1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận học phần tâm lý học ứng dụng đề tài áp lực đồng trang lứa

47 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Lực Đồng Trang Lứa
Tác giả Nguyễn Thái Thùy Dương, Đoàn Trần Hiếu Ngân, Phạm Thanh Liêm, Đào Thị Minh Diệu, Nguyễn Đình Hảo, Đào Hải Long, Phan Hữu Nam Quyền, Võ Lê Đình Khánh
Người hướng dẫn Nguyễn Nữ Bích Tuyền
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Tâm Lý Học Ứng Dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 12,2 MB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm (9)
    • 1.1. Sự phát triển về nhận thức (9)
    • 1.2. Động cơ học tập (10)
    • 1.3. Trong đời sống tình cảm (10)
    • 1.4. Phát triển về sự tự ý thức, tự giáo dục (11)
    • 1.5. Định hướng về lối sống (11)
    • 1.6. Sự hoàn thiện về tính cách (12)
  • 2. Biểu hiện, nguyên nhân của vấn đề (12)
    • 2.1. Biểu hiện (12)
    • 2.2. Nguyên nhân (14)
  • 3. Hậu quả (17)
  • 1. Giải pháp (19)
  • 2. Vận dụng (20)
  • 3. Câu chuyện truyền động lực (21)
  • 4. Bài học kinh nghiệm (22)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (24)

Nội dung

Khái niệm

Sự phát triển về nhận thức

Sinh viên đã trải qua sự thay đổi lớn so với thời còn đi học trung học Họ đã dần thích nghi với môi trường học tập và sinh hoạt mới, và tự nhận thức được những gì cần phải làm cho bản thân Đặc biệt là từ năm hai trở đi, các sinh viên đã bắt đầu xác định và xây dựng cho mình một kế hoạch sống riêng Họ đã bắt đầu có kỳ vọng vào bản thân và tương lai của mình, từ thời điểm hiện tại cho đến khi tốt nghiệp Điều này giúp họ đề ra những mục tiêu cụ thể và phấn đấu hết mình để đạt được những mục đích đó.

Động cơ học tập

Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập rất đa dạng Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng, trong đó giáo viên là một nhân tố chủ chốt Cách giảng dạy, thái độ và phương pháp của giáo viên có thể tác động lớn đến động cơ học tập của sinh viên Một giáo viên nhiệt tình, hỗ trợ và sử dụng phương pháp giảng dạy hấp dẫn có thể kích thích động cơ học tập Bên cạnh đó, môi trường lớp học tích cực, nơi sinh viên cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ, sẽ thúc đẩy động cơ học tập Các yếu tố khác như sự hỗ trợ từ gia đình, khả năng tự quản lý học tập, và sự tương tác với bạn bè cũng ảnh hưởng đến động cơ học tập.

Trong đời sống tình cảm

Mong muốn hòa nhập: Thanh thiếu niên có nhu cầu cao về việc được thuộc về một nhóm và được bạn bè chấp nhận Áp lực đồng trang lứa có thể khiến họ cảm thấy buộc phải thay đổi hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình để phù hợp với nhóm, ngay cả khi những điều này đi ngược lại giá trị và niềm tin của bản thân.

Sợ bị cô lập: Nỗi sợ bị cô lập khỏi nhóm bạn có thể khiến thanh thiếu niên dễ dàng tuân theo áp lực đồng trang lứa, ngay cả khi họ biết rằng điều đó là sai trái hoặc có hại.

So sánh bản thân với người khác: Áp lực đồng trang lứa có thể khiến thanh thiếu niên so sánh bản thân với bạn bè và cảm thấy tự ti về bản thân Khi họ nhìn thấy bạn bè mình có vẻ thành công hơn, xinh đẹp hơn hoặc được yêu thích hơn, họ có thể bắt đầu nghi ngờ giá trị bản thân và cảm thấy mình không tốt đủ.

Mất niềm tin vào bản thân: Nếu thanh thiếu niên liên tục phải tuân theo áp lực đồng trang lứa, họ có thể bắt đầu mất niềm tin vào khả năng đưa ra quyết định của riêng mình Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về lòng tự trọng và sự tự tin.

