Nguyên nhân là do trẻ chưa cókiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông, bên cạnh đó các bậc phụ huynhchưa thực sự quan tâm đến Luật An toàn giao thông, còn xem nhẹ Luật An toàngiao thôn
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục An toàn giao thông
Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 4 -5 tuổi tại Trường Mầm non… năm học 2021 – 2022.
Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả khi dạy trẻ tìm hiểu luật giao thông để trẻ biết được một số quy định đơn giản, phù hợp với độ tuổi và rèn cho trẻ ý thức chấp hành nghiêm các quy định khi tham gia giao thông, nhằm hạn chế những tình huống xấu xảy ra đối với trẻ.
Cơ sở lý luận của vấn đề
An toàn khi tham gia giao thông luôn là dấu hỏi lớn của toàn xã hội Ai cũng muốn được đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông Nhưng hầu hết họ lại chưa ý thức được rằng an toàn là do chính mình tạo ra, tính mạng do chính mình bảo vệ Trẻ mầm non là độ tuổi rất dễ tiếp thu và đang trong giai đoạn hình thành nhân cách Giáo dục an toàn giao thông góp phần cho các con hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ giao thông, qua đó giúp các con có ý thức văn minh lịch sự khi tham gia giao thông.
Mục tiêu của công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học là: Cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; Từ mục tiêu đó mỗi cấp học, bậc học phải đặt ra mục tiêu cụ thể khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của lứa tuổi, đồng thời phải có các nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức. Ở bậc học mầm non, mục tiêu cụ thể đó là giúp trẻ có hiểu biết ban đầu về các hoạt động giao thông gần gũi, nhận biết được một số hành vi tham gia giao thông đúng hoặc chưa đúng và bước đầu hình thành ý thức về cần đảm bảo về an toàn khi đi đường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
Với trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi nhận thức, tư duy của trẻ phát triển đó là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục luật an toàn giao thông cho trẻ Ở tuổi này tư duy của trẻ rất nhanh nhớ, tuy nhiên tâm lý chưa ổn định nên trẻ cũng rất mau quên.
Vì vậy nhiệm vụ của cô giáo là phải thường xuyên cung cấp và củng cố kiến thức cho trẻ Bên cạnh đó cha mẹ cũng có vai trò trong việc hướng dẫn trẻ và phối hợp với giáo viên nhà trường tạo điều kiện cho trẻ môi trường thực hành một cách tốt nhất.
Thực trạng
Khó khăn
- Đồ chơi về giao thông chưa phong phú về số lượng và chủng loại.
- Qua khảo sát tôi thấy kiến thức về LLGT của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ vẫn chưa hiểu biết được một số quy định cơ bản về an toàn giao thông như: Chơi dưới lòng đường, sang đường đột ngột
- Một số phụ huynh thiếu ý thức khi tham gia giao thông, dừng và đậu xe không đúng nơi quy định.
- Hàng ngày chứng kiến những cảnh giao thông lộn xộn đó cũng tác động không nhỏ đến ý thức và hành vi của trẻ
Từ những thực trạng trên tôi đã đi vào khảo sát chất lượng trẻ đầu năm học với kết quả như sau:
Bảng 1 (Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học ) Số
Nội dung tiêu chí khảo sát Tổn g số trẻ
Trẻ nhận biết được các phương tiện giao thông và ký hiệu của một số biển báo giao thông đơn giản
2 Trẻ hiểu biết một số luật đơn giản khi tham gia giao thông
3 Trẻ có khả năng thực hành một số phương tiện giao thông.
Trẻ có khả năng nhận biết được hành vi đúng, sai qua tranh ảnh và khi tham gia giao thông.
Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về ATGT cho bản thân và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam – Bé với An toàn giao thông” tại lớp MGN
a, Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân Đầu năm học vừa qua tôi được tham gia học tập huấn chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” do đơn vị tổ chức Để nâng cao kiến thức về GD ATGT, tôi còn tham khảo thêm những trong sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè để nâng cao trình độ chuyên môn.
Sưu tầm các tài liệu về GD ATGT để lựa chọn nội dung dạy trẻ phù hợp với độ tuổi:
- Trò chơi, câu đố về ATGT
- ATGT cho trẻ mầm non
- Tài liệu hội thảo ATGT cho trẻ mầm non ở trường và ở nhà
- Sưu tầm các video clip về GDATGT cho trẻ mầm non
- Tham gia làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu phế thải + Tham gia dự giờ các tiết dạy có lồng ghép nội dung GD ATGT trong tổ, trường ( Hình 1)
+ Chuẩn bị các tiết dạy để BGH và giáo viên dự giờ và đút rút kinh nghiệm cho bản thân (Hình 2) b, Xây dựng kế hoạch GD ATGT cho trẻ b.1 Tôi lồng ghép An toàn giao thông vào các chủ đề trong năm học:
Tết và mùa xuân Đi bộ phải đi trên vỉa hè, không chen lấn xô đẩy và qua đường phải có người lớn dắt.
