Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)Đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Kiều Thế Hưng
2 PGS.TS Trần Viết Thụ
HÀ NỘI - 2019
Trang 3Tôi cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung thực Những kết luận trong Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Phạm Tiến Đông
Trang 4Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến hai Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Kiều Thế Hưng và PGS.TS Trần Viết Thụ -những nhà khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề tàicủa mình Trong những thời điểm khó khăn nhất, các Thầy hướng dẫn đã tạo cho tôinguồn động lực to lớn, niềm tin tưởng lớn lao để tôi đi đến kết quả nghiên cứu cuốicùng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy Cô trong khoa Lịch sử,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là Tổ Bộ môn Lí luận và phương phápdạy học lịch sử đã giúp đỡ tôi, cho tôi thấy sự nghiêm túc nhưng cũng đầy tính nhânvăn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý lãnh đạo TrườngĐại học Vinh, Ban Giám hiệu các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhiềuThầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn sát cánh, sẽ chia, giúp đỡ tôitrong suốt chặng đường dài để tôi có thể thực hiện tốt luận án của mình
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án
Trang 5TT Viết tắt Nội dung đầy đủ
Trang 6Trang
Bảng 2.1 Đánh giá vai trò của HĐNK lịch sử ở trường trung học phổ thông 52
Bảng 2.2 Đánh giá của GV về vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử 53
Bảng 2.3 Những biện pháp mà GV đã tiến hành khi tổ chức HĐNK bộ môn
Lịch sử 55
Bảng 2.4 Mức độ cần thiết của HĐNK lịch sử ở trường trung học phổ thông 56
Bảng 2.5 Mức độ tổ chức các HĐNK lịch sử ở trường THPT 56
Bảng 2.6 Mức độ tham gia của học sinh vào các HĐNK lịch sử ở trường THPT 57
Bảng 4.1 Nội dung các hoạt động ngoại khóa lịch sử 140
Bảng 4.2 Các kĩ năng được hình thành qua hoạt động ngoại khóa lịch sử 140
Bảng 4.3 Điểm trung bình chung của học sinh ở các hoạt động ngoại khóa 141
Bảng 4.4 Phân bố điểm của học sinh ở các hoạt động ngoại khóa 142
Bảng 4.5 Điểm kiểm tra kết quả sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV 143
Bảng 4.6 Tỉ lệ kết quả sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV 143
Bảng 4.7 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra sau hoạt động ngoại khóa: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV 143
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm HĐNK: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV (Bài số 1) 143
Bảng 4.8 Điểm kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử” 144
Bảng 4.9 Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử” 144
Bảng 4.10 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử” 144
Trang 7Hình 2.1 Vai trò của HĐNK đối với sự phát triển toàn diện của học sinh 52
Hình 2.2 Mức độ quan tâm của CBQL đến HĐNK bộ môn Lịch sử 53
Hình 2.3 Thái độ của HS khi tham gia HĐNK (do GV đánh giá) 54
Hình 2.4 Nguyên nhân dẫn đến HĐNK chưa lôi cuốn học sinh 54
Hình 2.5 Nguyên nhân HĐNK chưa lôi cuốn học sinh (nhà quản lý đánh giá) 61
Hình ảnh 3.1 Trình chiếu Rung Chuông vàng tại trường THPT Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) 102
Hình ảnh 3.2 Rung Chuông vàng tại trường THPT Thanh Chương (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) 102
Hình ảnh 3.3 Em Hoàng Thị Hương, học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ
phát biểu 114
Hình ảnh 3.4 Học sinh làm vệ sinh, chỉnh trang Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Thị trấn Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 115
Hình ảnh 3.5 Học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về Chủ quyền biển đảo của Việt Nam 122
Hình ảnh 3.6 Đoàn tiến hành dâng hương tại Bảo tàng Quân khu IV 127
Hình ảnh 3.7 Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng.129 Hình ảnh 3.8 Học sinh đang trình bày phần Thuyết minh của mình tại Bảo tàng 130
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm HĐNK: Tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Quân khu IV (Bài số 1) 143
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện kết quả Hoạt động thực nghiệm “Dạ hội Lịch sử” 144
Trang 8MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận án 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
7 Bố cục của luận án 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngoại khóa trong dạy học 7
1.1.1.Ở nước ngoài 7
1.1.2.Ở trong nước 13
1.2 Các công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử 16
1.2.1.Ở nước ngoài 16
1.2.2.Ở trong nước 21
1.3 Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án cần kế thừa và tiếp tục nghiên cứu 29
1.3.1.Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 29
1.3.2.Những vấn đề luận án kế thừa 30
1.3.3.Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 31
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 32
2.1 Cơ sở lí luận 32
2.1.1.Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 32
2.1.2.Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu 35
Trang 9ở trường phổ thông 41
2.1.4 Một số yêu cầu cơ bản khi đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 45
2.2 Cơ sở thực tiễn 50
2.2.1.Khảo sát thực tế 50
2.2.2.Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tồn tại 58
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 63
3.1 Đổi mới nội dung hoạt động ngoại khóa 63
3.1.1 Đa dạng hóa nội dung lịch sử trong đổi mới hoạt động ngoại khoá 65
3.1.2 Chú trọng lựa chọn nội dung lịch sử có ý nghĩa chính trị và giá trị thực tiễn cao trong tổ chức hoạt động ngoại khoá 69
3.1.3 Tăng cường khai thác kiến thức lịch sử địa phương trong đổi mới nội dung của hoạt động ngoại khoá 72
3.2 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa 75
3.2.1.Đổi mới trong các hình thức ngoại khóa truyền thống 76
3.2.2 Vận dụng hiệu quả các hình thức mới trong tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử 84
3.3 Một số biện pháp tiến hành đổi mới hoạt động ngoại khóa 88
3.3.1 Quán triệt quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong đổi mới hoạt động ngoại khoá 88
3.3.2 Khai thác triệt để ưu thế của các phương tiện truyền thông hiện đại trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa 107
3.3.3 Chú trọng và nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội trong đổi mới hoạt động ngoại khóa của bộ môn lịch sử 112
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 118
4.1 Mục đích thực nghiệm 118
4.2 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 118
Trang 104.3.1.Phương pháp tiến hành 119
4.3.2.Nội dung thực nghiệm 120
4.4 Kết quả thực nghiệm 135
4.4.1.Phương pháp đánh giá 135
4.4.2.Kết quả thực nghiệm 139
4.5 Nhận xét chung về thực nghiệm sư phạm 145
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC PL-1
Trang 11MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia, dân
tộc cũng như của toàn nhân loại Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, giáo dục đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội
-Để thực hiện nhiệm vụ có tầm chiến lược trên đây, vấn đề đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo, đã được đặt ra như một nhu cầu vừa cấp thiết trước mắt,vừa cơ bản lâu dài Đề cập đến vấn đề này, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toànquốc lần thứ XI (2011) nhấn mạnh quan điểm cần phải phát triển nhanh nguồnnhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới cănbản và toàn diện nền giáo dục quốc dân Còn Nghị quyết Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XII của Đảng đã coi việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đàotạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong nhữngkhâu đột phá chiến lược trong các nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng nước tatrong thời kỳ đổi mới Tinh thần và quan điểm cơ bản đó đã được cụ thể hoá trong
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của BCHTW Đảng (khóa XI): “Phát
triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” Luật Giáo dục của nước CHXHVN (Điều
2, sửa đổi bổ sung 2009 và Điều 28, sửa đổi bổ sung 2010), cũng nhấn mạnh:“Mục
tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và xã hội chủ nghĩa, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, hoặc “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh” [31,30].
