Có thể kể đến một số công trình đã nghiên cứu, bài viết về đề tài này gồm: - Tọa đàm trực tuyến “đảm bảo chất lượng dầu nhờn động cơ phù hợp Quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN” - “Áp chuẩn cho
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước về chất lượng Dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá miền
Nam Tính đến nay có rất ít công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài này Chủ yếu là các bài viết nghiên cứu lý luận, các hội thảo, tọa đàm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý trong thực tiễn Có thể kể đến một số công trình đã nghiên cứu, bài viết về đề tài này gồm:
- Tọa đàm trực tuyến “đảm bảo chất lượng dầu nhờn động cơ phù hợp Quy chuẩn QCVN 14:2018/BKHCN”
- “Áp chuẩn cho dầu nhờn: Tăng cường hậu kiểm, mạnh tay với hàng kém chất lượng”
- “Dầu nhờn nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn: Quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại”
Các đề tài, bài viết trên đã đề cập đến bức tranh toàn cảnh về thị trường dầu nhờn Việt Nam, về hoạt động kiểm tra chất lượng dầu nhờn của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp khi nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong cũng như đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong không đạt chất lượng Chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp đến quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay là Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cụ thể là Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam.
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam Tìm ra những thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn cần khắc phục trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Khảo sát ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các doanh nghiệp nhập khẩu và người làm công tác phụ trách tiếp nhận nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở nền tảng cho phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát các doanh nghiệp nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong và cán bộ phụ trách công tác quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu bằng hình thức gửi bảng khảo sát qua Email Thời gian khảo sát: Từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023
Phương pháp thống kê, thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, về công tác QLNN về chất lượng DNĐCĐT nhập khẩu
Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu…
Khung nghiên cứu được thực hiện theo quy trình: Nghiên cứu các vấn đề lý luận công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu bao gồm: Các khái niệm liên quan đến Quản lý nhà nước về dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu cụ thể các khái niệm quản lý nhà nước, chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, nội dung quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, tham khảo bài học kinh nghiệm quản lý của các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của một số địa phương và Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung để vận dụng cho Chi cục Quản lý sản phẩm, hàng hóa miền Nam Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam Trên cơ sở lý luận về nội dung quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn nhập khẩu, tập trung phân tích những kết quả hoạt động, những thành tựu, mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam Đối chiếu giữa thực tiễn và lý luận để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hệ thống cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
+ Hệ thống hóa lại các quy trình kiểm tra nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
+ Phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cán bộ và cơ quan quản lý có được nhận thức đầy đủ hơn thực trạng công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục, qua đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị khác trong Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
Chương 3: Định hướng và Giải pháp tăng cường công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
Khái quát về dầu nhờn và dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Dầu nhờn hay còn gọi là dầu bôi trơn là một loại chất lỏng được sử dụng để giảm ma sát và mòn trong các bề mặt tiếp xúc với nhau Dầu nhờn được sản xuất từ các dầu mỏ hoặc từ các nguồn thực vật, nhưng phần lớn là được sản xuất từ dầu mỏ Dầu nhờn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng công nghiệp, bao gồm các loại máy móc, động cơ, hộp số, máy nén khí, máy ép, và các thiết bị khác Dầu nhờn dùng để bôi trơn cho các động cơ Ngoài tác dụng bôi trơn làm mát động cơ Khi động cơ của bạn bị bẩn, thì dầu nhớt còn có tác dụng làm sạch các chi tiết bên trong, phủ kín khe hở giúp động cơ hoạt động được trơn và an toàn
Cách đây 100 năm, con người vẫn chưa có khái niệm về dầu nhờn Tất cả các máy móc lúc bấy giờ đều được bôi trơn bằng dầu mỡ lợn và sau đó dùng dầu ôliu Khi dầu ôliu khan hiếm thì người ta chuyển sang sử dụng các loại dầu thảo mộc khác Ví dụ: Để bôi trơn cọc sợi máy dệt người ta sử dụng đến dầu cọ
Khi ngành chế biến dầu mỏ ra đời, sản phẩm chủ yếu tại các nhà máy chế biến dầu mỏ là dầu hỏa, phần còn lại là mazut (chiếm 70 – 90 %) không được sử dụng và coi như bỏ đi Nhưng khi ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển thì lượng cặn mazut càng ngày càng lớn, buộc con người phải nghiên cứu để sử dụng nó vào mục đích có lợi Lúc đầu người ta lấy cặn dầu mỏ pha thêm vào dầu thảo mộc hoặc mỡ lợn với tỉ lệ thấp để tạo ra dầu bôi trơn, nhưng chỉ ít lâu sau người ta đã biết dùng cặn dầu mỏ để chế tạo ra dầu nhờn
Năm 1870 ở Creem (Nga), tại nhà máy Xakhanxkiđơ bắt đầu chế tạo được dầu nhờn từ dầu mỏ, nhưng chất lượng thấp Nhà bác học người Nga nổi tiếng D.I.Mendeleev chính là một trong những người chú ý đầu tiên đến vấn đề dùng mazut để chế tạo ra dầu nhờn
Năm 1870 – 1871, Ragorzin đã xây dựng một xưởng thí nghiệm dầu nhờn nhỏ
Năm 1876 – 1877, Ragorzin xây dựng ở Balakhan nhà máy chế biến dầu nhờn đầu tiên trên thế giới có công suất 100000 put/năm Nhà máy này đã sản xuất được bốn loại dầu nhờn: dầu cọc sợi, dầu máy, dầu trục cho toa xe mùa hè và mùa đông
Các mẫu dầu nhờn của Ragorzin đã được mang đến triển lãm quốc tế Pari năm 1878 và đã gây được nhiều hấp dẫn đối với chuyên gia các nước Phát huy kết quả đó, năm 1879, Ragorzin cho xây dựng ở Conxtantinôp nhà máy thứ hai chuyên sản xuất dầu nhờn để xuất khẩu Chính Mendeleep cũng đã làm việc ở các phòng thí nghiệm và những phân xưởng của nhà máy này vào những năm 880 – 1881 Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông, nhiều cơ sở khoa học của ngành sản xuất dầu nhờn đã được xây dựng và chỉ trong vòng mấy năm sau đó, ngành chế tạo dầu nhờn đã thực sự phát triển và đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử chế tạo chất bôi trơn
Các tác phẩm nghiên cứu của nhà bác học Nga nổi tiếng N.P.Petrop đã tạo điều kiện để dầu nhờn được sử dụng rộng rãi hơn Trong các tác phẩm của mình, ông đã nêu lên khả năng có thể dùng hoàn toàn dầu nhờn thay thế cho dầu thảo mộc và mỡ thực vật, đồng thời nêu lên những nguyên lý bôi trơn…
