1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích cung cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó
Tác giả Bùi Huệ Chi, Nguyễn Mỹ Duyên, Nguyễn Trí Đức, Đặng Vân Khánh, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Lê Thanh Phương, Trần Phương Thảo, Nguyễn Văn Thái, Ngô Anh Thư, Văn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Quang
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị Khách sạn
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG (0)
    • 1.1. Cung (0)
      • 1.1.1. Khái niệm cung và luật cung (0)
      • 1.1.2. Phương trình và đồ thị đường cung (12)
      • 1.1.3. Các yếu tố tác động đến cung (15)
    • 1.2. Cầu (0)
      • 1.2.1. Khái niệm cầu và luật cầu (16)
      • 1.2.2. Phương trình và đồ thị đường cầu (16)
      • 1.2.3. Các yếu tố tác động đến cầu (18)
    • 1.3. Thị trường (0)
      • 1.3.1. Khái niệm (19)
      • 1.3.2. Phân loại thị trường (19)
    • 1.4. Cân bằng thị trường (20)
      • 1.4.1. Khái niệm (20)
      • 1.4.1. Trạng thái cân bằng cung cầu (20)
      • 1.4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa (21)
      • 1.4.3. Thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu (22)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG KHẨU (23)
    • 2.1. Tầm quan trọng của mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn Covid – 19 (0)
      • 2.1.1. Đối với nhà sản xuất mặt hàng khẩu trang y tế (23)
      • 2.1.2. Đối với người tiêu dùng (24)
    • 2.2. Khái quát thực trạng về mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn Covid – 19 (26)
      • 2.2.1. Thực trạng cung – cầu về mặt hàng khẩu trang y tế (26)
      • 2.2.2. Thực trạng giá cả thị trường về mặt hàng khẩu trang y tế (29)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP (32)
    • 3.1. Chính sách nhà nước (32)
    • 3.2. Sản phẩm thay thế (33)
    • 3.3. Kiến nghị (34)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Khái niệm cung và luật cungCung S là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng và có khả năngcung cấp cho thị trường tại một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nh

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

Cầu

1.2.1 Khái niệm cầu và luật cầu

Cầu (D): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi

Lượng cầu (Q D ): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định

Nhu cầu: là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ, nhưng có thể không có khả năng thanh toán.

Biểu cầu: là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris Paribus).

Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi

1.2.2 Phương trình và đồ thị đường cầu

Giả định các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, khi đó hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản: Q x = f(Px ).

Dạng hàm cầu tuyến tính cơ bản nhất là: Q D = a - bP hoặc

Trong đó: a và b là các tham số, a > 0 và b ≥ 0. Đường cầu: Là đường biểu diễn các mối quan hệ giữa lượng cầu và giá Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của người mua ở các mức giá nhất định Đồ thị đường cầu

Theo qui ước trục tung biểu thị giá cả, trục hoành biểu thị sản lượng, ta xây dựng được đường cầu D (hình 1.2) Với tham số b > 0, đồ thị đường cầu là đường dốc xuống về phía phải, có độ dốc âm Độ dốc của đường cầu thường được xác định bằng công thức:

Cầu thị trường: bằng tổng các mức cầu cá nhân (từ cầu cá nhân ta có thể suy ra được cầu thị trường) Đường cầu thị trường được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang (trục hoành) các lượng cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá Do đó, độ dốc của đường cầu thị trường thường thoải hơn đường cầu cá nhân

1.2.3 Các yếu tố tác động đến cầu

Thu nhập của người tiêu dùng: Nếu thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một loại hàng hóa khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa đó là hàng hóa thông thường Có một số loại hàng hóa và dịch vụ mà khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ làm giảm cầu tiêu dùng Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng: gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung

- Hàng hóa thay thế: Là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu (nhưng có thể mức độ thỏa mãn là khác nhau) Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi

- Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó

Số lượng người tiêu dùng: hay quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại

Các chính sách kinh tế của chính phủ: thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng…

Kì vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả: Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ Nếu người tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên, và ngược lại.

Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo… Thị hiếu là ý thích của con người Khi các biến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến giảm cầu.

Thị trường

Thị trường là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và chúng ta thường xuyên nhắc tới trong mọi khía cạnh của nền kinh tế Khái niệm thị trường rất đa dạng, mỗi quan điểm khác nhau, trường phái khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.

Giá thị trường (P): Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu – hàng và tiền được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, giá cả còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung – cầu, quan hệ tích lũy – tiêu dùng, quan hệ trong – ngoài nước

- Phân loại thị trường dựa theo mức độ cạnh tranh:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy): Đây là một thị truờng có rất nhiều người mua và nhiều người bán, trao đổi một lọai sản phẩm đồng nhất, mọi thông tin trên thị truờng này đều đuợc nguời bán nguời mua nắm rõ và họ không có quyền quyết định đến mức giá cũng như sản lựợng hang hóa trao đổi trên thị trường

+ Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): chỉ có một người mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua.

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.

- Phân chia theo đối tượng hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi: Phân chia theo đối tượng được trao đổi ở đây là phân chia theo loại hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi, ví dụ như: Thị trường gạo, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ viễn thông, thị trường dịch vụ vận tải, thị trường chứng.

- Phân chia theo phạm vi, quy mô thị trường: Thị trường địa phương, thị trường trong nước, thị trường quốc tế…

Cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường: là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường.

1.4.1 Trạng thái cân bằng cung cầu

Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.

Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường, là trạng thái lý tưởng nhất cho cả người mua lẫn người bán; tương ứng với điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng P0 và số lượng cân bằng của thị trường Q0 (lượng hàng hóa người bán muốn bán bằng lượng hàng hóa người mua muốn mua tức là việc cung ứng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số cầu bằng số cung.

Tại điểm cân bằng E ta có: QD = QS = Q0 và PD = PS = P0

1.4.2 Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hóa

Trạng thái dư thừa: Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt Hình dưới đây minh họa trường hợp giá bán cao hơn giá thị trường P1 > P0 sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa (dư cung) hàng hóa một lượng: ∆Q = QS –

QD Tại mức giá P1, lượng hàng hóa dư thừa trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng AB Sức ép của trạng thái dư thừa làm cho giá giảm về mức giá cân bằng.

Trạng thái dư thừa trên thị trường

Trạng thái thiếu hụt: Giả sử giá cân bằng trên thị trường ban đầu là P0, nếu như vì một biến động nào đó trên thị trường khiến cho giá cả giảm xuống ở mức P2 , khi giá giảm làm cho lượng cung trên thị trường giảm đi và ngược lại người tiêu dùng mua nhiều hơn từ đó dẫn đến hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa một lượng: ∆Q = QD –

QS Tại mức giá P2, lượng hàng hóa thiếu hụt trên thị trường được thể hiện bằng độ dài đoạn thẳng MN.

Trạng thái thiếu hụt trên thị trường

1.4.3 Thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu

- Thay đổi về cầu (cung không đổi): Khi cầu tăng và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng tăng Khi cầu giảm và cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng giảm.

- Thay đổi về cung (cầu không đổi): Khi cung tăng và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng Khi cung giảm và cầu không đổi, giá cân bằng tăng và lượng cân bằng sẽ giảm.

- Dịch chuyển đồng thời cả cung và cầu: Cung tăng và cầu tăng, hoặc cung tăng và cầu giảm, hoặc cung giảm và cầu tăng, hoặc cung giảm và cầu giảm Khi cả cung và cầu thay đổi đồng thời, nếu thay đổi về lượng (giá) có thể dự đoán thì sự thay đổi về giá (lượng) là không xác định Thay đổi lượng cân bằng hoặc giá cân bằng là không xác định khi biến có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào biên độ dịch chuyển của đường cầu và đường cung.

