những kiếnthức, nội dung đã học vào tình huống của trò chơi và qua đó trẻ được học Tròchơi học tập có tác dụng cả về mặt trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức

- Trò chơi toán học là trò chơi trong đó có chứa đựng một yếu tố toán họcnào đó Có thể tổ chức chơi tập thể hoặc cá nhân, thường kết hợp cả vận độnglẫn trí tuệ

2 Mục đích phục vụ của trò chơi toán học:

- Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới

- Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng

- Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ học ngoại khoá

- Qua trò chơi các em biết tự kiềm chế, biết tham gia hoạt động một cáchtích cực Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi học tập sẽ có những phản ứng tâm lí từ phíahọc sinh Khi đó, giáo viên cần phải lưu ý tránh những phản ứng không tích cực(chơi gian lận, ghen tỵ nhau ) và nếu có thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến

Trang 4

khích, động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực ( hăngsay, tôn trọng kỉ luật, tinh thần đồng đội )

Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học toán nói riêng giúp cho học sinhphát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần một cách tự nhiên, giúp các emtrao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó tiếp thu kiến thức một cách dễdàng

II CƠ SỞ THỰC TIỄN :

* Một trong những mục tiêu của việc dạy toán lớp 1 là hình thành ở họcsinh sự chăm chỉ, tự tin , cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học tập toán

Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới, đượchọc tất cả các môn học, trong khi đó ở mầm non các em chủ yếu là được vuichơi Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễnhàm chán, không tập trung Vì vậy tổ chức trò chơi học tập trong các môn họcnói chung và môn toán nói riêng là cần thiết Bởi vì sau khi học các em đã nỗlực, tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang mộthình thức dạy học mới (trò chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng tháicăng thẳng sang trạng thái hưng phấn sẽ phù hợp với tâm sinh lí của các em

Thực tế hiện nay, nội dung chương trình mới nhiều hơn do đó giáo viênluôn cố để truyền tải được hết kiến thức trong bài Vì vậy họ chưa dành nhiềuthời gian cho phần tổ chức trò chơi trong tiết dạy làm cho tiết học luôn nặng nề,khô khan, trong khi sự tập trung chú ý của các em là có hạn Hoặc có giáo viênđưa ra trò chơi nhưng chưa nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về nội dung trò chơi,hình thức tổ chức hoặc chữa bài, đánh giá sau mỗi trò chơi chưa triệt để làmcho tiết học mang tính hình thức, ít gây hứng thú cho học sinh

Để tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần nắm đượckiến thức trong tâm của tiết dạy, biết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiếtdạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì, cách tổ chức trò chơi rasao, sử dụng đồ dùng, thiết bị phục vụ các trò chơi như thế nào để đạt được hiệuquả cao và đem lại hứng thú, say mê học tập cho học sinh

Trang 5

-Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ.

1.2 Các số đến 100, phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100

- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100 Giới thiệu hàng chục, hàng đơn

vị, tia số

- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 Tính nhẩm và tínhviết

- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ

2 Đại lượng và đo đại lượng

- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài xăng ti mét Đọc, viết, thực hiện phép tínhvới các số đo theo đơn vị cm Tập đo và ước lượng độ dài

- Giới thiệu đơn vị đo thời gian : tuần lễ, ngày trong tuần Bước đầu làmquen với đọc lịch, đọc giờ đúng trên đồng hồ

3 Yếu tố hình học:

- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tròn, hình tam giác

- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng

- Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô, gấp, cắt hình

4 Giải bài toán:

- Giới thiệu bài toán có lời văn

Trang 6

- Giải các bài toán bằng 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ, chủ yếu là bài toánthêm bớt một số đơn vị.

II.THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TOÁN:

+ Luật chơi : chỉ rõ những quy định đối với người chơi, quy định thắngthua trong trò chơi

+ Đồ dùng, đồ chơi : mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi

Ví dụ: xúc xắc, lá cờ, ô hình, bông hoa

+ Số người tham gia chơi : chỉ rõ số người tham gia chơi hoặc số đội chơi.+ Cách phát triển trò chơi : chỉ ra những biến thể trò chơi Dựa vào hìnhthức, cách chơi, luật chơi của trò chơi có sẵn, ta có thể thay thế các trò chơi mộtcách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, với nội dungkiến thức cần ôn luyện

* Một trò chơi thường được tiến hành theo các bước sau:

+ Giới thiệu trò chơi:  Nêu tên trò chơi, mục đích chơi

 Hướng dẫn cách chơi, luật chơi

 Phân nhóm chơi + Chơi thử

Trang 7

Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi mắc phải ở lần chơi thử.

