Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn làm sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn một số kĩ sống cho học sinh THCS qua một số bài học Tin học” để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệ
Trang 1Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“RÈN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA MỘT SỐ
BÀI HỌC TIN HỌC”
Quảng Bình, tháng 05 năm 2023
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“RÈN MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS QUA MỘT SỐ
BÀI HỌC TIN HỌC”
Họ và tên: NGUYỄN THỊ XUYẾN Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THCS Hồng Thủy
Quảng Bình, tháng 5 năm 2023
Trang 31 Phần mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh THCS
là một vấn đề rất được quan tâm của xã hội nhà trường và phụ huynh Với sự phát triển của Công nghệ thông tin, cuộc sống số trở thành một món ăn không thể thiếu của riêng ai Chính vì thế các em ngày càng xa lánh cuộc sống thực đến với thế giới ảo trên mạng xã hội Thời gian các em giao tiếp với nhau ngày càng
ít, thêm vào đó các em ngày càng tiếp cận thông tin nhiều trên môi trường mạng Trước những vấn đề đang đặt ra, vậy chúng ta sẽ làm gì để giáo dục kỹ năng sống cho các em
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kỹ năng sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu không được giáo dục kịp thời đúng cách, các em dễ bị lôi kéo vào các hành
vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn làm sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn một số kĩ sống cho học sinh THCS qua một số bài học Tin học” để góp một
phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện trên cơ sở tiếp thu các kỹ năng sống phù hợp
1.2 Điểm mới của đề tài:
- Với chương trình giáo dục trước đây việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em
đa số được lồng ghép ở các môn Ngữ Văn, Giáo dục công dân, sinh hoạt lớp nhưng với chương trình giáo dục 2018 thì bộ Môn Tin học đã góp 1 phần rất lớn trơng việc rèn kỹ năng sống cho các em trong không gian mạng Qua một số bài học đã rèn cho các em rất nhiều kĩ năng trong đó có biện pháp rèn kỷ năng “hợp tác và chia sẻ khi làm việc nhóm” là một trong những năng lực cốt lõi của Chương trình GDPT mới 2018
- Điểm mới thứ hai của sáng kiến đó là đổi mới phương pháp dạy học chuyển
từ tiếp cận kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học, kịp thời giới thiệu, cập nhật những tình huống có thể xảy ra khi giao tiếp và ứng xử trên mạng xã hội để học sinh biết, hiểu, cảnh giác và phòng tránh Qua một số bài học cụ thể học sinh được thực hành, trải nghiệm thực tế kĩ năng sống nên gây
Trang 4được hứng thú cho các em trong việc tu dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo
2 Phần nội dung
2.1 Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết
Trong những năm học gần đây, cơ sở vật chất đồ dùng và các phương tiện dạy học ngày càng đầy đủ và hiện đại, trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, giáo viên thành thạo về kỹ năng CNTT Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi giúp việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục được hiệu quả hơn
Tuy nhiên một số giáo viên chưa thật sự quan tâm, linh hoạt, sáng tạo, chú trọng vào việc liên hệ thực tế, chưa thường xuyên giáo dục tích hợp các kỹ năng sống cho học sinh qua các bài học cụ thể
Về phía học sinh: Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, còn rụt rè, ngại giao tiếp, thiếu hợp tác Khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin
ít, tự ti nhiều, thường xuyên nóng nảy, gây gổ lẫn nhau, hay nói tục, chửi bậy Bước vào tuổi thiếu niên trong độ tuổi đi học THCS nhất là học sinh đầu cấp như học sinh các lớp 6,7 các em bắt đầu tự mình muốn xem xét các việc, không muốn sự can thiệp của người khác kể cả bố mẹ Sự phát triển của sự “ tự ý thức” đòi hỏi các em luôn muốn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập Nhưng giữa những mong muốn mang tính chủ quan cá nhân và những thách thức cuộc sống làm các em rơi vào trạng thái bất hợp tác
và lì lợm
Tình trạng thiếu kỹ năng sống đang khiến các em trong độ tuổi học THCS gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình trạng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý Chính vì nhiều học sinh, vì thiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm chí còn dẫn đến vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên
Về phía các bậc cha mẹ các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức rèn kĩ năng sống cho các em, trách nhiệm của mình trong việc học tập của con em còn phó thác cho giáo viên Chưa thực sự quan tâm đến con
em mình đang nghĩ gì muốn gì và cần gì? Và đặc biệt phụ huynh chưa biết làm bạn cùng con nên tình trạng con bơ vơ cảm thấy bị bỏ rơi dẫn đến các em đã tim đến và sa chân vào các tệ nạn xã hội
Để có số liệu xác thực trước khi thực hiện sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát một nhóm học sinh ở khối 6,7 tại trường THCS nơi tôi đang công tác với những
Trang 5nội dung về kỹ năng giáo dục cho học sinh và được thể hiện qua số liệu trước khi khảo sát như sau:
* Nhận thức về kỹ năng sống của học sinh:
Tổng số học sinh
khảo sát
Kỹ năng giao tiếp
và ứng xử
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
Kĩ năng quản lý thời gian
Kỹ năng đối mặt và đương đầu với khó khăn
Kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc Số
HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS %
Chưa áp dụng 132 40 30,3 39 29,5 42 31,8 35 26,5 38 28,7
* Hành vi thực hiện kỹ năng sống của học sinh:
Tổng số học sinh
khảo sát.