Cùng với những tiến bộ khoa học không ngừng, con người đã xây dựng được những tháp chưng cất chân không hiện đại thay thế cho những nhà máy chưng cất cũ kỹ, đây là bước phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu mỏ
1.1.2 Khái niệm và vai trò của dầu nhờn động cơ đốt trong
Dầu nhờn động cơ đốt trong là một loại dầu nhờn được sử dụng trong các động cơ đốt trong, bao gồm cả động cơ xăng và động cơ diesel Dầu nhờn này có tính chất chịu nhiệt và chịu áp lực cao, giúp giảm ma sát giữa các bộ phận của động cơ trong quá trình hoạt động Các tính chất của dầu nhờn động cơ đốt trong còn phụ thuộc vào loại động cơ, từng ứng dụng cụ thể, cũng như điều kiện hoạt động của động cơ Chẳng hạn, các động cơ diesel hoạt động trong điều kiện khó khăn hơn các động cơ xăng do động cơ diesel không có bugi đánh lửa như động cơ xăng, do đó cần sử dụng dầu nhờn có tính chất bền và chịu được áp lực cao hơn Dầu nhờn động cơ đốt trong là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong bao gồm 2 kỳ và 4 kỳ Dầu nhờn động cơ đốt trong có các công dụng như:
Dầu nhờn động cơ đốt trong có tác dụng làm mát: Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn Nhờ quy trình luân chuyển liên tục, dầu nhớt sẽ có tác dụng làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hay cháy piston
Dầu nhờn động cơ đốt trong có tác dụng làm kín: Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát
Dầu nhờn động cơ đốt trong tác dụng làm sạch: Quá trình đốt cháy nhiên liệu đương nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ, tác dụng tiếp theo của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch những muội bám này
Dầu nhờn động cơ đốt trong có tác dụng chống gỉ: Bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến hoen gỉ Đối với mỗi chỉ tiêu kỹ thuật của dầu nhờn sẽ có vai trò quan trọng đến chất lượng của dầu nhờn Nếu không đạt chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ, cũng như chỉ tiêu độ nhớt đóng vai trò quan trọng nhất Có vai trò làm mát, bôi trơn, làm kín động cơ Độ nhớt cũng chính là phẩm cấp của dầu nhớt trong động cơ Nếu độ nhớt không đạt thì nó sẽ khiến động cơ không chạy trơn tru, tạo nhiều ma sát, động cơ khó nổ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Làm mất an toàn cho động cơ Về xu hướng tạo bọt, đối với mỗi phụ gia trong dầu nhớt đều có xu hướng tạo bọt, chính vì vậy người ta phải cho chất phụ gia giảm xu hướng tạo bọt xuống để kiểm soát không cho dầu tạo quá nhiều bọt Nếu dầu động cơ có mức tạo bọt cao, sẽ làm có nhiều không khí trong dầu, dẫn đến biến chất dầu, hoặc phụ gia Về chỉ số kiềm tổng đóng vai trò quan trọng của dầu nhớt, trong quá trình vận hành sẽ sinh ra các axit tự do, tác dụng của chỉ số kiềm là trung hòa axit không làm ảnh hưởng, mài mòn hay làm hỏng chi tiết trong động cơ Hàm lượng nước coi như tạp chất trong dầu, khi có nước sẽ tăng cường các điều kiện oxy hóa gây ăn mòn động cơ, làm nhũ hóa phụ gia, có thể tạo các cặn, kẹt, dẫn đến động cơ hoạt động không trơn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, an toàn của động cơ
1.1.3 Phân loại dầu nhờn động cơ đốt trong
Dầu gốc khoáng: Dầu gốc khoáng là loại dầu được sản xuất từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ hoặc đá phiến Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại như làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, làm chất bôi trơn cho các máy móc và thiết bị, cũng như trong sản xuất các sản phẩm hóa chất và nhựa đường Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý
Dầu tổng hợp: Dầu tổng hợp là loại dầu được sản xuất từ các hợp chất hóa học thông qua các quá trình sản xuất công nghiệp Khác với dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp không có nguồn gốc từ thiên nhiên mà được sản xuất theo quy trình đặc biệt Loại dầu này có nhiều ưu điểm như khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa tốt hơn so với dầu gốc khoáng, giảm ma sát và tăng hiệu suất hoạt động của động cơ Nó cũng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các ứng dụng khác nhau Dầu tổng hợp được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu
Quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu định trước” Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về công tác quản lý ngày càng hoàn thiện
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước tiến hành với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước
Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
1.2.2 Khái niệm Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các cơ sở kinh doanh
Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Đó là các hoạt động của quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; Công tác kiểm tra chất lượng dầu nhờn nhập khẩu trực tiếp tại các doanh nghiệp và công tác xử lý hàng hóa dầu nhờn nhập khẩu vi phạm về chất lượng
Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu góp phần thống nhất quản lý chất lượng cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, pha chế dầu nhờn động cơ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín và nghiêm túc; giúp cho thị trường về dầu nhờn động cơ hoạt động và vận hành theo đúng quy định và quy luật, tăng hiệu suất của động cơ cũng như góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn
Trước hết, quản lý chất lượng bắt đầu từ những hoạt động mang tính định hướng Việc định hướng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như xây dựng nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chính sách, xây dựng mục tiêu, xây dựng tầm nhìn
Xác định đúng đắn các hoạt động định hướng là điều cơ bản đối với mọi tổ chức, tuy nhiên nếu chỉ định hướng đúng đắn thôi là chưa đủ, mỗi tổ chức cần xác định và áp dụng các công cụ để kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức liên quan đến chất lượng, hài hòa và hướng mọi hoạt động này nhằm đáp ứng các mục tiêu, chính sách đã đề ra, thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan
Các hoạt động kiểm soát có thể bao gồm hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng Cụ thể, hoạch định chất lượng là tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và qui định các quá trình cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng
Kiểm soát chất lượng là tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng đã xác định Đảm bảo chất lượng là tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện Cải tiến chất lượng là tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng Một trong những yêu cầu cơ bản của quản lý chất lượng hiện đại là cải tiến liên tục, đó là hoạt động lặp lại để nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu đó
Cũng như chất lượng, quản lý chất lượng cũng được định nghĩa và hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Quản lý chất lượng hiện đại và quản lý chất lượng truyền thống có một số khác biệt cơ bản Ví dụ như, mục tiêu của quản lý chất lượng truyền thống là ngắn hạn với lợi nhuận cao nhất thì quản lý chất lượng hiện đại là kết hợp giữa dài hạn và ngắn hạn, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất Hoặc về đánh giá chất lượng, nếu như quản lý chất lượng truyền thống là theo những tiêu chí do doanh nghiệp thiết kế ra thì quản lý chất lượng hiện đại lại chính là phản ứng và sự hài lòng của khách hàng
