1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn sử dụng một số trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 4 nhằm tạo hứng thú phát huy tính tích cực học tập của học sinh

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆNTỪ VÀ CÂU LỚP 4 NHẰM TẠO HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BIỆN PHÁP I.. Thực tiễn giảng dạy cũng như việ

Trang 1

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN

TỪ VÀ CÂU LỚP 4 NHẰM TẠO HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH TÍCH

CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BIỆN PHÁP

I Lí do chọn biện pháp

Hứng thú là yếu tố cần thiết tạo động lực cho mọi hoạt động Học tập cũng

là một hoạt động đòi hỏi người học có hứng thú thì kết quả học tập mới được nâng lên Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo

Vì thế, người giáo viên khi lên lớp muốn tiết dạy thành công và đạt hiệu quả thì không thể không chú trọng đến việc tạo hứng thú cho học sinh ở tất cả các môn học Đặc biệt việc tạo hứng thú học tập trong phân môn Luyện từ và câu cần được quan tâm nhiều hơn bởi đây là phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học Trước hết, phân môn Luyện từ và câu cung cấp vốn từ và làm giàu vốn từ cho học sinh đặc biệt là hệ thống từ ngữ gắn với chủ điểm ở từng lớp nhằm tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực của cuộc sống

Khái niệm ngữ pháp thường mang tính trừu tượng và khái quát cao Việc tiếp nhận các khái niệm ngữ pháp đối với học sinh tiểu học hết sức khó khăn vì

nó đòi hỏi một trình độ tư duy nhất định Để giảm độ khó cho học sinh trong việc lĩnh hội các khái niệm ngữ pháp, bên cạnh việc cung cấp ý nghĩa của ngữ pháp, hệ thống kiến thức trong bộ sách mới Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được trình bày tường minh, nhiều hình ảnh và bài tập minh họa sống động hơn

Trang 2

Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em Một trong những phương pháp đó là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn, đặc biệt là các trò chơi được thiết kế bằng phần mềm mới hiện nay Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú

và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em

Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Từ đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, các em rất thích thu nhận và thể hiện kiến thức thông qua hình thức “Học mà chơi- chơi mà học” Thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh trong các năm học trước, đặc biệt là tình hình và kết quả trong năm học vừa qua tôi nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập bằng các trò chơi hiện có trên các phần mềm là một điều hết sức cần thiết Chính vì vậy tôi đã lựa

chọn biện pháp “Sử dụng một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú phát huy tính tích cực học tập của học sinh ”

2 Mục đích của biện pháp

Biện pháp nhằm tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng khi học Luyện

từ và câu qua các trò chơi trên phần mềm Từ đó vận dụng linh hoạt vào hướng

dẫn rèn kỹ năng làm các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh một cách hiệu quả nhất Giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh Từ đó tạo hứng thú khi

Trang 3

tham gia các hoạt động học tập, tăng hiệu quả khắc sâu kiến thức của học sinh Đồng thời, đề xuất và thử nghiệm một số trò chơi để nâng cao hứng thú cho học sinh

Ngoài ra, việc nghiên cứu để sử dụng các trò chơi trên phần mềm vào giảng dạy còn giúp tôi nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận và sử dụng thành thạo công nghệ số vào giảng dạy; giúp cho việc giảng dạy Luyện từ

và câu nói riêng và các môn học khác nói chung được tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hơn

3 Cơ sở lý luận

3.1 Cơ sở khoa học

Theo tâm lý học thì lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động Khả năng chú ý của trẻ còn thiếu bền vững và chưa thể tập trung lâu dài,

dễ bị phân tán Trong quá trình học tập, học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên Lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái gì khác ngoài giáo viên để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường cái mới đó là các trò chơi trên phần mềm Nếu giáo viên gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả

3.2 Cơ sở pháp lí

Luật Giáo dục 2019 chỉ rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể

Trang 4

chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Điều 29, khoản 2)

