1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp xây dựng cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non có sân chơi chật hẹp

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

     1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến.

Trường mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ từ những bước khởi đầutrong cuộc đời, vì thế tạo môi trường trong lành cho trẻ vui chơi, học tập là điều thiếtyếu nhất, trẻ cần điều kiện tốt để phát triển thể chất và tinh thần, trong đó môi trườngthiên nhiên chiếm một phần  vô cùng quan trọng.

Vì những yêu cầu như trên, với trách nhiệm của một cán bộ quản lý nhàtrường, bản thân tôi nhận thức được vấn đề để nâng cao chất lượng chuyên môntheo chương trình Mầm non, cần phải cải tạo sân chơi cho phù hợp yêu cầu cầnthiết, phục vụ được cho trẻ hoạt động, cho giáo viên có điều kiện giảng dạy thuậntiện, thoải mái trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời, giảm tải sức lao động của giáoviên khi đưa trẻ ra sân vui chơi, học tập Với những ngôi trường khác thì việc này thậtđơn giản nhưng với ngôi trường mà sân quá chật hẹp như trường tôi thì đây quả làmột việc làm khó có thể thực hiện được.

Trước thực tế đó, với tâm huyết của mình, tôi quyết định chọn đề tài “Kinhnghiệm xây dựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non cósân chơi chật hẹp”.  trong quá trình triển khai thực hiện, bản thân tôi thấy vẫn còn một số

bất cập như: Đồ chơi ngoài trời đặc biệt ở góc vận động vẫn còn ít, chưa phong phú nhiềuchủng loại Vì đồ chơi ở ngoài trời, không có mái che nắng mưa nên nhanh bị bong tróc

Trang 2

màu sơn, cũ hỏng khiến công tác bảo quản gặp nhiều khó khăn Đặc biệt 13/13 lớp học,góc chơi ngoài trời cho trẻ như góc khám phá thiên nhiên, góc vận động còn chưa đượcchú trọng, đồ chơi còn ít, sơ sài nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Để khắc phục những mặt hạn chế đó, trong năm học 2023- 2024 này, tôi mạnh

dạn tiếp tục áp dụng đề tài “Kinh nghiệm xây dựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trờicho trẻ ở trường mầm non có sân chơi chật hẹp” với một một số giải pháp mới và đã

đạt được hiệu quả cao.

2 Mục tiêu của đề tài, sáng kiến

Đề xuất một số biện pháp xây dựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ ởtrường mầm non có sân chơi chật hẹp.

3  Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  a.Thời gian nghiên cứu

 Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2023 đến tháng 4/2024.

  b Đối tượng nghiên cứu

    Trường mầm non Yên Xá xã Tân Triều

  c Phạm vi nghiên cứu

Trường mầm non Yên Xá xã Tân Triều

 

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

1 Hiện trạng của vấn đề

     Phát triển thể chất có vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non, và nhu cầuvận động của trẻ khác nhau ở mỗi giai đoạn Vì vậy, môi trường giáo dục thể chấtnhằm phát triển vận động cần dựa trên nhu cầu độ tuổi của trẻ Các trò chơi vậnđộng phải phù hợp với từng độ tuổi cũng như tạo nên sự hứng thú để trẻ tham giatích cực Từ đó, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và phát triển hàihòa, cân đối Bên cạnh đó, nhằm phát triển trí thông minh; sự ham hiểu biết, thíchtìm tòi khám phá; tình cảm xã hội; tính thẩm mỹ; ngôn ngữ và một số kỹ năng sơđẳng nhận thức của trẻ; ngoài tiết học thể dục, giáo viên còn cho trẻ tập thể dụcsáng, dạo chơi và tham gia mọt số trò chơi vận động ngoài trời.