1.2.3 Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, bao gồm:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý chung về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương được Chính phủ giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu nói chung và chất lượng Dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nói riêng, tham mưu cho Chính phủ ban hành, sửa đổi Luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tổng cục TĐC là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cả nước, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ KHCN
Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cơ quan QLNN trực thuộc Tổng cục TĐC, chịu trách nhiệm trước Tổng cục TĐC về chất lượng sản phẩm, hàng hóa một số mặt hàng nhóm 2 được giao quản lý (xăng dầu, khí gas hóa lỏng, DNĐCĐT…), thực hiện công tác chuyên môn QLNN về chất lượng, tham mưu, báo cáo cho Tổng cục TĐC công tác QLNN về chất lượng sản phẩm hàng hóa (các mặt hàng được giao) trên cả nước; chịu sự quản lý trực tiếp từ Tổng cục TĐC
Nội dung Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
1.3.1 Tổ chức triển khai các kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trong quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhậu khẩu Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục TĐC, Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban hành các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu thì ở cấp Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam sẽ tiến hành tổ chức triển khai các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước cấp trên
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu của cơ quan nhà nước cấp trên Khi có các văn bản quy phạm pháp luật mới về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu ở cấp Chi cục sẽ tiến hành tổ chức thực hiện bằng các hình như phổ biến tuyên truyền các chính sách pháp luật, văn bản mới để các doanh nghiệp nắm và hiểu các quy định của pháp luật, tổ chức tập huấn, hướng dẫn áp dụng các văn bản mới
Tổ chức triển khai các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về chất lượng Dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu và các quy định về chứng nhận kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Phối hợp với các cơ quan đơn vị để đưa các chính sách, kế hoạch, quy định mới vào thực tiễn quản lý của cấp Chi cục
1.3.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phòng chống những hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, cụ thể các cơ quan ban ngành xây dựng và ban hành các chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho tổ chức doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này
1.3.3 Tổ chức kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Tổ chức kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Ngày 15 tháng 5 năm 2018,
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong – QCVN 14:2018/BKHCN kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số
06/2018/TT-BKHCN, kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2018 sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu trên thị trường phải áp dụng các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN
Kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để đảm bảo việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục, phòng ngừa những vi phạm pháp luật Kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhằm phát hiện những hành vi vi phạm, có biện pháp uốn nắn, khắc phục và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng thời phát hiện những điển hình thực hiện pháp luật tốt để động viên, khen thưỏng
Công tác kiểm tra chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam Thông thường việc tổ chức kiểm tra chất lượng tại doanh nghiệp được Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam tiến hành theo 02 phương thức gồm: Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm và tổ chức kiểm tra đột xuất
1.3.4 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Để công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu hiệu quả, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu cần được trển khai thực hiện thường xuyên Đồng thời, về lâu dài cần xây dựng, hoạch định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực nhằm hình thành đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong
Tổ chức bộ máy, làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo để cán bộ công chức nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước Cán bộ, công chức làm tốt công tác quản lý chất lượng thì chất lượng sản phẩm, hàng hóa mới được kiểm soát
1.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Kiểm tra nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của công tác Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong Thanh kiểm tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích người tiêu dùng và cộng đồng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thương mại, hội nhập khu vực và quốc tế
Việc kiểm tra phải được thực hiện theo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm xử lý các chủ thể vi phạm về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng
Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu thực hiện theo các nội dung sau: Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm chất lượng; Hoạt động ghi nhãn và các quy định khác của pháp luật về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong
Sau khi thanh tra, kiểm tra thì tiến hành xử lý vi phạm về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong Việc này thực chất là để ngăn ngừa các hành vi vi phạm tương tự nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu đạt hiệu quả cao hơn
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa của một số đơn vị tại Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu của Chi cục TĐC Thành phố Hồ Chí Minh
Là cơ quan QLNN về chất lượng tại thành phố lớn nhất cả nước với số lượng doanh nghiệp đăng ký kiểm tra về chất lượng rất lớn Chi cục TĐC TP HCM có nhiều nét tương đồng trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu Theo phân công của Bộ KHCN thì Chi cục TĐC TP.HCM phụ trách quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu các mặt hàng điện, điện tử, Đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm và thép làm cốt bê tông nhập khẩu Cùng chung đặc điểm quản lý nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu, với thị trường lớn và nhiều doanh nghiệp, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên những bài học kinh nghiệm được rút ra từ Chi cục TĐC TP.HCM sẽ mang những giá trị tham khảo, học hỏi cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng DNĐCĐT nhập khẩu của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
