1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy các bài toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Người ta thường nói môn Toán học là môn “thể thao trí tuệ”, việc giải

toán sẽ hấp dẫn đối với không chỉ giáo viên mà ngay cả với học sinh Tiểu học.Vấn đề là trong hoạt động giải toán thầy, cô phải biết giúp học sinh nhận ra dạngtoán và lựa chọn phương pháp giải phù hợp, gợi mở để khơi gợi sự hứng thúgiúp các em tự khám phá và tìm ra cách giải các bài toán nhanh, chính xác

Toán lớp 5 là một cấu thành hoàn chỉnh của chương trình môn toán ở bậctiểu học Chương trình tiếp tục thực hiện những yêu cầu đổi mới về giáo dục

toán học “ giai đoạn học tập sâu” (so với giai đoạn trước) Trong chương trình

toán 5, mảng kiến thức về “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm”không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắnhọc với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất của xãhội Qua việc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm vềthực tế, vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trămcác loại học sinh (theo giới tính hoặc theo xếp loại học lực, ) trong lớp mìnhhọc, trong nhà trường; tính tiền vốn, tiền lãi khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩmlàm được theo kế hoạch dự định, Đồng thời rèn luyện những phẩm chất khôngthể thiếu của người lao động đối với học sinh Tiểu học.

Nhưng việc dạy - học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm”không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh Tiểu học, mà cụ thể làgiáo viên và học sinh lớp 5 Để tìm ra phương pháp dạy - học về Tỉ số phần trămvà Giải toán về tỉ số phần trăm sao cho phù hợp, hiệu quả, để giáo viên khôngcòn lúng túng, đơn điệu, nhàm chán khi truyền đạt, học sinh hiểu bài một cáchmơ hồ là một việc làm khó.Vì vậy yêu cầu người giáo viên phải xác đinh rõ yêucầu về nội dung, mức độ cũng như phương pháp dạy học nội dung này Từ đónhằm tạo ra một hệ thống phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh,đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình thaysách giáo khoa ở Tiểu học.

Đối với học sinh lớp 5, các em đã được làm quen với những dạng toán cơbản, các em có thể vẽ sơ đồ tìm ra được các lời giải bài toán Tuy nhiên, khôngphải bài toán nào học sinh cũng vẽ được sơ đồ đoạn thẳng, ví dụ như những bàitoán về tỉ số phần trăm hay những bài toán hợp có nhiều đại lượng ẩn… Khihọc sinh gặp những bài toán mang tính tổng hợp, ẩn, làm thế nào để các emphân tích được các yếu tố của đề bài, lần lượt gỡ các nút thắt của bài toán, tìm racách giải hay đưa về bài toán cơ bản hoặc một số bài toán khác có liên quan đếntỉ số phần trăm và giải được bài toán Đó là câu hỏi khó khiến tôi phải trăn trở và

suy nghĩ Chính vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả khi dạy các bài toán về tỉ số phần trăm ở Lớp 5.”

Trang 2

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nhằm nâng cao chất lượng giải toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5trường Tiểu học Phú Cường- Ba Vì- Hà Nội

- Giúp học sinh hình thành kỹ năng, sử dụng thành thạo và vận dụng mộtcách linh hoạt các kiến thức về cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

III Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

1.Thời gian:

-Áp dụng trong cả chương trình Toán 5 Trọng tâm từ tuần 10 đến tuần 35.

2 Đối tượng nghiên cứu:

-Học sinh lớp 5C - Trường Tiểu học Phú Cường

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Chương trình Toán 5 (hiện hành),

- Chương hai: Các phép tính với số thập phân+Giải toán về tỉ số phần trăm

+Các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm ở Toán Tiểu học.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp

+Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề + Phương pháp dạy học trò chơi học tập+ Phương pháp trực quan

+ Phương pháp vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học + Phương pháp gợi mở vấn đáp.