Trang 121.2 Là một môn học có ưu thế và trọng trách lớn trong việc giáo dục truyền
thống, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, hoạt động dạy họclịch sử (DHLS) ở trường phổ thông luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn
xã hội Thời gian qua, chất lượng DHLS, bên cạnh những tiến bộ và đổi mới, vẫncòn không ít những hạn chế và bất cập Hứng thú của học sinh (HS) đối với bộ mônlịch sử, kết quả học tập lịch sử cũng như nhận thức của thế hệ trẻ đối với lịch sử dântộc, còn để lại không ít băn khoăn, lo lắng và chưa đáp ứng được kỳ vọng của xãhội Cũng chính vì thế, cùng với dạy học nói chung, vấn đề đổi mới và nâng caochất lượng DHLS ở trường phổ thông, cũng được đặt ra như một trong những yêucầu cấp thiết
Cũng như dạy học nói chung, đổi mới DHLS ở trường phổ thông là cuộc đổimới toàn diện và đồng bộ, từ nội dung, chương trình, SGK đến phương pháp,phương tiện và cách thức tổ chức dạy học, trong đó việc chuyển từ định hướng tiếpcận nội dung sang định hướng phát triển năng lực, cùng với việc tăng cường cáchoạt động trải nghiệm, ngoại khóa lịch sử cũng như các hoạt động gắn với thực tiễncủa đời sống xã hội, được coi là những điểm nhấn quan trọng của quá trình đổi mới
1.3 Nghệ An là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời Thời dựng nước,
Nghệ An là trung tâm cực nam của văn minh Đông Sơn Trên đôi bờ sông Cả đãhình thành nên những điểm tụ cư đông đúc với một trình độ phát triển cao về đờisống vật chất và tinh thần Trong mọi thời đại, nhân dân Nghệ An luôn cùng vớinhân dân cả nước sát cánh bên nhau trong các đấu tranh chống thù trong giặcngoài Mỗi bước đi của lịch sử dân tộc luôn có những dấu ấn đậm nét của đất vàngười xứ Nghệ Nghệ An cũng là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, danhnhân văn hóa của Việt Nam và thế giới Mỗi mảnh đất nơi đây đều in đậm nhữngchứng tích của lịch sử Đó là mảnh đất Nam Đàn - nơi nuôi dưỡng những tâm hồn
vĩ đại như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc; mảnh đất Hưng Nguyên cùng với
thành Vinh - Bến Thủy, những địa danh đã đi vào lịch sử của “cuộc đấu tranh giai
cấp long trời, lở đất”; vẫn còn đó những Anh Sơn, Nghi Lộc, Nam Đàn, những nơi
hình thành sớm nhất chính quyền Xô Viết đầu tiên trên cả nước… Bên cạnh những
Trang 13chứng tích của lịch sử, Nghệ An còn là quê hương của những câu hò ví dặm, nhữnglàn điệu dân ca đằm thắm, mượt mà Tất cả đã làm nên một vùng văn hóa - lịch sử
xứ Nghệ, có giá trị to lớn trong DHLS nói riêng cũng như giáo dục thế hệ trẻ hômnay nói chung
Truyền thống lịch sử oai hùng và bản sắc văn hoá đặc sắc của vùng đất “địalinh, nhân kiệt” chính là nguồn cội sức mạnh và tài sản vô giá của các hoạt độnggiáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, trong đó có các HĐNK nói chung và ngoạikhoá của bộ môn Lịch sử nói riêng
HĐNK của bộ môn Lịch sử có vai trò và vị trí như thế nào trước yêu cầu đổimới hiện nay và theo đó, việc đổi mới HĐNK của bộ môn Lịch sử phải tiến hànhnhư thế nào, cả về nội dung, hình thức và các biện pháp cụ thể ở trường THPT nóichung và các trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng? Đó là những vấn đề lớn, có ýnghĩa quan trọng không chỉ trong lí luận mà còn tác động trực tiếp tới thực tiễnDHLS ở ở trường phổ thông hiện nay
Với cách tiếp cận như thế, chúng tôi đã chọn vấn đề: Đổi mới hoạt động
ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học ở tỉnh Nghệ An) làm đề tài luận án của mình và mong muốn những kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chấtlượng DHLS ở trường phổ thông hiện nay
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới HĐNK ở trườngTHPT, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung, hình thức và các giải pháp đổi mới
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu việc đổi mới HĐNK lịch sử ởtrường THPT, từ cơ sở lí luận, thực tiễn đến nội dung, hình thức và các giải phápđổi mới cụ thể Kết quả nghiên cứu lý thuyết của đề tài sẽ được vận dụng thực tế vàtriển khai thực nghiệm tại các trường THPT tỉnh Nghệ An
Trang 143 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cơ bản của đề tài là việc đổi mới HĐNK trong DHLS ởtrường THPT, từ cơ sở lí luận, thực tiễn và các giải pháp tiến hành Các kết quảnghiên cứu của đề tài, sau khi được vận dụng và thử nghiệm tại các trường THPTtỉnh Nghệ An, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong nhiên cứu, giảng dạy, học tậplịch sử và góp phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS
ở trường phổ thông hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thựchiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của Tâm lý học, Giáo dụchọc, Giáo dục lịch sử liên quan đến HĐNK trong dạy học và DHLS ở trườngTHPT
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới HĐNK trong DHLS ởtrường THPT: xem xét lý thuyết, khảo sát thực trạng, xác định vai trò, ý nghĩa và sựcần thiết khách quan của đề tài nghiên cứu
- Đề xuất nội dung, hình thức và các giải pháp đổi mới hoạt động HĐNKtrong dạy học lịch sử ở trường THPT
- TNSP để khẳng định tính đúng đắn và khả thi về những kết luận khoa họccủa đề tài
4 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cùaĐảng và Nhà nước về giáo dục và giáo dục lịch sử
Trang 154.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu quan điểm của các tác gia kinh điển, các tài liệu Giáo dục học,Tâm lý học, Giáo dục lịch sử có liên quan tới đề tài
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa ở trường THPT để xác định nhữngnội dung cần kế thừa và đổi mới trong tổ chức HĐNK Lịch sử ở trường THPT
4.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
Điều tra khảo sát thực tiễn về phía GV và HS ở các trường THPT trên địa bàntỉnh Nghệ An để có cơ sở rút ra các kết luận về thực trạng tổ chức HĐNK trongDHLS ở trường THPT hiện nay
Soạn các kế hoạch, nội dung tổ chức HĐNK để tiến hành thử nghiệm, TNSPtừng phần, toàn phần nhằm kiểm tra tính khả thi của các đề xuất đã đưa ra trong đềtài Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm xử lý, phân tích số liệuSPSS để xử lí kết quả điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm (TNSP)
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Giả thuyết khoa học
HĐNK trong DHLS ở trường THPT hiện nay, bên cạnh những ưu điểm cần kếthừa và phát huy, vẫn còn không ít những hạn chế và bất cập Nếu vận dụng các kếtquả nghiên cứu của đề tài, liên quan đến các giải pháp tiến hành nhằm đổi mớiHĐNK trong DHLS ở trường THPT, thì sẽ khắc phục được những hạn chế và bấtcập nói trên và góp phần nhất định vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượngDHLS ở trường THPT hiện nay
Trang 166 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng về lí luận và thực tiễn:
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm bốn chương như sau:
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2 Vấn đề đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông – cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 3 Các giải pháp đổi mới hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử
ở trường trung học phổ thông.
Chương 4 Thực nghiệm sư phạm.
Trang 17CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Là một trong những hình thức tổ chức dạy học chủ yếu, HĐNK nói chung vàngoại khóa lịch sử nói riêng, từ rất sớm đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu củacác nhà Tâm lý học, Giáo dục học và Giáo dục lịch sử cả trong và ngoài nước.Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bảnsau đây:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học về
HĐNK trong dạy học
Thứ hai, các công trình nghiên cứu của các nhà Giáo dục lịch sử liên quan đến
HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông
Thứ ba, đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác
định những nội dung có thể kế thừa, cũng như chỉ ra những vấn đề mà luận án cầntiếp tục đi sâu nghiên cứu
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngoại khóa trong dạy học
1.1.1 Ở nước ngoài
Trong lịch sử giáo dục, vai trò của thực hành cơ sở quan trọng của HĐNK
-đã được quan tâm từ lâu Là một trong những nhà khởi xướng của Nho giáo, Khổng
Tử (551 - 479 tr.CN), nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại cho rằng, để
tạo ra lớp người “trị quốc” thì giáo dục phải gắn giữa học với hành, nhà giáo phải
phát huy được tính tích cực trong suy nghĩ và trong quá trình nhận thức của ngườihọc
Ở thời cận đại, với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và cùng với đó là sự kếtthúc của chế độ phong kiến, nhiều luồng tư tưởng tiến bộ đã xuất hiện, trong đó cónhững tư tưởng về giáo dục qua HĐNK nói riêng và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói
chung François Rabelais (1494 - 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo dục học người
Pháp, một trong những đại biểu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng, cũngtừng nhấn mạnh: ngoài việc triển khai các hoạt động học tập trên lớp thì cần cónhững hình thức hoạt động học tập tại các xưởng thợ, các miền quê để tăng cườngkiến thức thực tiễn cho HS Chỉ có tăng kiến thức thực tiễn cho HS thì HS mới có
thể sáng tạo và hiểu kĩ hơn những kiến thức đã được học J.A Cômenxki – một
Trang 18trong những người đặt nền móng cho nền sư phạm cận đại, đã nhấn mạnh đến việc
kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học
tập“giam hãm trong bốn bức tường”của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ Ông nhấn mạnh, việc học không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức trong sách vở
mà còn lĩnh hội kiến thức từ thực tiễn cuộc sống.
Các nhà Tâm lý học và Giáo dục học Xô Viết cũng đề cao vai trò của HĐNK
đối với quá trình giáo dục HS, tiêu biểu như: A.Makarenko, E.K.Krupskaija,
G.A.Culaghina, T.A.Ilina, Cai rốp, L.V.Zancôp Trong đó, HĐNK đã được các
tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau và xem HĐNK là một hướng bổsung kiến thức, bồi dưỡng đạo đức và năng khiếu, kích thích hứng thú học tập vàcùng với các hoạt động nội khóa, góp phần củng cố kiến thức và hoàn thiện bản
thân cho HS Trong công trình nghiên cứu Giáo dục học (Bản dịch của Khu học xá,
NXB Sự thật, HN 1960), khi đề cập tới các hình thức ngoại khóa, Cairôp khẳng
định cần phải có kế hoạch về việc xây dựng các HĐNK từ trước một cách rõ ràng
Ông cho rằng “Ngoại khóa để thu hút HS, làm cho họ hứng thú” và đi đến kết luận rằng “công tác ngoại khóa cần được suy nghĩ kĩ và tiến hành ở tất cả các lớp trong
hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”.
B.P Êxipôp, trong công trình nghiên cứu“Những cơ sở lí luận dạy học”
(NXB GD, HN 1971), cũng chỉ ra những HĐNK có thể triển khai trong quá trìnhdạy học Tác giả đã trình bày một số đặc điểm của các HĐNK như tham quan, tổ
chức trò chơi và cho rằng: “Trong quá trình hoạt động nhận thức của HS, mối
tương quan giữa cái cụ thể và trừu tượng có một ý nghĩa lớn lao, nó dẫn tới chỗ hiểu biết hiện thực một cách phong phú hơn, súc tích hơn và sâu sắc hơn ”
[52.178] Cùng quan điểm này, E.I Gôlan trong Tập 2 của công trình “Những cơ
sở của lí luận dạy học” (NXB GD, HN 1971) đã nhấn mạnh: HĐNK sẽ làm phong
phú thêm kinh nghiệm cho HS trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lý thuyết vàthực tiễn Ông cũng khẳng định, HĐNK có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lòngyêu nước, phát triển toàn diện HS và chống lại chủ nghĩa kinh viện, giáo điều trongdạy học hiện nay Trong HĐNK, E.I Gôlan đã đề cập khá kĩ đến hình thức tham
quan, ông cho rằng đó là một trong những hình thức HĐNK quan trọng:“như một
hình thức công tác trí dục và đức dục, khắc phục chủ nghĩa kinh viện, giáo điều và bệnh nói suông trong dạy học” [52, tr.68].
