1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh bài toán đúng sai trong dạy học hình học theo định hướng thi năm 2025

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng PhongChức vụ: Giáo viên

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3 Phạm vi và đối tượng của đề tài 1

4 Thời gian thực hiện đề tài 1

5 Điểm mới, tính hiệu quả, khả năng áp dụng trong kết quả nghiên cứu 2

6 Số liệu khảo sát trước khi tiến hành áp dụng Infographic vào giảng dạy 2

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6

1 Cơ sở lý luận về Infographic 6

2 Các bước xây dựng một Infographic 8

3 Sử dụng Infographic trong dạy học môn Địa lí lớp 12 9

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15

1 Kết luận 15

2 Khuyến nghị và đề xuất rút ra từ đề tài này 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHỤ LỤC 20

Trang 3

Viết tắtNội dung

THPT Trung học phổ thôngPPDH Phương pháp dạy họcKTDH Kĩ thuật dạy họcKT - XH Kinh tế - Xã hội

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 4

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thời sự, vừa cấp bách, vừa cơ bảnđối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Yêu cầu đổi mớilà cần đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồidưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời hay nóicách khác là đòi hỏi người thầy phải áp dụng các phương pháp dạy học mới theohướng tích cực phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu học sinh cần ghi nhớ, vậndụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiệndạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lựccho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và infographic là mộtgiải pháp hợp lý cho yêu cầu đó Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp,khái quát hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… infographic có thể trở thành mộtcông cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộmôn Những trang infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắtmắt sẽ thu hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập địa lí -bộ môn vốn được xem là khó nhớ, khó học vì quá dài với đại đa số học sinh.Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năngtrong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng trên thực tế, nghiêncứu và ứng dụng infographic trong dạy học địa lí vẫn còn là một vấn đề mới mẻ,chưa được khai thác hiệu quả [1],[6],[7]

Việc sử dụng infographic trong dạy học Địa lí lớp 12 là một giải pháphiệu quả giúp học sinh học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức tốt và phát huy cátính sáng tạo của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạyhọc Địa lí theo hướng hiện đại, khơi dậy được hứng thú học tập, tư duy sáng tạocủa học sinh Xuất phát từ thực tế trên cùng với điều kiện nghiên cứu của bảnthân, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng Infographic trong dạy học môn Địa lí lớp 12

tại trườngTHPT Lê Hồng Phong- Bỉm Sơn – Thanh Hóa”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu việc sử dụng Infographic trong giảng dạy môn Địa lílớp 12 nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và họcĐịa lí ở trường THPT theo hướng dạy học tích cực Đồng thời, nội dung của đềtài cũng có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu cho học sinh tham gia các kì thi,đồng nghiệp sử dụng trong quá trình giảng dạy.

3 Phạm vi và đối tượng của đề tài

- Đề tài được nghiên cứu ở học sinh các lớp khối 12 trường THPT LêHồng Phong – Bỉm Sơn – Thanh Hóa , nơi tôi đang công tác.

- Đối tượng: học sinh THPT

4 Thời gian thực hiện đề tài

Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Địa lí củabản thân tôi từ năm học 2022 - 2023 và tiếp tục triển khai ở năm học 2023 - 2024.

Trang 5

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Lê Hồng Phong - Bỉm Sơn - Thanh Hóa.

5 Điểm mới, tính hiệu quả, khả năng áp dụng trong kết quả nghiên cứu

5.1 Đối với giáo viên

- Để nâng cao chất lượng dạy học, sử dụng Infographic có vai trò tích cựcquan trọng, cùng với phương tiện, đồ dùng dạy học khác góp phần đổi mớiphương pháp dạy học.

- Infographic có thể được sử dụng để kết hợp với các phương pháp, kĩthuật dạy học như một đồ dùng trực quan

- Nhờ ưu thế của Infographic trong việc hệ thống hóa kiến thức và tínhmới lạ, bắt mắt, sử dụng Infographic có thể được xem là một biện pháp gópphần đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

5.2 Đối với học sinh

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khám phá.

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp kiến thức.- Tăng khả năng hứng thú đối với môn học.