    Thực tế tại trường chúng tôi đang công tác, sân trường chật hẹp và được trang bịít đồ chơi ngoài trời Khu vực phát triển vận động chưa có để giúp trẻ thoải máihoạt động và sinh hoạt vui chơi hàng ngày Nhưng hiện tại, ở trường chúng tôi có13 nhóm lớp với 571 trẻ Các phòng học được bố trí tổ chức sinh hoạt trên lầu vàviệc di chuyển lên xuống cầu thang rất khó khăn cũng như không an toàn đối vớitrẻ nên hàng ngày các bé chưa được tham gia các trò chơi vận động dưới sân.Ngoài ra, hiên chơi trên lầu chưa được trang bị đồ chơi ngoài trời, đặc biệt là đồchơi có chức năng phát triển vận động dành cho nhóm trẻ nhỏ Để thực hiện có

Trang 4

hiệu quả “Chuyên đề nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trongtrường mầm non”, môi trường phát triển vận động cho trẻ hàng ngày vào các buổi

sáng, chiều là rất cần thiết Do đó, chúng tôi suy nghĩ và tìm ra các giải pháp giúptrẻ bên cạnh các tiết học phát triển thể chất, có thể tham gia các trò chơi vận độngngoài trời vào mỗi buổi sáng, chiều với các hoạt động trải nghiệm, phám phá vàvận động nhằm tạo sân chơi cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất Tận dụngđiều kiện thuận lợi ở trường về sân, vườn, hiên chơi trước cửa các lớp và các khugầm cầu thang, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận và thống nhất với phương án xâydựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ.

 “Môi trường giáo dục ngoài trời được nhà trường, giáo viên quan tâm xây dựngvới các góc chơi hợp lí, bố trí khoảng không gian phù hợp cho trẻ hoạt động Từkhi đưa vào hoạt động sân chơi và các khu hoạt động thì mỗi giờ lên lớp đều làmcho trẻ hứng thú hơn, từ đó góp phần quan trọng giúp các cháu được khám phá,phát triển vận động và đây thực sự là môi trường tốt để tổ chức các hoạt động tíchcực cho trẻ em”.

    Việc chú trọng xây dựng sân chơi và các khu hoạt động cho trẻ sẽ góp phầnquan trọng vào quá trình nâng cao hiệu quả giảng dạy của nhà trường, nhất là trongthực hiện các chuyên đề của ngành giáo dục về xây dựng trường mầm non lấy trẻlàm trung tâm hay nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầmnon

Trang 5

     Một sân chơi lành mạnh với các khu hoạt động thân thiện tại trường sẽ đem lạicho trẻ những giờ thư giãn bổ ích, lí thú mỗi khi đến lớp Trong bối cảnh trẻ emđang thiếu sân chơi như hiện nay thì việc tìm ra các giải pháp xây dựng sân chơi vàkhu vận động cho trẻ tại Trường Mầm non  chật hẹp là cần thiết.

*  Đặc điểm chung:

     Xã Tân Triều nằm ở phía bắc huyện Thanh Trì, có 2 thôn, với trên 8.000  hộdân, 28 ngàn nhân khẩu và 2262 trẻ trong độ tuổi mầm non Trên địa bàn có 3trường mầm non công lập là: Trường Mầm non xã Tân Triều và Trường Mầm nonYên Xá xã Tân Triều, Trường mầm non Triều Khúc , có hai trường tư thục, và 12nhóm mầm non tư thục đã được được cấp phép Tổng số trẻ mầm non ra lớp là:1496 cháu, trong đó trẻ NT:  348 cháu , MG:  1148 cháu

          Trường mầm non Yên Xá xã Tân Triều có 1 điểm trường nằm ở thôn YênXá,  được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2011, và thành lập vào năm 2012trên cơ sở tách ra từ trường mầm non Tân Triều. Trường đạt Trường mầm nonchuẩn Quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng cấp độ 3 năm 2022. Trongchiến lược phát triển, giáo dục là quốc sách hàng đầu Xác định đầu tư cho giáodục là đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, đúng mục tiêu và luôn được các cấp ủyĐảng chính quyền hết sức quan tâm.