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông

đã nêu rõ mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục

tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

Ngày 25/01/2022 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 131/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030" với quan điểm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo Người học và nhà giáo là trung tâm của chuyển đổi số và đạt mục tiêu “Tận dụng tiến bộ của công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số

Với những nội dung đề cập ở trên phần nào đã cho thấy được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân” nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong đó ứng dụng phần mềm thiết kế các trò

Trang 5

chơi trong học tập sẽ giúp cho học sinh có hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập Đặc biệt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 giúp cho học sinh

mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản

về từ và câu; Rèn cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu

Từ đó giúp học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và ý thức

sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa Chính vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Luyên từ và câu qua các trò chơi trên phần mềm sẽ giúp cho các em khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo

3.3 Cơ sở thực tiễn

Trường Tiểu học nơi tôi công tác là một trong những trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình Nhà trường đã trang bị đầy đủ màn hình tivi có kết nối mạng vào tận phòng học cho mỗi giáo viên Giáo viên tích cực tìm tòi, nắm bắt kịp thời các kế hoạch của nhà trường, cập nhật công nghệ thông tin khá tốt vận dụng trong dạy học và chủ nhiệm lớp Giáo viên được sự hỗ trợ, giúp sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và những anh chị đồng nghiệp

Học sinh khá thành thạo trong việc thao tác trên các phương tiện học tập, vào các địa chỉ giáo viên giao bài để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà

Phụ huynh đa số quan tâm hỗ trợ con em trong quá trình học thực hiện các nhiệm vụ học tập trên một số công cụ hỗ trợ khác Phụ huynh quan tâm liên lạc với giáo viên để nắm bắt tình hình học sinh

Trang 6

Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh có ý thức tự học tập chưa cao nên làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài, chất lượng học của học sinh Các em thường tiếp thu bài học một cách thụ động, máy móc không có hứng thú dẫn đến vốn từ của các em rất nghèo nàn, việc dùng từ khi viết văn chưa hay ảnh hưởng chung đến chất lượng môn Tiếng Việt

Một số học sinh chưa nhớ chính xác khái niệm về dạng bài tập luyện từ và câu Việc phân định ranh giới các từ chưa đúng cũng là một yếu tố dẫn đến kết quả chưa đạt yêu cầu

* Khảo sát đầu năm

Trong quá trình dạy học, tôi đã xây dựng phiếu thăm dò hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp tôi Tôi thu được kết quả như sau:

Bảng tổng hợp kết quả hứng thú học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4C

Tên lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích

Dựa vào kết quả thăm dò, tôi nhận thấy số học sinh hứng thú với môn Luyện từ và câu ở lớp tôi chiếm tỉ lệ tương đối bằng nhau, chiếm khoảng 45,2% Trong thực tế, tôi quan sát thấy nhiều học sinh làm xác định từ một cách độc lập chưa đưa vào văn cảnh để xác định Bên cạnh đó, các em chưa thực sự hứng thú khi học các bài tập này Đó là nguyên nhân làm cho tiết học trở lên căng thẳng, trầm lắng

4 Cách thức tiến hành

4.1 Trò chơi “Bức tranh bí ẩn”

4.1.1 Ý tưởng

Trang 7

Với trò chơi này, tôi sử dụng phần mềm Canva kết hợp phần mềm PowerPoint để thiết kế Trên màn hình trò chơi “Bức tranh bí ẩn” có một bức tranh bị ẩn bởi 6 mảnh ghép, tương ứng với mỗi mảnh ghép là một câu hỏi với các dạng câu hỏi khác nhau Ví dụ trong mảnh ghép thứ nhất là dạng câu hỏi trắc nghiệm, trong mảnh ghép thứ 2 là dạng câu hỏi tìm từ, trong câu hỏi thứ 3

là dạng câu hỏi nối từ tương ứng với bức tranh,…

4.1.2 Cách chơi

Cả lớp được chia thành 5 đội (tuỳ số lượng học sinh), mỗi đội 6 - 7 em, để giải mã được bức tranh bí ẩn, các đội phải trả lời các câu hỏi tương ứng trong từng mảnh ghép Đối với mỗi câu hỏi, các đội sẽ có thời gian suy nghĩ và tìm đáp án trả lời trong vòng 10 giây, hết thời gian suy nghĩ, đại diện các đội sẽ nhấn chuông để giành quyền trả lời Nếu trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm và được lựa chọn mảnh ghép tiếp theo Sau khi trả lời hết các câu hỏi trong các mảnh ghép, các đội chơi sẽ trả lời nội dung của bức tranh bí ẩn