Phát triển về sự tự ý thức, tự giáo dục

Tự ý thức là khả năng nhận biết và hiểu về bản thân, bao gồm cảm xúc, giá trị, động cơ và mục tiêu cá nhân Trong môi trường đại học, áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tự ý thức của sinh viên qua:

- So sánh xã hội: Dẫn đến cảm giác tự ti hoặc tự hào quá mức, ảnh hưởng đến nhận thức cá nhân.

- Định hình giá trị: Chấp nhận hoặc từ chối những giá trị không phù hợp với bản thân

- Quản lý cảm xúc: Học cách quản lý cảm xúc trong các tình huống áp lực.

Tự giáo dục là quá trình học tập và phát triển mà không cần giám sát Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến tự giáo dục của sinh viên qua:

- Động lực học tập: Áp lực có thể thúc đẩy hoặc làm giảm động lực học tập, gây căng thẳng nếu kỳ vọng không đạt được.

- Chọn lọc kiến thức: Sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi những gì bạn bè coi là quan trọng, tập trung vào lĩnh vực không đam mê.

- Phát triển kỹ năng tự học: Đối mặt với áp lực, sinh viên học cách quản lý thời gian và phát triển kỹ năng tự học để đáp ứng yêu cầu học tập.

Định hướng về lối sống

Định hướng lối sống cho rằng áp lực đồng trang lứa không chỉ đơn thuần là sự ảnh hưởng từ bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào cách cá nhân nhận thức và đánh giá những ảnh hưởng đó.

Những người có định hướng lối sống tích cực có xu hướng nhìn nhận áp lực đồng trang lứa như cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân, thay vì xem đó là thách thức hay đe dọa Thay vì bị động chịu ảnh hưởng, những người theo định hướng lối sống này chú trọng vào việc chủ động lựa chọn hành vi và phản ứng của bản thân trước áp lực đồng trang lứa Họ ý thức được giá trị và niềm tin của bản thân, đồng thời có trách nhiệm với những lựa chọn của mình Định hướng lối sống đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin vào bản thân và trân trọng giá trị riêng biệt của mỗi cá nhân.

Sự hoàn thiện về tính cách

Tính cách bao gồm các đặc điểm như lòng trung thực, kiên trì, tự trọng và trách nhiệm, áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến sự hoàn thiện tính cách của sinh viên qua:

- Kiên trì và quyết tâm: Thúc đẩy cố gắng trong học tập và hoạt động ngoại khóa

- Lòng trung thực và đạo đức: Đối mặt với lựa chọn giữa trung thực và thuận tiện, ảnh hưởng lâu dài đến tính cách

- Tinh thần đồng đội và hợp tác: Phát triển khả năng hợp tác và giao tiếp qua các hoạt động nhóm và xã hội.

Biểu hiện, nguyên nhân của vấn đề

Biểu hiện

Biểu hiện Tần số Tỷ lệ

Luôn cảm thấy mình thua kém bạn bè xung quanh

Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, tinh thần uể oải về việc phải nỗ lực

Hay xuất hiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân

Luôn có cảm giác tiêu cực, dễ dàng cáu gắt với mọi người xung quanh khi nhắc đến các vấn đề học tập, công việc hay tương lai

Luôn so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người giỏi hơn mình

Bảng 1: Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa sinh viên

Sau khi khảo sát 380 người về biểu hiện của áp lực đồng trang lứa thì đầu tiên, chúng ta có thể thấy có đến 179/380 người (chiếm 47,1%) nghĩ rằng biểu hiện của áp lực đồng trang lứa là luôn cảm thấy mình thua kém bạn bè xung quanh Tiếp đó, chúng ta có thể thấy 163/380 người (chiếm 42,9%) bình chọn cho thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, tinh thần uể oải về việc phải nỗ lực nhiều hơn nữa Một tỷ lệ chiếm cũng không ít với 130/380 người (chiếm 34,2%) là hay xuất hiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân 145/380 người lại cho rằng luôn có cảm giác tiêu cực, dễ dàng cáu gắt với mọi người xung quanh khi nhắc đến các vấn đề học tập, công việc hay tương lai chiếm tỷ lệ 38,2% cho thấy đây là một vấn đề phổ biến và ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của thanh thiếu niên Cùng với đó, luôn so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người giỏi hơn mình có 128/380 người (tỷ lệ là 33,7%) cho thấy tâm lý tự ti, mặc cảm do so sánh bản thân với người khác cũng là một vấn đề đáng quan tâm Và số người cho rằng tất cả đều là biểu hiện của áp lực đồng trang lứa là 164/380 (tỷ lệ 43,2%), chiếm một số lượng khá lớn trong bài khảo sát.