Trang 6

     Toàn trường có tổng diện tích đất là: 3216,8 m2được xây dựng 3 tầng với 13phòng học, công trình vệ sinh khép kín hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng, cónhà bếp và sắp xếp theo hệ thống bếp một chiều Có đầy đủ đồ dùng đồ chơi tốithiểu phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Tuy nhiên sân chơi rất chật hẹp Đồchơi ngoài trời thì chưa đa dạng, đơn điệu Trường có khu vui chơi cho trẻ nhỏ vàchật hẹp, trẻ chơi chủ yếu ở sảnh hành lang các lớp nên các khu chơi chưa liên kếtkhiến trẻ thiếu hứng thú.  

    Mở dạy 13 lớp học (11 lớp mẫu giáo 2 lớp nhà trẻ) với 571 trẻ Trung bình 44trẻ/ 1 lớp học 100% trẻ 5 tuổi ra lớp ngay từ đầu năm học.

Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là: 50 đồng chí. Đảng viên có39/50 đồng chí = 78 %       

* Thuận lợi:

Huyện Uỷ, UBND, phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, HĐND, UBND xã TânTriều.     

     Trường có một điểm với cơ sở vật chất khang trang, kiến trúc hiện đại, đảm bảothẩm mỹ, đủ các học và phòng chức năng cho trẻ, những các trang thiết bị tối thiểuphục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Trang 7

      Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ được phụ huynhtin tưởng khi gửi con 100% CB,GVNV đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trởlên trong đó trình độ trên chuẩn của đội ngũ giáo viên toàn trường là 32/34 đ/c =94%.

Triều rất nhanh nên có tầm nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng khi đưacon đến trường mầm non.

      Tập thể nhà trường đoàn kết đồng lòng cùng phấn đấu xây dựng nhà trườngngày càng đi lên.

* Khó khăn:

     Sân chơi rất chật hẹp Đồ chơi ngoài trời thì chưa đa dạng, đơn điệu Trường cókhu vui chơi cho trẻ nhỏ và chật hẹp, trẻ chơi chủ yếu ở sảnh hành lang các lớpnên các khu chơi chưa liên kết khiến trẻ thiếu hứng thú.

Trang 8

   Làm tốt công tác xã hội hoá để đầu tư, trang bị đồ dùng đồ chơi, học liệu cho cáchoạt động của trẻ tại trường.

   Tuy nhiên trong những năm qua việc thực hiện các giải pháp chưa có tính đồngbộ và quyết liệt nên việc xây dựng, cải tạo các khu vui chơi đặc biệt là các khu chotrẻ trải nghiệm với thiên nhiên chưa được quan tâm và các khu để cho trẻ hoạtđộng ngoài trời chưa đạt hiệu quả cao.

     Xuất phát từ khó khăn, kết quả thực hiện những biện pháp cũ chưa đạt đượchiệu quả cao , tôi đã trăn trở và suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để thực hiệnnhiệm vụ pháp xây dựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ ở trường mầm noncó sân chơi chật hẹp. cụ thể như sau:

2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

Trường Mầm non Yên Xá xã Tân Triều được thành lập trên cơ sở tách ra từtrường Mầm non xã Tân Triều Bản thân tôi tuy đã có 15 năm được bổ nhiệm làmhiệu trưởng nên cũng có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo Trong quátrình đảm nhiệm công việc tôi đã chủ động nhận thấy: Ðể Xây dựng được các khuhoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ thì phải nắm chắc được  diện tích, thiết kế xâydựng trường Mặt khác người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu đầu tưkinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường Xây dựng kếhoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị xây dựng cơ sở vật chất, có như vậy thì mới

Trang 9

thực hiện tốt được nhiệm vụ đề ra Ðây chính là chìa khoá để làm tốt nhiệm vụ xâydựng, cải tạo các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non có sân chơi chật hẹp.

2.1 Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

2.1.1 Xây dựng kế hoạch:

Để xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tếdiện tích sân chơi của trẻ và các khu vực khác trong trường Sau khi khảo sát thực tếnhà trường, tôi đã nắm chắc được các số liệu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng,đồ chơi nhóm lớp, bếp Đặc biệt là diện tích sân chơi và các khu vực trong trường chậthẹp (Diện tích sân chơi 401 m2) Số lượng đồ chơi ngoài trời thì nghèo nàn và được đầutư từ năm 2011: đa phần là đồ chơi cầu trượt và thú nhún Tất cả đồ chơi này đều đã cũ,bong tróc lớp sơn phủ ngoài.