Kỹ năng giao tiếp
và ứng xử
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
Kĩ năng quản lý thời gian
Kỹ năng đối mặt và đương đầu với khó khăn
Kỹ năng quản lý và bộc lộ cảm xúc
Số
HS %
Số
Số
HS %
Số
Số
Trước khi
áp dụng 132 40 30,3 39 29,5 42
31,
Qua bảng số liệu trên tôi thấy tỉ lệ học sinh chưa có các kỹ năng (giao tiếp và ứng xử, hợp tác và chia sẻ, đối mặt với đương đầu với khó khăn, quản lý và bộc
lộ cảm xúc) Nguyên nhân của thực trạng do ảnh hưởng môi trường mạng có
Trang 6nhiều những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên đưa lên học sinh đôi khi chưa kiểm soát được bản thân, bố mẹ thiếu quan tâm giám sát, ở trường thì các
em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học kiến thức nên không còn thời gian học cách tự phục vụ bản thân cũng như trau dồi kiến thức mềm Kỹ năng truyền đạt của giáo viên còn phần hạn chế, giáo viên chỉ mới chú trọng dạy kiến thức, coi nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.2 Nội dung đề tài
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo học sinh trở thành những con người toàn diện và với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong cuộc sống số là hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục đích giúp hình thành cho các em học sinh những hành vi giao tiếp ứng xử trên mạng, rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác chia sẽ, kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả,
kĩ năng đối mặt và đương đầu với khó khăn Thông qua các giải pháp đưa ra hình thành cho các em đạo đức trong sáng, lễ phép, biết phân biệt đúng sai, biết
cư xử trong sinh hoạt trong và ngoài nhà trường, có tư duy linh hoạt, phong thái
tự tin khi hòa nhập cộng đồng Thông qua sáng kiến rút ra được một số kinh nghiệm rèn việc kỹ năng sống cho học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS Đây chính là nội dung chính mà đề tài quan tâm
2.2.1 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử trên mạng xã hội thông qua chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số.
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là kỹ năng cơ bản giúp các em học sinh có ý thức và biết cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh, điều này giúp các em học sinh có thể hình thành và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp
Giáo viên tổ chức hoạt động như sau:
Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Nghiên gcứu sách giáo khoa và bằng kiến thức thực tế trong xã hội, hai nhóm đầu sẽ tìm hiểu về lợi ích của ứng dụng tin học, hai nhóm sau sẽ tìm hiểu
về tác hại của tin học
Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm sẽ đọc sách giáo khoa, nghiên cứu, thảo luận và đưa ra câu trả
lời, thư kí sẽ tổng hợp sau đó ghi kết quả vào bảng phụ
Báo cáo, thảo luận:
+ Các nhóm sẽ cử đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm
+ Các thành viên còn lại chú ý lắng nghe, chờ câu hỏi phản biện của nhóm.
+ Các nhóm sẽ nhận xét chéo nhau, bổ sung cho nhau
Kết luận, nhận định: giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét cho điểm từng nhóm.