5.3 Khả năng áp dụng

Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THPT Lê Hồng Phong từ năm học

2022-2023 đến nay Có khả năng áp dụng rộng rãi đối với toàn bộ giáo viên cácbộ môn ở trường trên địa bàn huyện, thị Có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn,

áp dụng trong giảng dạy hàng ngày, ôn tập, ôn thi tại các trường THPT trongtoàn Tỉnh

6 Số liệu khảo sát trước khi tiến hành áp dụng Infographic vào giảng dạy

Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có sự khảo sát về thực trạng sử dụng

Infographic đối với giáo viên và mức độ hứng thú môn học của học sinh Sau

khi áp dụng thực hiện tôi tiến hành khảo sát lại để có kết quả so sánh đối chiếu.

6.1 Về phía giáo viên

Với phiếu khảo sát giành cho giáo viên, tôi khảo sát với giáo viên đangtrực tiếp giảng dạy lớp 12 của một số trường trên địa bàn Thị Xã Bỉm Sơn vàhuyện Hà Trung, Nga Sơn, cụ thể:

TrườngSố lượng GV tham gia khảo sát

Trang 6

Nhận thức của giáo viên về infographic

Với câu hỏi: Thầy/Cô hiểu như thế nào về Infographic?, hầu hết các giáoviên đều đã nhận thức đúng được bản chất của Infographic là sử dụng hình ảnhđể truyền tải thông tin.

Trong đó, 75% giáo viên hiểu chính xác khái niệm infographic là hìnhthức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiếnthức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng Đây là cơ sởthuận lợi và quan trọng để đảm bảo khả năng tiến hành sử dụng infographic cóhiệu quả trên diện rộng.

Điều này chứng tỏ infographic không còn là một khái niệm xa lạ, mà hoàntoàn gần gũi với các giáo viên THPT nói chung và giáo viên môn Địa lí nói riêng.Tuy nhiên, với câu hỏi về mức độ sử dụng infographic trong dạy học, chỉ có 10,5% thầy cô cho rằng thường xuyên sử dụng Infographic trong dạy học, 70,3% thỉnhthoảng có sử dụng infographic và 19,2% chưa bao giờ sử dụng Con số này chứngtỏ, infographic đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên mức độ không thường xuyên.Có thể giải thích điều này là do chưa có một hệ thống infographic Địa lí đầy đủ làmnguồn tài liệu để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy Vì thế, việc sử dụnginfographic hoàn toàn là do khả năng và sáng tạo cá nhân của từng giáo viên.Tuychưa thực sự được phổ biến, nhưng 100% số thầy cô tham gia khảo sát đều đã cónhận thức đúng về ưu thế nổi trội của infographic trong dạy học Địa lí ở các trườngphổ thông: Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn; tăng tính hìnhảnh trong dạy học Địa lí tăng tư duy sáng tạo cho học sinh,… và từ đó, giúp họcsinh tăng hứng thú học tập bộ môn.

Mức độ sử dụng infographic của giáo viên (%)

Bảng: Ưu thế của infographic trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông

Trang 7

Ưu thế của infographic trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Tỷ lệ

Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn 90 %Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn 95.3 %

Rèn các kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá 80,2 %Tăng tư duy sáng tạo cho học sinh phát triển năng thực hành Địa lí và

88.5 %

Giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn 89,2 %

Bảng: Những biện pháp sử dụng infographic trong dạy học Địa lí 12

Sử dụng infographic trong hoạt động hình thành kiến thức mới 90Sử dụng infographic trong hoạt động luyện tập, vận dụng, mở rộng 55Sử dụng infographic trong kiểm tra – đánh giá 10Sử dụng Infographic trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức 50Sử dụng infographic để làm nguồn tài liệu tham khảo phong phú 80

Các giáo viên tham gia khảo sát cũng đã thể hiện quan điểm rõ ràng củamình về thực tế sử dụng infographic với những thuận lợi và khó khăn nhất định.Trong đó, hầu hết các giáo viên đều đã chỉ ra khó khăn lớn nhất để thiết kế và sửdụng infographic có hiệu quả chính là vấn đề đầu tư thời gian, công sức để tạo racác infographic phù hợp với các bài dạy