Hoạt động góc (Góc xây dựng): đi tham quan chợ hoa xuân
Hiện tượng thiên nhiên Khi trời mưa, sấm chớp nếu đang đi ngoài đường mình phải nhắc bố mẹ dừng lại và tấp vào chỗ an toàn để trú mưa
MTXQ: Khám phá các hiện tượng thời tiết: Mưa, sấm chớp, bão, gió, ngập lụt…
Bản thân Đi đường em nhớ đi bên phải đường, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè
LQVT: xác định phía trái, phía phải so với bản thân
Nghề nghiệp Chấp hành Luật giao thông: đi đúng phần đường, không lạng lách đánh võng, không vượt quá tốc độ, không uống rượu bia khi tham gia
MTXQ: tìm hiểu một số nghề xung quanh bé (nghề tài xế,…) giao thông….
Thế giới thực vật Giáo dục: Khi đi không chen lấn, xô đẩy, và không ngắt lá bẻ cành khi tham quan vườn hoa
HĐNT: Cô dẫn trẻ tham quan vườn hoa
Thế giới động vật Khi ngồi trên xe ô tô, xe buýt phải như thế nào: không thò đầu, tay, chân ra ngoài cửa sổ, xe dừng hẳn mới được bước xuống…
Tham quan Khu sở thú (Qua màn hình Tivi vì dịch bệnh)
Khi đi tham quan danh lam thắng cảnh các con nhớ chơi ở những nơi an toàn, và có người lớn theo cùng
MTXQ: Giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Trường mầm non Khi tham gia giao thông tuân thủ theo đèn tín hiệu Đèn xanh được phép đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại.
Hoạt động ngoài trời: Giới thiệu đồ chơi có trong trường mầm non: góc An toàn giao thông b.2 Xây dựng kế hoạch Hội thi “ Bé với an toàn giao thông” tại lớp (Đính kèm kế hoạch phụ lục)
Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ
Đặc điểm của trẻ mầm non thường “Chóng nhớ mau quên, hôm nay học đấy, nhớ đấy nhưng mai hỏi lại quên ngay Do vậy mà chúng ta phải dạy trẻ thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi
Trong thời gian trẻ chưa đến trường vì lý do dịch bệnh Covid 19, thứ 7 hàng tuần lớp tổ chức gặp mặt cô và các bạn, tôi có lồng ghép hoạt động
GDATGT vào những video clip cho trẻ như: Kỹ năng sống “ An toàn khi tham gia giao thông”, “Trẻ với Biển báo giao thông”….
(LÀM VIDEO VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Giờ đón trẻ là thời điểm dễ xảy ra tai nạn do lượng phương tiện giao thông ra vào trường đông đúc Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần chú ý quan sát và dặn dò trẻ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi đi đường Trẻ cần đi bộ trên vỉa hè, không chạy nhảy; qua đường phải quan sát kỹ hai bên, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ; không được trèo qua lan can hoặc hàng rào Phụ huynh cũng nên đỗ xe đúng nơi quy định, tránh gây ùn tắc và nguy hiểm cho trẻ.
Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tham gia giao thông của trẻ từ nhà đến trường, cô có thể hỏi trẻ: Ai chở con đi học? Đi bằng phương tiện gì? Khi đi con có đội mũ bảo hiểm hay không (xe máy), Khi đi con có thắt dây an toàn không? (xe ô tô)… và kết hợp hỏi trẻ “ Khi đi con có đeo khẩu trang không? Để nhắc nhở trẻ, khi ra đường chúng ta phải đeo khẩu trang và thực hiện tốt 5K Từ đó tôi giáo dục, động viên trẻ khi trẻ chưa thực hiện đúng quy định của Luật giao thông và khen ngợi trẻ khi trẻ tham gia tốt
Có thể sử dụng các câu đố thú vị về các loại phương tiện giao thông và luật lệ an toàn giao thông để dạy trẻ về cách tham gia giao thông an toàn Một số câu đố ví dụ có thể sử dụng là "Đường gì mà có đường ray", "Tôi có bánh xe, đèn và còi, nhưng không phải là xe hơi Tôi là gì?" hoặc "Khi đèn này chuyển sang màu đỏ, bạn nên dừng lại Khi đèn này chuyển sang màu xanh, bạn có thể đi Đèn gì vậy?" Những câu đố này sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông, luật lệ và cách giữ an toàn khi tham gia giao thông.
Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi?” (Đường sắt)
“Xe hai bánh Chạy bon bon Máy nổ giòn Kêu bình bịch”
Là xe gì ?(Xe máy)
“Xe bốn bánh Chạy bon bon Kêu píp píp”
Là xe gì ? (Xe ô tô)
“Làm bằng gỗNổi trên sông
Có buồm giong Nhanh tới bến” (Thuyền buồm)
“Thân tôi bằng sắt Nổi được trên sông Chở chú hải quan Tuần tra trên biển” (Câu trả lời: Tàu thủy)
“Cái gì chạy trên đường ray Đưa em đi khắp chốn gần, nơi xa
Khi về đỗ ở sân ga Người lên, kẻ xuống vào ra rộn ràng ?” (Tàu hỏa)
“Nơi nào có khách tập trung
Có tàu hỏa đỗ, khách đông lên tàu ?” (Nhà ga)
Mà có cánh Chở hàng khách Đến mọi nơi Giữa mây trời Đang bay lượn “(Câu trả lời: Máy bay) Qua việc giải câu đố trẻ biết đó là đường sắt, đường sắt dành cho xe lửa, tàu hỏa… và nhiều câu đố khác… b, Đối với hoạt động ngoài trời
Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, bên cạnh đó đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nắm được phần nào về tên gọi, đặc điểm… và các hoạt động của các phương tiện Ví dụ: Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, phải chở đúng số người quy định, khi đi phải đi bên phía phải
Cho trẻ quan sát sân trường, vì trên sân trường có môi trường giao thông, có vạch kẻ ngang cho người đi bộ sang đường, có chỗ đậu xe máy, chỗ đậu xe ô tô, các gờ giao thông giảm tốc độ và các biển báo giao thông Từ đó trẻ sẽ nhớ rõ hơn những ký hiệu, biển báo sẽ giúp trẻ tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở mọi người xung quanh tham gia an toàn (Hình 6)
Cho trẻ chơi vận động “Lái xe vào bến” ở vòng xoay nhà trường, trẻ chơi với các biển báo giao thông, với mô hình giao thông thông minh để trẻ biết được rằng đèn đỏ thì các con phải dừng lại, đèn xanh mới được đi và đèn vàng thì phải đi chậm cùng với việc kết hợp các bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” “ Đi đường em nhớ”, trẻ sẽ hứng thú và nhớ rõ hơn về luật lệ An toàn giao thông. (Hình 7)
Ngoài ra, cô giáo đã thiết kế các biển báo về ATGT gắn trên hàng rào và đặt 2 bảng tuyên truyền về Luật lệ ATGT tại 2 chốt trả trẻ Việc làm này giúp trẻ tiếp thu sâu hơn về các biển báo và quy định giao thông.
Với chủ đề “ Phương tiện giao thông” giáo viên dạy trẻ về tên gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của môt số phương tiện giao thông Dạy trẻ biết cách đi đúng nơi quy định như: đi bộ đi trên vỉa hè, khi ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn, không thò đầu qua cửa sổ, không nghịch ngợm chạy nhảy trên xe, nhất là đối với những bạn đi xe đưa rước ở trường Khi đi qua đường phải đợi đèn đỏ và cần có người lớn dẫn qua, không chơi đùa và đọc sách khi tham gia giao thông… và giới thiệu cho trẻ một số biển báo đơn giản dễ nhớ…
Chủ đề bản thân Thơ “Chiếc mũ xinh của bé” sau khi học xong trẻ sẽ hiểu đã ngồi trên xe thì phải đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính tính mạng của chúng ta, biết mở khóa và gài khóa mũ bảo hiểm Và chính trẻ sẽ là những tuyên truyền viên tuyên truyền, nhắc nhở người thân phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia thông.