THỰC TRẠNG CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG KHẨU

Khái quát thực trạng về mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn Covid – 19

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, tiêu dùng khẩu trang y tế không phổ biến như hiện nay Đa số người chỉ sử dụng khẩu trang y tế trong những trường hợp đặc biệt như khi họ bị bệnh truyền nhiễm hoặc khi điều trị cho người bị bệnh Trong một số quốc gia, những người có vấn đề hô hấp như người bị hen suyễn thường sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây kích ứng từ môi trường Tuy nhiên, trước khi COVID-19 xuất hiện, việc sử dụng khẩu trang y tế trong công chúng không phổ biến như ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nơi mà người dân thường sử dụng khẩu trang khi họ bị cảm hoặc khi họ muốn bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm môi trường Trước dịch COVID-19, những người sử dụng khẩu trang y tế thường là nhân viên y tế, những người làm việc trong môi trường y tế, hoặc những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt như nhiễm trùng đường hô hấp. Ở nước ta, đeo khẩu trang khi ra đường từ rất lâu đã trở thành thói quen trong sinh hoạt xã hội, khẩu trang để chống nắng mùa hè; chống lạnh mùa đông; giảm khói bụi, ô nhiễm môi trường; bảo vệ làn da không bị lão hóa Khẩu trang trở thành vật bất ly thân mọi lúc, mọi nơi.

Trước khi xảy ra đại dịch Covid 19, hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang y tế như một biện pháp để giảm khói bụi Vào khoảng năm 2019, Hà Nội trong nhiều ngày đã liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới trên tổng số 10.000 thành phố được quan trắc của ứng dụng AirVisual (Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới), TP HCM cũng đứng trong top 10 này Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường cũng cho thấy, trong thời gian từ ngày 12-29/9/2019, chất lượng không khí tại Hà Nội liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép Điều này khiến không ít người dân lo lắng Nhiều người đã đeo khẩu trang như biện pháp bảo vệ cơ bản nhất mỗi khi ra đường Các chuyên gia y tế lưu ý, khẩu trang y tế và khẩu trang thông thường không đủ để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí và bụi mịn nguy hiểm Do vậy, việc nhiều người dân đeo khẩu trang mỗi khi ra đường chỉ là “biện pháp tâm lý” giúp họ cảm thấy yên tâm chứ không thực sự ngăn chặn được bụi mịn xâm nhập vào cơ thể.

- Giai đoạn Covid – 19 bùng phát

Giai đoạn khi COVID-19 bùng phát đã thấy một sự thay đổi lớn trong thực trạng tiêu dùng khẩu trang y tế Dưới đây là một số điểm chính:

Tăng đột biến về nhu cầu: Với việc lan rộng của virus và các biện pháp phòng ngừa như cách ly xã hội, người dân đã tăng cường việc sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Sự khan hiếm và giá cả tăng: Sự tăng đột biến về nhu cầu đã dẫn đến tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế trên toàn cầu Do đó, giá cả của khẩu trang đã tăng lên đáng kể, đôi khi gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí là thất thuật.

Tích lũy khẩu trang dự trữ: Nhiều quốc gia đã khuyến khích hoặc yêu cầu người dân tích trữ khẩu trang y tế để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp, hoặc để sử dụng trong các khu vực công cộng.

Sự đổi mới và sáng tạo: Với sự tăng cường nhu cầu, có sự đổi mới trong việc sản xuất và sử dụng khẩu trang, bao gồm việc phát triển các loại khẩu trang tái sử dụng, khẩu trang có khả năng lọc tốt hơn, và khẩu trang có thiết kế thẩm mỹ hơn.

Chính sách và quy định mới: Các chính phủ đã thực hiện các biện pháp để kiểm soát và quản lý việc sử dụng khẩu trang, bao gồm việc yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng và quy định về giá cả và chất lượng của khẩu trang.

