Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn,tôi nhận thấy cần phải tiếp tục phát huy các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy họctheo định hướng phát triển năng lực học sinh để đạt hiệu quả cao n
Trang 11 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy và học” Hay Robert Theobald một nhà nổitiếng người Anh đã từng nói “Không có giới hạn cho quy trình học cách để học
Sự thực một khi con người đã có được hứng thú để tìm những con đường mới để
kết cấu nên tri thức, họ sẽ không bao giờ sợ bị buồn chán” Thật vậy! Trong giai
đoạn hiện nay, giáo dục đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn xãhội Bậc Tiểu học được coi là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốcdân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người lao độngmới Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả việc dạy học, đặc biệt là dạy học theođịnh hướng phát triển năng lực cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổthông mới 2018 bậc tiểu học còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, vaitrò chỉ đạo của cán bộ quản trong nhà trường là rất quan trọng, ảnh hưởng rấtlớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường
Thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng pháttriển năng lực tại trường tôi đang công tác đã được triển khai thực hiện từ nhữngnăm học trước Nhìn chung, các giáo viên trong nhà trường đã tiếp cận đượcphương pháp dạy học mới này Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cá nhân tôithấy vẫn còn có một số vấn đề về chất lượng đội ngũ, nhất là những giáo viênlớn tuổi và giáo viên mới vào nghề Là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn,tôi nhận thấy cần phải tiếp tục phát huy các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy họctheo định hướng phát triển năng lực học sinh để đạt hiệu quả cao nhất phù hợpvới các điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nhà trường
Vì vậy tôi đã chọn đề tài“Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sính đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Tiếp tục khảo sát và đánh giá thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường tiểu học tôi đang
Trang 2công tác, từ đó đề xuất những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học của nhà trường.
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông 2018 ở trường tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp đã chỉ đạo hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông 2018 ởtrường tiểu học
4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Giáo viên và học sinh trường tiểu học tôi đang công tác
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trường tiểu học
- Khảo sát đánh giá thực trạng và kết quả của quá trình chỉ đạo, từ đó chỉ ranhững mặt đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục ở trường tiểu học tôi đangcông tác
- Đề xuất, thử nghiệm và bổ sung thêm một vài biện pháp ở trường tiểu họctôi đang công tác
6 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: trường tiểu học nơi tôi đang công tác
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiếp tục nghiên cứu tài liệu về
lý luận quản lý và quản lý giáo dục liên quan đến việc đổi mới hoạt động dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp chuyên gia
- Nhóm phương pháp thử nghiệm sư phạm
Trang 3PHẦNII: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học là gì?
1.1 Khái niệm năng lực:
Năng lực có thể được hiểu một cách đơn giản là khả năng hoàn thànhnhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó Năng lực là một yếu
tố cơ bản của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan tronghành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách,trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định.Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tíchlũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn
1.2.Phát triển năng lực
Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, phát triển nhâncách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai tròquyết định Phát triển sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm củabản thân trong hoạt động thực tiễn Phát triển khả năng thực hiện thành cônghoạt động trong bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹnăng và phát triển các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…Phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của học sinh
1.3 Định hướng phát triển năng lực
Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lựcngười học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản,hiện đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ ; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình họctập để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống hàng ngày; tích hợp cao ởcác lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên Thông qua hình thức tổ chứcgiáo dục và các phương pháp giáo dục, phát huy tiềm năng và tính chủ động củamỗi học sinh Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù hợp giá phù hợpvới mục tiêu giáo dục đặt ra Định hướng nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn
có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc điểm tâm - sinh lí,nhu cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của từng họcsinh Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các kỹ năng, kiếnthức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu quả nhất cácvấn đề xảy ra trong học tập và đời sống hàng ngày, được thực hiện ngay trongquá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng sống
Trang 41.4.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mụctiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức
tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổchức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên Trong mô hình này, người học
có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình Điều đó cónghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức
và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinhnghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,…) trong một môn học haybối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình
1.5 Phân loại năng lực
Có thể phân năng lực thành 2 loại cơ bản:
- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc
cốt lõi Một số năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học: Năng lực tự học, nănglực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác, năng lực tự quản, tự phục vụ, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,năng lực tính toán…
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triểntrên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt
2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 2.1 Về nội dung
- Học nội dung chuyên môn thì học sinh phải hình thành năng lực chuyênmôn: Có tri thức chuyên môn để ứng dụng vận dụng trong học tập và cuộc sống
- Học phương pháp chiến lược thì phải hình thành năng lực phương pháp:lập kế hoạch học tập, làm việc có phương pháp học tập, thu thập thông tin,đánh giá
- Học giao tiếp xã hội thì học sinh phải có năng lực xã hội: hợp tác nhóm,cách ứng xử, có khả năng giải quyết trong các mối quan hệ hợp tác
- Học tự trải nghiệm đánh giá thì học sinh phải có năng lực nhân cách: Tựđánh giá để hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức
2.2 Chuẩn đầu ra của học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
2.2.1 Các biểu hiện phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học
a Sống yêu thương
- Yêu Tổ quốc; Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam; Giữ gìn,phát huy giá trị các di sản văn hoá của quê hương, đất nước đồng thời biết tôntrọng các nền văn hoá trên thế giới; Nhân ái, khoan dung; Yêu thiên nhiên
Trang 5- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
3 Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học
3.2 Quản lý trường học
Quản lý nhà trường tiểu học là tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng,phó hiệu trường) lên các đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất,nội dung, chương trình…) để đạt được mục tiêu giáo dục Công tác quản lý nhàtrường bao gồm quản lý quan hệ giữa trường học và xã hội quản lý nhà trường(quản lý bên trong hệ thống)
3.3 Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học
Để quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực có hiệuquả cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
+ Chỉ đạo nội dung chương trình dạy học
Trang 6+ Quản lí việc sử dụng sách giáo khoa.
+ Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp: Chỉ đạo việc thiết kế bài giảng, tổchức dạy học theo định hướng phát triển năng lực góp phần hình thành sự pháttriển nhân cách người học
+ Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Vậy Quản lý trường tiểu học là một vấn đề nhạy cảm mang dấu ấn đặc trưngcủa quá trình lao động sư phạm mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu vàđồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường mình Do
đó, nghiên cứu kĩ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý của nhà trường vàđưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển nănglực học sinh hiệu quả là nhiệm vụ trong tâm của người hiệu trưởng nhà trường
II CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.Thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở nhà trường.
1.1 Khái quát về tình hình nhà trường
Trường Tiểu học Phú Cường được tách ra từ trường Phổ thông Cơ sở PhúCường từ năm 1992 tính đến nay đã được 31 năm Trường có tổng diện tích
5025 m2, trung bình 11,2 m2/1 học sinh Trường có 448 HS chia làm 14 lớp.Tổng cán bộ GV nhân viên 26 người trong đó các bộ phận chức năng được phân
bố đủ đúng định biên Các thành viên đều tâm huyết với nghề và nhiệt tình tráchnhiệm cao trong công việc Khuôn viên thoáng mát, cây cối xanh tốt quanh năm.Trường đã thực hiện dạy 2 buổi/ ngày Trong nhiều năm gần đây đã đạtđược những thành tích:
- Nhiều năm liền chi bộ luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh
- Nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện
- Liên đội mạnh cấp huyện
1.2 Thực trạng của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tại trường tiểu học Phú Cường
- Giáo viên đều hiểu rõ đổi mới phương pháp dạy học không phải thay cái
cũ bằng cái mới mà là sự kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phươngpháp dạy học truyền thống
Trang 7- Đổi mới phương pháp dạy học là trách nhiệm của mỗi giáo viên Song đểđổi mới thành công đòi hỏi có quá trình, phải kiên trì và thực hiện từng bước.