3 Yêu cầu của trò chơi học tập:

- Trò chơi phải có mục đích học tập (cung cấp, củng cố, bổ sung kiến thức

gì ?)

- Trò chơi phải có sự chuẩn bị tốt, có nghĩa là phải nắm vững yêu cầu, mụcđích của trò chơi Phải chuẩn bị tốt các phương tiện phục vụ trò chơi ; phải có kếhoạch thể hiện rõ ràng trong bài soạn

- Trò chơi phải thu hút được học sinh tham gia

III PHÂN LOẠI, MINH HOẠ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TOÁN

1 Các dạng trò chơi chia theo các mạch kiến thức:

- Trò chơi củng cố nội dung số học

- Trò chơi củng cố nội dung hình học

- Trò chơi tính toán

- Trò chơi gắn với hoạt động đo đại lượng

- Trò chơi về rèn luyện trí thông minh

- Trò chơi rèn luyện kĩ năng giải toán và ứng dụng trong cuộc sống

2 Dạng 1: Những trò chơi củng cố nội dung số học và yếu tố đại số

a.Trò chơi : Tìm mẹ

+ Áp dụng trong bài : “ Bằng nhau - Dấu = ”

+ Thời điểm chơi : Phần củng cố bài

+ Mục đích : Học sinh nhận biết các con vật trong hình vẽ Biết nói theokiểu ghép đôi hai con vật cùng loại với nhau Qua đó củng cố kĩ năng so sánh về

số lượng (bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn)

Trang 8

+ Chuẩn bị : Giáo viên vẽ sẵn lên tờ giấy cỡ lớn 2 hình vẽ như sau:

+Yêu cầu: Nối các con vật với các mẹ Gọi tên các con vật ấy So sánh số

mẹ và số con

+ Cách tiến hành : Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em Giáo viên treo 2 tờtranh lên bảng và tổ chức chơi theo kiểu tiếp sức Khi giáo viên hô "bắt đầu" vàtính giờ thì mỗi đội cử 1 em lên bảng nối một con vật với mẹ của chúng rồi vềchỗ đưa bút cho em thứ 2, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết Mỗi phần nối đúngđược 1 bông hoa Sai thì không được bông hoa Hết giờ đội nào nhiều bông hoahơn, nhanh hơn trả lời đúng là đội đó thắng

* Cách phát triển trò chơi :

Với mục đích củng cố kĩ năng so sánh về số lượng (bằng nhau, nhiều hơn,

ít hơn), giáo viên có thể chuẩn bị một số tranh khác cho phong phú và tổ chức chơi tương tự như trên

Trang 9

b Trò chơi : “ Ghép hình”:

- Em hãy tìm nửa bên kia của mỗi chú bướm, dùng bút nối chúng lại vớinhau Sau đó đếm xem có mấy chú bướm

- Em hãy vẽ thêm dụng cụ thể dục cho một số bạn sao cho số bạn có dụng

cụ thể dục giống nhau là bằng nhau (Gợi ý : Có 4 bạn có gậy ; có 3 bạn cóvòng, vậy phải vẽ thêm vòng cho mấy bạn ; có 2 bạn có dây, vậy phải vẽ thêmdây cho mấy bạn)

c Trò chơi : " Đố em hình gì ?”

+ Áp dụng trong bài : Hai mươi – Hai chục

Trang 10

+ Thời điểm chơi : Phần củng cố kiến thức

+ Mục đích : Giúp học sinh củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 20

+ Chuẩn bị : Mỗi em 1 tờ giấy có hình

+ Cách tiến hành : Giáo viên phát cho mỗi em 1 tờ giấy Yêu cầu học sinhdùng bút nối các số theo đúng thứ tự từ 1 đến 20 (những đường vẽ sẵn chỉ giúp

em nhận rõ con vật đó) Gọi tên đó là con vật gì ?

d Trò chơi : " Buộc dây cho bóng "

+ Áp dụng trong bài : Luyện tập (về phép cộng, trừ trong phạm vi 5)

+ Thời điểm chơi : Phần củng cố bài

+ Mục đích : Củng cố cho học sinh về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 5.+ Chuẩn bị: 4 tờ bìa, gồm 2 phần Phần trên gắn các quả bóng bay, trênmỗi quả có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 5

Phần dưới vẽ các ô vuông ghi kết quả của các phép tính trên

+ Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em Mỗi em trong đội chỉ đượcnối 1 lần rồi chuyển cho bạn tiếp theo Các em nối bóng với ô ghi kết quả tươngứng ở dưới Đội nào xong trước, nếu đúng là thắng cuộc