Ngoài những biểu hiện trên, chúng ta còn thường gặp một số biểu hiện khác như khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về áp lực thì sẽ khiến bản thân dễ mất ngủ và có thể khiến bản thân chúng ta cảm thấy áp lực về bạn bè xung quanh, sẽ cảm thấy bản thân mình không bằng những người khác lúc đó mình sẽ không còn muốn gặp gỡ, giao lưu với mọi người, ngại gặp mặt người khác thậm chí là gặp gỡ nói chuyện với người thân trong gia đình Dần dần bản thân sẽ trở nên sa sút,kém cỏi hơn trong cả học tập và làm việc, cảm thấy không tự tin vào năng lực cũng như chính bản thân mình, tự gây khó dễ cho bản thân vì không nỗ lực cố gắng như những người khác.

Nguyên nhân

Hình 1 Tỷ lệ sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa

Các nguyên nhân phổ biến của áp lực đồng trang lứa

Tần số Tỉ lệ Ảnh hưởng từ định kiến xã hội

239 62,9 % Ảnh hưởng từ lối sống tập thể 181 47,6% Ảnh hưởng từ mạng xã hội 198 51.1%

Tư tưởng và nhận thức chưa phù hợp

Bảng 2.Nguyên nhân sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa

Theo kết quả của cuộc khảo sát trên 380 người gần đây của nhóm chúng tôi, thì có 361 người (chiếm 95%) trong tổng số đó đang là sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Có tới 85,8% số sinh viên đang gặp phải áp lực đồng trang lứa Vậy nguyên nhân tại sao hiện tượng tâm lý này lại xuất hiện nhiều ở sinh viên?

Từ khảo sát ta có thể thấy áp lực đồng trang lứa là một tâm lý mà hầu như các bạn sinh viên đã trải qua Hiện tượng tâm lý này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân khác nhau Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

2.2.1 Ảnh hưởng từ định kiến xã hội

Với 239/380 người chọn (chiếm 62,9%) Điều này cho thấy những định kiến xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và tâm lý của các bạn sinh viên. Các định kiến xã hội về ngoại hình, thành tích học tập, thu nhập hay các mối quan hệ có thể khiến các bạn sinh viên cảm thấy áp lực phải đáp ứng những kỳ vọng của xã hội, dẫn đến những hành vi tiêu cực như so sánh bản thân với người khác, tự ti, lo lắng Một ví dụ điển hình về điều này đó là câu nói khá là quen thuộc của các bố mẹ Việt Nam: “Nhìn con người ta mà xem…” Câu nói như so sánh con mình, vô hình chung làm cho những bạn sinh viên cảm thấy áp lực, thua kém và phải cố gắng nhiều hơn.

2.2.2 Ảnh hưởng từ lối sống tập thể Đây là nguyên nhân được lựa chọn thứ hai với 181/380 người tham gia (chiếm 47,6%) Lối sống tập thể, đặc biệt là trong môi trường học tập và sinh hoạt tập thể, có thể tạo ra áp lực để các bạn trẻ phải hòa nhập, tuân theo những quy tắc chung, và che giấu cá tính riêng của mình Điều này có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cô đơn, tự ti, v.v Ví dụ: một bạn sinh viên sống với một nhóm bạn trong cùng một phòng trọ Các bạn cùng phòng thường xuyên tổ chức các buổi tiệc tùng và vui chơi vào cuối tuần Mặc dù bạn ấy cần thời gian để học tập và chuẩn bị cho các bài kiểm tra, nhưng vẫn cảm thấy áp lực phải tham gia để không bị coi là "lạc lõng" và giữ mối quan hệ tốt với bạn bè. Điều này khiến bạn sinh viên đó bị mất ngủ và không thể tập trung vào việc học, dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng

2.2.3 Ảnh hưởng từ mạng xã hội Đây là nguyên nhân được lựa chọn thứ ba với 198/380 người tham gia (chiếm 52,1%) Mạng xã hội là một công cụ để kết nối và chia sẻ thông tin với mọi người Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể tạo ra áp lực đồng trang lứa khi các bạn trẻ thường xuyên so sánh bản thân với những hình ảnh hoàn hảo và cuộc sống lý tưởng được chia sẻ trên mạng Điều này có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như ghen tị, tự ti, lo lắng Ví dụ: một bạn sinh viên dành nhiều thời gian trên mạng xã hội và thấy bạn bè của mình thường xuyên đăng tải những bức ảnh về những quán ăn sang trọng, mặc những bộ đồ đắt tiền và tham dự các sự kiện xã hội nổi bật Bạn đó cảm thấy áp lực phải sống một cuộc sống tương tự để không bị lạc hậu, mặc dù điều này vượt quá khả năng tài chính của bản thân Kết quả là bạn sinh viên này thường xuyên cảm thấy bất mãn với cuộc sống hiện tại của mình và cố gắng chi tiêu vượt quá khả năng để "bắt kịp" bạn bè trên mạng. 2.2.4 Tư tưởng và nhận thức chưa phù hợp Đây là nguyên nhân được lựa chọn thứ tư với 169/380 người tham gia(chiếm 44,5%) Tư tưởng và nhận thức chưa phù hợp về giá trị bản thân, về tầm quan trọng của việc so sánh bản thân với người khác, và về cách giải quyết những mâu thuẫn nội tâm có thể khiến các bạn trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa.Ví dụ, mỗi lần đến các kì thi quan trọng như cuối kỳ, sau giờ thi sẽ có các bạn sinh viên không tin về khả năng làm bài của mình sẽ hỏi bạn bè về đáp án của bài thi vừa rồi Nếu đáp của mình giống các bạn thì sẽ cảm thấy an tâm hơn, còn nếu không giống đáp án của các bạn thì sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn và ảnh hưởng tinh thần đến các môn thi tiếp theo.

Hậu quả

Hậu quả Tần số Tỷ lệ Áp lực từ sự so sánh khiến bạn cảm giác luôn chán nản và dễ thất bại

Trầm cảm, luôn cảm thấy lo lắng và áp lực khi ở những người xung quanh giỏi, xuất sắc

Vì muốn thể hiện bản thân không thua kém người khác nên cá nhân dễ bị kích động khi bị ai đó khiêu khích

Bị ép uống rượu, sử dụng ma túy hoặc quan hệ tình dục

Vì những áp đặt mong muốn từ xã hội và những người xung quanh nên bạn cố mang một mặt nạ để che đi, nên luôn cảm thấy mệt mỏi và áp lực

Bị mất đi sự tự tin và sự tự tôn của bản thân khi phải chạy đua theo người khác với hệ quy chiếu khác

Bảng 3 Hậu quả của áp lực đồng trang lứa

Nhận xét: Áp lực từ sự so sánh khiến bạn cảm giác luôn chán nản và dễ thất bại chiếm tỷ lệ cao nhất với con số 58,9% (224/380 người bình chọn), cho thấy đây là hậu quả sinh viên thường hay gặp nhất Tiếp theo, chúng ta có thể thấy trầm cảm, luôn cảm thấy lo lắng và áp lực khi ở những người xung quanh giỏi, xuất sắc chiếm tỷ lệ khá cao 53,7% (204/380 người bình chọn) Vì muốn thể hiện bản thân không thua kém người khác nên cá nhân dễ bị kích động khi bị ai đó khiêu khích cũng là một loại hậu quả mà chúng ta có thể gặp và thấy thường xuyên với số bình chọn là 200/380 người (chiếm 52,6%) Cùng với đó, tuy giữ tỷ lệ bình chọn thấp nhưng số đông người vẫn chọn nó như là một hậu quả của áp lực đồng trang lứa chính là bị ép uống rượu, sử dụng ma túy hoặc quan hệ tình dục với 108/380 người (chiếm 28,4%) Giữ vị trí bình chọn nhiều thứ nhì chính là vì những áp đặt mong muốn từ xã hội và những người xung quanh nên bạn cố mang một mặt nạ để che đi, nên luôn cảm thấy mệt mỏi và áp lực với tỷ lệ 56,3% (214/380 người bình chọn) Cuối cùng là bị mất đi sự tự tin và sự tôn trọng của bản thân khi phải chạy đua theo người khác với hệ quy chiếu khác chiếm 48,9% (186/380 người bình chọn).