1.2.2 Khó khăn
Một bộ phận nhỏ giáo viên cao tuổi chưa sử dụng thường xuyên một cáchlinh hoạt phương pháp này để liên hệ vào thực tiễn Vì vậy hiệu quả của giờ dạychưa được như mong muốn
1.3 Thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường tiểu học Phú Cường.
1.3.1 Thuận lợi
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh làvấn đề cốt lõi của quản lý quá trình dạy học, là đòn bẩy trực tiếp để nâng caochất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà trường Từ nhận thức trên, Ban giámhiệu nhà trường luôn tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những biện pháp tổ chức vàquản lí phù hợp tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạyhọc nói riêng và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung
- Trong quá trình chỉ đạo, Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triểnkhai đồng bộ trong tập thể giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển nănglực học sinh
- Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD về công tác tậphuấn, triển khai vận dụng phương pháp mới Triển khai đầy đủ, kịp thời các vănbản chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt về đổi mới dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực người học, đánh giá kết quả tới 100% GV
- Tiếp tục tổ chức các chuyên đề giảng dạy, hội thảo Từ đó rút kinhnghiệm và đưa ra những chỉ đạo sáng tạo để việc thực hiện và triển khai đổi mớidạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh của nhà trường đạthiệu quả theo mong muốn
Sau khi điều tra về việc chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển nănglực ở trường tiểu học Phú Cường, tôi thu được kết quả như sau:
Các biện pháp Đối tượng
Trang 8công nghệ thông tin
trong dạy học theo định
hướng phát triển năng
lực
5 Kiểm tra, đánh giá
kết quả của học sinh
trong dạy học theo định
hướng phát triển năng
lực
Qua bảng thống kê trên, dễ nhận thấy:
Ban giám hiệu đã chủ động lên kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ, tăng cườngkiểm tra đánh giá, chỉ đạo việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học một cách hợp
lý Do đó, năm học 2021 - 2022 nhà trường đã có 03 GV đạt danh hiệu chiến sĩthi đua cấp huyện; năm học 2021 - 2022 có 16/19 giáo viên đạt giáo viên dạygiỏi cấp trường trở lên
Trang 9- Hình thức tổ chức dạy học ở một số tiết còn đơn điệu, lặp đi lặp lại nhiềulần Giờ học chưa phát huy được hết trí sáng tạo của trò
- Việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học theo hướng phát triển năng lựcđôi chỗ chưa hiệu quả, đồ dùng dạy học vẫn được sử dụng theo tính minh họa làchính
III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG
1 Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học tích cực và thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông2018
1.1 Mục tiêu của biện pháp:
- Giúp giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học tích cực để
có thể sử dụng linh hoạt trong giảng dạy
- Giúp giáo viên có thể thiết kế và tổ chức giảng dạy theo định hướng pháttriển năng lực
1.2 Cách thức thực hiện :
- Hiệu phó nắm bắt các thông tin cơ bản về đội ngũ: trình độ chuyên môn;năng lực giảng dạy; nhu cầu; nguyện vọng
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng báo cáo với Hiệu trưởng
- Báo cáo với Hiệu trưởng để tổ chức tập huấn cho giáo viên toàn trường vềcách thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực
Các bước thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (Kiến
thức), kĩ năng (Kỹ năng) và yêu cầu về thái độ trong chương trình
- Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để: hiểu
chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹnăng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh; xác định trình tựlogic của bài học
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học
sinh, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần có; dựkiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giảiquyết
- Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức
tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tíchcực, chủ động, sáng tạo
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài dạy.