Trang 3

B NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Ở độ tuổi đầu cấp Tiểu học, tri giác của các em còn gắn liền với hoạtđông thực tiễn (rờ, nắn, cầm, bắt), nhưng với học sinh lớp 5, tri giác của cácem không còn gắn với hoạt động thực tiễn, các em đã phân tích được từngđặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẽ theo quy định.Tuy nhiên, do khả năng chú ý chưa cao nên các em vẫn hay mắc sai lầm khitri giác bài toán như : đọc thiếu đề, chép sai hay nhầm lẫn giữa các bài toánna ná giống nhau.

Đối với bài toán về tỉ số phần trăm, đặc điểm chung là mỗi đề toánthường rất dài, không đọc kĩ thì rất dễ nhầm Để phân biệt được ý nghĩa củatừ, cụm từ trong bài cho chính xác, học sinh thường mắc phải lỗi thiếu chú ýtới từ cảm ứng có trong bài mà trong quá trình giải toán, nhất là bài toán về tỉsố phần trăm thì đó là “chìa khóa” vô cùng quan trọng.

Như vậy, sức chú ý của học sinh chưa thật bền vững và chóng mệt mỏi.Cho nên trong quá trình làm một bài toán có thể các em tìm hiểu, phân tíchđề và lập kế hoạch giải rất nhanh, nhưng cuối bài lại trình bày rời rạc, chấtlượng bài giải không cao

Đối với bài toán về tỉ số phần trăm, nó đòi hỏi ở học sinh sự linh hoạt vàkhả năng suy luận, diễn dịch tốt Loại toán này không giải bằng công thức đã cósẵn mà các em còn phải biết phân tích, suy luận, diễn giải từ những dữ kiện củabài toán, để từ đó vận dụng những kiến thức đã có sẵn, tháo gỡ mâu thuẩn và cáctình huống đặt ra trong bài toán.

II Điểm mới của sáng kiến

Sáng kiến đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh thực hiện tốtviệc học các bài toán về Tỉ số phần trăm, học sinh có hiểu biết thêm về thựctế ,vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm cácloại học sinh (theo giới tính hoặc theo xếp loại học lực, ) trong lớp mình học,trong nhà trường; tính tiền vốn, tiền lãi khi mua bán hàng hoá hay khi gửi tiềntiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định,

Để tìm ra phương pháp dạy - học về Tỉ số phần trăm và Giải toán về tỉ sốphần trăm sao cho phù hợp , không lúng túng, không đơn điệu, nhàm chán, hiểukiến thức cơ bản và vận dụng “Giải toán về tỉ số phần trăm” Và với mong muốngóp phần nhỏ bé công sức của mình nhăm nâng cao chất lượng dạy học về mônToán ở trường tiểu học mà tôi đang giảng dạy nói riêng và trên địa bàn huyệnnói chung Đồng thời qua đó để đúc rút những kinh nghiệm thiết thực cho bảnthân trong công tác giảng dạy.

Trang 4

III.Cơ sở thực tiễn:1 Thực trạng chung

Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực lại vừa rất trừu tượng,học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: đạt một số phần trăm chỉtiêu; vượt kế hoạch; vượt chỉ tiêu; vốn; lãi; lãi suất…, đòi hỏi phải có năng lựctư duy, khả năng suy luận hợp lí cũng như cách phát hiện và giải quyết các vấnđề.

Qua thực tế, khi dạy học yếu tố giải toán về tỉ số phần trăm, tôi nhận thấynhững hạn chế của học sinh thường gặp phải là:

- Học sinh chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%” vào bên phảicủa số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.

- Học sinh khó nhận dạng bài tập Dạng bài tập tìm tỉ số phần trăm của haisố đã được khái quát thành quy tắc ( muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìmthương của hai số, nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu “%” vào bênphải của tích vừa tìm được), nhưng với hai dạng bài tập còn lại chỉ thể hiện radưới hình thức bài tập mẫu, yêu cầu học sinh vận dụng tương tự Vì không nắmvững ý nghĩa của tỉ số phần trăm, không phân tích rõ được bản chất bài toán,chưa nắm rõ mối quan hệ giữa ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm nên hiểumột cách mơ hồ.

- Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rậpkhuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nênkhi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng.Nhiều năm trước, khi dạy giải toán về tỉ số phần trăm, tôi thật sự lúng túng Khihình thành kiến thức mới, giáo viên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chứcdạy học theo tinh thần lấy học làm trung tâm chưa hiệu quả khi dạy học yếu tốnày Học sinh chưa tích cực, chưa chủ động, đôi khi còn tỏ ra chán nản Chuyểnsang khâu luyện tập thực hành, giáo viên vẫn phải theo dõi và giúp đỡ rất nhiềuhọc sinh mới hoàn thành các bài tập đúng tiến độ.

* Khảo sát học sinh tôi thu được kết quả: (Đề KT lấn 1 trong phần minh chứng)

Tổngsố học

Điểm 9- 10Điểm 7- 8Điểm 5- 6Điểm 3- 4 Điểm 0- 2

Trang 5

2 Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh đã vận dụng một cách máy móc bàitập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu thìcác em làm sai Đặc biệt học sinh có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập “Tìm giátrị tỉ số phần trăm của một số cho trước” và “Tìm một số khi biết giá trị tỉ sốphần trăm của số đó” Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toánđơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp),thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặtra Với thời lượng ít (nội dung tỉ số phần trăm được dạy trong 7 tiết) cộng vớiviệc vận dụng một cách máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài

toán nên dẫn đến học sinh không nắm chắc các dạng bài tập về tỉ số phần trăm,

chưa nhận diện được dạng toán, cụ thể ở đây là dạng thứ hai (Tìm số phần trămcủa một số) và dạng thứ ba (Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của sốđó).

Học sinh lớp 5 kĩ năng tìm hiểu bài và xác lập mối quan hệ giữa các dựkiện đề bài toán còn nhiều hạn chế.

Môn toán là môn học khô khan và trừu tượng, mặt khác đôi lúc giáo viênchưa linh hoạt trong việc vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học tíchcực dẫn đến học sinh chưa khắc sâu được kiến thức, chưa gây được hứng thúcho học sinh trong quá trình học tập.

Về phía giáo viên, phần lớn là do thói quen, chủ quan, thường hay xem nhẹkhâu phân tích các dữ liệu bài toán Mặt khác, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáokhoa quá nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài chưa kĩ,giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học dẫn đến làm bàilúng túng

Với thực trạng và những nguyên nhân nêu trên thì cần phải có một biệnpháp cụ thể giúp học sinh biết phân tích đề toán để làm rõ những điều kiện đãcho của bài toán, tránh sự nhầm lẫn nói trên Từ đó biết tóm tắt đề bài sao chokhi nhìn vào phần tóm tắt học sinh có thể tự tin mà lựa chọn phương pháp giảithích hợp.

IV Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy các bài toán về tỉ sốphần trăm ở lớp 5:

1 Giúp học sinh hiểu về “tỉ số phần trăm” và bài toán về tỉ số phần trăm:

Ở lớp 4 “Tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứhai,” lên lớp 5 thì thương đó thường là số thập phân Do đó, khi dạy về tỉ sốphần trăm tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đặt một số câu hỏi như:

Tỉ số phần trăm có phải là tỉ số không? Tỉ số có viết thành tỉ số phần trăm đượckhông?