Ngoài ra còn có những hậu quả khác cũng rất phổ biến như nó khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta giảm xuống sẽ kéo theo việc học tập và làm việc không còn hiệu quả Chúng ta thường xuyên chạy theo những xu hướng để bản thân không có cảm giác bị bỏ rơi, bị cô lập và mong muốn hòa nhập với mọi người xung quanh Phần lớn có thể là do người thân trong gia đình không lắng nghe những câu chuyện của bản thân và luôn đem mình ra so sánh với người khác khiến bản thân không thể tâm sự với ai thậm chí là bạn bè xung quanh Từ đó dần khiến chúng ta không còn yêu thương bản thân và lãng quên chính mình, vì bị đem ra so sánh với người khác quá nhiều, luôn trong trạng thái lo sợ khi người khác hỏi về việc học tập, công việc, thành tựu của bản thân vì sợ bản thân sẽ mất mặt trước người khác và tự cô lập bản thân vì phải sợ phải tiếp xúc với mọi người Khi đó bạn sẽ dễ bị kích động, bạn có thể dễ dàng tham gia vào các cuộc xung đột và thậm chí là bạo lực.

Giải pháp

Hiện nay việc áp lực áp lực đồng trang lứa rất cao và thường xảy ra ở học sinh, sinh viên Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng thúc đẩy những lợi ích Mà việc áp lực đồng trang lứa có thể gây ra những tiêu cực, áp lực quá mức, nó có thể khiến bạn đánh mất chính mình suy nghĩ, hướng đi lệch lạc Ngoài ra nó còn nguy hiểm hơn dẫn đến tinh thần chúng ta bị bi quan, căng thẳng và nhiều vấn đề tâm lý khác Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không có các giải pháp để giải quyết vấn đề và bạn cần biết cách vượt qua việc áp lực đồng trang lứa để tránh ảnh hưởng xấu xảy ra Bên dưới đấy là một số giải pháp:

Nỗ lực hoàn thiện bản thân: Bạn cần biết rằng lứa tuổi dễ bị áp lực đồng trang lứa nhất đó là các lứa tuổi học sinh, sinh viên và bạn cần biết rằng, mỗi người chúng ta có một năng lực, xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau không ai giống ai cả Tuy nhiên điều bạn có thể làm đó chính là hãy đặt ra mục ước mơ cho bản thân và từ đó bạn hãy cố gắng nỗ lực hằng ngày để thành một phiên bản tốt nhất Bạn hãy thật chăm chỉ, siêng năng Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm những ánh hào quang của người khác.

Không nên so sánh bản thân mình với bất cứ ai: Bạn không nên so sánh với bất cứ ai Mỗi người đều có những sở thích những sở trường riêng bạn hãy cứ là bạn Hãy tin tưởng khả năng của chính bản thân mình Và với việc không so sánh bản thân với ai khác sẽ giúp tinh thần bạn vui vẻ, ngưng suy nghĩ tiêu cực. Giúp bạn lạc quan hơn.

Tạo ra không gian thảo luận và chia sẻ: Tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận hoặc các nhóm hội Hoặc bên phía nhà trường có thể tạo các hội nhóm nói chuyện với các học sinh, sinh viên có thể chia sẻ cảm xúc, lo lắng và các khó khăn mà các bạn đang gặp phải Tâm sự với bạn bè người thân thiết trong gia đình Đối với việc này giúp giảm bớt các áp lực, giảm bớt sự cô đơn và sẽ tạo ra sự gắn kết, sự kết nối với mọi người xung quanh.