Trang 10Đây là bước người giáo viên bắt tay vào soạn kế hoạch bài dạy - thiết kếnội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từnghoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình độ
học sinh, điều kiện cơ sở vật chất… giáo viên có thể vận dụng các bước thựchiện một giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu,cứng nhắc
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực họcsinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linhhoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học Sau quá trình tập huấn, Phóhiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn tiến hành sinh hoạt chuyên môn theohướng nghiên cứu bài học để xây dựng chuyên đề, cụ thể hóa các nội dung tậphuấn qua một giờ dạy minh họa
+ Tổ chức phân tích giờ dạy và tiếp tục chỉ đạo điều chỉnh theo định hướngphát triển năng lực
+ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tạođiều kiện cho giáo viên trao đổi và xây dựng các bài dạy theo định hướng pháttriển năng lực trong tổ, khối
+ Chỉ đạo cho các tổ, khối thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lựcsau khi đã góp ý, rút kinh nghiệm
2 Biện pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực
2.1.Mục tiêu của biện pháp:
Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện thành công các tiết học, từ đó tạophong trào dạy học phát triển năng lực người học rộng khắp trong nhà trườngnhằm đáp ứng sự phát triển của giáo dục hiện nay
2.2 Cách thức thực hiện:
Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra thực tế các khối chuyên môn, dự giờnắm bắt tình hình đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các phương phápdạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh trong từng bài dạy Từ đó có kếhoạch bồi dưỡng động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tổ chuyên môn(và cá nhân) hoàn chỉnh các khâu trong quá trình dạy học theo định hướng pháttriển năng lực
Ban giám hiệu hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chứcdạy học theo định hướng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực
Yêu cầu giáo viên thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau quamỗi tiết dạy; tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin vào quá
Trang 11trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
3 Biện pháp 3: Tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và học sinh về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
3.1 Mục tiêu của biện pháp
Làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việcdạy học theo định hướng phát triển năng lực
3.2 Cách thức thực hiện:
- Tổ chức các buổi toạ đàm và xây dựng 4 chuyên đề về dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực Cụ thể: Khối 1, 2 thực hiện chuyên đề của môn TiếngViệt dạy bài “ Rửa tay trước khi ăn”, “Chữ hoa U, Ư”; Khối 3 môn Tự nhiên xãhội dạy bài “Cơ quan tuần hoàn( Tiết 1)”; Khối 4 + 5 môn Toán dạy bài “ Sosánh 2 phân số có cùng mẫu số”
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, xây dựng 4chuyên đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực Cụ thể: Khối 1 mônTiếng Việt dạy bài” Loài chim của biển cả” ( Tiết 4); Khối 2 thực hiện môn toándạy bài “Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000”; Khối 3 thực hiện môn Tựnhiên - xã hội dạy bài “ Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh”; Khối 4,5 thựchiện môn Khoa học dạy bài “ Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”
- Tổ chức tốt mô hình “ Trường học kết nối” giao lưu, trao đổi học tậpkinh nghiệm giữa các thầy cô giáo trong trường với trường Tiểu học VinschoolGreen Bay- Hà Nội Cụ thể, ngày 16 tháng 3 năm 2023, giáo viên và họcsinh khối 1,2 và lớp 3A trường Tiểu học Phú Cường tích cực tham gia chủ đề “Bản sắc và sự đa dạng” ; “ Nước sạch” chuyên đề giáo dục theo mô hìnhTrường học kết nối với điểm cầu chính tại trường Tiểu học Vinschool GreenBay- Hà Nội Chương trình được kết nối qua phần mềm Google meet Tại điểmcầu trường Tiểu học Phú Cường, khối 1,2 và lớp 3A đã có 7 điểm cầu kết nốitại chính các lớp học Học sinh khối 1,2 và lớp 3A trường Tiểu học Phú Cườnghào hứng và tích cực tham gia chương trình
Tại điểm cầu lớp 1A1, 1A2, 1A3của trường Tiểu học Vinschool GreenBay- Hà Nội
Nhóm 1: Tuyên truyền tới tất cả mọi người về việc tiết kiệm nước.
Nhóm 2: Thiết kế robot trên sông