Tóm lại, giai đoạn COVID-19 bùng phát đã tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong thực trạng tiêu dùng khẩu trang y tế, từ việc tăng nhu cầu và sự khan hiếm đến các biện pháp đổi mới và quy định mới từ các chính phủ.

Trong giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tiêu dùng khẩu trang y tế vẫn tiếp tục nhưng có sự thay đổi so với thời kỳ đỉnh dịch.

Tăng cường ý thức về vệ sinh cá nhân: Do nhận thức về việc đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đã tăng cao, nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng khẩu trang trong các tình huống công cộng hoặc khi gặp nguy cơ tiếp xúc với người khác.

Sự phổ biến của khẩu trang tái sử dụng: Với sự tăng cường sản xuất và cung ứng khẩu trang, nhiều loại khẩu trang tái sử dụng được phát triển và sử dụng rộng rãi hơn Điều này giúp giảm bớt tình trạng lãng phí và cũng là một giải pháp kinh tế cho người tiêu dùng.

Quy định và hướng dẫn sử dụng khẩu trang: Các tổ chức y tế và chính phủ thường ban hành hướng dẫn và quy định cụ thể về việc sử dụng khẩu trang trong các hoàn cảnh cụ thể, cũng như cách thức lựa chọn và bảo quản khẩu trang để đảm bảo hiệu quả.

Sự phát triển của thị trường khẩu trang: Do nhu cầu về khẩu trang vẫn cao, thị trường khẩu trang phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình và thương hiệu khác nhau Điều này cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.

Quy định và kiểm soát về chất lượng: Chính phủ và các cơ quan quản lý thường kiểm soát chất lượng của khẩu trang được sản xuất và phân phối để đảm bảo rằng người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm an toàn và hiệu quả.

Tóm lại, mặc dù dịch COVID-19 có dấu hiệu giảm nhưng tiêu dùng khẩu trang y tế vẫn là một phần quan trọng trong phong tỏa và các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

Sự thay đổi trong việc sử dụng và sản xuất khẩu trang đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của nhiều người.

2.2.2 Thực trạng giá cả thị trường về mặt hàng khẩu trang y tế

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, giá cả của khẩu trang y tế thường ổn định và thấp hơn so với giai đoạn sau khi dịch bùng phát Mặc dù giá có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như vụ việc hoặc sự kiện đặc biệt, nhưng chúng thường không cao.

GIẢI PHÁP

Chính sách nhà nước

Trước tình hình giá cả thị trường đầy biến động trong mùa dịch, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình dịch bệnh để găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, tăng giá bất hợp lý tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý người dân và báo cáo về Bộ Y tế đồng thời ban hành kế hoạch bình ổn thị trường.

Bộ Y tế sớm có báo cáo về nguồn cung, năng lực sản xuất, nhu cầu sử dụng và các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, khách du lịch, khách quốc tế và các hỗ trợ cần thiết khác trong phòng chống dịch.

Lực lượng quản lý thị trường các cấp, cơ quan thanh tra tài chính từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm thực hiện ngay việc kiểm tra diện rộng, có trọng điểm và xử phạt kịp thời các trường hợp không thực hiện niêm yết giá, không thực hiện bán đúng giá niêm yết và các hành vi vi phạm khác theo quy định tại Luật giá, Nghị định 109/2013/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Nghị định 185/2013/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các lực lượng chức năng thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai nhiệm vụ Lực lượng quản lý thị trường các cấp, cơ quan thanh tra tài chính từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả kiểm tra hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.

Bộ Y tế cùng các bộ, ngành theo chức năng tăng cường thực hiện hiệu quả công tác truyền thông để tuyên truyền, phổ biến các thông tin chính thống, phản ánh chính xác các vấn đề liên quan đến dịch nCoV để người dân hiểu đúng tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với công tác quản lý, phòng chống dịch trên mọi mặt kinh tế – chính trị – y tế – xã hội của Chính phủ Các hiệp hội ngành nghề có liên quan như Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà bán lẻ,…cần tham gia tích cực hỗ trợ các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, tổ chức trong công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền, phổ biến phòng chống dịch.