Từ đó giáo viên sẽ lồng ghép kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong việc sử dụng tin học, mạng xã hội hiện nay:
Trang 7+ Giáo viên đưa ra các câu hỏi, tình huống dựa trên thực tế để hướng các
em tới những cách giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trên mạng xã hội
Ví dụ minh hoạ: Khi dạy bài - Ứng xử trên mạng.
Giáo viên: Hiện nay mạng xã hội (facebook, zalo, …) được giới trẻ sử dụng rất nhiều, nó có hai mặt tích cực và tiêu cực Bản thân em sử dụng mạng
xã hội (facebook, zalo ) như thế nào cho có hiệu quả?
Học sinh: Suy nghĩ trả lời câu hỏi đưa ra mặt tích cực và tiêu cực khi sử
dụng mạng xã hội
Hình ảnh học sinh hoạt động nhóm và báo cáo kết quả
Giáo viên: Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt nội dung.
Trước khi like, share, comment trên mạng cần kiểm tra kĩ thông tin khi khi sử dụng mạng xã hội
Không chửi bới nhau, văng tục, phát tán những hình ảnh phản cảm trên mạng Ứng xử văn minh trên mạng, nhận biết các dạng lừa đảo qua mạng
Không tung tin thất thiệt cho Đảng, Nhà nước và cá nhân
Hình ảnh, tư liệu cá nhân của người khác không lên chia sẻ trên mạng
2.2.2 Rèn luyện kỹ năng hợp tác và chia sẻ thông qua tổ chức hoạt động
“Làm việc nhóm”
Trang 8Kỹ năng hợp tác và chia sẻ là tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, giúp các em thể hoà hợp trong giao tiếp với cha mẹ, bạn bè, thầy cô và có kết quả học tập tốt hơn, rèn cho các em năng lực tự học, tự chủ
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp
Để thực hiện kỹ năng của học sinh giáo viên đưa ra các bước thực hiện như sau:
Bước 1: đây là bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh (chủ yếu là giáo
viên) trước khi học sinh bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: Tìm kiếm thông tin và xử lý dựa trên kế hoạch đã vạch ra, từng
nhóm thực hiện.
Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp. Kết thúc thời
gian thực hiện, giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh trình bày sản phẩm. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, nhận xét về kết quả làm việc của nhóm và đánh giá (bằng điểm số) theo các tiêu chí ghi trong phiếu đánh giá
Bước 4: Giáo viên kết hợp tất cả các quá trình đánh giá: tự đánh giá của
nhóm, đánh giá của tổ, đánh giá của giáo viên để đưa ra kết luận về kết của các nhóm học sinh, giáo viên nên đưa ra những nhận xét: Nhận xét về tinh thần, thái
độ làm việc của các nhóm, cá nhân trong quá trình thực hiện của các nhóm.
Ví dụ minh hoạ : Phần mềm trình chiếu
Sau khi học xong lý thuyết về phần mềm trình chiếu, Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh tham gia tạo và trình chiếu Powerpoint
Giáo viên tổ chức như sau:
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Chuẩn bị đề tài, thang điểm chuẩn cho từng nội dung, giải đáp thắc mắc học sinh trong quá trình làm bài, máy chiếu, các câu hỏi liên quan trong quá trình làm bài
Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một máy tính, kiến thức liên quan
Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:
Sau khi học xong tiết cuối về kiến thức phần mềm powerpoint, giáo viên chia lớp thành bốn nhóm sau đó yêu cầu mỗi nhóm sẽ làm một bài trình chiếu pow-point
nội dung nói về một vị anh hùng của dân tộc
Các nhóm sẽ phải thảo luận về nội dung, hình thức, nội dung kiến thức và cho
ra sản phẩm trong vòng một tuần sau đó sẽ báo cáo thuyết trình sản phẩm tại lớp
Trang 9Bài làm của nhóm sẽ đầy đủ nội dung kiến thức đã học về powerpoint như nội dung, cách trình bày, trình chiếu, chèn hình ảnh, hiệu ứng động,…
Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm sẽ phải thảo luận về nội dung, hình thức, nội dung kiến thức và cho
ra sản phẩm trong vòng một tuần sau đó sẽ báo cáo thuyết trình sản phẩm tại lớp
Gặp khó khăn thắc mắc, có thể liên hệ giáo viên qua facbook, zalo,…
Báo cáo, thảo luận:
Sau 1 tuần làm việc ở nhà, các nhóm sẽ cử đại diện lên thuyết trình bài báo cáo sản phẩm của nhóm mình
Các nhóm nhận xét chéo theo thang điểm mà giáo viên đưa ra
Phiếu đánh giá kiến thức nền làm việc của nhóm
Nội dung đầy đủ (Văn bản, hình ảnh, âm
thanh, )
20
Cách bố trí nội dung 10
Chèn hình ảnh, định dạng trang chiếu, 10
Phiếu đánh giá : Kỹ năng thuyết trình làm việc nhóm
Trình bày mạch lạc rõ ràng 10
Kết hợp với các phương tiện khác hỗ trợ, cử
chỉ…
10
Trả lời câu hỏi phản biện 10
Tham gia đóng góp ý kiến phản biện và đặt
câu hỏi cho nhóm khác
10
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng và
hợp tác hiệu quả
10
Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm
Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm theo nhóm và
sự đóng góp các thành viên trong nhóm
Trang 102.2.3 Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả thông qua các tiết học thực hành trên máy tính.