Hiện nay, Chi cục TĐC TP.HCM có 44 công chức, trong đó có 08 công chức phụ trách quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu Thực hiện Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 11/01/2022 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về thực hiện chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” Hưởng ứng chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Chi cục TĐC TP.HCM đã vượt qua khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển Cụ thể: Trong năm 2022, Chi cục TĐC TP.HCM đã tiếp nhận và ra thông báo cho gần 3000 hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu Số lượng hồ sơ rất lớn, bình quân 1 ngày gần 100 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu nhưng Chi cục vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có hồ sơ nào của doanh nghiệp chậm giải quyết, tồn đọng Chi cục TĐC TP.HCM đã xây dựng được Website hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu Các doanh nghiệp có thể truy cập vào Website: www.chicuctdc.gov.vn để xem thông tin chi tiết Các thông tin về QLNN được công khai, dễ tiếp cận Chi cục TĐC TP.HCM tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chủ yếu trên cổng thông tin một cửa Quốc gia và cả bằng hồ sơ giấy Doanh nghiệp tiến hành khai báo hồ sơ trên các trường thông tin cổng thông tin một cửa Quốc gia trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy, tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi cục TĐC Tp.HCM địa chỉ số 63 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục TĐC TP.HCM có nhiều thuận lợi như: việc Bộ KHCN ban hành các QCVN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo phù hợp với QCVN tương ứng Công thông tin một cửa Quốc gia giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể linh động làm việc ở nhiều nơi, 24/24 giờ, điều này giúp cho cơ quan quản lý linh động trong ra kết quả thông báo kiểm tra hàng nhập khẩu Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được chủ động, đỡ phát sinh chi phí bến bãi, lưu kho
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Chi cục TĐC TP.HCM cũng tồn tại một số hạn chế Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp nhập khẩu dù được thực hiện nhưng chưa hiệu quả Cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn chưa đầy đủ nhất là hệ thống máy tính đã cũ, truy cập hệ thống một cửa Quốc gia khó khăn Chế độ chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm cũng gây một số khó khăn cho cơ quan quản lý như hàng hóa được đưa về kho riêng của doanh nghiệp, khi chưa có chứng nhận hợp quy doanh nghiệp đã đưa đi tiêu thụ, gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm, thu hồi hàng hóa nếu như lô hàng đó không đạt chất lượng Cổng thông tin một cửa Quốc gia còn nhiều hạn chế trong liên thông các cơ quan quản lý với nhau, cơ quan hải quan không nhìn thấy kết quả của cơ quan Chi cục TĐC TP.HCM Việc úp file đính kèm bị giới hạn dung lượng, nhiều khi phải tách ra nhiều file, gây khó khăn cho việc kiểm soát hồ sơ đính kèm Việc xử phạt theo giá trị lô hàng được cho là nặng nề đối với doanh nghiệp Công tác xử lý vi phạm khi phải chuyển hồ sơ xử lý cho chi cục TĐC địa phương nơi lưu kho hàng hóa của doanh nghiệp còn khó khăn Nguồn lực tài chính dành cho công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vẫn còn ít, chưa tương xứng với vai trò của Chi cục Chính sách thu hút nhân tài, tăng cường nhân sự kiểm tra hàng hóa nhập khẩu chưa được chú trọng trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự hiện nay
Chi cục TĐC TP.HCM đã kiến nghị Sở KHCN có ý kiến với UBND TP.HCM về tăng cường máy móc, trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực cho Chi cục, tăng cường tập huấn, thông tin tuyên truyền cũng như kinh phí cho kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu Kiến nghị với Bộ KHCN về xây dựng quy chế phối hợp, chuyển hồ sơ xử lý vi phạm, quy định cơ quan chịu trách nhiệm chính cho công tác xử lý vi phạm
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Chi cục TĐC Bình Dương
Cũng nằm trong khu vực Đông Nam bộ cũng có nhiều nét tương đồng về chức năng, nhiệm vụ được giao như Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam, Chi cục TĐC TP.HCM, Chi cục TĐC Bình Dương hiện có 21 công chức, trong đó có 06 công chức phụ trách công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Bình Dương là tỉnh công nghiệp phát triển với tốc độ cao, với hơn 29 khu công nghiệp (trong đó có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động) và 12 cụm công nghiệp với 53.147 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 500 doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, với nhóm sản phẩm hàng hóa như: xăng, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu sinh học; dầu nhờn động cơ; khí (khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG, khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG); thiết bị điện, điện tử; đồ chơi trẻ em; mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; thép làm cốt bê tông Hàng năm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Dương tiếp nhận và xử lý khoảng 2.000 hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu với các nhóm sản phẩm, hàng hóa nêu trên Với sống lượng công chức phụ trách ít trong khi số lượng hồ sơ giải quyết nhiều, nhưng công chức Chi cục vẫn vượt lên khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo các hồ sơ đăng ký kiểm tra được xử lý kịp thời, đúng hạn
Khác với chi cục TĐC TP.HCM, Chi cục TĐC Bình Dương hiện nay chưa có trang website riêng, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể vào trang website của Sở KHCN Bình Dương để tham khảo hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu Chi cục TĐC Bình Dương tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu chủ yếu trên cổng thông tin một cửa Quốc gia và cả bằng hồ sơ giấy Doanh nghiệp tiến hành khai báo hồ sơ trên các trường thông tin cổng thông tin một cửa Quốc gia trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy, tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Chi cục TĐC Bình Dương theo địa chỉ Tầng 11, Tháp A, Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, Phường Phú Hòa, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Công tác quản lý nhà nước về chất lượng trong những năm qua có nhiều thuận lợi nhờ có Bộ KHCN ban hành các QCVN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về chất lượng sản phẩm, hàng hóa Bên cạnh đó cổng thông tin một cửa Quốc gia giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý có thể linh động làm việc, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc, nhờ đó mà mặc dù khối lượng công việc lớn nhưng Chi cục vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác QLNN về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cũng còn một số khó khăn: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu; nguồn tài chính bố trí cho công tác quản lý chất lượng còn khiêm tốn; trình độ và năng lực của đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa chưa được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn một cách kịp thời, đồng thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đủ cơ sở pháp lý để xử phạt thích đáng các hành vi vi phạm về chất lượng Các doanh nghiệp nhập khẩu vì lợi nhuận mà bất chấp, bỏ qua đạo đức kinh doanh, nhập khẩu hàng kém chất lượng, giá thành nguyên liệu rẻ, trong khi đó người tiêu dùng nhận thức còn hạn chế Ngoài ra trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị thử nghiệm đủ điều kiện pháp lý để thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận chất lượng hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN, đây cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng các mặt hàng nêu trên lưu thông trên địa bàn tỉnh một cách kịp thời và hiệu quả (khi tiến hành lấy mẫu thử nghiệm phải gửi đến các tổ chức chứng nhận ở ngoài tỉnh do trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị thử nghiệm đủ điều kiện pháp lý để thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận chất lượng) Chi cục TĐC Bình Dương đã kiến nghị: Đối với cấp Trung ương:
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Trong giai đoạn tới cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan phù hợp với các cam kết tại Hiệp định CPTPP, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính (tăng mức phạt, hình thức phạt bổ sung, nhằm răn đe nhất là đối với những lĩnh vực ảnh hưởng, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng)
Xây dựng mới các Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN); xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho sản phẩm, hàng hóa chủ lực Việt Nam có tính đến tính cạnh tranh, lợi thế của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, đảm bảo phục vụ quản lý, trang bị kịp thời cho doanh nghiệp, phục vụ sản xuất, kinh doanh, thương mại, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
Duy trì hệ thống TCVN và đảm bảo sự tiếp cận nhanh nhất với sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thế giới Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, xây dựng TCVN phải gắn chặt với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kết nối TCVN với công nghệ mới, sản phẩm khoa học và công nghệ
Triển khai các nhiệm vụ, Đề án về nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Tổng quan về Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền
2.1.1.1 Vị trí và chức năng của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam
Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam là cơ quan trực thuộc Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có chúc năng giúp Cục trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật tại khu vực miền Nam gồm 21 tỉnh, thành phố; từ Ninh Thuận đến Cà Mau Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam có trụ sở làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.2 Nhiệm vụ và Quyền hạn Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án về quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa tại khu vực miền Nam, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt Phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động chung của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Chủ trì kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa trong quá trình sử dụng và nhãn hàng hóa thuộc trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ tại khu vực miền Nam theo quy định của pháp luật Tổ chức kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý hoặc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa tại khu vực miền Nam
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng đóng gói sẵn trong sản xuất, trên thị trường, trong sử dụng tại khu vực miền Nam
Phối hợp với các cơ quan quản lý chất lượng và các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo sự phân công của Cục trưởng
Phối hợp với các cơ quan quản lý chất lượng và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hóa kém chất lượng và các hàng hoá vi gian lận thương mại khác liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng tai khu vực miền Nam theo quy định của pháp luật
Tham gia xây dựng hoặc đề xuất với Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa
Tham gia kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa đối với các tổ chức, cá nhân, đề xuất những biện pháp cần thiết để thực hiện theo quy định của pháp luật
Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật
Thu, quản lý và sử dụng lệ phí kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, 06 tháng, 01 năm và đột xuất theo yêu cầu của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại khu vực miền Nam
Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa, tham gia nghiên cứu khoa học, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa theo sự phân công của Cục trưởng
Quản lý công chức, người lao động, tài sản, tài chính và hồ sơ, tài liệu của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam theo quy định của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam gồm 09 công chức và 02 hợp đồng lao động thời vụ, có trụ sở làm việc tại số 64-66 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đakao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam đứng đầu là Chi cục trưởng, 01 Phó chi cục trưởng và 02 phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp và Phòng Kiểm tra đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Phòng Kiểm tra, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa (Phòng Kiểm tra) thuộc Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam có chức
Phòng Kiểm tra, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa Phòng Hành chính - Tổng hợp năng giúp Chi Cục trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa và kiểm tra nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật tại khu vực miền Nam gồm 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Từ Ninh Thuận tới Cà Mau
Nhiệm vụ Phòng Kiểm tra:
Xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án về công tác kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa và nhãn hàng hóa, tổ cức thực hiện sau khi được phê duyệt Phối hợp Phòng Hành chính - Tổng hợp xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động chung của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
Yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Thứ nhất: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến chất lượng dầu nhờn, trong đó xác định trọng tâm chủ yếu là xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các kế hoạch chính sách của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
Thứ hai: Đổi mới và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu và các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam…
Thứ ba: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN, cán bộ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ với thực tiển và quản lý của lĩnh vực dầu nhờn động cơ đốt trong
Thứ tư: Sắp xếp, kiện toàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn quản lý về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tích cực phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong.