Sản phẩm thay thế

Với số lượng hạn chế, chỉ sử dụng 1 lần, khẩu trang y tế không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân hiện nay Vì thế, không ít người đã chuyển sang sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn để thay thế.

Theo PGS.TS Lê Thị Anh Thư, chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM khẳng định loại khẩu trang được may bằng vải kháng khuẩn dùng sẽ tốt hơn các loại khẩu trang vải thông thường khác vì chúng có thêm tính năng diệt vi khuẩn, virus bám trên bề mặt vải. Để chọn mua đúng khẩu trang vải kháng khuẩn thực sự không dễ dàng với người tiêu dùng bởi bằng mắt thường không thể phân biệt đâu là khẩu trang may bằng vải thường và đâu là khẩu trang may bằng vải kháng khuẩn Muốn nhận biết được, người mua có thể căn cứ vào các cam kết, tài liệu chứng minh được Bộ Y tế và tổ chức quốc tế chứng nhận mà nhà sản xuất cung cấp Các thông tin này bạn có thể tìm thấy trên bao bì sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng, trên website của công ty sản xuất Ngoài xác nhận khẩu trang được làm từ vải kháng khuẩn, nhà sản xuất còn chia sẻ thành phần cấu tạo khẩu trang, ngày sản xuất, tỉ lệ kháng khuẩn duy trì được trong bao nhiêu lần giặt…

Người tiêu dùng muốn đảm bảo sản phẩm mình chọn mua là đúng loại, không mua nhầm khẩu trang vải thường giá cao nên tìm hiểu về nhà sản xuất, thông tin khẩu trang trước khi mua Chọn mua nhà sản xuất, phân phối uy tín, sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý,chọn mua tại các địa điểm nhập hàng uy tín, rõ ràng như siêu thị, nhà thuốc

Kiến nghị

- Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid- 19.

Theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

- Đối với các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.

Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

Ngày đăng: 27/07/2024, 15:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4.Khẩu trang y tế lại bị “thổi giá”, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra Sách, tạp chí
Tiêu đề: thổi giá
1.Giá khẩu trang y tế tăng chóng mặt. (27/7/2020). Báo Thanh Niên, from https://thanhnien.vn/gia-khau-trang-y-te-tang-lat-mat-185978171.htm Link
2.Thị trường khẩu trang y tế: Nhu cầu tăng, giá cả ổn định. (2/2/2021). Báo Kon Tum điện tử, from https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/thi-truong-khau-trang-y-te-nhu-cau-tang-gia-ca-on-dinh-17759.html Link
3.Thị trường khẩu trang sau đại dịch: Sức mua giảm nhưng đi vào ổn định. (5/10/2022).Báo Công Thương, from https://congthuong.vn/thi-truong-khau-trang-sau-dai-dich-suc-mua-giam-nhung-di-vao-on-dinh-222013.html Link
(29/7/2020). Báo Nhân Dân, from https://nhandan.vn/khau-trang-y-te-lai-bi-thoi-gia-bo-y-te-yeu-cau-tang-cuong-thanh-kiem-tra-post610541.html Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN - phân tích cung cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó
BẢNG DANH SÁCH THÀNH VIÊN (Trang 2)
Đồ thị đường cung là biểu diễn trực quan của mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung. Trục hoành (x) thể hiện mức giá, trục tung (y) thể hiện lượng cung. - phân tích cung cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó
th ị đường cung là biểu diễn trực quan của mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung. Trục hoành (x) thể hiện mức giá, trục tung (y) thể hiện lượng cung (Trang 14)
Đồ thị đường cầu - phân tích cung cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong một khoảng thời gian nào đó
th ị đường cầu (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w