Trị liệu tâm lý: Khi chung ta gặp phải những vấn đề về sức khoẻ lo âu hay trầm cảm, khi cuộc sống các bạn đang gặp những khó khăn, hay các vấn đề áp lực về học tập thì các bạn có thể tìm kiếm đến các chuyên gia điều trị tâm lý họ sẽ giải quyết những thắc mắc những vấn đề mà các bạn đang gặp phải Hoặc đi đến các trung tâm tham vấn tâm lý Với việc này sẽ giúp tinh thần bạn ổn định hơn, giải tỏa được căng thẳng lo âu.

Lựa chọn những bạn bè tích cực: Khi bạn đang trong tình trạng không mấy vui vẻ tích cực thì bạn hãy nên tìm kiếm những người bạn không quá tiêu cực hay gieo những sự tiêu cực những áp lực học tập lên bạn Bạn có thể gặp gỡ những người bạn có chung sở thích giống bạn Khi bạn lựa chọn được những người bạn tích cực thì sẽ hạn chế được việc áp lực đồng trang lứa.

Vận dụng

Việc vận dụng áp lực đồng trang lứa vào cuộc sống có thể giúp ta thúc đẩy bản thân phát triển, cải thiện kỹ năng và thành công trong công việc Dưới đây là một số cách để áp dụng áp lực đồng trang lứa vào cuộc sống: Định rõ mục tiêu: Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng mà bạn muốn đạt được Tự đặt áp lực bản thân để hoàn thành mục tiêu đó và cố gắng vượt qua bản thân để đạt được thành công.

Kết nối với những người có cùng mục tiêu: Tìm kiếm và kết nối với những người có cùng mục tiêu, nguyện vọng và năng lực Tham gia vào các nhóm hoặc cộng đồng có cùng sở thích để tạo ra áp lực tích cực và hỗ trợ lẫn nhau đạt được mục tiêu.

Sử dụng cạnh tranh làm động lực: Sử dụng cạnh tranh với đồng nghiệp, bạn bè cùng lứa tuổi để thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện kỹ năng Điều này giúp bạn không ngừng cố gắng để vượt qua họ và đạt được thành công.

Học hỏi từ người khác: Hãy học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực bạn quan tâm Tiếp xúc với họ, hỏi và nhận được sự chỉ dẫn, khuyên bảo cũng như hỗ trợ từ họ để phát triển bản thân và đạt được mục tiêu.

Duy trì tinh thần lạc quan: Luôn duy trì tinh thần lạc quan và tự tin trong quá trình vận dụng áp lực đồng trang lứa Đừng để áp lực đè nặng lên tâm trạng và tinh thần của bạn, hãy nhìn nhận nó là động lực để phấn đấu và thành công.

Ví dụ: khi một nhóm bạn cùng lớp đặt mục tiêu chung là học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối kỳ Trong quá trình học tập, họ thường tổ chức nhóm học tập, cùng nhau tham gia các lớp học thêm, ôn tập và giúp đỡ nhau trong quá trình đối mặt với khó khăn và thách thức.

Câu chuyện truyền động lực

Những câu chuyện truyền động lực khi bạn gặp những vấn đề khi mang áp lực đồng trang lứa Đầu tiên thì nhóm nghiên cứu muốn gửi đến các bạn một mẩu chuyện tiêu biểu về một thần tượng của mình đó là bà J.K Rowling, bà là một tác giả, nhà văn tài giỏi và nổi tiếng của bộ truyện đình đám và nổi tiếng Harry Potter Bà bị từ chối những 12 nhà xuất bản trước khi được Bloomsbury chấp nhận Khi còn là học sinh, bà cũng từng bị bạn bè chế giễu vì ước mơ trở thành nhà văn Nhưng sau khi thành công thì bà từng đoạt nhiều giải thưởng và bán được hơn 500 triệu bản, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử Và câu chuyện của bà truyền động lực cho mọi người là hãy không ngừng đam mê vì tài năng của bạn chưa được đặt đúng chỗ và chưa được người khác công nhận mà thôi, hãy cứ đam mê và kiên trì đi rồi ước mơ sẽ từ từ hiện ra trước mắt bạn thôi.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947 tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.Năm lên 4 tuổi, ông không may bị bệnh và liệt cả hai tay Không cam chịu số phận,lên 7 tuổi, ông bắt đầu tập viết bằng chân và được đến trường cùng bạn bè 16 tuổi,Nguyễn Ngọc Ký được dự kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn quốc, đạt hạng 5 và vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng là người truyền cảm hứng cho hầu hết các bạn học sinh, từ người trẻ tuổi đến cả những người trưởng thành Hãy làm ngay đi, học ngay đi vì chỉ có cố gắng hơn bạn mới dễ dàng và tự tin hơn để khẳng định bản thân.

Dẫn chứng cuối cùng nhóm nghiên cứu gửi cứu đó là MV “nấu ăn cho em”,bài hát do ca sĩ, rapper Đen Vâu trình bày với giai điệu du dương xen lẫn những hình ảnh về các bé vùng cao ngây ngô, bài hát này thực sự mang đến những động lực về tinh thần rất nhiều, bài hát được lên đầu xu hướng và có các bạn sinh viên bắt xu hướng và để lại những bình luận tích cực Qua những hình ảnh từ bài hát của anh Đen cho thấy cuộc sống của mỗi người là khác nhau, xuất phát điểm và kết điểm cũng đều khác nhau, nhưng thế giới này sẽ đều lặng lẽ dành tặng những người thân, bạn bè, và ngay cả tâm hồn của chính bản thân ở bên giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc đời Vì vậy, hãy cố gắng và mạnh mẽ khi cần thiết và hãy thư giãn khi cần thiết Đừng so sánh với ai cả vì mỗi một con người ở cuộc đời này là 1 phiên bản duy nhất Không có sự cho đi nào là không được nhận lại và cũng không có sự nỗ lực nào là không có quả ngọt Hãy cố gắng, hãy nói ra với gia đình và bạn bè, và yêu thương bản thân mình.

Bài học kinh nghiệm

Qua đề tài tiểu luận "Áp lực đồng trang lứa của sinh viên" bài học kinh nghiệm để ta rút ra là Mỗi sinh viên phải ý thức và hiểu rõ áp lực đồng trang lứa của mình Xây dựng cho mỗi bản thân ta là sự tự tin, cá tính riêng biệt cho bản thân, đặc ra mục tiêu cá nhân rõ ràng Đồng thời không ngừng phát triển kỹ năng quản lý thời gian, làm những việc giúp giải tỏa căng thẳng như: tập thể thao, yoga Xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt, kết nối với những người tích cực. Chăm sóc bản thân, thực hiện các hoạt động yêu thích…

Học tập là quan trọng, là nền tảng để xây dựng kiến thức và thành công trong tương lai, nhưng đừng để áp lực học tập trở thành một "ác mộng" có thể chôn vùi tuổi trẻ của chúng ta Là sinh viên chúng ta phải không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình, phải biết trau dồi thêm những kiến thức và biết rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân sẽ không chỉ giúp sinh viên vượt qua áp lực đồng trang lứa mà còn giúp họ phát triển bản thân một cách toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp và cuộc sống sau này.

Ngày đăng: 27/07/2024, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa sinh viên - tiểu luận học phần tâm lý học ứng dụng đề tài áp lực đồng trang lứa
Bảng 1 Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa sinh viên (Trang 13)
Hình 1. Tỷ lệ sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa - tiểu luận học phần tâm lý học ứng dụng đề tài áp lực đồng trang lứa
Hình 1. Tỷ lệ sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa (Trang 14)
Bảng 2.Nguyên nhân sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa - tiểu luận học phần tâm lý học ứng dụng đề tài áp lực đồng trang lứa
Bảng 2. Nguyên nhân sinh viên đã từng gặp áp lực đồng trang lứa (Trang 15)
Bảng 3. Hậu quả của áp lực đồng trang lứa - tiểu luận học phần tâm lý học ứng dụng đề tài áp lực đồng trang lứa
Bảng 3. Hậu quả của áp lực đồng trang lứa (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w