4.1.3 Thiết kế

Tôi sử dụng phần mềm Canva để tạo phong cách độc đáo cho trò chơi Đầu tiên ở trang chủ trên Canva, chọn Bản thuyết trình Ở slide đầu tiên, tạo tên trò chơi Slide thứ hai, tạo bức tranh bí ẩn và các mảnh ghép

- Bước 1: Nháy chuột vào mục thành phần để lựa chọn khung ảnh Trong mục này chúng ta sẽ gõ từ và lựa chọn bức ảnh ghép vào phần khung Tiếp tục chọn các ô vuông và chọn màu để làm các mảnh ghép Tiếp theo vào mục văn bản chọn kiểu chữ và điền số trên từng ô mảnh ghép

Trang 8

- Bước 2: Tạo các slide câu hỏi và 2 slide báo hiệu trả lời đúng, sai Sau khi hoàn thành các slide trong Canva, chọn mục Chia sẻ - Lưu - Microsoft PowerPoint và tiếp tục chỉnh sửa trong PowerPoint

- Bước 3: Trong PowerPoint tạo link từ mỗi ô mảnh ghép đến các slide câu hỏi

+ Chọn mảnh ghép thứ nhất và nhấn chuột phải > Hyperlink – Place in this Document – Slide câu hỏi 1 – Ok Tương tự để tạo Link đối với các ô mảnh ghép còn lại Ở mỗi câu hỏi, chúng ta sẽ tạo 2 chấm tròn màu xanh và màu đỏ để liên kết đến 2 slide báo hiệu trả lời đúng, sai, tạo 1 chấm nhỏ để link đến slide các ô mảnh ghép

Trang 9

+ Đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tìm từ, để tạo đáp án đúng chúng ta Copy - Pate ô vuông chứa đáp án và tiến hành đổi màu cho ô vuông Nhấn tổ hợp phím Ctrl + [ để chèn phía sau đáp án

+ Đối với dạng câu hỏi nối từ với bức tranh, chúng ta sẽ tạo hiệu ứng Animations cho từng mũi tên

4.1.4 Lồng ghép trò chơi trong tiết học

Tôi sử dụng trò chơi Bức tranh bí ẩn vào bài tập 4 Tìm danh từ theo mỗi

nhóm dưới đây - Luyện từ và câu, bài: Danh từ chung, danh từ riêng

Tôi tạo 6 mảnh ghép tương ứng với 6 yêu cầu trong nội dung bài tập 4

Trang 10

Qua trò chơi, học sinh tham gia rất hứng thú và hăng hái Các em hăng say thảo luận nhóm, kích thích sự tò mò và tính tích cực trong giải đáp các yêu cầu

Và qua đó, học sinh tiếp thu được kiến thức dễ dàng hơn

4.2 Trò chơi “Vượt chướng ngại vật”

4.2.1 Ý tưởng

Với trò chơi này, tôi sử dụng phần mềm Avina kết hợp phần mềm PowerPoint để thiết kế Đầu tiên tôi thiết kế các slide trò chơi vượt chướng ngại vật trên PowerPoint, sau đó mở các silde này trong phần mềm Avina để chèn thêm các Slide câu hỏi

4.2.2 Cách chơi

Cả lớp được chia thành 3 - 4 đội (tuỳ số lượng học sinh) Để giúp Typo đến nơi thì các đội sẽ phải trả lời các câu hỏi ở các chướng ngại vật trên đường đi Nếu trả lời câu hỏi đúng sẽ được tiếp tục hành trình Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho các đội còn lại