Với lứa tuổi các em học sinh 6,7 nhất là học sinh lớp 6 khi vừa bước chân vào THCS còn rất nhiều bỡ ngỡ Các em vẫn còn in sâu thói quen về việc sử dụng thời gian dưới sự quản lý của bố mẹ và thầy cô ở cấp tiểu học Học như thế nào, học khi nào, học bao nhiêu thời gian đều do bố mẹ vạch ra và theo sát các em.Vì thế khi bước chân vào ngưỡng cửa THCS nhiều em chưa biết xây dựng cho mình quỹ thời gian sinh hoạt cũng như học tập một cách hợp lý nhất Việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo tất cả những môn học khác được giải quyết đúng thời hạn
Giáo viên tổ chức hoạt động như sau:
Trước khi tổ chức dạy học tiết thực hành, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm bài và phân bố thời gian hiệu quả nhất trong tiết học Một tiết thực hành thường bao gồm nhiều phần nên học sinh cần suy nghĩ nên bắt đầu phần nào trước phần nào sau, tổ chức làm như thế nào Từ đó giáo viên liên hệ thực
tế, dạy cho các em cách hình thành và quản lý thời gian học tập trên lớp cũng như ở nhà như thế nào để có hiệu quả nhất
Ví dụ minh hoạ: Khi em các thực hiện một tiết thực hành: “Tính toán trên dữ liệu trồng cây thực tế”.
Câu hỏi đặt ra: Các em phải bắt đầu như thế nào? Phân chia thời gian cho các nhiệm vụ như thế nào cho hợp lý để có thể hoàn thành bài tập đúng thời gian nhất
Đa số các tiết thực hành ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 đều có nội dung khá dài, nhưng thời gian thực hiện cho nhiệm vụ đó lại ngắn Nếu các em không biết vận dụng thời gian hợp lý thì các em sẽ không hoàn thành được nội dung thực hành đúng thời gian
Liệt kê những nội dung cần làm, xem lại nội dung gì cần phải làm trước, nội dung nào có thể để lại sau Những nội dung nào quan trọng bạn hãy đánh dấu lại
và làm ngay để đảm bảo bài tập được hoàn thành đúng thời gian, sau đó hãy tiếp tục hoàn thành những nội dung còn lại (Nhiều nhóm thực hành nhưng không đọc kĩ nội dung, soạn thảo lại tệp đã thực hành các tiết trước nên mât thời gian dẫn đến không hoàn thành bài tập)
Trên cơ sở đó giáo viên có thể liên hệ việc quản lý thời gian chung của các
em trong việc học tập cũng như vui chơi giải trí Dạy cho các em biết cách sắp xếp các môn học theo thứ tự ưu tiên; luôn ưu tiên hàng đầu cho việc học
+ Bạn sẽ làm gì nếu được rủ đi trà đá, chơi game, Facebook…vào tối nay nhưng lại có bài kiểm tra vào ngày mai? Đừng ngại ngần nói không nhé, hãy ưu tiên việc học Cuộc sống sẽ luôn đặt cho bạn những lựa chọn khó khăn nhưng