Trang 6

Chẳng hạn: 2 1 4 7; ; ;

100;… đều là tỉ số, trong đó tỉ số 25

100 có mẫusố là 100 nên ta còn gọi 25

100 là tỉ số phần trăm GV giải thích thêm: Để cho tiệndụng cũng như dễ nhận biết, người ta quy ước viết 25

100 thành “25” và thêm kíhiệu “%” vào bên phải số 25 thành “25%”, đọc là “Hai mươi lăm phần trăm”.Như vậy, từ 25

100 viết thành 25%, thì ngược lại, từ 25% cũng có thể viết thành

Vậy có thể hiểu tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số được viết dưới dạng phânsố thập phân có mẫu số là 100 Hay có thể hiểu tỉ số phần trăm của 2 số là sosánh số thứ nhất (Cái được so sánh) với số thứ 2 (Đơn vị so sánh)

*Ví dụ: Diện tích một vườn hoa là 100 m2, trong đó có 25 m2 trồng hoa hồng.Tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa?

-GV hướng dẫn HS phân tích đề toán.

- Muốn tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa ta làmthế nào? (Lấy diện tích trồng hoa hông chia cho diện tích vườn hoa là:

25 : 100 hay 100

25%Giáo viên: Đọc là Hai mươi lăm phần trăm

Ta nói: Tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tíchvườn hoa là 25%; hoặc: Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườnhoa Điều đó có nghĩa: Nếu diện tích vườn hoa chiếm 100 phần bằng nhau thìdiện tích trồng hoa hồng sẽ chiếm 25 phần trong số đó.)

-Tương tự như vậy giáo viên có thể đưa thêm những tình huống toán học rất thực tế để học sinh có biểu tượng ban đầu chính xác về tỉ số phần trăm và giải những bài toán về tỉ số phần trăm theo ba dạng cơ bản nhất

2 Giúp học sinh nhận dạng và phân biệt các dạng toán về tỉ số phần trăm:

Đối với mảng kiến thức về tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm, giáo

viên cần giúp học sinh phân biệt được ba dạng toán: đồng thời mở rộng một sốdạng toán khác liên quan đến tỉ số phần trăm Giúp HS biết phân tích, tóm tắt đềtoán nhận dạng đúng dạng toán và tìm hướng giải Thông thường GV cho HS

phân tích đề toán như sau: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? Bàitoán thuộc dạng nào? Tuy nhiên, với dạng toán về tỉ số phân trăm, muốn HS

hiểu rõ dạng toán nào thì cần phân tích theo đặc trưng của nó Cụ thể có 3 dạngnhư sau:

Trang 7

Phân biệt dạng toán 1: Dạng toán 1 HS ít bị nhầm lẫn nhất vì yêu cầu của dạng

này lúc nào cũng là Tìm số phần trăm Và các thuật ngữ thường gặp như: Tìm tỉsố phần trăm ? chiếm bao nhiêu phần trăm? đạt bao nhiêu phần trăm? có bao nhiêu phần trăm? Do vậy, khi HS biết rõ yêu cầu của đề bài là gì? Thì

chắc chắn các em sẽ làm được dạng toán 1 này.

Phân biệt dạng 2 và dạng 3: Thông thường khi đọc một đề toán xong, HSkhông định hướng được đây là dạng toán 2 hay dạng 3 để áp dụng làm bài tập.Do đó, với ví dụ cụ thể GV giúp HS phân biệt như sau: (Trong phần minhchứng- Ảnh 1)

Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước

Ví dụ: (Bài 2, SGK Toán 5, trang

77) Một người bán 120 kg gạo, trongđó có 35% là gạo nếp Hỏi người đó

bán bao nhiêu ki- lô- gam gạo nếp?

Tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó

Ví dụ: (Bài 2, SGK Toán 5, trang 78)

Số HS hoàn thành tốt của trườngVạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% sốHS toàn trường Hỏi trường Vạn

(120 : 100 x 35) hoặc (120 x 35 : 100)

Cách giải

Xem số gạo đem bán là 100 phần

bằng nhau ( hay 100%) thì số gạonếp 35 phần như thế ( hay 35%) Giá trị 1 phần (hay 1% số gạođem bán) là: 120 : 100 = 1,2 (kg) Số gạo nếp đã bán ( hay 35% sốgạo đem bán ) là: 1,2 x 35 = 42(kg)

Đáp số: 42 kg gạo nếp

Dạng 3: Tóm tắt

Hoàn thành tốt: 552 HS tương ứng 92%1% tương ứng : … HS?