Trang 19T A Ilina trong các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt là giáo trình
“Giáo dục học” tập 2, (NXB GD, HN 1979), cũng đề cập đến việc tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ học và khẳng định, mục đích của các hoạt động này là bổ
sung và làm sâu sắc hơn giáo dục chính khoá, trước tiên, nó là “phương tiện để phát
hiện đầy đủ năng lực HS, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ sở để quản lí việc thực tập về hành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này”.
N.V.Savin trong sách Giáo dục học, T.1 (NXB GD,HN, 1983) đã đề cập nhiều
vấn đề chung của giáo dục học, từ phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánhgiá, vấn đề tự học cho HS Trong đó, về bài học, tác giả cho rằng, bên cạnh bài họctrong giờ lên lớp, còn có bài học ngoài giờ lên lớp, đó chính là HĐNK Ông chorằng khi tổ chức các HĐNK, GV cần phải nghiên cứu thật kĩ hình thức, chủ đề củahoạt động, nhiệm vụ và kế hoạch của GV và HS Đây chính là nguồn tài liệu thamkhảo khi chúng tôi nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch HĐNK hoặc đánh giá cácHĐNK trong quá trình triển khai đề tài
Như vậy, có thể thấy, cùng với việc xây dựng một nền tảng cho xã hội mới,làm mẫu hình cho các nước noi gương, thì nền giáo dục Xô Viết đã có vai trò to lớntrong việc cung cấp cho nền giáo dục thế giới một hệ thống những lí luận về cáchình thức tổ chức dạy học nói chung và HĐNK nói riêng, góp phần to lớn vào sựphát triển của giáo dục thế giới trong giai đoạn này
Cùng với các nhà Giáo dục học, Tâm lý học Xô Viết, HĐNK cũng được cácnhà nghiên cứu của nhiều nước đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình
Trong bộ sách Cải cách giáo dục ở các nước phát triển (NXB GD, HN 2010),
các tác giả đã giới thiệu những nét tiêu biểu về các cuộc cải cách trong nền giáo dục
ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…Theo các tác giả, một trong nhữngnguyên nhân thành công của các nước phát triển chính là nhờ ở những thành tựu từcác cuộc cải cách giáo dục, trong đó HĐNK có vị trí quan trọng và luôn được cácnước đặc biệt quan tâm
Trong tác phẩm Cải cách giáo dục ở Pháp và Đức (NXB GD, HN 2010), các
nhà giáo dục cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của việc học gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, khi khẳng định:“Giáo dục trí lực trừu tượng khiến cho trường học trở
nên khép kín, cứng nhắc, đồng thời khiến cho nội dung học xa rời thực tế” [48
Trang 20tr.18] Các tác giả cũng nhấn mạnh, HĐNK với những hình thức đa dạng củamình, sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của HS, xóa bỏ sự
“khép kín, cứng nhắc” của chương trình đào tạo, đưa HS gắn liền với thực tiễn
của cuộc sống
Trong tác phẩm “Tâm lý học căn bản”, (do Minh Đức - Hồ Kim Chung dịch,
NXB Văn hóa thông tin, 2004), Roberts Feldman đã trình bày một cách khá chi
tiết về tâm lý con người, mối quan hệ giữa tâm lý con người và phương pháp dạyhọc, trong đó chú trọng đến việc vận dụng kiến thức để tìm hiểu cuộc sống màchúng ta đang sống Đây cũng chính là một trong những mục đích giáo dục HS, để
HS có thể vận dụng kiến thức vào xử lý những vấn đề hiện tại
Ở các nước châu Âu, việc tổ chức HĐNK trong dạy học luôn là một nội dungđược các nước đặc biệt quan tâm, không chỉ ở một cấp học, một bậc học mà trongsuốt cả chương trình đào tạo của các nước Nghị viện Cộng đồng châu Âu, trongKhuyến nghị 1283, đã nêu rõ quan điểm về việc tổ chức HĐNK: phải kết hợp cáchình thức khác nhau trong học tập lịch sử Phải tạo thuận lợi cho một tác động qualại lớn nhất giữa ảnh hưởng của việc tiến hành bài chính khoá và HĐNK đối vớikhả năng đánh giá lịch sử của thế hệ trẻ Thí dụ, qua các nhà bảo tàng (đặc biệt cácbảo tàng lịch sử), qua những con đường văn hóa và qua du lịch nói chung để bồi
dưỡng kiến thức HS Chính sự quan tâm đến giáo dục lịch sử trong tình hình thế
giới hiện nay cũng làm cho nhiều nhà giáo dục bộ môn phải đề cập đến ý nghĩa, tácdụng các hình thức HĐNK
Trong tác phẩm Impact of Extracurricular Activities on Students (Tầm quan
trọng của HĐNK đối với sinh viên) các tác giả Wilson, Nikki (trường Đại học
Wisconsin-Stout, 2009), đã chỉ ra tầm quan trọng của HĐNK trong quá trình họctập, theo đó, HĐNK sẽ giúp cho người học nâng cao trình độ học vấn, đi họcthường xuyên hơn và có sự tự giác cao hơn, hình thành các kỹ năng như làm việcnhóm và lãnh đạo, trong khi giảm khả năng sử dụng rượu bia và ma túy bất hợppháp và nhiều hành vi tiêu cực liên quan đến phẩm chất và đạo đức HS Đây là yếu
tố quan trọng để chúng tôi đề xuất cần phải đem HĐNK vào trong trường học nhằmmục đích giáo dục HS, phát triển toàn diện HS và hạn chế sự xâm nhập của những
tệ nạn xã hội vào trường học
Còn trong công trình “Đa trí tuệ trong lớp học”, NXB GD Việt Nam, 2013,
Trang 21(người dịch: Lê Quang Long), Thomas Armstrong, đã đề cập rất nhiều đến các
hoạt động dạy học theo thuyết đa trí tuệ, trong đó có những hoạt động như thamquan, hoạt động trải nghiệm nhanh, chuyện kể, trò chơi Thomas Armstrong còndẫn lời của Rútxô về việc cần thiết phải tiến hành các hoạt động dạy học trong thực
tiễn, dạy học qua trải nghiệm thực tế, theo đó, “trẻ nhỏ không nên học qua lời mà
phải qua trải nghiệm, không nên qua sách mà qua cuốn sách trường đời” [3, tr.63].
Ngoài ra, ông còn giới thiệu các thuyết đa trí tuệ trong phương pháp dạy học trongtriển khai kiểm tra, đánh giá…… Đây là những gợi mở để chúng tôi tiếp cận và đềxuất các biện pháp đổi mới HĐNK sau này
Giselle O.Martin - Kniep trong Tám đổi mới để trở thành người giáo viên
giỏi, (NXB GD Việt Nam, 2013, người dịch: Lê Văn Canh), đã trình bày về những
vấn đề quan trọng của giáo dục hiện đại, như vấn đề tích hợp liên môn, vấn đề xâydựng chương trình, phương pháp đánh giá… cùng với hệ thống các bảng biểu, phụlục phong phú, sẽ có ích cho GV trong quá trình triển khai hoạt động dạy học.Giselle O.Martin - Kniep dành Chương 4, với tên gọi Đánh giá sát với thực tế cuộc
sống, “coi đó là phương tiện giúp HS tham gia vào những vấn đề và những thách
thức đang hiện hữu và có thể hiện hữu trong cuộc sống” [111, tr.54] Trong đó, tác
giả cũng giới thiệu các mô hình cho HS tham gia giải quyết các vấn đề của cuộcsống xung quanh Điều này rất gần với quan điểm giáo dục hiện nay của chúng ta,
đó là hoạt động dạy học, bên cạnh việc cung cấp cho HS những kiến thức nền tảng,thì cũng cần trang bị cho các em kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào việc giảiquyết các vấn đề của cuộc sống xung quanh, để các em có thể tư duy, phán đoán và
xử lý những vấn đề của mình và của cộng đồng Đây chính là điểm gợi mở rất bổích với chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu của mình
Robert J.Marzano, trong Nghệ thuật và khoa học dạy học, (dịch giả:
Nguyễn Hữu Châu, NXB GD, HN 2013),lại có những lí giải về phương pháp dạyhọc Tác giả cho rằng, mỗi GV cần phải tự mình nghiên cứu và xây dựng nhữngphương pháp dạy học cụ thể đối với từng đối tượng HS Theo ông, không có mộtphương pháp dạy học nào luôn đúng với mọi đối tượng HS, do đó, người GV cầnbiết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đó chính là “nghệ thuật dạy học”.Quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi về mặt phương phápluận, bởi nó chỉ ra rằng, những biện pháp đổi mới mà chúng tôi đưa ra trong quá
Trang 22trình nghiên cứu sẽ chỉ là những gợi mở, những định hướng cơ bản, còn khi áp dụngvào thực tế, với mỗi HĐNK, mỗi trường học, mỗi đối tượng HS, mỗi địa phương cụthể, người GV cần có sự sáng tạo riêng mới có thể đạt được những kết quả tối ưu.Bên cạnh những quan điểm trên, trên thế giới vẫn có những nhận định trái chiều
về HĐNK Khi nhận định về giáo dục ở Hoa Kì trước năm 1990, nhà nghiên cứu Nhật
Bản Kimiko Fujita, trong tác phẩm The Effects of Extracurricular Activities on the
Academic Performance of Junior High Students (2000) (Ảnh hưởng của các HĐNK
đến kết quả học tập của HS trung học cơ sở) đã nhận định rằng, HĐNK chỉ là một kiểuphong trào nhất thời và sau đó sẽ tự mai một đi và cho rằng trường học thì nên chútrọng các vấn đề học tập ở trên lớp, không nên quá để ý đến những hoạt động ở ngoài
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Anne Guèvremont (2008) trong tác phẩm Activités
parascolaires organisées des enfants et des jeunes au Canada (Các HĐNK có tổ chức
cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Canada) đã chứng minh ngược lại rằng: HĐNK đãgiúp các nhà quản lí giáo dục có nhiều kinh nghiệm hơn, đặc biệt là khâu tổ chức cáchoạt động vì sự đa dạng của chúng và có thêm cơ hội mở rộng kiến thức cho chươngtrình học chính thức
Bernd Meier Nguyễn Văn Cường trong cuốn “Lí luận dạy học hiện đại
-cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”, (NXB ĐHSP, HN,
2014), đã trình bày các lí thuyết, chiến lược học tập, các mô hình dạy học, nghiêncứu các nhân tố của quá trình dạy học Các tác giả đã chỉ ra thực trạng dạy học ởtrường THPT hiện nay, những yêu cầu của quá trình hội nhập dành cho nền giáodục đào tạo nước nhà, đưa ra những năng lực cần thiết mà HS phải hình thành đượctrong quá trình học tập ở trường THPT Theo các tác giả, vấn đề rất cần được quantâm hiện nay đối với nền giáo dục của chúng ta chính là: tính hàn lâm, kinh viện, ítgắn liền với thực tiễn, phương pháp dạy học chậm đổi mới, còn mang tính áp đặt, ítgắn liền với cuộc sống và hoạt động thực tiễn, vì vậy đã ảnh hưởng đến sự pháttriển toàn diện của HS Trên cơ sở đó, các giả đã đưa ra những quan điểm về đổimới nền giáo dục nước ta, với những định hướng cụ thể trong đổi mới hình thứccũng như phương pháp dạy học… Đây chính là cơ sở để chúng tôi có thể nghiêncứu và vận dụng vào việc triển khai các HĐNK sau này
Trang 231.1.2 Ở trong nước
Vấn đề HĐNK trong dạy học cũng được các nhà nghiên cứu về Tâm lý học và
Giáo dục học trong nước đặc biệt quan tâm, như Thái Duy Tuyên, Hà Thế Ngữ,
Đặng Vũ Hoạt, Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tuyết Oanh
Trong giáo trình“Giáo dục học”, (tập 1 và 2, NXB GD, HN, 1987), Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, đã trình bày có hệ thống những vấn đề lí luận về giáo dục học
từ mục tiêu, nguyên lí, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện và hìnhthức dạy học Trong đó, HĐNK được coi là một trong những hình thức dạy học cókhả năng tạo hứng thú cho HS, giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức
và rèn luyện các kỹ năng được tốt hơn Các tác giả cũng nhấn mạnh nội dung dạyhọc phải đảm bảo gắn liền với thực tiễn cuộc sống để hướng tới giáo dục con ngườimột cách toàn diện Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những nét nổi bật về đặc điểmtâm lý của HS lứa tuổi THPT Đây chính là cơ sở tâm lý học để GV nghiên cứu khitriển khai các HĐNK
Phạm Viết Vượng trong các giáo trình: Giáo dục học đại cương (NXB
ĐHQG HN, 1996); Giáo dục học (NXB ĐHSP, HN 2008), đã đề cập những khía
cạnh như: Những vấn đề chung của giáo dục học, lí luận dạy học, lí luận giáo dục
và quản lý giáo dục trong nhà trường Trong đó, tác giả đã phân tích các hình thức
tổ chức dạy học ở trường phổ thông, đặc biệt là các hình thức HĐNK Với mỗi hìnhthức, tác giả đều đưa ra những vấn đề cơ bản như cách triển khai và vai trò, ý nghĩacủa các hình thức đó Đây là nội dung tham khảo để chúng tôi xác định những hìnhthức HĐNK và ý nghĩa của HĐNK trong quá trình triển khai luận án của mình
Thái Duy Tuyên, trong cuốn “Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại”,
(NXB GD, HN 1998, tái bản các năm 2001, 2008), đã nghiên cứu vấn đề giáo dụctrên ba phương diện cơ bản như: những vấn đề chung, những vấn đề dạy học và
những vấn đề cấp thiết của giáo dục học hiện đại Ông khẳng định “nguyên tắc giáo
dục gắn liền với đời sống là nguyên tắc nổi bật, bao trùm trong lịch sử giáo dục thế giới” [161, tr.82] Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục của Đảng ta, “học đi
đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” và là cơ sở để tác giả đề xuất những giảipháp đổi mới HĐNK
Phạm Minh Hạc, trong rất nhiều công trình nghiên cứu của mình đều đã đề
cập HĐNK trong dạy học Những công trình tiêu biểu như Nhập môn tâm lí học
Trang 24ông là: Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ yếu tố con người, cần xây dựng giá trị học
đi vào cuộc sống Trong đó, HĐNK cần phải được tăng cường dưới nhiều hình
thức, nhiều phương pháp phong phú để lôi cuốn HS tham gia Những lí luận tâm lýhọc, giáo dục học của tác giả là cơ sở để chúng tôi đưa ra những kiến nghị, đề xuấttrong quá trình triển khai các HĐNK
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang, trong
công trình nghiên cứu Giáo trình Tâm lý học đại cương (NXB GD, 2000) cũng đã
đề cập tới những đặc trưng của quá trình nhận thức của con người, vai trò của hoạtđộng đối với việc hình thành nhân cách của HS, đặc điểm của lứa tuổi HS, mối quan
hệ giữa sự học và nhận thức… Đây là những vấn đề lí luận cho quá trình dạy họcnói chung và HĐNK nói riêng, giúp GV căn cứ vào những đặc trưng này để lựachọn nội dung, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động, vì chỉ có hoạt động thìnhân cách của HS mới được hình thành và phát triển toàn diện
Đặng Thành Hưng trong công trình Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ
thuật, (NXB ĐHQG HN, 2002) đã chỉ ra các hình thức tổ chức dạy học cơ bản
trong nhà trường Bên cạnh bài học trên lớp còn có: tham quan, seminar, thực hành,thí nghiệm, học nhóm, học ở nhà… Trong đó, ông cho rằng trong một bài học,ngoài việc tổ chức dạy học trên lớp, có thể tổ chức kết hợp với các hoạt động ngoàilớp để tạo thành một bài học trọn vẹn
Trong cuốn “Giáo dục học tập 1 và tập 2”, dành cho sinh viên sư phạm, tác
giả Trần Thị Tuyết Oanh (NXB ĐHSP, HN, 2007), đã đề cập nhiều vấn đề về lí
luận dạy học, như phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, nguyên tắc, mục tiêudạy học, hình thức tổ chức dạy học… , trong đó HĐNK là một trong các hình thức
tổ chức dạy học quan trọng Tài liệu đã gợi mở cho chúng tôi trong quá trình lựachọn phương pháp, phương tiện triển khai HĐNK
Trang 25Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hộ, trong Lí luận dạy học (NXB GD, HN
2002) và Giáo dục học đại cương, tập 1 (NXB GD, HN 2007) đã giới thiệu chi tiết
các nội dung về lí luận dạy học, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến HĐNK.Trong nhóm các phương pháp triển khai hoạt động giáo dục, tác giả cũng đã trìnhbày khá kĩ phương pháp dạy học trực quan và phương pháp dạy học thực tiễn.Ngoài ra, trong nội dung và hình thức tổ chức dạy học, tác giả khẳng định HĐNK
là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học bên cạnh các loại hình thức khác như:
học ở nhà (tự học), tham quan, thảo luận - seminar, dạy học theo nhóm, hình thứcgiúp đỡ riêng (phụ đạo) Trong các công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu
đã chỉ ra tính tự nguyện của HĐNK, những điều kiện để tổ chức HĐNK, các hìnhthức tổ chức HĐNK như: tổ ngoại khóa, CLB khoa học, dạ hội khoa học, dạ hộinghệ thuật v.v Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chínhkhóa, cùng với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫngiữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình Vì thế, tổchức những HĐNK nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiếnthức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân, đó cũng là một cách để giảiquyết mâu thuẫn trong chương trình đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, quán triệt chủ trương dạy học tích hợp và dạy họctheo định hướng phát triển năng lực HS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm tác giả
Đỗ Thị Hà, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Văn Ninh,
Nguyễn Mạnh Hưởng (Trường ĐHSP HN), đã nghiên cứu, biên soạn cuốn Dạy
học tích hợp phát triển năng lực học sinh (NXB ĐHSP, HN 2016), gồm 2 quyển:
Quyển 1 dành cho Khoa học tự nhiên và Quyển 2 dành cho khoa học xã hội Trong
đó, các HĐNK được đặc biệt quan tâm như “ tổ chức thảo luận, tổ chức các trò
chơi, tổ chức các cuộc thi, tổ chức câu lạc bộ, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, tham quan dã ngoại, tổ chức các sự kiện, sân khấu tương tác " [144, tr.21].
Như vậy, có thể thấy, với các tài liệu về Tâm lý học và Giáo dục học cả trong
và ngoài nước, vấn đề tổ chức HĐNK đã được đề cập từ rất lâu, tuy nhiên, mỗi thờiđiểm, mỗi quốc gia, mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách hiểu, cách vận dụngHĐNK khác nhau Vấn đề là ở chỗ, trong quá trình đổi mới nền giáo dục hiện nay,chúng ta sẽ phải tiến hành HĐNK như thế nào thì chưa có công trình nào đề cập đếnmột cách tập trung và hệ thống Đây chính là nội dung mà chúng tôi cần tiếp tục kế
Trang 26thừa và nghiên cứu trong đề tài.