4.2.3 Thiết kế

Ở trò chơi này, tôi sử dụng PowerPoint để thiết kế các Slide Ở Slide đầu tiên là tên trò chơi, Slide thứ 2, 3, 4 chúng ta vào Insert chọn Picture và chèn Typo lái xe cùng các chướng ngại vật và save

Bước 1: Vào Avina chọn Tệp, sau đó chọn trò chơi đã tạo ở PowerPoint và tiếp tục chỉnh sửa Tại đây, vào mục Câu hỏi chọn dạng câu hỏi và tiến hành tạo câu hỏi phù hợp với nội dung bài Sau đó chọn định dạng để điều chỉnh màu sắc, kích thước cho phù hợp

Trang 11

Bước 2: Vào mục định dạng chọn các lớp để tạo lớp chính xác, lớp không chính xác cho các đáp án Chúng ta có thể chèn thêm hình ảnh hoặc âm thanh đúng, sai cho từng câu trả lời

Trang 12

Bước 3 Vào mục “Xem chọn” xem trước và chọn xem trang tài liệu được chọn Sau đó save và chọn trình diễn

Trang 13

4.2.4 Lồng ghép trò chơi trong tiết học

Tôi sử dụng trò chơi Vượt chướng ngại vật vào bài tập 1 Tìm động từ

trong ngoặc đơn thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây - Luyện từ và

câu, bài: Luyện tập về động từ trang 49 SGK Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức và cuộc sống Ở mỗi bông hoa tôi thay bằng các ô trống, sau đó tạo các từ cần điền

vào ô trống

a Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm Bỗng một con gà trống ….… cánh phành phạch và cất tiếng ….….lanh lảnh ở đầu bản Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy ….…. te te Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau ….…. ra rả Ngoài suối, tiếng chim cuốc ….…. vào đều đều Bản làng đã thức giấc

(Theo Hoàng Hữu Bội)

(gáy, kêu, vọng, vỗ)

b Buổi trưa, nương rẫy im vắng Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu Không một con chim ….…., không một con thú ….…. Đàn khướu làm tổ trong bụi nửa vừa

……. véo von, giờ đã im bặt Buổi trưa dần qua Trời bớt oi ả Gió rừng lại nổi Bầy khướu nhảy lách tách trên cành …….…… sâu Tiếng lá……… trong gió

Trang 14

(Theo Vũ Hùng)

(xào xạc, tìm, kêu, hót)

Qua trò chơi, tôi nhận thấy học sinh nêu cao tinh thần đoàn kết Các em hứng thú khi chơi và tiết học trở nên sôi nổi hơn Học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả

Trang 15

Tương tự cách tổ chức trên, ở các tiết học khác tôi lại lựa chọn nội dung bài phù hợp để tích hợp trò chơi nhằm giúp học sinh hứng thú hơn khi học, giúp các

em phát huy được tính tích cực và sáng tạo của mình

Cứ như vậy tôi thay đổi trò chơi cho mỗi tiết dạy để thu hút các em tham gia một cách nhiệt tình, sôi nổi Tuy nhiên dựa vào nội dung của mỗi bài học để lồng ghép trò chơi cho phù hợp

5 Kết quả của biện pháp

Sau khi thực hiện biện pháp nêu trên để tạo hứng thú cho học lớp 4C do tôi chủ nhiệm thì tôi thấy:

- 100% các em hứng thú khi tham gia trò chơi

- Những em đã tích cực thảo luận với các bạn trong nhóm, các em đã mạnh dạn trả lời trước lớp, nêu cao tinh thần hợp tác trong nhóm

- Các em đã nêu cao tinh thần đoàn kết và nhiệt tình khi chơi cũng như cổ

vũ tạo động lực cho bạn cùng đội

- Các em đã phát huy được tính cẩn thận, khéo léo, có ý chí cố gắng vươn lên trong học tập

- Học sinh tiếp thu bài học một cách có hiệu quả hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập,

* Kết quả trước khi áp dụng các biện pháp:

Tên lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích

* Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp::

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w