1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho cho trẻ 5 6 tuổi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

-o0o -Sáng kiến kinh nghiệm

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm

quen chữ cái cho cho trẻ 5-6 tuổi”

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục Trang 1

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm Trang 3

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trang 3

II Phần II: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn

III Phần III: Kết luận và khuyến nghị

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài :

Như chúng ta đã biết, nội dung của chương trình CSGD trẻ theo hướng đổi mớicủa ngành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm –xã hội Trong đó, nội dung phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên mầm non Mà một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm và một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác từ trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách mạch lạc rõ ràng

Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủđộng lựa chọn các nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng Là một giáo viêntôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi đã nhiều năm học liền.Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy các cháu do tôi phụ trách, qua từng năm học tôithấy nhiều cháu còn hạn chế nhiều về ngôn ngữ tiếng Việt Cũng trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lýlứa tuổi, nắm bắt nhu cầu và khả năng của trẻ, nhất là sự phát triển ngôn ngữ trongquá trình lên lớp, để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn Để từ đó trẻ có sựtập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có tính chủ động trong học tập Nhận thứcđược tầm quan trọng đó, tôi luôn suy nghĩ, cần phải làm gì đó để giúp trẻ học tốthoạt động làm quen chữ cái, hành trang không thể thiếu để cho trẻ vững bước vàolớp 1

Làm quen chữ cái còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữcho trẻ, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảmvới nghệ thuật ngôn từ Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao,dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ, để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nói, giúptrẻ nhận biết được nhưng âm thanh khó Thông qua các chữ cái, vốn từ của trẻ tănglên, giúp trẻ phát triển trí óc nghi nhớ, quan sát ,chú ý, chú ý có chủ định, đồngthời kích thích phát triển tư duy cho trẻ Thông qua hoạt động này giúp trẻ nhậnbiết và phát âm đúng của 29 chữ cái, đồng thời tạo ra cho trẻ có được hứng thú họctiếng mẹ đẻ, phát âm chuẩn âm tiếng việt và làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việchọc tập đọc, tập viết.

Trang 4

Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra :”Một số biện phápnâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”

Đây là một đề tài đã đưa lại những thành công nhất định cho tôi,nó góp phần không nhỏ đưa chất lượng chăm sóc nuôi dạy cáccháu của nhà trường ngày một đi lên.

3 Đối tượng nghiên cứu:

”Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữcái cho trẻ 5-6 tuổi”

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Trường mầm non nơi tôi công tác.- Số trẻ nghiên cứu là 32 trẻ lớp tôi phụ trách.

5.Phương pháp nghiên cứu:

5.1.Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết

6 phạm vi và kế hoạch

-Thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 5 năm 2023.

Trang 5

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI

1 Cơ sở lý luận.

Bác hồ của chúng ta đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vô vô cùng qúy báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó tôn trọng nó” Do đó việc dạy tiệc dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ cho trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần qua trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

Giáo dục Mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật Khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện,có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06

tuổi phát triển một cách toàn diện.Trong những năm gần đây, nền kinh tế – xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng đẩy dần từng bước củng cố và phát triển, vàmục đích chung của của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm-xã hội Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1 Học đọc và học viết chữ là “chìa khóa vàng” dẫn đến những thành công của trẻ ở trường và trong cuộc sống Đứa trẻ bước vào trường học cần có vốn tri thức nhất định về thế giới xung quanh và về xã hội Trước khi trẻ biết đọc – biết viết thì trẻ phải được làm quen với các chữ cáinhững nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo lớn Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biếtđược các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát

Trang 6

triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ ở lớp1

Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn phát triển tư duytrực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Khi trẻ làm quen với chữ cái, trẻ tham gia các hoạt động trong bài kết hợp với các trò chơi động, qua đó cơ thể trẻ cũng phát triển hơn

2 Khảo sát thực trạng

*Khảo sát thực tế

- Đối với trẻ: 32 cháu, lớp mẫu giáo 5 tuổi, Trường mầm non.- Đối với giáo viên: 8 giáo viên dạy khối 5 tuổi Trường mầmnon.