1.2 Các công trình nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử
1.2.1 Ở nước ngoài
Lịch sử là một môn học có vai trò và ưu thế quan trọng trong việc giáo dụcnhân cách cho thế hệ trẻ, trong đó, HĐNK của bộ môn Lịch sử đã được đề cập vàtrình bày ở nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
Ở Liên Xô trước đây, công tác ngoại khóa trong dạy học luôn được coi trọng,điều này được thể hiện qua quan điểm của các nhà nghiên cứu về lí luận DHLS Các
tác giả Bécnhưcốp, I.Ôdécxki, A.Khơmelep trong tài liệu Công tác ngoại khóa lịch
sử, NXB Moskva, 1963 (tài liệu dịch), đã đề cập HĐNK gắn liền với lịch sử địa
phương Ở mục 36 và 37, khi nói về Công tác ngoại khóa về lịch sử địa phương(LSĐP) ở trường phổ thông, các tác giả đã giới thiệu phương pháp tham quan viện bảotàng, đài kỉ niệm và các di tích lịch sử và tham quan trong thực tế cuộc sống Đây làtài liệu có những ý tưởng hữu ích trong việc tổ chức HĐNK trong DHLS ở trườngTHPT, đặc biệt là ở nội dung khai thác lịch sử địa phương để tiến hành HĐNK
A.A.Vaghin trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (tài
liệu dịch, Moskva, NXB GD, HN 1972) đã đề cập những vấn đề lí luận của phươngpháp DHLS Đối với HĐNK, A.A.Vaghin đã đề cập các nội dung của HĐNK, phânloại HĐNK theo nguồn nhận thức (lời nói GV, sử dụng các loại tài liệu thành văn và
đồ dùng trực quan) Ông đưa ra 15 hình thức HĐNK, trong đó nhấn mạnh tới hìnhthức đọc sách, tham quan di tích và tham gia công tác lịch sử địa phương Đây là cơ
sở để chúng tôi phân chia các hình thức HĐNK trong quá trình nghiên cứu của mình
và là khung nhận thức để xác định các hình thức HĐNK bộ môn Lịch sử
N.G.Đairi, trong tác phẩm“Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” (Người
dịch: Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy, NXB GD, HN, 1973), mặc dù nội dung
cơ bản liên quan đến bài học nội khóa và mối quan hệ giữa bài giảng và sách giáokhoa, nhưng trong đó cũng có những ý kiến gợi mở quan trọng và hữu ích cho
HĐNK, ví như khi bàn đến trao đổi và thảo luận, ông cho rằng “Trao đổi, thảo luận
là trường học tuyệt vời của tư duy” [37, tr.81] Đây chính là những gợi mở cho
chúng tôi khi triển khai nội dung sinh hoạt các CLB sử học sau này, khi xác địnhcác vấn đề đưa ra cho HS thảo luận, tìm hiểu Ngoài ra N.G.Đairi còn đưa ra nhữngquan điểm về việc bổ sung các câu chuyện vào trong bài học hay ý nghĩa của việc
Trang 27dạy học trực quan… Đây đều là những vấn đề mà HĐNK đang hướng đến và nhằmmục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động DHLS ở trường THPT.
Là một trong những hình thức HĐNK khá gọn nhẹ, dễ tổ chức và lôi cuốn HS,trò chơi lịch sử cũng đã được các tác giả nghiên cứu và đề cập từ rất sớm Cuốn
Một số trò chơi lịch sử của G.A.Culaghina, Lương Ninh: (Phần thứ nhất trích từ
cuốn “100 trò chơi lịch sử” G.A.Culaghina, phần thứ hai của tác giả Lương Ninh),NXB GD, HN, 1975 đã nêu tương đối hệ thống, đầy đủ cơ sở lí luận, thực tiễn củaviệc sử dụng trò chơi trí tuệ trong quá trình DHLS Đây là cơ sở để tác giả LươngNinh biên soạn lại và có hệ thống về các loại hình tổ chức trò chơi lịch sử (chúng tôi
sẽ đề cập ở phần tài liệu trong nước) và là cơ sở để chúng tôi lựa chọn các trò chơitrong HĐNK bộ môn Lịch sử
N.G.Đairi và các tác giả A.T.Kinkunkin, A.G.Kôlôscốp, P.Karốpkin,
P.C.Lâybengrúp trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, T2
(Bản tiếng Nga: Методика преподавания истории в средней школе, 1978 Hoàng
Trung dịch, lưu trữ tại thư viện ĐHSPHN) đã đưa ra quan điểm thay từ “công tácngoại khóa” bằng từ “hoạt động ngoài lớp” vì nội dung của khái niệm “hoạt độngngoài lớp” phong phú và đa dạng hơn, ngoài ra các tác giả cũng đã đề xuất một sốnội dung cơ bản của hoạt động ngoài lớp trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trườngphổ thông Ở phần thứ 6, đề cập đến hình thức tổ chức DHLS, các loại bài học lịch
sử, trong đó có hình thức hoạt động ngoài lớp, đó chính là những gợi mở giúpchúng tôi tham khảo trong quá trình giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra
Trong tác phẩm Những yêu cầu về lí luận dạy - học đối với bài lịch sử của
P.C.Lâybengrúp (tài liệu dịch, NXBGD, HN 1982) cũng đã nêu lên các hình thức
HĐNK cơ bản trong DHLS như: Trò chơi lịch sử, tham quan các di tích lịch sử.Ông xem ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học cần thiết trong quá trìnhDHLS cho HS, coi HĐNK là một cầu nối để gắn liền nhà trường với đời sống, thựchiện lí luận đi đôi với thực hành trong công tác đào tạo HS
HĐNK bộ môn Lịch sử còn được đề cập ở trong nhiều công trình nghiên cứukhác về phương pháp DHLS của các nhà giáo dục học Xô Viết Có thể kể đến
những công trình sau: I.Ia.Lecne trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong
dạy học lịch sử”, NXB Moskva, 1982 cũng đã giới thiệu HĐNK như một hình thức
dạy học đảm bảo việc phát triển tư duy của HS, học lịch sử không đơn thuần là họcthuộc mà
Trang 28qua học lịch sử, HS sẽ có điều kiện để phát triển các kĩ năng tư duy của mình A.G.
Kôlôscốp (CB) trong giáo trình dành cho GV, Những vấn đề cấp thiết của phương
pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Moskva, 1984 (Bản tiếng Nga: А.Г Колоскова (Под редакцей) (1984), Aктуальные вопросы методики обученияистории в средней школе, Пособие для учителя, Пpocвeщeниe,eниe, Mocква) đã đề cập đến những nội dung quan trọng về phương pháp DHLS trong đó
có phương pháp tổ chức các HĐNK, các bài học ngoại khóa
Tiếp đó C.A.Erôva, U.M Lêbêđêva, A.B.Đrurkova trong tài liệu Phương
pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, NXB Moskva, 1986, dành cho sinh viên SP
(Bản tiếng Nga: С.А.Ежова, U.М.Лебедева, А.В.Дружкова и др (1986), Eтодика
преподавания истории в средней школе, Mocква) và E.E.Viazemxki,
O.Iu.Xtrelôva trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT,
Moskva, 2001, (bản tiếng Nga: Е.Е.Вяземский, О.Ю Стрелова (2001),
Методика преподавания истории в школе, Гyмaнитapный Издaтeльcкийyмaнитapный Издaтeльcкийcкий
«eнтp Bлaдoc, Mocква) đều đã đề cập một cách toàn diện các phương pháp DHLS
để GV có thể tham khảo trong quá trình triển khai công tác giảng dạy, trong đóHĐNK được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, cần được triển khaitrong thực tiễn
Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu chung về HĐNK thì còn có những tài liệu
đề cập một hình thức hoặc một nội dung HĐNK, ví dụ như: tác phẩm viết về việc sửdụng di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử vào giảng dạy bộ môn, đặc biệt là việc tổ chứccác HĐNK tại các bảo tàng lịch sử, các di tích Việc tổ chức cho HS tham quan, họctập tại các bảo tàng lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó không chỉ là dịp để HSnhìn thấy những hiện vật lịch sử để qua đó tái hiện lại lịch sử mà còn giúp HS cảmnhận được không khí của lịch sử Về vấn đề này, chúng ta có thể kể đến tác phẩm
“Bảo tàng và trường phổ thông” (NXB GD, Moskva, 1985) của T.A Cudrinoi,
trong đó tác giả nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của bảo tàng đối với HS và nêu rõ một
số phương pháp sử dụng bảo tàng trong dạy học Tác phẩm Bảo tàng giáo dục thế
hệ trẻ (NXB GD Moskva, 1988) của A.E Xaynhenxki, đã nhấn mạnh đến phương
pháp sử dụng bảo tàng trong giờ học chính khoá, ngoại khóa và vai trò của GV đốivới việc sử dụng bảo tàng Đây là những điểm gợi mở để chúng tôi xây dựng các kếhoạch tham quan bảo tàng trong quá trình triển khai luận án đặc biệt là phần thựcnghiệm
Trang 29toàn phần để giải quyết các vấn đề luận án đề cập đến Trong HĐNK bộ môn Lịch
sử, việc vận dụng LSĐP, tổ chức các HĐNK gắn liền với LSĐP là một biện pháp tổchức mang lại những hiệu quả cao, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sửLSĐP trong DHLS nói chung và tổ chức HĐNK nói riêng, các nhà nghiên cứu XôViết đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể đến cuốn
Lịch sử địa phương do G.N Matiusin chủ biên (1980) trong đó ngoài việc khẳng
định tầm quan trọng của DHLS địa phương trong nhà trường phổ thông là mộtnguyên tắc bắt buộc thì G.N Matiusin còn đưa ra những lí luận về phương phápnghiên cứu, sưu tầm và các hình thức cơ bản của việc DHLS địa phương trongtrường phổ thông Đây là những lí luận giúp chúng tôi hiểu hơn về việc vận dụngLSĐP trong HĐNK, xây dựng đó thành một nội dung khi tiến hành đổi mới HĐNK
ở trường phổ thông hiện nay đó là cần khai thác tốt những kiến thức của LSĐP.Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học Xô Viết và Nga,thì HĐNK bộ môn Lịch sử cũng là một trong những nội dung được đề cập trong líluận dạy học ở nhiều nước trên thế giới
Trong các công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí History of
Education Review: The official journal of the Australian and New Zealand History
of Education Society (ISSN: 0819-8691) (Tạp chí chính thức của Hiệp hội Giáo dục
Lịch sử Úc và New Zealand) đã dành một chuyên mục để viết về phương phápDHLS, trong đó có khá nhiều công trình nghiên cứu về lí luận DHLS Có thể kể đến
như Powerful narratives and compelling explanations: educational historians and
museums at work (Những câu chuyện mạnh mẽ và những lời giải thích thuyết phục:
các nhà sử học về giáo dục tại bảo tàng) của Craig Campbell, (University of Sydney,Sydney, Australia) đã giới thiệu tính cần thiết về việc học lịch sử tại bảo tàng, thôngqua các câu chuyện của lịch sử để HS hiểu thêm về quá khứ Schools, universities and history in the world of twenty-first century skills: “The end of knowledge as we know it”? của Lyn Yates, (University of Melbourne, Melbourne, Australia) đã đưa
ra những quan điểm về DHLS hiện đại… Với những bài viết về giáo dục lịch sử ởAustralian và New Zealand cũng giúp chúng tôi có thể tra cứu các thông tin và thamkhảo các quan điểm để giải quyết các vấn đề liên quan đến luận án
Kimiko Fujita trong công trình The Effects of Extracurricular Activities on
the Academic Performance of Junior High Students (2000) (Ảnh hưởng của các
Trang 30HĐNK đến kết quả học tập của HS trung học cơ sở) đã chỉ ra rằng, việc tham giacác HĐNK có ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS Theo đó, những HS cótham gia các hoạt động xã hội và hoạt động ngoài trường sẽ cải thiện thành tíchhọc tập Từ đó, ông kết luận rằng các HĐNK ảnh hưởng đến kết quả học tập vàhiệu quả phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể mà HS tham gia.