Hoạt động làm quen với toán: đề tài “ xác định phía trái, phía phải” từ đó tôi lồng ghép giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đi bên phải, không đi bên trái
Làm quen văn học: “ Xe lửa chạy” chuyện “ Qua đường”, “ Ba ngọn đèn giao thông”, “Chú cảnh sát giao thông” Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện giáo dục trẻ những bài học về ATGT như: Tín hiệu đèn giao thông, cách đi bộ khi qua đường, khi đi tàu xe, thuyền…Kết thúc giờ học ngoài việc yêu cầu trẻ nắm được nội dung bài, tôi còn nhắc nhở và giáo dục trẻ về ATGT phù hợp với độ tuổi trẻ (Hình 8) d, Hoạt động góc
Hoạt động góc là hoạt động phong phú nó mô tả lại đời sống xã hội với các mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo lại, bởi thế cần quan tâm đến các nhóm chơi, tùy vào từng chủ đề lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho các cháu Ở góc học tập có thể bày biện nhiều loại sách có nội dung hình ảnh về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái tạo lại bằng cách vẽ, nặn, xé dán; có thể cho trẻ đánh dấu X cho hành động sai, đánh dấu V cho hành động đúng. e, Hoạt động chiều
Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình thực hiện những biện pháp nêu trên, bản thân tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được trên trẻ rất cao
*Đối với trẻ: Đa số trẻ đã có ý thức tốt về việc khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm, khi tham gia giao thông bằng các phương tiện thì phải đi bên phải, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường và khi qua đường phải có người lớn dắt qua, khi đi qua ngã tư đường phố phải quan sát, chú ý và tuân theo đèn tín hiệu Ngoài ra trẻ lớp tôi đã biết một số biển báo cơ bản, gần gũi với trẻ như: biển báo cấm, ( Cấm người đi bộ, Cấm đi ngược chiều, cấm dừng đỗ xe, cấm rẽ trái, phải…) biển báo nguy hiểm (Đi chậm, đường hẹp, đường dành cho người đi bộ, giao nhau với đường sắt có rào chắn…), biển báo hiệu lệnh ( Chỉ được đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, giao nhau chạy teo vòng xuyến, dành cho người đi bộ…), biển báo chỉ dẫn ( Nơi đỗ xe, chỗ quay xe, trạm xăng, bệnh viện…)
Tham gia Hội thi giúp bé tự tin, khắc sâu hơn những quy định luật lệ ATGT và cùng giúp đỡ mọi người xung quanh tham gia giao thông an toàn.
Các phương pháp trên đã mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ em Cô giáo nhận thấy sự tự tin trong giảng dạy, dẫn đến kết quả học tập cao hơn Học sinh có khả năng nhận biết và hiểu ý nghĩa của các biển báo hiệu nhanh chóng, cũng như nắm rõ luật giao thông khi tham gia giao thông Ngoài ra, các phương pháp này còn khiến giờ học trở nên thú vị và thu hút sự tập trung của trẻ em.
Phụ huynh nhận thấy vai trò giáo dục, không phải là nhệm vụ của riêng nhà trường mà cần phải có sự phối hợp phụ huynh, địa phương và nhà trường Kiềm chế được những hành vi vi phạm luật giao thông như: không đội mũ bảo hiểm khi đi gần nhà hay trong hẻm, vượt đèn đỏ khi không có phương tiện lưu thông khác…, làm gương cho các con noi theo như: Phụ huynh đưa đón, rước cháu trật tự, không chen lấn Đậu và đỗ xe đúng nơi quy định, dãn dắt trẻ khi trẻ qua đường, trao học sinh tận tay giáo viên…
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bài học kinh nghiệm
Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là việc làm thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện được, ngay những bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về Luật giao thông, có ý thức chấp hành Luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh Với những kết quả đạt được ở trên, tôi đã rút ra một vài bài học kinh nghiệm sau:
Tuyên truyền để mỗi giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho các cháu noi theo
Giáo viên xác định rõ nội dung và hình thức lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ATGT cho trẻ từ đó rút kinh nghiệm, đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ để trẻ nắm được một số luật lệ và biển báo giao thông một cách nhẹ nhàng, sâu rộng.
Để đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ, giáo viên cần căn cứ vào thực tế địa phương, trường, lớp để lựa chọn kiến thức, kỹ năng cơ bản phù hợp Quá trình giáo dục an toàn giao thông cho trẻ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội để mang lại những kiến thức bổ ích và thiết thực cho trẻ.
Và việc Lồng ghép An toàn giao thông vào các hoạt động học tôi thấy cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Khả năng ứng dụng, phát triển đề tài
Sáng kiến này đã được áp dụng tại lớp 4-5T, Trường Mầm non Một số lĩnh vực áp dụng vào sáng kiến này: Làm quen văn học, Giáo dục âm nhạc, Hoạt động ngoài trời, Môi trường xung quanh, tạo hình, Làm quen với toán, Kỹ năng sống,… tôi thấy sáng kiến này rất dễ ứng dụng tại các trường mầm non trong ….nói chung và các trường mầm non trong địa bàn nói riêng
Những kiến nghị, đề xuất
Đề nghị cấp trên cung cấp tài liệu về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ để giáo viên chúng tôi được học tập thêm những kiến thức mới nhằm giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn nữa
Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học Tuy không phải là hoàn hảo nhưng tôi hy vọng phần nào sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác giáo dục An toàn giao thông, đặc biệt là Giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non góp phần đưa đẩy phong trào Giáo dục An toàn giao thông ngày một đi lên