- Về cơ sở vật chất: 4 lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường mầm non.

2.1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:

- Lớp có góc làm quen chữ cái , phù hợp, sáng tạo, kích thíchđược tính tò mò và khám phá của trẻ Có đủ diện tích cho trẻ hoạtđộng.

- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vậnđộng, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.

b Khó khăn:

* Về phía trẻ : Một số phụ huynh chưa quan tâm đến giáo

dục trẻ, bố mẹ các cháu đa số làm nông nghiệp hoặc thường đilàm ăn xa vắng nhà.

- Lớp có một số cháu nói ngọng do cấu tạo của bộ phận phátâm, do ngôn ngữ địa phươnghoặc do cách dạy con nói từ nhỏ ởnhà.

- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa được mạnh dạn tự tin

Trang 7

* Về phía bản thân và đồng nghiệp: Khi cho trẻ làm quen chữ

cái, nhiều giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khácngoài chương trình để đưa vào kế hoạch giáo dục.

2.2 Số liệu điều tra

Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thứcsâu và kỹ năng tốt

về việc trẻ phát hiện, tìm chữ cái trong từ thì việc khảo sát chấtlượng đầu năm, nắm bắt khả năng từng trẻ là một việc làm cầnthiết Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch khảo sát trẻ.

Số liệu trước khi thực hiện đề tài:

Trẻ có khả năng nhanh nhẹntrong việc tìm chữ cái trong từvà phát âm tương đối chuẩn

15/32 cháu 56,2%Trẻ tìm được chữ cái đã học

Trẻ sao chép lại được chữ cái

Từ kết quả trên, tôi băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện phápđể hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao Từ đónâng dần khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ, làm phong phú biểutượng về môi trường xung quanh.

Dựa vào vốn kinh nghiệm đã học, học hỏi và trao đổi vớiđồng nghiệp, được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một sốbiện pháp sau:

3 Các biện pháp chính của đề tài:

3.1 Tạo môi trường học chữ cái phong phú.3.2 Làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi

3.3 Giúp trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học thông qua cáctrò chơi

3.4 Nâng cao trình độ bản thân.

3.5 Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh

4 Biện pháp thực hiện :( Biện pháp từng phần)

Trang 8

1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học chữ cái phongphú.

a Ở trong lớp:

Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quantrọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động Vì thế tôi luôntrang trí các góc chơi trong lớp theo từng sự kiện, chủ đề Việctrang trí vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiệnquan sát, nhận xét tranh ảnh, được làm quen với chữ viết ở tranh,tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữ cái thật đẹp để cuốn hút ởtrẻ Ở lớp tôi trang trí các góc chơi bằng chính các sản phẩm củacô và trẻ Riêng góc học tập – sách truyện tôi luôn dành các mảngtường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự dolàm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình Những hình ảnhngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ rất thu hút sự chú ý của trẻ sự tìm tòithích thú của trẻ khi trẻ tham gia hoạt động

* Ví dụ: Góc học tập trẻ có thể tự mình tự in, tô vẽ các chữtrẻ đã học, các chữ đang học, các chữ sắp học Được tự ghi tênmình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo và kểcho các bạn nghe

* Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật,

Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dướicác hình ảnh và chữ mẫu của cô về các loại các loại quả, cây,rau, hoa… Cho trẻ tô chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối vớivới từ dưới các hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầucó trong từ dưới hình ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm Gócthiên nhiên: Các loại cây, tôi đều gắn tên để cho trẻ có thểghép chữ xem đây là cây gì Trên các mảng tường, tôi có thểtrang trí nhiều hình ảnh phù hợp với chủ đề và mỗi hình ảnhđều gắn tên gọi.