Công trình Heritage in the classroom: A Practical Manual for Teachers
(Publisher Het Garant Uitgevers nv, 2005) (Di sản trong lớp học: Hướng dẫn thựchành cho GV) là công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học đến từ nhiều
nước như Veerle De Troyer, Jens Vermeersch, Hildegarde Van, Klaus
Kösters, Pieter Mols, Jacqueline Van Leeuwen… Với 156 trang, công trình đã
giới thiệu khá chi tiết các phương pháp tiếp cận di sản trong dạy học ở châu Âu,trong đó tập trung vào cách GV có thể tích hợp giáo dục di sản trong các bài học ởcác trường tiểu học cũng như trung học, ngoài ra công trình còn đưa ra 34 ví dụứng dụng thực tế trong dạy học di sản Trong công trình này, ngoài việc áp dụng
di sản vào các bài học trên lớp, các tác giả cũng đã trình bày những cách thức màcác nước tổ chức thực hiện cho HS tham quan, học tập tại các di sản Đây là tàiliệu tham khảo tốt đối với chúng tôi khi tiến hành xây dựng các HĐNK tại các ditích lịch sử văn hóa cho HS
M.T Xtuđennhikin trong công trình Công nghệ hiện đại trong dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông, Moskva, 2007 (Bản tiếng Nga: М.Т Студеникин (2007): Современные технологии преподавателя истории в школе, Библиотека
учителя истории, Москва) đã đề cập những vấn đề quan trọng nhất đối với DHLS
ở trường THPT Tác giả đã dành những nội dung quan trọng để bàn về các bài họclịch sử, các phương pháp lịch sử, các hình thức dạy học có liên quan đến HĐNKnhư dạy học trực quan, dạy học gắn liền với di tích, thực địa, bảo tàng, dạy học gắnliền với thực tế… từ đó khẳng định nhiệm vụ quan trọng trong dạy học đó là cầnphải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.Đây là những nội dung giúp chúng tôi nghiên cứu thêm về các hình thức trongHĐNK, có cơ sở lí luận rõ ràng để nghiên cứu về những hình thức HĐNK bộ mônLịch sử để từ đó giải quyết những vấn đề mà luận án đặt ra
Trong tài liệu History of those new to teaching the subject (NSW Department
of Education and Training, 2010, (Lịch sử những đổi mới để giảng dạy môn học)các tác
Trang 31giả đã giới thiệu những vấn đề liên quan đến dạy học đồng thời giới thiệu, thống kêmột số trang website để cho người học thực hành các hoạt động trong dạy học Đây
là những gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu các biện pháp thực hành HĐNK.Cũng như các nhà nghiên cứu giáo dục học và tâm lý học trên thế giới, nhữngnhà nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp DHLS nóiriêng đều rất coi trọng vai trò, ý nghĩa của HĐNK trong DHLS Đây được xem làhoạt động mang lại rất nhiều ý nghĩa cho HS, gắn kết giữa lí luận và thực tiễn, gópphần phát triển, hoàn thiện các kĩ năng cho HS, giúp HS hiểu thêm về những vấn đềcủa cuộc sống Các công trình trênlà nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo,vận dụng vào thực tiễn DHLS ở Việt Nam để giải quyết những vấn đề mà luận ánđặt ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn
1.2.2 Ở trong nước
HĐNK bộ môn Lịch sử là một vấn đề không mới trong nghiên cứu lịch sử.Các nhà giáo dục lịch sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
Trong cuốn “Giải thích chương trình quốc văn 1961-1962”, Bộ Giáo dục đã
xác định vị trí của công tác ngoại khóa trong dạy học, xem đó là bộ phận khăng khítvới nội khóa và việc tổ chức tốt HĐNK sẽ góp phần nâng cao chất lượng của nộikhóa Đối với bộ môn Lịch sử, trong những năm 60 của thế kỉ XX, HĐNK là mộtlĩnh vực khá mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm để đúc kết được, do đóviệc nghiên cứu lí luận về HĐNK có ý nghĩa hết sức quan trọng Năm 1961, lần đầutiên, một công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy lịch sử được xuất bản,
đó là công trình Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3
(NXB GD, HN 1961) do Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều và Hoàng Trọng Hanh
biên soạn Trong đó, các tác giả đã trình bày khái quát nhất, hệ thống nhất về nhữngvấn đề trong DHLS lúc bấy giờ như: Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn, các phương phápgiảng bài lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, giảng dạy bằng trực quan… Trongchương VII, các tác giả đã đề cập nội dung ngoại khóa thực hành trong môn Lịch
sử, như: Cơ sở lí luận của công tác ngoại khóa trong nhà trường, các hình thứcngoại khóa cơ bản, phương pháp tiến hành, vai trò, vị trí của các hình thức HĐNK Các tác giả phân chia HĐNK thành 04 hình thức cơ bản đó là: Tham quan di tíchlịch sử, bảo tàng; Vẽ bản đồ và tranh ảnh, mô hình lịch sử…; Đọc sách, xem phim,thuật chuyện, trao đổi về những đề tài lịch sử và sưu tầm, thu thập, ghi chép tài liệu
Trang 32lịch sử địa phương Cũng trong năm 1961, Vụ sư phạm đã biên soạn cuốn Bài giảng
về phương pháp giảng dạy lịch sử (NXB GD, HN 1961) để giới thiệu thêm về
những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy lịch sử Mặc dù các công trìnhchưa trình bày đầy đủ, chi tiết các HĐNK của bộ môn Lịch sử, nhưng ở thời điểm
đó, việc nghiên cứu có hệ thống các HĐNK đã cho thấy tầm quan trọng của hoạtđộng này trong DHLS Đây là những cơ sở để chúng tôi đặt nền tảng nghiên cứuHĐNK bộ môn Lịch sử trong quá trình triển khai luận án
Nhằm hoàn thiện hơn những nghiên cứu về phương pháp DHLS nói chung và
HĐNK nói riêng, năm 1966 các nhà nghiên cứu Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị,
Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường đã biên soạn công
trình Phương pháp giảng dạy lịch sử gồm 2 tập (NXB GD, HN 1966) Công trình
gồm 3 phần cơ bản, trong đó những nội dung liên quan đến HĐNK được đề cập ởchương 11 Trong đó, đã nhấn mạnh tác dụng của HĐNK trong việc thực hiện
nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục Theo các tác giả, với HS, “HĐNK có tác dụng
không thường xuyên bằng nội khóa, nhưng lại có nhiều thuận lợi hơn trong việc gắn nhà trường với đời sống, với các sinh hoạt xã hội” [92, tr.100] Các tác giả
cũng đã đưa ra các hình thức ngoại khóa gồm: Đọc sách, tham quan, nghe nóichuyện lịch sử, gặp gỡ nhân chứng, dạ hội lịch sử và hoạt động xã hội, phổ biến trithức lịch sử và nghiên cứu lịch sử địa phương
Để làm sáng rõ hơn những vấn đề liên quan đến HĐNK bộ môn Lịch sử, thểhiện tầm quan trọng của hoạt động này trong giáo dục lịch sử, một công trình
chuyên khảo về HĐNK đã được biên soạn vào năm 1968, do Phan Ngọc Liên làm
chủ biên, đó là công trình Công tác ngoại khóa môn Lịch sử ở trường phổ thông
cấp II và cấp III (NXB GD, HN 1968) Trong công trình này, các vấn đề lí luận về
HĐNK đã được hệ thống lại, các hình thức của công tác ngoại khóa môn Lịch sửnhư đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, công tác công ích xã hội, nghiên cứu,sưu tầm tư liệu, chỉnh lí biên soạn lịch sử địa phương, sử dụng lịch sử địa phươngtrong HĐNK, được trình bày một cách đầy đủ và chi tiết hơn Có thể nói, các vấn đề
về HĐNK bộ môn Lịch sử bước đầu đã được làm sáng rõ, góp phần định hướng cho
GV trong quá trình tổ chức HĐNK để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng nhiệm
vụ đặc biệt của đất nước: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh
Trang 33thống nhất nước nhà ở miền Nam Đây là những gợi mở rất quan trọng đối vớichúng tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HĐNK.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2 (NXB GD, HN 1980),
các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã đề cập các hình thức tổ chức DHLS
ở trường phổ thông, trong đó dành 2 chương XI và XII để giới thiệu về Công tácngoại khóa của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Trong đó, tác giả tiếp tục khẳngđịnh vai trò, ý nghĩa to lớn của HĐNK trong DHLS ở trường phổ thông cả trên
phương diện lí luận và thực tiễn, việc tổ chức các HĐNK“Không chỉ có tác dụng
thiết thực trong việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, mà còn hình thành ở HS ý thức công dân, góp phần giáo dục thẩm
mỹ, thế giới quan khoa học” Bên cạnh đó, các tác giả còn đề cập đến nhữngnguyên tắc căn bản khi tổ chức HĐNK, như đảm bảo mục tiêu bộ môn, tránh phôtrương, hình thức… , kèm theo là giới thiệu các hình thức HĐNK của bộ môn Lịch
sử ở trường phổ thông, như Đọc sách ngoại khóa, kể chuyện, nói chuyện lịch sử,trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan lịch sử, công tác ngoại khóa về lịch sửđịa phương… Mỗi hình thức đều được các tác giả phân tích, lí giải, trình bày cácbiện pháp tiến hành và những ví dụ cụ thể Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh sựlinh hoạt của HĐNK cả về nội dung và hình thức theo hai hướng chính: Làm phongphú, sâu sắc kiến thức lịch sử mà HS đã thu nhận trong bài học chính khoá, nhất lànhững vấn đề cơ bản như những sự kiện lớn, cơ bản, cuộc đời và sự nghiệp của cácnhân vật lịch sử và những vấn đề về lịch sử địa phương Tùy theo đặc trưng mônhọc, tùy theo đặc điểm nhận thức của HS, GV còn có thể tiến hành một số hình thức
tổ chức dạy học bổ sung khác Về cơ bản, các hình thức HĐNK bộ môn Lịch sử ởtrường phổ thông được đề cập ở trong giáo trình này đến nay vẫn được sử dụng tạicác trường phổ thông, chỉ có biện pháp sư phạm để thực hiện là cần phải điều chỉnhđổi mới Đây chính là cơ sở cho chúng tôi trong việc xác định vấn đề cần đổi mớitrong HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay trong công trình nghiêncứu của mình
Trong giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử (NXB GD, HN 1992), các tác
giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (được bổ sung, sửa chữa vào những năm 1998,
1999, 2000, 2001), tiếp tục bổ sung các quan điểm mới về phương pháp DHLS cả
về lí luận và thực tiễn Đối với HĐNK, giáo trình đã dành riêng một chương để
Trang 34trình bày về HĐNK trong DHLS Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các giáotrình trước, các tác giả tiếp tục khẳng định vị trí, tác dụng của HĐNK đến việc giáodục HS, góp phần phát triển toàn diện HS cả về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.