Khó khăn của giáo viên khi sử dụng infographic trong dạy học Địa lí

Tuy nhiên, nếu khắc phục được các khó khăn nói trên, infographic sẽ pháthuy được những điểm mạnh của nó nếu được sử dụng trong quá trình dạy họcnhư: Phát huy khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh, tiết kiệm thời gian học

Trang 8

tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn,… [3],[6],[7]

6.2 Về phía học sinh

Thực trạng sử dụng infographic tại trường THPT được phản ánh khá rõthông qua khảo sát của tác giả Khảo sát được tiến hành trực tuyến với đối tượnglà học sinh trường THPT Lê Hồng Phong Có 268 học sinh đã tham gia trả lờikhảo sát trên tổng số 718 học sinh toàn trường Trong đó, 60,3 % học sinh đãtừng biết đến infographic Con số này chứng tỏ, infographic không phải là mộtkhái niệm xa lạ với các em Đây là một con số đáng mừng vì nó chứng tỏ rằngthực tế học sinh đã được tiếp xúc và hiểu biết ít nhiều về infographic

Nhận thức của học sinh về Infographic (%)

Bảng: Mức độ hứng thú của học sinh với các cách sử dụng infographictrong dạy học Địa lí

Mức độ hứng thú của học sinh khi sử dụng infographic trong dạy học Địa lí

70.8 %

Xem phim (videographic) và điền vào phiếu học tập 44.3 %

Hướng dẫn học sinh tự thiết kế infographic cá nhân 39.8 %Như vậy, kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng: hầu hết các giáo viên và họcsinh tham gia khảo sát đều nhận thức đúng được bản chất của infographic, tácdụng của infographic trong dạy học Địa lí, Nhiều học sinh còn tỏ ra hứng thúvới những thú vị và sáng tạo mà infographic mang lại Mặc dù chỉ là khảo sát ởqui mô nhỏ, nhưng kết quả khảo sát cũng đã là cơ sở quan trọng để chứng tỏinfographic có khả năng trở thành một công cụ hữu hiệu hỗ trợ quá trình dạy họcĐịa lí góp phần thay đổi cách thức dạy học truyền thống, nâng cao hứng thú vàchất lượng dạy học bộ môn. [6],[7]

Trang 9

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 Cơ sở lý luận về Infographic

1.1 Khái niệm về Infographic.

Infographic là từ ghép giữa information (thông tin) và graphic (đồ họa).Hiện nay, có nhiều định nghĩa Infographic khác nhau: Infographic là hình ảnhđồ họa thể hiện thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm thể hiện thông tin phứctạp một cách nhanh chóng và rõ ràng Đồ họa có thể được tăng cường bởi cácbiểu tượng, hình dạng, màu sắc và các yếu tố hình ảnh khác nhưng nhìn chung,từ ngữ vẫn là yếu tố được nhấn mạnh bởi loại info này Hay theo từ điển Oxford,Infographic là cách thể hiện trực quan thông tin hoặc dữ liệu như dạng biểu đồ,sơ đồ

Như vậy, Infographic được hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụthể chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hìnhảnh trực quan Đây là sản phẩm đồ họa mô tả thông tin về một lĩnh vực, vấn đềnào đó Thông tin trong Infographic được giải thích một cách trực quan thôngqua các hình ảnh Mục đích chính của Infographic là thể hiện một chủ đề phứctạp thành những hình ảnh đơn giản, thẩm mĩ, giúp người xem dễ dàng tiếp cậnvà ghi nhớ thông tin Infographic là kiểu thiết kế đồ họa chủ yếu dựa vào cáchình tượng trực quan để mô phỏng cho những dữ liệu thông tin, với thiết kế kiểunày người dùng dễ dàng thu thập dữ liệu một cách nhanh nhất.

Như trong ví dụ dưới đây, Infographic sử dụng các hình ảnh nổi bật, lôicuốn để truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và rõ ràng: [2],[2],[4].