Định hướng và Mục tiêu Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
Thứ nhất: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến chất lượng dầu nhờn, trong đó xác định trọng tâm chủ yếu là xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các kế hoạch chính sách của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
Thứ hai: Đổi mới và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu và các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam…
Thứ ba: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN, cán bộ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ với thực tiển và quản lý của lĩnh vực dầu nhờn động cơ đốt trong
Thứ tư: Sắp xếp, kiện toàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn quản lý về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tích cực phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong
3.2 Định hướng và Mục tiêu Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
3.2.1 Định hướng Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến 2030 Để đạt được những mục tiêu đề ra, QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu thời gian tới cần được tăng cường theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực, hiệu lực QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong Đây là định hướng quan trọng nhất, nhằm nâng cao năng lực về nhân sự cũng như thiết lập bổ sung bộ máy hoạt động của QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu ở Chị cục Vấn đề về năng lực của cán bộ công chức các cấp về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục quản lý chất lượng sản phâm, hàng hóa miền Nam chưa đáp ứng được công việc tại thời điểm với nhiều lý do khác nhau, nhưng khó có khả năng điều động công tác khác hoặc quyết định cho công chức đó nghỉ việc Vì vậy, định hướng tiếp tục đào tạo, tập huấn cho họ làm công việc đã được bố trí vẫn là cách tối ưu được lựa chọn
Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong Định hướng này bao gồm hoạch định và ban hành các chế tài cấp Chi cục phù hợp với điều kiện của các địa bàn quản lý làm cơ sở cho việc quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối cho Chính phủ về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Trong những năm qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã rất chú trọng đến việc soạn thảo, đệ trình và ban hành các chế tài về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu thông qua hệ thống các văn bản, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Tuy nhiên, để việc quản lý chất chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu thì Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam cần quan tâm chỉ đạo ban hành các văn bản nhằm hướng dấn để tăng cường quản lý công trình này trên địa bàn, thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có quản lý về chất lượng dầu nhờn
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Đối với cơ quan chức năng QLNN về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu được phân cấp có nghĩa vụ hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định và họ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng dầu nhờn đốt trong của các doanh nghiệp nhẩu và các chủ thể khác Chi cục tăng cường thực hiện việc kiểm tra đột xuất và định kỳ Công việc này của cơ quan QLNN hướng tới việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước và cũng yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo các lợi ích của con người thụ hưởng sản phẩm xây dựng và lợi ích của cả cộng đồng
Tăng cường quản lý, công khai năng lực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong đảm bảo năng lực hoạt động của doanh nghiệp đủ điều kiện trong lĩnh vực này, chủ động nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thông qua kiểm tra, minh bạch hóa năng lực sau kiểm tra.
Thứ năm: Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Cần đôn đốc thực hiện nghiêm túc về công tác giám sát cộng đồng, mặt khác cũng cần tập huấn các kiến thức nhận biết tối thiểu về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu cho đội ngũ này
3.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nhằm thống nhất quản lý chất lượng cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, pha chế dầu nhờn động cơ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín và nghiêm túc; giúp cho thị trường về dầu nhờn động cơ hoạt động và vận hành theo đúng quy định và quy luật, tăng hiệu suất của động cơ cũng như góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn
Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu cho các nhóm đối tượng Có 3 nhóm đối tượng chủ yếu cần được nâng cao kiến thức và nghiệp vụ về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong là người làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong và người tiêu dùng Để thực hiện các mục tiêu này, Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: đến năm 2025 có 95% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong nắm vững các quy định, nghiệp vụ liên quan đến quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong, 80% người tiêu dùng có kiến thức về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu và 100% người làm công tác quản lý nhà nước nắm vững kiến thức về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong
Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng Miền Nam
cơ đốt trong nhập khẩu tại Chi cục Quản lý chất lượng Miền Nam
3.3.1 Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Đây là giải pháp quan trọng đối với quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu nhằm khắc phụ những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi công vụ
Kết quả khảo sát cho thấy: Trong việc hoàn thiện văn bản QPPL để nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng DNĐCĐT nhập khẩu các chuyên gia được khảo sát có đề xuất hoàn thiện các văn bản QPPL như đề xuất ban hành Thông tư bổ sung Thông tư 27 quy định thời gian xử lý vi phạm hành chính (11/18 ý kiến, chiếm 61,1%), Ban hành Quy định hướng dẫn quy trình tái xuất, tiêu huỷ (12/18 ý kiến chiếm 66,7%), Bổ sung chế tài xử phạt, cưỡng chế vi phạm hành chính về chất lượng trong Luật chất lượng SPHH (15/18 ý kiến chiếm 83,3%)
Cần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu, sửa đổi những văn bản không còn phù hợp, bổ sung và ban hành các văn bản mới nhằm khắc phục những bất cập còn tồn tại xảy ra trong quá trình quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu; Ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ-CP; Rà soát sửa đổi bố sung các thông tư quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, hàng hóa nhập khẩu Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng từ xa đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác
3.3.2 Bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
Tiếp tục kiện toàn bộ máy của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam sao cho hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tình trạng quá tải, phân tán, tăng cường biên chế cho đội ngũ quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Công chức hiện có của Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam là 10 người Với việc phải quản lý 21 tỉnh thành phía Nam và hơn 200 doanh nghiệp nhập khẩu dầu nhờn (chưa kể đến các loại sản phẩm, hàng hóa thuộc diện quản lý khác) nên số lượng công chức còn hạn chế, đòi hỏi cần phải tiếp tục tuyển dụng những công chức mới cho đủ số lượng đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho các công chức hiện có bằng các cuộc tập huấn, hội nghị, hội thảo và các lớp học về tiêu chuẩn đo lường chất lượng Về số lượng: Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam cần có kế hoạch, gửi công văn đề nghị cấp trên bổ sung công chức đủ chỉ tiêu biên chế là 13 người Song song với đó là thu hút các công chức hiện đang làm việc tại địa phương, hoặc các cơ quan nhà nước khác có nhu cầu về cơ quan công tác Về chất lượng: Tăng cường tập huấn, tham dự hội thảo chuyên đề (ví dụ: Tập huấn về công tác thanh tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Hội nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 43 của chính phủ về ghi nhãn hàng hóa, tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính, các hội thảo hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, xử lý hàng hóa không đạt…)
Kết quả khảo sát có 12/18 ý kiến đề xuất nâng cao trình độ đội ngũ công chức chiếm 66,7% để thực thi công việc quản lý nhà nước đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp nhập khẩu
Cần xây dựng quy chế làm việc chặt chẽ, đồng thời phải thực hiện theo đúng biên chế, cần quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể và cá nhân nhâ là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu có như vậy mới nêu cao vai trò của người đứng đầu
Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lực chuyên môn về phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong như khen thưưởng, biểu dương những gương điển hình thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong, đồng thời có chính sách như biểu dương, tặng thưởng trong các hội nghị tổng kết, để khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc
3.3.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Tăng cường phối hợp với Hải quan cửa khẩu trong tiếp nhận và xử lý hàng hóa thông quan
Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu
Do hạn chế về kinh phí được cấp hàng năm, trong khi địa bàn quản lý của Chi cục rất rộng và quản lý nhiều mặt hàng khác nhau, do đó kiến nghị Chi cục có thể kết hợp trong đoàn kiểm tra vừa tiến hành kiểm tra dầu nhờn trong nhập khẩu tại các doanh nghiệp vừa tiến hành kiểm tra, khảo sát dầu nhờn lưu thông bên ngoài thị trường tại địa phương nơi đến công tác để nắm bắt tình hình dầu nhờn có đạt chất lượng hay không, như vậy vừa tiết kiệm kinh phí cho một đợt kiểm tra, vừa tăng được số lượng đợt kiểm tra Đầu tư trang thiết bị máy tính, nâng cấp phần mềm, tốc đô xử lý internet, đảm bảo cho việc tiếp nhận hồ sơ được nhanh nhất Tổ chức đào tạo tập huấn cho công chức, nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ Ứng dụng công nghệ thông tin
Tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất, nhất là các doanh nghiệp chậm nộp chứng chỉ chất lượng Xử phạt nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm, có thể xem xét đề xuất đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn
Thông tin, tuyên truyền đến cho người bán và người tiêu dùng về cách thức kiểm tra mặt hàng khi mua, thông tin chỉ số, đặc tính của sản phẩm.
Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tránh mua phải hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc
3.3.4 Tăng cường công tác hậu kiểm đối với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam cần tiến hành hậu kiểm chất lượng và việc chấp hành quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với dầu nhờn nhập khẩu Tăng cường hậu kiểm là một trong những giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và việc tăng cường hậu kiểm chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong sẽ góp phần thống nhất quản lý chất lượng cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, pha chế dầu nhờn động cơ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín và nghiêm túc; giúp cho thị trường về dầu nhờn động cơ hoạt động và vận hành theo đúng quy định và quy luật, tăng hiệu suất của động cơ cũng như góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe, an toàn
Nắm vững và hiểu biết rõ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, những điều cấm của pháp luật về chất lượng hàng hóa Nắm vững và hiểu biết rõ các quy dịnh của QCVN 1:2018/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 1: 2018/BKHCN bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật, quản lý, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, sửa dụng
Có biện pháp phối hợp với đối tác kinh doanh, các cơ quan liên quan để kiểm soát chất lượng đảm bảo theo QCVN từ trước, trong quá trình nhập khẩu và trước khi đưa ra lưu thông để hạn chế rủi ro về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Tích cực phối hợp cơ quan chức năng chấp hành và thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi có sự cố về chất lượng không đảm bảo theo QCVN, để hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp, người sử dụng và môi trường
Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ KHCN sớm ban hành Thông tư quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định 132/2008/ NĐ-CP, nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
Nghiên cứu cơ chế, biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng dầu nhờn trong bối cảnh phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Đề nghị Bộ KHCN, Tổng cục TĐC ban hành quy trình thủ tục tái xuất, tiêu hủy, tái chế hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007 Đề nghị Bộ KHCN sớm có hướng dẫn cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra trong trường hợp hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, dù được thông quan nhưng chưa hoàn tất hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (ví dụ: Chưa nộp giấy chứng nhận hợp quy) và vẫn còn được nhà nhập khẩu lưu giữ, bảo quản tại kho hàng