Trò chơi này cũng có thể thay đổi dễ dàng khi dạy đến phép cộng, trừtrong các phạm vi khác Giáo viên chỉ cần thay đổi phép tính, kết quả ở quảbóng và ô hình vuông

đ.Trò chơi : " Ai nhanh, ai khéo"

+ Áp dụng trong bài: Phép cộng trong phạm vi 7

+ Thời điểm chơi: Phần củng cố bài

3+2 1+4

Trang 11

+ Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 Rèn luyện

sự nhanh nhẹn, khéo léo

+ Chuẩn bị: 2 tờ bìa có hình sau và 8 mảnh bìa tròn có ghi các số từ 0 đến 7.+ Cách chơi: chọn 2 đội, mỗi đội 4 em Các em trong đội sẽ chuyền nhauhình vẽ và các tấm bìa Mỗi em khi nhận được hình vẽ phải chọn 2 tấm bìa dánvào 2 hình tròn đối diện nhau để tạo thành phép cộng có kết quả bằng 7 Đội nàoxong trước, đúng sẽ thắng

* Phát triển trò chơi: giáo viên có thể thay đổi số ở giữa hình và số ở mỗi

miếng bìa hình tròn để có thể sử dụng linh hoạt, thích hợp với phép cộng trongphạm vi đã học

e Trò chơi:" Đúng-sai"

+ Áp dụng trong bài : Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10

+ Thời điểm chơi : Phần củng cố bài

+ Mục đích : Giúp học sinh ghi nhớ bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 Tạokhông khí thoải mái sau giờ học

+ Chuẩn bị : 2 bảng phụ ghi các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10

Trang 12

+ Cách chơi: chọn 2 đội, mỗi đội 5 em thi tiếp sức Các em phải lần lượtđiền đúng (đ), sai (s) vào các phép tính mà giáo viên đã ghi sẵn trên bảng phụ.Đội nào nhanh, đúng sẽ thắng.

g Trò chơi : " Lá + Lá = Hoa"

+ Áp dụng trong bài: Cộng các số tròn chục

+ Thời điểm chơi: Phần củng cố bài

+ Mục đích: nhằm củng cố kỹ năng cộng nhẩm các số tròn chục trongphạm vi 100

+ Chuẩn bị: Vẽ trên bảng phụ hoặc giấy các cây hoa (cây chỉ có lá, chưa cóhoa) Mỗi cây có 2 lá hoặc 3 lá, trên mỗi lá có ghi các số Chẳng hạn:

Cắt 1 số bông hoa bằng bìa, ở giữa có ghi số là kết quả của các phép cộngcác lá trên từng cây Mỗi cây có 1 bông hoa ghi kết quả tương ứng Có thể làmthêm những bông hoa ghi kết quả sai Chẳng hạn:

+ Cách chơi: Tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức tiếp sức, thi giữa 2đội Mỗi em gắn 1 bông hoa vào cây rồi lần lần lượt đến em khác Đội nào gắnhoa nhanh, đúng là đội thắng cuộc

50

0

Trang 13

* Phát triển trò chơi: Giáo viên nên sử dụng loại giấy bóng có thể lau được

để thay đổi các số cho phù hợp với từng bài dạy

h Trò chơi :" Thi viết kết quả đúng"

+ Áp dụng trong bài: Luyện tập (về cộng các số tròn chục)

+ Thời điểm chơi: Củng cố kiến thức

GV hướng dẫn cách chơi và gợi ý: Trên mỗi ô ở cột dọc hay hàng ngangđều có các số tròn chục, ta lấy bất kì số nào ở hàng ngang cộng với 1 số bất kì ởhàng dọc Ví dụ: Lấy 10 cộng 10 bằng 20 Ta viết 20 vào ô vuông tương ứng.Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng viết 1 kết quả bất kì và đọc phéptính tương ứng

Lưu ý: Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng bài mà giáo viên có thể thay đổicác số hạng trong phép tính Chẳng hạn thay đổi để có các số hạng trong phépcộng không nhớ trong phạm vi 100

Dạng toán này giúp các em rất sôi nổi, hào hứng, trong 1 thời gian ngắn cóthể luyện được nhiều phép cộng

i.Trò chơi : " Gửi thư nhanh"

+ Áp dụng trong bài: Luyện tập (về cộng, trừ các số tròn chục)

+ Thời điểm chơi: Phần củng cố kiến thức

+ Mục đích: củng cố kỹ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục

+ Chuẩn bị: các phép tính viết vào giấy có dạng phong bì thư

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w