“Infographic: Việt Nam lọt top điểm đến hàng đầu sau dịch Covid 19. [8]

Nguồn: https://infographics.vn ”

Trang 10

1.2 Đặc điểm của Infographic

Infographic là một sản phẩm độc đáo, thường mang dấu ấn cá nhân, đadạng về màu sắc và cách trình bày Mỗi một sản phẩm Infographic là một sảnphẩm thể hiện ý đồ riêng của người thiết kế Cùng một nội dung, thông tin,nhưng cách thể hiện của mỗi người là hoàn toàn khác Nhưng nhìn chung, cácInfographic đều có chung các đặc điểm sau:

Infographic mang tính khái quát cao: Tính khái quát được đảm bảo bởi hệthống hình ảnh biểu tượng cho phép cung cấp một lượng lớn thông tin; vừa làmrõ những dữ liệu phức tạp, vừa tổng hợp thông tin thông qua cách sắp xếp cácnội dung và biểu tượng

Infographic thể hiện rõ ràng, chính xác các nội dung Thông quaInfographic, các thông tin sẽ trở thành một nội dung có giá trị được đơn giản hóamà bất kì một người nào cũng có thể hiểu Màu sắc, phông chữ và hình ảnh phảihỗ trợ cho việc giải thích và không hạn chế sự hiểu biết.

Infographic có tính sáng tạo, tính thẩm mĩ: Infographic là một sản phẩm

độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của người thiết kế Infographic gây ấn tượngvà hứng thú với người đọc về màu sắc, cách thức thể hiện sáng tạo các nội dung.Sự sắp xếp hợp lý các hình ảnh, số liệu, thông tin ngắn gọn trong các bố cục hàihòa chính là cơ sở tạo nên tính thẩm mĩ của Infographic. [3],[4]

1.3 Ưu điểm của Infographic.

Thông tin trực quan: Infographic mang rất nhiều ưu điểm nổi bật so vớihình thức trình bày thông tin như truyền thống Bởi lẽ, thay vì trình bày thôngtin dài, khô khan, khó tiếp thu và gây nhàm chán cho người đọc, chúng ta có thểthay thế thông tin đó bằng những hình ảnh sống động và cụ thể, khoa học, đẹpmắt và theo một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc có thể hiểu được.

Trình bày thông tin quan trọng: Infographic không chỉ được biết đến là cáctác phẩm nghệ thuật, điều quan trọng mà người xem muốn biết chính là lượngthông tin từ thiết kế Infographic, sẽ bị thu hút bởi nội dụng mà nó truyền tải.

Thu hút người xem: Nhờ vào sự sáng tạo trong thiết kế, mọi thông tin đềuđược sắp xếp theo một cách súc tích và rõ ràng Với cách trình bày ấn tượng và độcđáo của Infographic, bạn sẽ chú ý vào những hình ảnh, màu sắc, đường nét đó

Thông tin dễ hiểu: Các thông tin khi trình bày trên Infographic đều đượcđơn giản hóa Nếu là một người thích thu thập thông tin từ đồ thị, biểu đồ, chắchẳn bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chúng được trình bày bằng những hìnhảnh thú vị

Dễ dàng tiếp cận: Bước vào thời đại công nghệ 4.0, internet bùng nổmạnh mẽ đã khiến Infographic trở nên phổ biến hơn [3],[4]

1.4 Lợi thế của Infgraphic trong dạy học Địa lí

Trong các thế mạnh của Infographic, có những điểm có thể hỗ trợ tốt chogiáo dục để đưa Infographic vào dạy học Địa lí như một phương tiện dạy họcmới, đáp ứng được những yêu cầu trong giảng dạy Địa lí hiện nay Cụ thể:

Trang 11

Dễ ghi nhớ, nhớ lâu: Infographic với hệ thống thông tin tổng hợp hoặctheo từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem có khả năng ghi nhớ lâu hơn dotrình bày chuyên sâu về một nội dung nào đó

Hình ảnh trực quan là thế mạnh vượt trội của Infographic khiến học sinhchú ý vào cách trình bày ấn tượng của Infographic và tự hỏi xem những biểu đồ,màu sắc, đường nét, hình ảnh… Bằng cách này, HS có thể tiếp thu được nhiềuthông tin chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Tạo sự thu hút người học: hình ảnh giúp người xem cảm thấy dữ liệu hấpdẫn và thu hút hơn Giữa rất nhiều thông tin cập nhật mới liên tục trên internet,một Infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần so với bài viếthoặc biểu đồ đơn giản.