Về nội dung HĐNK, các tác giả nhấn mạnh: nội dung của HĐNK phải đáp ứngnhiệm vụ chung của trường phổ thông, phù hợp với thực tiễn đất nước cũng nhưhoàn cảnh cụ thể của địa phương Về hình thức tổ chức và cách tiến hành HĐNK,qua mỗi lần tái bản, công trình lại bổ sung thêm những cách tiến hành mới, phù hợpvới xu thế giáo dục của thế giới và trong nước, trong đó có các hình thức HĐNK cơbản như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi, thảo luận, dạ hội lịch sử,tham quan lịch sử và một số hình thức khác Nhìn chung, quan điểm về hình thức
tổ chức HĐNK tuy không có nhiều thay đổi so với các công trình nghiên cứutrước đây, nhưng các tác giả đã có sự gia công thêm về biện pháp và cách tiếnhành Đây chính là những gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu vấn đề đổi mớiHĐNK hiện nay Đó là, đổi mới không nhất thiết là thay đổi toàn bộ cái cũ, màcòn là kế thừa những hình thức cũ, nhưng vận dụng những biện pháp và cách làmmới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì cũng như điều kiện cụthể của từng trường, làm cơ sở để đổi mới nội dung và hình thức ngoại khóa theoyêu cầu đổi mới
Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử của các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, tập 1, tập 2, NXB ĐHSP,HN 2002
(được tái bản sửa chữa, bổ sung vào các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)tiếp tục kế thừa các công trình nghiên cứu về phương pháp DHLS trước đây và đã
có sự điều chỉnh, bổ sung theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục, phù hợp với nhữngtiến bộ về khoa học kĩ thuật và bối cảnh đất nước Trên cơ sở xác định đúng đắnnhiệm vụ của bộ môn trong giai đoạn mới, vấn đề tổ chức HĐNK đã được các tácgiả bổ sung, đầy đủ và cập nhật hơn HĐNK là một phần trong tập 2 của giáo trình,
ở đó, điều có thể nhận thấy rõ nhất đó là, các tác giả không chỉ kế thừa các nghiêncứu trước đây mà còn đưa ra những thiết kế cụ thể về việc tổ chức HĐNK, giúp cho
GV và HS có thể nắm bắt và triển khai hiệu quả hơn HĐNK trong thực tiễn
Trong cuốn “Một số trò chơi lịch sử”của tác giả Lương Ninh (NXB GD, HN
1975), bên cạnh việc trình bày những quan điểm về HĐNK của các nhà nghiên cứugiáo dục học Xô Viết và nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức trò chơi trong DHLS,tác
Trang 35giả đã dành toàn bộ phần thứ hai của cuốn sách “Tổ chức và hướng dẫn trò chơi” để
trình bày những vấn đề cơ bản, những yêu cầu cần thiết trong việc tổ chức các tròchơi lịch sử trong dạy học Tác giả đã đưa ra những hình thức tổ chức trò chơi rất cụthể: Tổ chức“thi đấu” trong phạm vi một lớp, với sự tham gia của đại diện các tổtrong một giờ ngoại khóa Tổ chức “thi đấu” trong phạm vi khối lớp, với sự thamgia của đại biểu các lớp trong ngoại khóa Tổ chức cho HS “thi đấu” dưới hình thức
“bài tập ở nhà”, hoặc tự chơi với nhau ngoài giờ học Tổ chức chơi trong một buổi
cắm trại hay tham quan ngoài trời Tổ chức “Quán lịch sử” trong ngày hội lịch sử,
ngày hội khoa học hay ngày hội truyền thống của trường
Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”, các bài
viết của tác giả Nguyễn Mạnh Tùng, Trần Đức Minh (NXB ĐHQG, HN 1996) đã
đề cập một số khía cạnh của HĐNK nhằm nâng cao chất lượng bài học lịch sử ởtrường phổ thông ,như việc xây dựng và sử dụng phòng bộ môn trong DHLS, sửdụng tài liệu LSĐP, phát huy tính tích cực của HS trong DHLS Những bài viếtnày đã làm phong phú thêm các biện pháp tổ chức HĐNK lịch sử ở trường phổthông và xem đây như là một định hướng trong việc phát huy hiệu quả giáo dục bộmôn trong thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo hiện nay Cũng trong cuốn sách này,nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến HĐNK đã được trình bày trong các báo cáo
chuyên đề, như “Dạy học theo hướng rèn luyện cho HS tiếp cận lịch sử qua tư
liệu”; “Xây dựng và sử dụng Phòng bộ môn trong dạy học lịch sử”; “Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”…Đây là những hình thức
HĐNK truyền thống trong DHLS mà chúng tôi có thể kế thừa để triển khai trongcông trình nghiên cứu của mình
Nguyễn Thị Côi trong Bảo tàng lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông trung học (NXB ĐHQG, HN 1998) nhấn mạnh vai trò của Bảo
tàng lịch sử cách mạng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, trong đó cónội dung giới thiệu các hình thức tham quan học tập tại bảo tàng lịch sử, bảo tàngcách mạng Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất những đổi mới trong HĐNK thamquan lịch sử
Kiều Thế Hưng trong Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở
trường THPT, (NXB ĐHQG, HN 1999) đã trình bày khái quát về một số thao tác sư
phạm cần thiết trong HĐNK, như cách vận động các em tham gia, cách lấy tư liệu
Trang 36từ quần chúng, cách tổ chức HĐNK… Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa HĐNKcủa bộ môn Lịch sử với các sinh hoạt đoàn thể, văn hóa là ở chỗ, mục tiêu HĐNKphục vụ cho chương trình học, vì thế nội dung và hình thức tổ chức ngoại khóa phảimang tính chất giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của DHLS Tác giả khẳngđịnh: HĐNK có thể tổ chức ngay trong lớp và ngoài lớp, cũng như những giờ họcchính khoá không chỉ tiến hành trên lớp và có thể diễn ra tại thực địa - nơi xảy ra sựkiện lịch sử, trong bảo tàng, nhà truyền thống Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng việctriển khai các HĐNK không được tiến hành một cách tùy tiện mà nó phải đúng vớichương trình đã được quy định, đồng thời HĐNK không dừng ở chỗ giúp HS hiểusâu về kiến thức mà còn vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Công trình Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông của tác giả Nguyễn Thị Côi (NXB ĐHSP, HN 2006, tái bản bổ
sung các năm 2008, 2009, 2011) đã khẳng định vai trò của HĐNK bộ môn Lịch sử
ở trường THPT, là một trong các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả DHLS, làmphong phú, sâu sắc thêm kiến thức lịch sử, bổ sung thêm các vấn đề lịch sử địaphương… Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hình thức dạy học ở bảo tàng, thựcđịa, tham quan… Đây là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi trong quá trìnhnghiên cứu đề tài
Phan Ngọc Liên (CB) trong công trình nghiên cứu Đổi mới nội dung và
phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (NXB ĐHSP HN, 2008), ở phần
thứ hai: Đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học lịch sử và phần thứ ba: Tiếng nói
từ các trường THPT, đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các
GV trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tham gia giảng dạy ở các trường phổ thông Trongnghiên cứu về các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có HĐNK bộmôn, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được đề cập Từ thực tiễn hoạt động,các tác giả đều thống nhất cho rằng việc tổ chức tốt HĐNK là một biện pháp để đổimới hoạt động giáo dục lịch sử, tạo sự đam mê hứng thú học tập cho HS và qua đóđạt được mục tiêu giáo dục đề ra
Cuốn Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử (NXB ĐHSP, HN
2011) của tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ,
Nguyễn Mạnh Hưởng, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình, đã dành toàn bộ
chương VIII trình bày về rèn luyện kĩ năng tổ chức các HĐNK, công tác công ích xãhội trong
Trang 37DHLS và xây dựng phòng học bộ môn Trên cơ sở kiến thức lí luận đã được trình bàytrong giáo trình phương pháp DHLS, các tác giả đã phân tích khá chi tiết những nộidung tổ chức các HĐNK và công tác công ích xã hội trong DHLS, đặc biệt là những kĩnăng cần thiết để tiến hành tổ chức HĐNK và công ích xã hội trong thực tiễn Đâythực sự là những kiến thức quan trọng, phục vụ cho công tác đào tạo GV lịch sử ởtrường phổ thông Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra vị trí, ý nghĩa của HĐNK trong dạyhọc, xem đó là sự cần thiết trong nguyên tắc học đi đôi với hành, gắn liền lí luận vớithực tiễn Đây là những gợi mở để chúng tôi đề xuất các biện pháp thực hiện đổi mớiHĐNK bộ môn Lịch sử trong quá trình nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, HĐNK bộ môn Lịch sử còn được các nhà nghiên cứu trình bày trong
các công trình nghiên cứu chuyên khảo Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ
biên) và cộng sự, trong công trình Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
-Giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông” (NXB ĐHSP, HN 2014), đã
giới thiệu chi tiết các hoạt động dạy học về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm
1954 trong môn Lịch sử ở trường phổ thông, trong đó có việc tổ chức các HĐNK vềchiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ cũng như Tổ chức tham quan học tập tại Bảo tànglịch sử Quân sự Việt Nam Các tác giả đã gợi mở những định hướng đổi mớiHĐNK trong DHLS ở trường phổ thông, đã thiết kế chi tiết các HĐNK đối vớichiến thắng Điện Biên Phủ từ các hoạt động đọc sách, thi tìm hiểu, kể chuyện, thamquan… Đây là nguồn tư liệu quý để chúng tôi xây dựng các HĐNK trong quá trìnhnghiên cứu của mình
Bên cạnh đó, HĐNK bộ môn Lịch sử còn được đề cập trong các Hội thảo khoa
học, trong đó đáng phải kể đến hai Hội thảo sau: “Hội thảo hiệu quả của HĐNK đối
với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông” do Trường
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (2007) Trong hội thảo này, nhiều báo cáo
đã khẳng định vai trò, vị trí của HĐNK trong nền giáo dục quốc dân, phân tíchnhững hạn chế và đề ra những giải pháp cho việc triển khai các HĐNK trong trường
học Hội thảo Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt
Nam ở trường phổ thông hiện nay do Trường ĐHSP HN tổ chức (2008), trong đó
HĐNK bộ môn đã được đề cập như là một giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.Những bản tham luận tại các Hội thảo đã góp phần giúp chúng tôi có cái nhìn toàn
Trang 38diện hơn về HĐNK cũng như làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghịkhi nghiên cứu về HĐNK nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.