Cả trường 100% : … HS?

Hướng dẫn giải

Chưa có số tương ứng với 100% nên

số cần tìm là số ứng với 100% (Tìm 1%rồi tìm 100%)

( 552 : 92 x 100 ) hoặc ( 552 x 100 : 92)

Cách giải

Xem số HS toàn trường là 100 phầnbằng nhau (hay 100%) thì số HS hoànthành tốt là 92 phần như thế (hay 92%) Giá trị 1 phần (hay 1% số HS củatrường) là: 552 : 92 = 6 (HS)

Số HS toàn trường (hay 100% số HStoàn trường) là: 6 x 100 = 600 (HS)

Đáp số: 600 HS

3 Hướng dẫn học sinh nắm vững cách giải ba dạng toán về tỉ số phàn trăm:

Trang 8

a Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số

Cách giải chung: Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như sau: Bước 1: Tìm thương của hai số

Bước 2: Nhân nhẩm thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm (%)

vào bên phải tích tìm được (Nhấn mạnh từ nhân nhẩm để HS nhớ)

Hướng dẫn phân tích đề: Xác định được đơn vị so sánh và đối tượng đemra so sánh: Đơn vị so sánh thường ứng với 100% Xác định rõ ta đang đi tìm tỉsố phần trăm của hai số nào? Giá trị cụ thể của hai số đó trong bài toán đã có cụthể chưa? Nếu chưa ta sẽ tìm như thế nào? Chẳng hạn, đối với ví dụ sau đây:

Ví dụ minh họa: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ.

Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? (Bài

3, Sách giáo khoa (SGK) Toán 5, trang 75) (Phần minh chứng - Ảnh 2)

Phân tích: HS cần xác định rõ đơn vị so sánh và đối tượng đem ra so sánh:Số học sinh nữ được đem so với Số học sinh của lớp học Đơn vị so sánh là Sốhọc sinh của lớp học ứng với 100% Vậy tỉ số phần trăm của hai số cần tìm làSố học sinh nữ và Số học sinh của lớp học

Tỉ số phần trăm số học sinh nữ và số học sinh của lớp học là: 13 : 25 =0,52 = 52%

Cho HS nhắc lại ý nghĩa của tỉ số phần trăm 52% vừa tìm được: Nếu Sốhọc sinh của lớp học là 100% thì Số học sinh nữ là 52%

*.Một số lưu ý khi dạy dạng toán 1

- GV cần giúp HS hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tỉ số phần trăm Nắm chắccách tìm tỉ số phần trăm của hai số

- Xác định rõ ràng đơn vị so sánh và đối tượng so sánh để có phép tínhđúng

- Xác định đúng được tỉ số phần trăm của một số cho trước với số chưa biếthoặc tỉ số phần trăm của số chưa biết so với số đã biết trong bài toán

*Ví dụ 1: Một lớp học có 32 HS, trong đó có 8 em học giỏi toán Hãy tìm tỉ

số phần trăm HS giỏi toán so với HS cả lớp?

Đối với dạng bài này, học sinh dễ dàng làm được Các em chỉ cần dựa vàocác bước giải của dạng toán: giải toán về tỉ số phần trăm.

Sau khi đọc đề, nắm yêu cầu HS nêu kết quả:- Nhóm 1: Là 400% vì lấy 32 : 8 x 100 = 400% - Nhóm 2: Là 25% vì lấy 8 : 32 = 0,25; 0,25 = 25%

- Nhóm 3: 8 em HS giỏi bằng 14 số HS cả lớp mà 41 của 100 là 25%

Trang 9

Tôi ghi cả 3 cách làm trên và gợi mở:

+ Bài toán cho gì? ( lớp có 32 HS, Giỏi toán 8 em)