Sau khi đã khảo sát thực tế các khu vực trong nhà trường, tôi nhận thấy trường

chưa có “Khu vui chơi vận động”, “Khu dân gian”; “ Khu chơi với cát và nước”,  “Khu vườn cây của bé”, “ Khu sáng tạo theo ý thích” cho trẻ Vì vậy tôi đã lên kế

hoạch sẽ tập trung vào việc thiết kế xây dựng các khu trọng tâm này.

2.1.2 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã xây dựng:

Để kế hoạch “Xây dựng các khu vui chơi ngoài trời cho trẻ” có khả thi và đạt hiệuquả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương, tôi chỉ đạo các bộ phận,các tổ chức xã hội và các đoàn thể trong nhà trường cần nghiêm túc thực hiện.

Trang 10

* Kết quả:

Nhà trường được UBND huyện, phòng tài chính đồng tình ủng hộ và cấp bổ

sung thêm và hướng dẫn phân bổ ngân sách nhà trường để xây dựng “Khu dângian” và “Khu vui chơi vận động”, “ Khu chơi với cát và nước”cho trẻ.

2.3 Thực hiện xây dựng, cải tạo từng khu vui chơi ngoài trời:

2.3.1.  Khu dân gian:

Trang 11

Để xây dựng được khu vui chơi này, trước tiên tôi mời một họa sĩ về trườngtư vấn và thiết kế sơ đồ để Ban giám hiệu chúng tôi cùng họp bàn, nghiên cứu tìmra mô hình hợp lý nhất sao cho trẻ vừa được chơi, vừa được học, phát huy tối đatính tích cực hoạt động của trẻ.

* Kết quả:

Sau khi thiết kế mô hình và tiến hành xây dựng, “Khu dân gian” của trường tôi đã

hoàn thiện với diện tích là 116 m2 Trẻ rất thích thú khi được vào khu vườn cổ tích này Ở đó,trẻ vừa được học lại vừa được chơi các trò chơi dân gian…Đặc biệt các cô giáo có thể tậndụng không gian thiên nhiên tổ chức các hoạt động tìm hiểu về quê hương đất nước và các

nghề truyền thống của địa phương …( Hình ảnh minh hoạ 1,2)

2.3.2 Khu vui chơi vận động:

Trước tiên để có được diện tích mặt sàn cho việc xây dựng khu vui chơi vậnđộng này, tôi đã nhờ phụ huynh ở gần trường là thợ xây dựng đến đập hai bồn nướcvà láng lại xi măng để tạo mặt sàn phẳng chuẩn bị cho việc xây dựng.

Khi bố trí các đồ chơi vận động, tôi luôn chú ý bố trí đặt phải có khoảng cách nhấtđịnh tạo độ an toàn cho trẻ, các cầu trượt, ván dốc đều phải có chắn an toàn … Khu chơi vậnđộng không khuất tầm nhìn giúp cô có thể bao quát lớp khi trẻ chơi đùa với nhau

Và khu vận động được tôi bố trí ở địa điểm tầng một, giữa khuôn viên trường,bên dưới trải cỏ nhân tạo, bên trên là hệ thống ô che nắng, có 2/3 diện tích là khoảng

Trang 12

không gian ngoài trời Vận dụng vào ánh sáng mặt trời, trẻ có thể chơi vận động, chơivới bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và tìm dáng các bạn, thích thú hơn

khi trẻ khám phá ra qua gợi ý của cô. ( Hình ảnh minh hoạ 3)

2.3.2 Khu vui chơi với cát và nước:

Nhà trường mời đơn vị thiết kế về thiết kế khu với nước và cát sao cho phù hợpvới điều kiện thực tế của khuôn viên trường.

Khu chơi với cát và nước phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho công tác tổngvệ sinh hàng ngày nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng.

Hệ thống cát phải  là cát sạch  để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạtđông chơi với cát và nước Và trẻ có thể tham gia các hoạt động thí nghiệm khám phávề cát và nước.