Những lợi thế trên là những điểm cần thiết đối với một phương tiện dạyhọc mới mà bộ môn Địa lí có thể sử dụng [3],[4]

1.5 Bố cục của Infographic.

Bố cục cơ bản của một Infographic bao gồm ba phần: chủ đề, kênh hìnhvà kênh chữ Trong đó, chủ đề là tên bao quát nội dung sẽ thể hiện; kênh hình lànhững hình ảnh, biểu tượng, biểu đồ, bản đồ và kênh chữ có thể là nội dungchính hoặc bổ trợ làm rõ các biểu tượng Infographic thể hiện bằng các yếu tố đồhọa và hình ảnh thu hút sự chú ý bằng cách sắp xếp các nội dung, thông tin mộtcách khoa học và độc đáo nhất theo ý đồ mong muốn của người dạy.

Tuy nhiên, một Infographic có nhiều thông tin nếu không được sắp xếp bốcục một cách hợp lí sẽ dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây rối loạn cho người đọckhông thể tập trung vào những nội dung quan trọng và có thể gây hiệu ứngngược trong việc tiếp nhận thông tin. [3],[4]

2 Các bước xây dựng một Infographic

Xác định chủ đề của Infographic: Trước hết cần xác định được nội dungvà chủ đề mình muốn truyền tải, từ đó mới hình dung được các yếu tố nhưphong cách thiết kế, màu sắc, nội dung…sẽ sử dụng

Xây dựng ý tưởng: Mục đích của việc lên ý tưởng sẽ giúp chúng ta dễchọn lọc những số liệu, hình ảnh và từ ngữ phù hợp để dùng cho Infographic

Thu thập thông tin: Khi đã xác định được chủ đề cần thực hiện, hãy tiếnhành tìm kiếm thông tin từ sách báo, internet hoặc những nguồn khác

Thu thập hình ảnh, icon, kí hiệu: Mỗi Infographic nên sử dụng một loạiIcon cùng phong cách, cùng màu sắc để trông hài hòa về mặt thẩm mỹ và khôngbị “rối mắt” khiến việc theo dõi dễ dàng hơn

Lựa chọn bố cục Infographic: Khi xác định mục đích thiết kế, cần hình

dung một cách rõ nét về nhiệm vụ thiết kế (thiết kế Infographic về đất nước, đặcđiểm hay so sánh, giải thích…?) xác định chủ đề và nội dung muốn truyền tảitrong Infographic để có thể hình dung được các yếu tố như màu sắc, phong cáchthiết kế… sẽ sử dụng

Thực hiện thiết kế Infographic: Bước này sẽ bắt tay vào thiết kế

Trang 12

Infographic khi đã chuẩn bị đầy đủ những gì cần có để tạo ra Infographic Khisử dụng những con số trên biểu đồ, bạn hãy cân nhắc xem nên dùng loại nào chothích hợp Xác định màu nền cho Infographic rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình xây dựng Infographic nói chung hay khâu thiết kế bố cụcnói riêng rất lớn (ví dụ như chủ đề nông nghiệp thường có màu xanh lá cây, chủđề về sa mạc có màu vàng nâu…), hình dung được những việc sắp thực hiện vàcác ý tưởng kế tiếp về màu sắc và cách thể hiện nội dung cần thiết Màu nền choInfographic nên sử dụng màu sắc phổ quát, tránh pha trộn hỗn hợp nhiều hơn haimàu trừ khi thật cần thiết

Sử dụng các công cụ để thiết kế Infographic: Sử dụng phần mềm AdobeIllustrator, Adobe Photoshop, Microsoft Powerpoint hoặc Canva.