+ Bài toán yêu cầu tìm gì?( Tỉ số phần trăm HS giỏi toán so với HS cả lớp)+ Muốn tìm tỉ số phần trăm HS giỏi toán so với HS cả lớp ta làm như thếnào? (Ta lấy số HS giỏi toán chia cho số HS cả lớp nhân với 100 rồi viết kí hiệu% vào bên phải số đó)

+ GV giải thích lại cho HS về ý nghĩa của tỉ số phần trăm: Tỉ số phần trămcủa HS giỏi toán và học sinh cả lớp là 25% thì phải hiểu là: Coi số HS cả lớp là100 phần thì số học sinh giỏi là 25 phần.

+ GV chỉ ra cho HS phân biệt: Phân số, tỉ số, tỉ số phần trăm.+ Hiểu bản chất bài toán:

8 : 32 = 0,25; Ta có 0,25 = 0,25 x 100 : 100 = 25 : 100 = 10025 = 25%+ Cách trình bày:

Tỉ số phần trăm HS giỏi toán so với HS cả lớp là:8 : 32 = 0,25 = 25%

Đáp số: 25%* HS nhắc lại cách giải đúng, cả lớp nhẩm nhớ.

* Vậy muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào? (Muốn tìm tỉsố phần trăm của hai số ta làm như sau:

+ Tìm thương của hai số.

+ Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìmđược.)

Ví dụ 2 : Trong vườn có 12 cây cam và 28 cây chanh Tìm tỉ số phần trăm

cây cam so với cây trong vườn?

* Nguyên nhân sai: Học sinh đọc không kĩ đề dẫn đến tìm tỉ số phần trămcủa cây cam và cây chanh.

* Biện pháp khắc phục:

Tìm hiểu nội dung bài toán:

+ Bài toán cho gì? (Trong vườn có 12 cây cam và 28 cây chanh )

+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Tìm tỉ số phần trăm cây cam so với cây trongvườn?)

Trang 10

*Ví dụ 3 : Một người bỏ ra 42000đ tiền vốn để mua rau Sau khi bán hết số rau,

người đó thu được 52 500đ Hỏi:

a.Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?b.Người đó thu lãi bao nhiêu phần trăm?

GV tổ chức cho HS phân tích đề bài và lập kế hoạch giải:

+ Tiền vốn mua rau là 42 000đ ứng với bao nhiêu phần trăm? ( 100%) + Để tính tỉ số phần trăm tiền bán rau và tiền vốn ta làm như thế nào? + Muốn xem người đó thu lãi bao nhiêu ta làm như thế nào?

HS giải, chữa bài: Bài giải:

Tỉ số % tiền bán ra so với tiền vốn là:52 500 : 42 000 = 1, 25 = 125%

Số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: 25%

Củng cố kiến thức, giáo viên yêu cầu học sinh tự viết lại cách giải dạngtoán: Tìm tỉ số phần trăm của 2 số vào vở.

b Dạng 2: Tìm giá trị phần trăm của một số: (Phần minh chứng-: Ảnh 4)

Cách giải chung: Muốn tìm giá trị một số (A) phần trăm (m%) của số

(M) cho trước ta lấy số đó (M) chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm (m)).Hoặc lấy số đó (M) nhân với số phần trăm (m) rồi chia cho 100

Ta có công thức: A = M : 100 x m hoặc A = M x m : 100

*Ví dụ minh họa: Một lớp học có 32 HS, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm

75%, còn lại là học sinh 11 tuổi Tính số học sinh 11 tuổi của lớp học đó? (Bài1, SGK Toán 5, trang 77)

Phân tích: GV chỉ cần hướng cho HS hiểu ý nghĩa “Số học sinh 10 tuổi

chiếm 75% số HS cả lớp” có nghĩa là coi 32 HS cả lớp là 100% (bao gồm cả Sốhọc sinh 11 tuổi) thì Số học sinh 10 tuổi chiếm 75% (Cho HS nhắc đi nhắc lại

nhiều lần ý nghĩa này)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w