Các góc chơi tôi đều dán các chữ thể hiện của góc chơi,các góc hoạt động đó như: góc xây dựng, siêu thị của bé , đầubếp giỏi, bé học chữ cái, vườn cổ tích, họa sĩ nhí, góc sángtạo Hay các đồ dùng đồ chơi của trẻ cũng được ghi tên vàdán bên ngoài các rổ đựng đồ dùng đồ chơi hay dán tên từngloại đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ để trẻ dễ tiếp cận với môitrường chữ

Trang 9

* Ví dụ: Ở góc bán hàng, trong mỗi giỏ đựng hàng, tôi

thường in tên bằng phông chữ VnAvant giúp trẻ tri giác cácchữ cái, nhận biết các sản phẩm mình mua khi chơi góc bánhàng như: Qủa cà chua, quả quýt, quả chanh, rau xà xách

Bên cạnh đó, tôi cũng luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ đểtreo lên tường, cho trẻ đặt tên các sản phẩm đó Tôi ghi lại tên cácsản phẩm mà trẻ đã đặt và cho trẻ tìm những thẻ chữ cái ghépthành tên sản phẩm đó và dán ở dưới sản phẩm mà trẻ đã tạo ra.Các hoạt động này luôn làm trẻ hứng thú và tích cực hoạt độngbởi trẻ thấy các sản phẩm của mình luôn được trưng bày và sửdụng.

Tất cả các nội dung trên tôi đều tạo góc mở để cho trẻ hoạt động và trẻ được tham gia vào mọi lúc mọi nơi.

* Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúcmọi nơi.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạtđộng chủ đạo.Trẻ thông qua học mà chơi, chơi mà học Vì vậytrong các hoạt động của trẻ tôi lựa chọn, vận dụng đưa vào cáctrò chơi sáng tạo nhằm kích thích và thu hút trẻ ham muốn đượchoạt động Với trẻ điều mà làm cho trẻ thu hút, tập trung nhất làbất cứ một hoạt động nào cũng phải có đồ dùng trực quan Đồdùng trực quan phải đảm bảo phù hợp với bài dạy, phù hợp vớichủ đề, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và mangtính giáo dục cao.

Tuỳ theo bài dạy và chủ đề để tôi lựa chọn phương phápdạy và lựa chọn trò chơi sao cho hợp lý.

* Ví dụ: LQCC: U,Ư

Trước hết tôi trang trí trong và ngoài lớp các hình ảnh phùhợp với chủ đề, phía dưới mỗi hình ảnh đều có các từ chỉ nội dungtranh nhằm mở rộng thêm vốn nhận biết về môi trường xungquanh cho trẻ những đồ dùng, vật dụng phục vụ trong giờ học Đồdùng cho tiết dạy của cô tôi chuẩn bị các hình ảnh trên màn hìnhmáy tính kết hợp với ti vi, rõ nét có chứa các từ như: “Q.ủa đu đủ”,“Qủa dứa” và mời trẻ lên tìm và đọc các so sánh các chữ theo yêucầu của cô Các chữ cái trẻ tìm được sẽ được thay đổi màu tạo sựhấp dẫn đối với trẻ.

Trang 10

* Trò chơi: Cho trẻ dùng các bộ phận trên cơ thể mình tạo chữ

* Trò chơi “truyền tin”: Trẻ đầu hàng lên chọn được chữ cái

nào thì về truyền tin cho bạn thứ 2 cứ như thế cho đến bạn cuốicùng, nhiệm vụ của bạn cuối cùng tìm những đồ vật có từ chứachữ cái mà vừa nhận tin Sau khi trò chơi kết thúc cho trẻ tự lênkiểm tra kết quả của từng đội.

* Trò chơi “hoạt động nhóm”: Trẻ về các nhóm tham gia

hoạt động củng cố nhận biết các chữ cái, nhớ chữ cái mình vừađược học, luyện khả năng cầm bút khéo léo của trẻ, phát âm chữcái đã học, luyện đếm cho trẻ, phát triển khả năng quan sát, ghinhớ, so sánh.