Adobe là bộ phần mềm thiết kế đồ họa đẹp việc sử dụng Adobe Illustratorvới các biểu tượng hoặc thậm chí hình ảnh minh họa Phần mềm có thể trình bàycác thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Powerpoint: Đây là một trong những công cụ truyền thống và phổ biến;cũng đồng thời là phương tiện có thể sử dụng để thiết kế Infographic, nhất là khicác thao tác với Powerpoint của hầu hết mọi người đều thuần thục Powerpointcó hệ thống các mẫu trình bày với màu sắc hài hòa, kĩ thuật tinh tế hỗ trợ choviệc thiết kế Infographic một cách dễ dàng nhất

Canva: Là một công cụ thiết kế trực tuyến dễ sử dụng, phù hợp cho nhiềuđối tượng Với hàng loạt những mẫu Infographic miễn phí cùng rất nhiều nhữngbiểu tượng, biểu đồ, phông chữ đẹp mắt, Canva cũng cung cấp cho người dùngmột thư viện hình ảnh, biểu tượng, phông chữ và tính năng rộng lớn để lựa chọn.Canva còn cung cấp một hệ thống bảng thiết kế có sẵn, đã được phối màu Họcsinh cũng có thể tải ứng dụng Canva vào thao tác thuận lợi trên các thiết bị diđộng Tuy nhiên, hạn chế của Canva là có một số tài nguyên trong Canva bị tínhphí Bài viết tham khảo cách sử dụng Canva:

https://www.youtube.com/watch?v=rtMc2EWAWAw [3],[4]

3 Sử dụng Infographic trong dạy học môn Địa lí lớp 12

3.1 Sử dụng infographic trong hoạt động hình thành kiến thức mới

Tổ chức cho học sinh chủ động hình thành kiến thức mới trong các giờhọc Địa lí là nội dung trọng tâm mà môn Địa lí hướng đến trong chương trìnhphổ thông, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục về kiến thức Nghiên cứukhoa học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vịgiác, 2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thịgiác Sử dụng infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác học sinhtrong học tập Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ học sinh hình thànhkiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung vàhứng thú hơn với nội dung bài học.

Để sử dụng infographic có hiệu quả trong quá trình hướng dẫn học sinhhình thành kiến thức mới có thể tiến hành qua các bước như sau:

Trang 13

+ Bước 1: Trình chiếu/cung cấp infographic cho học sinh, yêu cầu họcsinh quan sát, nghiên cứu nội dung.

+ Bước 2: Giáo viên phát vấn: infographic đó cho em biết những thông tingì? Học sinh bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời.

+ Bước 3: Giáo viên nhận xét các câu trả lời, củng cố nội dung kiến thức.Như vậy, quá trình hình thành kiến thức mới của bài học được tiến hànhchủ yếu dựa trên phần làm việc của học sinh với infographic, giáo viên chỉ làngười định hướng về mặt nội dung Học sinh sẽ đi từ hứng thú quan sát hình ảnhtrực quan, ghi nhận thông tin nhanh gọn đến tư duy Địa lí, bày tỏ quan điểm cánhân qua việc trả lời các câu hỏi định hướng của giáo viên Tuy nhiên với nhữngcâu hỏi yêu cầu học sinh phải đánh giá, so sánh, giải thích hay bày tỏ quan điểmcá nhân, học sinh sẽ cần nghiên cứu kĩ hơn về nội dung kiến thức.

Ví dụ 1 Bài 16 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta – Mục

3 Phân bố dân cư chưa hợp lí (Ảnh minh họa tại phần phụ lục)

 Hoạt động cặp đôi (theo bàn)

 Yêu cầu: Học sinh chọn 1 trong 3 gói câu hỏi

8 điểm Dựa vào nội dung SGK (trang 69 – 70 ) và tài liệu tham khảo,

hãy chứng minh dân cư nước ta phân bố không hợp lí.

9 điểm

+ Hoàn thành gói 8 điểm.

+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân bố dân cưkhông hợp lí ở nước ta.

10 điểm + Hoàn thành gói 9 điểm.

+ Đề xuất 1 - 2 giải pháp nhằm phân bố dân cư hợp lý ở nước ta.

Ví dụ 2 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (Ảnh minh họa

+ Nâng cao/tự chọn (2.0 điểm):

Tại sao Hà Nội và TP Hồ ChíMinh là 2 trung tâm thương mạilớn nhất nước ta?

- Yêu cầu:

+ Cơ bản/bắt buộc (8.0 điểm): Phân tích

điều kiện phát triển, tình hình phát triểnvà phân bố của ngành du lịch nước ta.

+ Nâng cao/tự chọn (2.0 điểm): Đánh

giá tác động của đại dịch Covid 19 tới sựphát triển của ngành du lịch Việt Namtrong những năm gần đây.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

w