* Kết quả:

Sau khi cải tạo sửa chữa, lát nền và trải cỏ, đặt đồ chơi vận động thì

khu “Vui chơi với cát và nước” cho trẻ cũng đã hoàn thành với diện tích 96 m2.Khi chơi ở khu vận động ngoài trời, trẻ có nhiều cơ hội chơi những hoạt động vớithiên nhiên Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển những kỹ năng  và hứngthú khám của trẻ Qua đó mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe; giúp trẻ tăng cườngthể trạng, giảm nguy cơ béo phì, nguy cơ suy dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển

toàn diện. ( Hình ảnh minh hoạ 4,5)

Trang 13

2.4 Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ:

2.4.1 Chỉ đạo xây dựng các khu vui chơi ngoài trời tại các lớp:

Ngoài mảng xanh cho khuôn viên trường, để cho trẻ được vận động, gần gũi,quan sát khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu tích hợp hoạt độngdạy trẻ,:

* Xây dựng góc khám phá thiên nhiên cho trẻ tại Vườn cây của bé:

Bố trí khu vườn cây của bé với các loại hoa, các loại cây đa dạng, gieo hạt,trồng các loại rau xanh… Trẻ có thể thoải mái và tự do khám phá thiên nhiên, thếgiới xung quanh bé Những vị trí luôn râm mát giúp trẻ có thể ngồi chơi lâu, trẻ cóthể xây dựng nhà, cung điện, làm bánh, cân đo, đong, đếm, khám phá thiên nhiênqua kính lúp, chơi hoà mình vào thiên nhiên nghe chim hót … Một số trẻ có thểtưới hoa, nhổ cỏ dại, quét sân vườn tập làm công việc lao động của người lớn bằng

những dụng cụ lao động do các cô tự chế… ( Hình ảnh minh hoạ 6,7)

* Khu chơi sáng tạo theo ý thích:

Tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng diện tích hành lang các lớp mà đầu tư trang bịthêm một số khu vui chơi như sau: Bố trí thêm hai góc chơi sáng tạo ở khu gầmcầu thang hành lang tầng một, trẻ thoải mái sáng tạo từ những nguyên vật liệuthiên nhiên tạo ra các sản phẩm và liên kết các góc chơi khác trong giờ chơi tự do.

Trang 14

Trẻ sử dụng cây cỏ, lá vàng, hoa khô… trẻ nhặt được quanh khuôn viên trường đểcùng nhau tạo ra những sản phẩm sáng tạo.

Ngoài ra, tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng một khoảng sân cho trẻ có thể vẽnhững điều trẻ thích Tôi cho kẻ những bàn cờ ở nền gạch cho trẻ cùng chơi với

nhau dưới bóng mát của sảnh tầng 1 và tầng 2. ( Hình ảnh minh hoạ 8,9)

2.4.2 Chỉ đạo giáo viên sáng tạo làm đồ chơi ngoài trời gây hứng thú cho trẻ:

 Tôi đã làm thông báo tới các bậc phụ huynh về việc thực hiện chuyên đề,ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻtrong trường mầm non Bên cạnh đó tôi cũng liệt kê các nguyên vật liệu cần thiếtcho việc làm các đồ chơi phục vụ chuyên đề và kêu gọi sự ủng hộ của các bậc phụhuynh. Và từ các vật liệu tưởng chừng chỉ để bỏ đi đó tôi đã chỉ đạo giáo viên làmthành các đồ chơi có ý nghĩa cho trẻ.

Sau khi đã hoàn thành xong các đồ chơi cần thiết, tôi đã chỉ đạo giáo viêntrong trường sắp xếp tạo thành khu vui chơi liên hoàn trong đó tôi cũng đã kết hợptận dụng cả đồ chơi liên hoàn sẵn có của nhà trường Các đồ chơi tự tạo được bố trísắp xếp hợp lý và được di động mang ra mang vào theo từng hoạt động. 

 * Kết quả:

Sau khi tôi chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng các khu vui chơi ngoàitrời tại sảnh các lớp và làm một số đồ chơi tự tạo, 13/13 lớp đều có khu vui chơi

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w