Với sự kiện tết nguyên đán, tôi còn tổ chức các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động học, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động và giúp trẻ ghi nhớ các chữ cái một cách tự nhiên, như trò chơi múa sạp, tạo dáng chữ cái vừa học; trò chơi ném còn với những quả còn được gắn các chữ cái,.

Ngoài ra tôi còn chú trọng rèn kĩ năng nhận biết,

nghe, đọc, phát âm rõ ràng mạch lạc cho trẻ:

+ Kĩ năng nghe: Tôi cho trẻ nghe các thanh, ngữ điệu, giọngnói khác nhau Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc.Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép Nghe hiểu thơ, ca dao,đồng dao, tục ngữ phự hợp với trẻ Nghe và làm theo từ 2 lời chỉdẫn liên tiếp nhau trở lên…

+ Kỹ năng đọc: Tôi có thể tích hợp thơ, truyện trong tiết chữcái bằng các tranh chép chữ và cho trẻ đọc từ trái sang phải, từtrên xuống dưới? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ saucác dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc của truyện , thơ quacác tranh vẽ.

Trang 11

+ Kỹ năng phát âm : Ở mỗi tiết làm quen chữ cái khi cho trẻlàm quen với từng chữ cái riêng biệt tôi cho cả lớp phát âm chữcái đó rồi cho tổ , nhóm , cá nhân từng trẻ phát âm chữ cái đó.Tôicũng có thể cho trẻ phát âm chữ cái to, nhỏ theo yêu cầu củacô.Ngoài ra tôi cũng lồng ghép cho trẻ có cơ hội được phát âm chữcái mọi lúc, mọi nơi mục đích chính nhằm cho trẻ luyện phát âmchữ cái một cách rõ ràng , mạch lạc Đây là kỹ năng quan trọngnhất trong tiết làm quen chữ cái ở trẻ.

Tôi cho trẻ so sánh giữa những chữ cái trong cùng một nhómchữ để trẻ nhận ra sự khác biệt giữa các chữ cái đó.

Thông qua các hoạt động khác và lồng ghép các trò

Để trẻ ghi nhớ các chữ cái đã học, tôi cũng thường xuyênlồng ghép tích hợp nhẹ nhàng các chữ cái với các hoạt động họckhác như: phát triển thể chất, khám phá, văn học, âm nhạc, tạohình

Hàng tháng tôi thường tổ chức các buổi hoạt động ngoạikhoá giúp cho trẻ cơ hội trải nghiện đồn g thời tôi cũng lồng ghéphoạt động làm quen chữ cái cho trẻ Ví dụ: Cuộc thi bé với antoàn giao thông Tôi chuẩn bị sau mỗi biển báo giao thông gắnchữ cái nhiệm vụ các bé bật qua năm vòng thể dục Tôi vẽ 2 cáiđích, mỗi đích chứa một chữ cái Trẻ bật qua các vòng rồi lên tìmbiển báo giao thông mặt sau có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô,phát âm rõ chữ đó rồi gắn vào bảng của đội mình.

Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi trên bểcát cùng viết chữ cái mình đã học, viết tên mình có chứa chữ cáinào? Khi trẻ đoán chữ gì tôi viết ra chữ cái đó với những trẻ yếutôi luôn đặt câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ trả lời, thường xuyênkhen gợi động viên trẻ kịp thời để trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp.Hình thức này đã giúp trẻ em có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.Ngoài ra, ở hoạt động ngoài trời trẻ được làm quen, ôn luyện vớirất nhiều chữ cái Vì ở mỗi loại cây ở trong sân trường đều có biểntên gọi của các loại cây loại hoa: “ Cây vối, cây sà cừ, cây sấu,hoa cúc ” Các từ này đều là chữ in thường.

Ở mọi lúc, mọi nơi, nếu có thể tôi cũng vận dụng nhiều hìnhthức để tạo cơ hội cho trẻ làm quen, ôn luyện như: Giờ đón trẻ, trả

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w