Vấn đề ngoại khóa lịch sử còn được đề cập nhiều trên các tạp chí: Tạp chíNghiên cứu giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí dạy và
học ngày nay… trong đó tiêu biểu là các bài viết sau: Thực hành bộ môn Lịch sử
của tác giả Đặng Công Lộng, Trần Đức Minh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 6, 1994, trong đó các tác giả đã khẳng định: Lịch sử là một khoa học gắn liền
với cuộc đấu tranh trong xã hội, có mục đích phục vụ các nhiệm vụ chính trị Do đó,trong DHLS cần kết hợp học với hành thông qua các biện pháp thực hành bộ mônvận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện những năng
Nguyễn Mạnh Hưởng trong bài Công nghệ thông tin và truyền thông với vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Tạp chí Giáo dục,
2008, Số 185, tr.41-43), đã có những gợi mở trong việc áp dụng công nghệ thôngtin vào DHLS nói chung và HĐNK nói riêng
Phạm Thị Ái Vân, Trò chơi lịch sử và vai trò của chúng trong dạy học lịch
sử ở trường trung học phổ thông (Tạp chí Giáo dục, Số 254, tr.37-39, 2011) đã giới
thiệu những hình thức tổ chức trò chơi lịch sử trong DHLS nói chung và trongHĐNK nói riêng Trong bài Hướng dẫn tổ chức dạ hội Lịch sử ở trường phổ thông (qua ví dụ về chiến thắng Điện Biên Phủ - 1954) ( Tạp chí Dạy & học ngày nay , Số
9, tr.44-47, 2015) tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng bằng những kinh nghiệm thực tếcủa mình đã có những hướng dẫn chi tiết về cách thức tổ chức Dạ hội lịch sử ởtrường phổ thông, đây là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi trong việc triểnkhai các HĐNK sau này
Đặng Hoàng Sang, Sử dụng văn học dân gian trong hoạt động ngoại khóa phục vụ dạy học Lịch sử ở trường phổ thông , (Tạp chí Dạy & học ngày nay, Số 9,
tr.29-32, 2015) đã giới thiệu những biện pháp sử dụng văn học dân gian khi tiếnhành HĐNK nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS
Trang 39HĐNK bộ môn Lịch sử còn là một đề tài nghiên cứu được nhiều học viên caohọc, lựa chọn Trong quá trình tiếp cận các nguồn tư liệu, chúng tôi đã tiếp xúc vớikhá nhiều các luận văn, có liên quan đến HĐNK bộ môn Lịch sử Trong đó tiêu
biểu là các công trình sau: Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS các
trường trung học phổ thông huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang của Trần Trung
Kiên (luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHSP HN năm 2010), Biện pháp quản lý
HĐNK nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh các trường THPT thành
phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Hương (luận văn tốt nghiệp cao học
ĐHSP HN năm 2011), Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT - chương trình
chuẩn của Ngô Thị Vân (luận văn tốt nghiệp cao học, ĐHSP HN năm 2013), Vận
dụng phương pháp dạy học theo dự án khi tiến hành bài ngoại khóa trong dạy học
lịch sử ở trường THPT của Trần Thị Thanh Hoa (luận văn tốt nghiệp cao học
ĐHSP HN năm 2014)… các nghiên cứu trên đã cung cấp thêm cho chúng tôi nhữnggợi mở để giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra trong việc đổi mới HĐNK bộmôn Lịch sử ở trường phổ thông
1.3 Nhận xét chung về các công trình đã công bố, những vấn đề luận án cần kế thừa và tiếp tục nghiên cứu
1.3.1 Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu các tài liệu Giáo dục học, Tâm lý học, Lí luận dạy học nóichung và DHLS nói riêng, chúng tôi nhận thấy, HĐNK của bộ môn Lịch sử đã đượccác nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và đề cập trên nhiềuphương diện, có thể rút ra một số nhận xét khái quát sâu đây:
Một là, HĐNK có một vị trí đặc biệt quan trọng, với tư cách đó là một phần
không thể thiếu trong cấu thành quá trình dạy học ở trường phổ thông nói chung vàDHLS nói riêng Đây có thể nói là một trong những hình thức tổ chức dạy học kinhđiển, có bề dày lịch sử lâu dài và luôn tác động tích cực tới việc thực hiện các mụctiêu giáo dục, đặc biệt là quá trình hình thành các kĩ năng, tình cảm, niềm tin đúngđắn ở HS, nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ Các tài liệu đã phântích một cách có hệ thống việc cần thiết phải tổ chức các HĐNK trong quá trình dạyhọc nói chung và DHLS nói riêng, coi việc tổ chức HĐNK như là một biện phápnâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, góp phần hoàn thiện kĩ năng sống và khảnăng tự sáng tạo, tự nghiên cứu cho HS
Hai là, Các nhà nghiên cứu cũng đã giới thiệu, phân tích những hình thức
Trang 40HĐNK bộ môn Lịch sử ở trường THPT như: đọc sách, kể chuyện, tham quan lịch
sử, trò chơi lịch sử, xây dựng phòng học bộ môn Đây là những hình thức tổ chứcHĐNK cơ bản trong DHLS không chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà đã được duy trì
và phát triển từ xưa cho đến hiện nay Bên cạnh đó, các công trình cũng chỉ ranhững nguyên tắc, biện pháp tổ chức, cách thức vận dụng các hình thức ngoại khóavào hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho bộ môn
Ba là, mặc dù đã đề cập khá toàn diện đến HĐNK trong DHLS, liên quan đến
tầm quan trọng, đến cơ sở Tâm lý học, Giáo dục học, cũng như nội dung và
phương pháp triển khai HĐNK, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đề cập
và nghiên cứu một cách tập trung và chuyên biệt đến việc đổi mới HĐNK của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung và ở trường THPT nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện hoạt động giáo dục và đào tạo hiện nay.
Đây cũng chính chính là cơ sở xuất phát, là yêu cầu và nhiệm vụ mà chúng tôihướng tới trong đề tài này
1.3.2 Những vấn đề luận án kế thừa
Mặc dù rất ít các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đổi mới HĐNKtrong DHLS, nhưng chúng tôi đã đã tìm thấy trong khối đồ sộ các công trình đãcông bố những quan điểm, những tư liệu liên quan vô cùng quí báu và bổ ích choluận án của mình:
Thứ nhất, dựa vào những nghiên cứu về vị trí, ý nghĩa của HĐNK trong dạy
học bộ môn ở trường phổ thông, luận án khẳng định tầm quan trọng của việc tổchức HĐNK bộ môn Lịch sử cho HS các trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng và
cả nước nói chung Coi đây là một trong những định hướng đổi mới việc dạy và họclịch sử hiện nay
Thứ hai, những kết quả nghiên cứu của những nhà giáo dục học và giáo dục
lịch sử liên quan đến HĐNK lịch sử ở trường phổ thông, sẽ là cơ sở quan trọng cả
về lí luận và thực tiễn giúp cho chúng tôi trong quá trình xác định nội dung, hìnhthức HĐNK theo yêu cầu đổi mới
Thứ ba, Việc nghiên cứu lịch sử phát triển của HĐNK trong DHLS, sẽ là cơ
quan trọng, giúp chúng tôi định hình các biện pháp đổi mới trong tổ chức, triển khaiHĐNK của bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và ở Nghệ An nói riêng, nhằmgóp phần tích cực vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổthông hiện nay