Trong quá trình xử lý cơ sở bán lẻ DNĐCĐT có hành vi vi phạm chất lượng không phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP có các ý kiến khác nhau về xác định lượng hàng bán ra thị trường và lượng hàng hóa còn tồn, gây khó khăn trong qua trình xử lý vụ việc Mặt khác, kinh doanh DNĐCĐT là ngành có tính đặc thù, việc nhập và xuất nhiên liệu là việc làm thường xuyên của các đơn vị kinh doanh Do đó, việc khảo sát và đem mẫu đi thử nghiệm tại tổ chức được chỉ định (kết quả có thường là 04 đến 05 ngày kể từ ngày nhận mẫu), nếu có kết quả thử nghiệm không phù hợp chất lượng thì lượng nhiên liệu này đã lưu thông ra bên ngoài thị trường và việc xác định lượng hàng đã tiêu thụ là rất khó khăn và gây lúng túng cho lực lượng chức năng khi xác định số lượng nhiên liệu vi phạm và việc xác định giá trị lô hàng hóa đã tiêu thụ phải căn cứ hợp đồng, hóa đơn đầu vào, đầu ra, hoặc sổ sách theo dõi bán hàng Nếu cơ sở vi phạm không tuân thủ chế độ tài chính này, thì không thể xác định được Vì thế, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miền Nam đề xuất Bộ KHCN có văn bản hướng dẫn xác định hàng hóa đã tiêu thụ, trong đó có quy định riêng đối với mặt hàng DNĐCĐT để thống nhất trong cả nước về xác định lượng hàng hóa bán ra và lượng hàng hóa còn tồn trong quá trình thanh tra, kiểm tra
Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng DNĐCĐT nhập khẩu của Bộ KHCN, đồng bộ hóa với phần mềm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên hệ thống một cửa Quốc gia
Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác quản lý chất lượng dầu nhờn: Trao đổi học tập kinh nghiệm về công tác kiểm tra chất lượng dầu nhờn với các nước; Tiếp nhận và xử lý thông báo cảnh báo quốc tế về chất lượng dầu nhờn; Kiểm tra chất lượng dầu nhờn tại nước sản xuất
Thời gian tới, trong trạng thái linh hoạt, thích ứng an toàn Covid-19, cần định hướng những nhiệm vụ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung, chất lượng hàng hóa nhập khẩu nói riêng Cụ thể là tăng cường công tác khảo sát, kiểm tra DNĐCĐT lưu thông nhằm nắm bắt được tổng quát thị trường dầu nhờn nhập khẩu đưa ra thị trường tiêu thụ Đánh giá tổng quá bức tranh chất lượng tại khu vực phía Nam
Xử lý nghiêm các trường hợp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường
Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Nâng cao hiệu quả phối hợp, trao đổi thông tin quản lý giữa cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa với các cơ quan liên quan Tăng cường nguồn lực, nhân lực, kinh phí cho hoạt động khảo sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa Đề xuất Bộ KHCN nghiên cứu, phát triển một loại nhiên liệu xanh, sạch, bền vững với môi trường để thay thế cho nhiên liệu DNĐCĐT Đó có thể là các chất bôi trơn sinh học được làm từ các nguồn tái tạo như dầu thực vật hoặc mỡ động vật Chúng có khả năng phân hủy sinh học và có thể giúp giảm tác động ô nhiễm môi trường Hoặc chất bôi trơn tổng hợp được làm từ các hợp chất tổng hợp và được thiết kế để bền lâu hơn và ổn định hơn ở nhiệt độ cao so với chất bôi trơn gốc khoáng truyền thống Chúng có thể giúp giảm hao mòn động cơ và tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu Sử dụng công nghệ pin nhiên liệu hydro hoặc các nhiên liệu khác để sản xuất điện mà không cần đốt cháy Phát triển các dòng xe điện sử dụng pin hoặc các hệ thống lưu trữ năng lượng khác để cung cấp năng lượng cho động cơ điện, loại bỏ nhu cầu sử dụng động cơ đốt trong và chất bôi trơn liên quan Khi công nghệ pin được cải thiện, xe điện ngày càng trở nên khả thi để thay thế cho các phương tiện truyền thống
Kết quả khảo sát: Một số chuyên gia đề xuất đổi mới về phát triển một nhiên liệu xanh thay thế cho nhiên liệu dầu nhờn hiện tại, đó có thể là chất bôi trơn sinh học từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật (2/18 ý kiến chiếm 11,1%), chất bôi trơn công nghiệp tổng hợp (6/18 ý kiến chiếm 33,3%), phát triển công nghệ pin, xe điện (4/18 ý kiến chiếm 22,2%) Tuy nhiên các phương án này cần được các nhà khoa học nghiên cứu lâu dài Đây cũng sẽ là xu thế chung của tương lai khi mà môi trường ngày càng bị ô nhiễm thì phát triển một nhiên liệu xanh sẽ giảm thiểu được sự ô nhiễm đó
3.4.2 Kiến nghị với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tăng cường mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cho chuyên viên và cán bộ làm công tác quản lý đo lường chất lượng hoặc những lớp tọa đàm chuyên đề về lĩnh vực quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu về công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ở cơ quan Trung ương và địa phương, tạo sự trao đổi, thống nhất trong thực thi công vụ
Chỉ đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng cường công tác khảo sát chất lượng DNĐCĐT lưu thông trên thị trường nhằm nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu vi phạm, tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh để đảm bảo hàng hóa có chất lượng và nhãn hàng hóa phù hợp quy định, đồng thời phát hiện và xử lý vi phạm ngay tại nguồn nơi cung câp số lượng hàng hóa lớn ra thị trường
Tổng cục TĐC cần sớm có các văn bản phản hồi đối với các doanh nghiệp có đề xuất phương hướng xử lý, tái chế, tái xuất, tiêu hủy, để tránh tình trạng tồn kho quá lâu, hàng hóa có khả năng bị giảm chất lượng, gây tổn thất cho doanh nghiệp
Tổng cục TĐC có hướng xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt VPHC và chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả Hiện nay, có hiện tượng một số doanh nghiệp khi bị nộp phạt đã tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để tránh việc nộp phạt, vì vậy, kiến nghị với Tổng cục TĐC thực hiện phối hợp với các bên: công an, báo chí, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh đề nghị cá nhân phải nộp phạt VPHC về DNĐCĐT nhập khẩu trước khi thành lập doanh nghiệp mới, có thông tin cảnh báo trên các trang thông tin quần chúng
Xem xét lại mức phạt đối với doanh nghiệp vi phạm, bởi mức phạt quá cao (gấp 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ) dẫn đến tình trạng doanh nghiệp, cá nhân mất khả năng đóng phạt cho nhà nước
Tiếp tục đẩy mạnh công tác khảo sát, kiểm tra chất lượng dầu nhờn nhập khẩu, lưu thông, sản xuất Trong đó, chú trọng hoạt động kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm