Việc phân tích tác động này sẽ mang lại những dữ liệu và thông tin quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tác động trầm trọng của HIV/AIDS đối với dân số.. Mục
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
HIV/AIDS là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và các quốc gia đang phát triển phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS Hiện nay, tỷ lệ lây nhiễm cao và tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS có thể gây ra sự suy giảm dân số, gây mất mát nguồn nhân lực quan trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và xã hội Việc phân tích tác động này sẽ mang lại những dữ liệu và thông tin quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tác động trầm trọng của HIV/AIDS đối với dân số Phần mềm thông tin và quản lý dữ liệu đã hỗ trợ chính phủ trong việc quản lý và cung cấp thông tin tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS Nhờ có hệ thống thông tin quản lý dữ liệu, có thể cung cấp các phương tiện, tính năng và phương pháp hiệu quả để theo dõi, phân tích và đưa ra quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS.
Thông qua hệ thống dữ liệu như databank, kaggle, để cập nhật tình hình, khai thác dữ liệu về HIV/AIDS hiện nay và việc ứng dụng môn tin học để quản lý để giảm thiểu tác động của HIV/AIDS lên dân số Đồng thời, nó cũng đóng góp vào sự phát triển nguồn thông tin, dữ liệu bền vững, giúp hỗ trợ cải thiện hệ thống thông tin về chất lượng cuộc sống và đem lại lợi ích cho cả dân số và xã hội Chính vì thế chúng em chọn đề tài “ sự tác động của HIV/AIDS tới dân số ở các nước đang phát triển” để phân tích và làm rõ thông qua các phần mềm tin học.
Mục tiêu tiểu luận
Nghiên cứu về mối quan hệ của HIV/AIDS đối với dân số ở các nước đang phát triển Đánh giá tình hình HIV/AIDS trong các quốc gia đang phát triển, bao gồm mức độ lây nhiễm, tỷ lệ mắc bệnh và số lượng người sống với HIV/AIDS
Xem xét tác động của HIV/AIDS đối với dân số trong các quốc gia đang phát triển, bao gồm ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong, sự gia tăng dân số và cấu trúc dân số. Đối tượng: Nghiên cứu các yếu tố như tỷ lệ nhiễm HIV ở nam và nữ, mức độ hiểu biết và các biện pháp phòng chống HIV/AIDS ở người dân, mức độ lây nhiễm của bệnh tới dân số, và tổng dân số của các quốc gia được chọn.
Phạm vi: Phụ nữ, đàn ông ở các độ tuổi khác nhau từ 15 nước đang phát triển bao gồm Angola, Belarus, Cambodia, Ghana, Kenya, Lao PDR, Libya, Malaysia, Mali, Mexico, Peru, Philippines, Thailand, Togo và Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa đề tài. Đề tài này mang ý nghĩa quan trọng vì HIV/AIDS vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới Bằng cách phân tích tác động của HIV/AIDS đối với dân số, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khía cạnh xã hội, kinh tế và y tế của vấn đề này trong ngữ cảnh của các quốc gia đang phát triển Môn tin học có thể cung cấp các công cụ và phương pháp để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quan đến HIV/AIDS, từ đó giúp cải thiện khả năng quản lý dịch bệnh, đưa ra các chiến lược phòng chống HIV/AIDS hiệu quả hơn, và cung cấp thông tin và giáo dục cho cộng đồng Đề tài này sẽ giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của chúng ta về tác động của HIV/AIDS đối với dân số trong các quốc gia đang phát triển, đồng thời có thể cung cấp thông tin và kiến thức quan trọng cho các nhà nghiên cứu, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia y tế trong việc đối phó với vấn đề HIV/AIDS và cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng trong các quốc gia đang phát triển.
1.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Cách tiếp cận : Bằng cách thu thập dữ liệu và phân tích các yếu tố tương tự để hiểu tác động của HIV/AIDS đối với dân số trong từng quốc gia thông qua các trang dữ liệu uy tín như databank và từ Internet.
Phân tích, tổng hợp dữ liệu thông qua phần mềm tin học cơ bản (Excel, VBA, Python).
Nghiên cứu các lý thuyết, xây dựng khung lý thuyết và mô tả và so sánh kết quả dữ liệu.
Ý nghĩa đề tài
Đề tài này mang ý nghĩa quan trọng vì HIV/AIDS vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới Bằng cách phân tích tác động của HIV/AIDS đối với dân số, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khía cạnh xã hội, kinh tế và y tế của vấn đề này trong ngữ cảnh của các quốc gia đang phát triển Môn tin học có thể cung cấp các công cụ và phương pháp để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quan đến HIV/AIDS, từ đó giúp cải thiện khả năng quản lý dịch bệnh, đưa ra các chiến lược phòng chống HIV/AIDS hiệu quả hơn, và cung cấp thông tin và giáo dục cho cộng đồng Đề tài này sẽ giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của chúng ta về tác động của HIV/AIDS đối với dân số trong các quốc gia đang phát triển, đồng thời có thể cung cấp thông tin và kiến thức quan trọng cho các nhà nghiên cứu, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia y tế trong việc đối phó với vấn đề HIV/AIDS và cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng trong các quốc gia đang phát triển.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận : Bằng cách thu thập dữ liệu và phân tích các yếu tố tương tự để hiểu tác động của HIV/AIDS đối với dân số trong từng quốc gia thông qua các trang dữ liệu uy tín như databank và từ Internet.
Phân tích, tổng hợp dữ liệu thông qua phần mềm tin học cơ bản (Excel, VBA, Python).
Nghiên cứu các lý thuyết, xây dựng khung lý thuyết và mô tả và so sánh kết quả dữ liệu.
CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Tình hình dịch HIV AIDS ở Việt Nam và trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, cụ thể số liệu về các vấn đề xoay quanh HIV/AIDS được cập nhật liên tục về số ca mắc bệnh và những người đã qua đời khiến cho toàn thế giới trở nên căng thẳng, đặc biệt là khi vacxin vẫn chưa được nghiên cứu thành công và vẫn chưa có bất cứ loại thuốc đặc trị nào Nghiên cứu về tác động của HIV/AIDS đối với dân số của những quốc gia này là một chủ đề quan trọng, không chỉ vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.
Cụ thể, đề cập đến khu vực miền Đông và miền Nam châu Phi, qua từng năm thì tỷ lệ mắc bệnh HIV/AIDS ở người dân, đặc biệt là ở phụ nữ đã giảm đáng kể là hơn 57% (2010) Nguyên tắc và mục tiêu của các quốc gia và các tổ chức y tế đặt gọi tắt là 95-95-95 Chính sách này nói về việc, trong 95% số người sống chung sẽ biết trình trạng nhiễm bệnh của mình và của những người xung quanh, 95% người mắc bệnh sẽ có cơ hội được điều trị bằng các loại thuốc vắc-xin đặc trị, nhận được sự hỗ trợ từ các tiến kỹ thuật y học, và 95% ca điều trị sẽ có chuyển biến tốt và vượt qua thành công Ở các nước như Rwanda, Tanzania, ,đã có rất nhiều quốc gia đạt được chỉ tiêu này Tuy nhiên vẫn còn nhiều nước chưa đạt được mục tiêu này, chủ yếu nằm ở khu vực Châu Phi, nơi được thống kê là có số lượng ca nhiễm trong top thế giới.
Nghiên cứu về “Tình hình HIV/AIDS đối với dân số của các quốc gia đang phát triển.” là vô cùng quan trọng để định hình chính sách và chiến lược đối phó hiệu quả.Nghiên cứu này nhóm chúng em thực hiện nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình và tác động của HIV/AIDS, đồng thời hướng dẫn các biện pháp và chiến lược để giảm thiểu ảnh hưởng đối với dân số của các quốc gia đang phát triển nói riêng và thế giới nói chung.
Các lý thuyết liên quan
Để tìm hiểu sâu hơn và xây dựng nền tảng trong việc điều tra về hành vi, thái độ,động cơ để bị nhiễm bệnh ở người dân các khu vực được đề cập hay lí do mà bệnh
HIV/AIDS đang dần có chuyển biến tích cực hơn Việc xây dựng và kết hợp các lí thuyết, quan điểm có liên quan đến sức khỏe và hành vi con người là điều quan trọng. Qua sự quan sát nghiên cứu về hành vi, thái độ, và xu hướng của rất nhiều bộ phận người Kết hợp với các nghiên cứu trên thông tin đại chúng, mối quan hệ giữa chăm sóc sức khỏe, cụ thể là bệnh HIV/AIDS của con người có sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố về văn hóa, cộng đồng.
2.2.1 Quyền con người (The Human Rights - Based Approach – HRBA).
LHQ thông qua các tuyên bố và hiệp định về nhân quyền, bảo vệ quyền con người và nhấn mạnh mối quan hệ giữa môi trường sống tốt và quyền con người vì thế ta có khái niệm theo Liên Hợp Quốc thì quyền con người được hiểu quá trình phát triển con người dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và được thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người Trong đó sức khỏe là quyền của con người, là một phần quan trọng của quyền con người Hiểu rằng mỗi người có quyền được hưởng lợi từ mức sống và sức khỏe tốt nhất có thể.
Hiệp ước về hành động về sức khỏe của WHO khẳng định quan điểm rằng sức khỏe là quyền con người cơ bản Hiệp ước này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản mà không phải đối mặt với rủi ro tài chính lớn Phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và ứng phó với các đợt dịch bệnh toàn cầu, bảo vệ quyền con người khỏi nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
2.2.2 Lý thuyết vốn xã hội.
Vốn xã hội về yếu tố sức khỏe là một khái niệm đặc biệt quan trọng, nói về tác động của các yếu tố xã hội đến sức khỏe cả cá nhân và cộng đồng Khái niệm này yêu cầu chúng ta nhìn nhận sức khỏe không chỉ qua y tế mà còn qua nhiều khía cạnh khác của cuộc sống Giáo dục, như mức độ học vấn, không chỉ là nguồn kiến thức về sức khỏe mà còn là cơ hội để xây dựng lối sống lành mạnh Những người có trình độ học vấn cao thường có khả năng thấu hiểu về các vấn đề y tế và tự quản lý sức khỏe tốt hơn Môi trường làm việc và phát triển phải an toàn và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cộng đồng lao động Hệ thống y tế, với khả năng việc cung cấp chăm sóc và giáo dục về sức khỏe Một hệ thống y tế mạnh mẽ không chỉ điều trị bệnh mà còn ngăn chặn sự xuất hiện của chúng thông qua các biện pháp phòng ngừa An sinh xã hội và hỗ trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tâm thần Sự ổn định tinh thần và hỗ trợ xã hội giúp giảm căng thẳng và tăng cường trạng thái tinh thần tích cực Gắn kết xã hội cao trong cộng đồng có thể mang lại những lợi ích, đối với những người nhiễm HIV Những người này thường ngần ngại tiết lộ tình trạng nhiễm của mình và tìm sự hỗ trợ từ cộng đồng
2.2.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB).
Lý thuyết hành vi có kế hoạch của I Ajzen (1991) là một phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action), mở rộng quan điểm bằng cách thêm vào yếu tố
"nhận thức kiểm soát hành vi" Lý thuyết này chú trọng vào việc đánh giá sự sẵn có của nguồn lực và cơ hội để thực hiện hành vi, đưa ra một quan điểm mở rộng và tiếp cận mới so với lý thuyết trước đó Trong lý thuyết này, sự quyết định về việc thực hiện một hành vi được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Thái độ là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về hành vi Nếu một người có thái độ tích cực đối với một hành vi nào đó, khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn Ảnh hưởng xã hội, từ môi trường xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người thực hiện hành vi Sự kiểm soát hành vi để mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi Nếu một người cảm thấy mình có khả năng kiểm soát được hành vi đó, khả năng thực hiện sẽ tăng lên Ngoài ra, yếu tố chuẩn mực chủ quan cũng quan trọng, và việc tăng cường sự hỗ trợ xã hội và dự đoán hiệu quả tích cực sau xét nghiệm HIV có thể thúc đẩy phụ nữ thực hiện hành động này Tóm lại, lý thuyết này cung cấp một cơ sở lý thuyết vững chắc để hiểu và dự đoán hành vi, với sự tập trung vào các yếu tố như thái độ, ảnh hưởng xã hội, và sự kiểm soát hành vi.
Các công trình nghiên cứu trước (trong nước và quốc tế)
2.3.1 Nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hà, Đào Đức Tài, Nguyễn Thị Phương Thảo,
Lê Văn Thể, Hoàng Thy Nhạc Vũ (2017)
Nghiên cứu về chi phí điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP Hồ Chí Minh từ 2006-2017 cho thấy nguồn viện trợ cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đang giảm đáng kể Bảo hiểm y tế được đề xuất là giải pháp tốt nhất để giảm gánh nặng kinh tế Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và phân tích dữ liệu từ hồ sơ bệnh án của những người điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận 1 TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí điều trị HIV/AIDS chủ yếu là do chi phí sử dụng thuốc Ngoài ra, việc sử dụng thuốc phòng và điều trị lao, giai đoạn bệnh khác nhau cũng tạo ra sự chênh lệch về chi phí Đặc biệt, chi phí tăng cao khi giai đoạn bệnh trở nên nặng nề, nhóm đối tượng chủ yếu là những người trong độ tuổi 40-60.
2.3.2 Bài nghiên cứu, khảo sát của Huỳnh Thị Như Thúy, Nguyễn Hoàng Thảo
Nghiên cứu về sự hiểu biết về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên khóa 15DDS, Đại học Nguyễn Tất Thành, làm nổi bật rằng HIV/AIDS vẫn là mối đe dọa lớn, và kiến thức về phòng chống nó đang được coi trọng, đặc biệt là trong đối tượng học sinh và sinh viên (16-29 tuổi) Để nâng cao sự hiểu biết này, nghiên cứu khảo sát
400 sinh viên, trong đó có 21,5% nam và 78,5% nữ, với 27,25% đã tham gia các hoạt động tìm hiểu về HIV/AIDS Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên đã có kiến thức đầy đủ về 3 con đường chính lây nhiễm HIV/AIDS, bao gồm máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con (93,5%) Tuy nhiên, vẫn có một số ít sinh viên không trả lời được về con đường lây nhiễm (1,5%) và một tỷ lệ nhỏ vẫn nắm giữ quan niệm sai lầm về việc lây nhiễm HIV/AIDS, như hôn, bắt tay, muỗi chích, sử dụng chung nhà vệ sinh, côn trùng cắn và ăn chung với người nhiễm HIV/AIDS.
2.3.3 Bài nghiên cứu của Vũ Quốc Đạt, Lê Thị Họa, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Lê Hiệp (2021)
Bài nghiên cứu về khảo sát năng lực và khó khăn trong chẩn đoán, điều trị bệnh HIV tiến triển và nhiễm trùng cơ hội tại các đơn vị điều trị tại Việt Nam, do Vũ Quốc Đạt và đồng nghiên cứu thực hiện vào năm 2021, đã tìm hiểu đặc điểm của các cơ sở điều trị trong việc đối mặt với thách thức của bệnh HIV Nghiên cứu phản ánh tình trạng đáng lo ngại về thiếu nhân lực, trang thiết bị và sinh phẩm tại nhiều đơn vị điều trị Một số khó khăn đáng kể được đề cập đến bao gồm sự gián đoạn thường xuyên trong cung ứng thuốc điều trị tiến triển Kết quả cho thấy chỉ có 7,3% trong tổng số 41 cơ sở điều trị có khả năng thực hiện chẩn đoán HIV thông qua xét nghiệm CD4 hoặc xét nghiệm tải lượng virus Ngoài ra, khả năng chẩn đoán các nhiễm trùng cơ hội cũng gặp nhiều hạn chế đáng kể Ví dụ, 82,9% và 80,5% số cơ sở không thể chẩn đoán đối với việc chẩn đoán và điều trị HIV tiến triển và các bệnh cơ hội, đặc biệt là trong khía cạnh năng lực chẩn đoán HIV và các nhiễm trùng cơ hội.
2.3.4 HIV.gov (2023) What Are Vaccines and What Do They Do?
Ngày nay, càng nhiều bệnh nhân nhiễm HIV hơn bao giờ hết được tiếp cận với phương pháp điều trị cứu sống bằng thuốc điều trị HIV (được gọi là liệu pháp kháng vi-rút hoặc ART), điều này tốt cho sức khỏe của họ Khi người nhiễm HIV dùng thuốc điều trị HIV theo quy định và duy trì tải lượng vi-rút ở mức không thể phát hiện, họ có thể sống lâu, khỏe mạnh và sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình âm tính với HIV qua quan hệ tình dục Ngoài ra, những người âm tính với HIV và có nguy cơ nhiễm HIV có thể dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), loại thuốc điều trị HIV dùng để ngăn ngừa HIV Tuy nhiên, thật không may rằng, vào năm 2019, ước tính có khoảng 34.800 ca nhiễm HIV mới xảy ra ở Hoa Kỳ và khoảng 1,5 triệu người mới nhiễm HIV trên toàn thế giới Để kiểm soát và cuối cùng là chấm dứt HIV trên toàn cầu Cần một loạt các công cụ phòng ngừa HIV hiệu quả mà tất cả những ai muốn hưởng lợi từ chúng đều có thể tiếp cận rộng rãi.
2.3.5 Bài nghiên cứu của Wenting Wang and partners (2018).
Bài nghiên cứu “The impact of social organizations on HIV/AIDS prevention knowledge among migrants in Hefei, China” của Wenting Wang and partners (2018). Chỉ ra nhu cầu cung cấp dịch vụ phòng ngừa và chăm sóc HIV/AIDS cho người lao động nhập cư Sự tham gia của xã hội, một loại vốn xã hội, được coi là “yếu tố quan trọng” để phòng ngừa HIV/AIDS hiệu quả Sự tham gia được chỉ định vào các nhóm cộng đồng chính thức của chính phủ (ví dụ: các đảng chính trị) và các mạng lưới địa phương không chính thức, tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ (ví dụ: hiệp hội cựu sinh viên, câu lạc bộ văn hóa và thể thao) đóng các vai trò khác nhau trong phòng chống HIV Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các loại hình tổ chức xã hội khác nhau đến kiến thức phòng chống HIV/AIDS của người lao động di cư.Kết quả nghiên cứu cho thấy gười di cư tham gia tổ chức xã hội có nhận thức về, nHIV/AIDS cao hơn người di cư không tham gia tổ chức xã hội Mức độ hiểu biết vềHIV/AIDS cao hơn có liên quan đến hành vi tích cực những người có mức độ hiểu biết chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và hành vi về HIV/AIDS của người di cư, tạo cơ hội lớn cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
2.3.6 Bài nghiên cứu của Hans-Peter Kohler, Rebecca L.Thornton (2011)
Bài nghiên cứu Conditional Cash Transfers and HIV/AIDS Prevention: Unconditionally Promising? - Hans-Peter Kohler, Rebecca L.Thornton (2011) đã đánh giá một chương trình CCT ở vùng nông thôn Malawi, chương trình này đưa ra các khuyến khích tài chính cho đàn ông và phụ nữ để duy trì tình trạng nhiễm HIV của họ trong khoảng một năm Số tiền thưởng dao động từ 0 đến khoảng 3–4 tháng lương. Nhóm tác giả không thấy tác động của những khuyến khích được đưa ra đối với tình trạng HIV hoặc hành vi tình dục được tiểu luận Các phân tích của nhóm tác giả đặt câu hỏi về “hiệu quả vô điều kiện” của chương trình CCT trong phòng ngừa HIV Về lý thuyết, giáo dục có thể có mối tương quan tích cực với sự thay đổi hành vi hoặc vì các cá nhân học cách tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm, hoặc vì giáo dục làm tăng lợi ích của việc không bị nhiễm bệnh (de Walque 2006; Oster 2007) Mặc dù nhìn chung, số năm đi học trung bình khá thấp, ở mức 4,5 năm, với 23% chưa bao giờ đi học,nhưng về cơ bản không có tác động khác biệt nào của giáo dục đối với phản ứng trước việc được đưa ra bất kỳ ưu đãi nào.
Xây dựng cơ sở và giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung tình trạng nhiễm HIV/AIDS đang có xu hướng giảm dần qua từng năm ở các nước phát triển Từ các lí thuyết và nghiên cứu, có thể thấy nguyên nhân cho sự giảm này chủ yếu liên qua đến việc hành vi và nhận thức bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh cũng như sự can thiệp của chính phủ nhà nước Cụ thể, nhóm chúng em cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc này bao gồm.
Sự phát triển của của các phương tiện truyền thông đại chúng, cụ thể là trong việc giáo dục người dân và nỗ lực truyền tải thông điệp cũng như bệnh HIV/AIDS đã trở nên hiệu quả
Sự tiến bộ của cơ sở, kỹ thuật y học trong việc điều trị HIV/AIDS như thuốc, vắc xin ngày càng phổ biến và được quan tâm.
Môi trường sống và có sự đoàn kết trong khu vực, cộng đồng có thể dễ dàng
Môi trường sống tốt hơn, giảm thiểu rủi ro và động cơ để bị nhiễm HIV.
Nguồn dữ liệu được sử dụng và quy trình thu thập dữ liệu
Truy cập vào trang Health Nutrition and Population Statistics | DataBank (worldbank.org) và chọn dữ liệu như sau.
Bước 1: chọn phần Country → chọn Available → chọn 15 nước đang phát triển bao gồm : Angola, Belarus, Cambodia, Iran, Kenya, Lao, Libya, Malaysia, Mali, Mexico, Peru, Philippines, Thailand, Togo, VietNam
Bước 2: chọn phần Series → chọn Available → chọn 24 tiêu chí.
Population, total: Tổng dân số.
Prevalence of HIV, total (% of population ages 15-49): Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở người từ 15-49.
Incidence of HIV, all (per 1,000 uninfected population): Tỷ lệ nhiễm HIV (trên 1.000 người không nhiễm HIV).
Incidence of HIV, ages 15-49 (per 1,000 uninfected population ages 15-49): Tỷ lệ nhiễm HIV, độ tuổi 15-49 (trên 1.000 người không nhiễm HIV ở độ tuổi 15- 49).
Incidence of HIV, ages 50+ (per 1,000 uninfected population ages 50+): Tỷ lệ nhiễm HIV, độ tuổi 50+ (trên 1.000 người không nhiễm HIV ở độ tuổi 50+). AIDS estimated deaths (UNAIDS estimates): số ca tử vong do AIDS gây nên. Population, male: : Dân số nam.
Population, male (% of total population): Tỷ lệ dân số nam trên tổng dân số. Prevalence of HIV, male (% ages 15-24): Tỷ lệ nhiễm HIV phổ biến ở nam từ 15-24
Population, female: Dân số nữ.
Population, female (% of total population): Tỷ lệ dân số nữ trên tổng dân số.
Prevalence of HIV, female (% ages 15-24): Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở nữ từ 15-24.
Adults (ages 15+) and children (ages 0-14) newly infected with HIV: Người lớn trên 15+ và trẻ em từ 0-14 tuổi dương tính với HIV.
Children (ages 0-14) newly infected with HIV: Số ca nhiễm HIV ở trẻ em (0- 14).
Adults (ages 15-49) newly infected with HIV: Người lớn trên 15 tuổi dương tính với HIV.
Adults (ages 15+) and children (0-14 years) living with HIV/AIDS: Người lớn trên 15+ và trẻ em từ 0-14 tuổi sống chung với HIV/AIDS.
Children (0-14) living with HIV: Trẻ em (0-14) sống chung với HIV.
Adults (ages 15+) living with HIV: Người lớn trên 15 tuổi sống chung với HIV/AIDS.
Antiretroviral therapy coverage (% of people living with HIV): Tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (% số người nhiễm HIV).
Antiretroviral therapy coverage for PMTCT (% of pregnant women living with HIV): Tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cho PMTCT -phòng chống lây nhiễm mẹ con (% phụ nữ mang thai nhiễm HIV).
Comprehensive correct knowledge of HIV/AIDS, ages 15-49, male (2 prevent ways and reject 3 misconceptions): Số ma giới có kiến thức toàn diện về cách phòng chống HIV/AIDS cũng như các quan niệm sai lầm về HIV/AIDS ở độ tuổi 15-49.
Comprehensive correct knowledge of HIV/AIDS, ages 15-49, female (2 prevent ways and reject 3 misconceptions): Số phụ nữ có kiến thức toàn diện về cách phòng chống HIV/AIDS cũng như các quan niệm sai lầm về HIV/AIDS ở độ tuổi 15-49.
Condom use at last high-risk sex, adult male (% ages 15-49): Tỷ lệ sử dụng bao cao su ở nam giới từ 15-49 khi quan hệ.
Condom use at last high-risk sex, adult female (% ages 15-49): Tỷ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ từ 15-49 khi quan hệ
Bước 3: chọn phần Year → chọn Available→ chọn 11 năm ( từ năm 2007 đến năm 2017).
Sau khi đã tải được data từ trang Databank của worldbank cung cấp, tìm hiểu và trình bày ngắn gọn các thông tin của bộ data cung cấp về chủ đề của nhóm Bộ dữ liệu
“Health Nutrition and Population” cung cấp các thông tin cơ bản về số lượng dân số và tỷ lệ dân số nam và nữ, tỷ lệ mắc bệnh HIV/AIDS giữa nam và nữ cũng như ở trẻ em và người lớn, số lượng người có sử dụng biện pháp phòng tránh HIV/AIDS hay có hiểu biết về loại bệnh này…trong khoảng năm 2007 đến 2017 ở các quốc gia đang phát triển Dựa vào các thống kê trên để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
XỬ LÝ DỮ LIỆU THÔ VỚI EXCEL
Sắp xếp và xử lý dữ liệu
3.1.1 Loại bỏ các giá trị null
Loại bỏ những giá trị bị lỗi “ ” trong bảng như hình.
Bước 1: Tạo bảng cho bảng dữ liệu thô.
Nhấn tổ hợp Ctrl+Shift+phím ⬇ ⬇ ⬇ ⬇ ⬇ để bôi đen bảng data.
Chọn tab Insert và chọn Table để tạo bảng.
Bước 2: Loại bỏ các giá trị null. Đưa cột Country Name trước cột Series Name và loại bỏ các cột giá trị không cần, gồm cột Series Code và Country Code, ta được kết quả như hình.
Nhấn kí tự “ ” cần thay thế thành ô trống.
Thêm cột “Tìm dòng dữ liệu không có giá trị” và nhập hàm như hình.
Sau đó, lọc và xóa hàng có giá trị “Xóa” để giữ lại các hàng có giá trị “Giữ nguyên” để giữ lại các hàng có giá trị.
Bước 3: Kiểm tra và chỉnh sửa.
Bôi đen bảng data -> Nhấn tổ hợp Ctrl + G -> Chọn Special -> Chọn
Blank sẽ cho ra kết quả như hình.
Ta thay thế những ô này thành giá trị “0” bằng cách chọn bảng ->
Find&Select -> Replace -> Nhập 0 vào Replace all.
Cuối cùng là chọn cột “Tìm dòng dữ liệu không có giá trị” -> Nhấn chuột phải -> Delete.
Bước 1: Chuyển cột thành hàng.
Chọn tab Data -> Chọn From Table/Rage.
Power query sẽ được mở ra như hình.
Giữ phím Ctrl -> chọn cột Country Name và Series Name -> Nhấn chuột phải -> Chọn Unpivot Other Columns.
Sau đó đổi tên cột Attribute thành Year.
Chọn cột Series Name -> Nhấn tab Transform -> Chọn Pivot Column sẽ ra bảng như hình -> Chọn Value.
Chọn OK -> Chọn tab Home -> Chọn Close and Load, ta được.
Bước 2: Chỉnh sửa và kiểm tra.
Chèn bên phải cột Year là cột Year2 Sau đó nhập lệnh như hình để loại bỏ dữ liệu trong ngoặc, giữ lại giá trị năm.
Sau khi hoàn thành các bước trên, ta sẽ có những ô không có giá trị như hình.
Ta tiếp tục thay thế các ô null này thành giá trị “0” bằng Find&Select ->
Áp dụng Conditional Formatting
Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu cần highlight -> Chọn Conditional Formatting -> Chọn mục “New Rule…”.
Bước 2: Chỉnh sửa Format và viết lệnh để highlight theo các tiêu chí đã đề ra.
Highlight “Tỉ lệ phổ biến nhiễm HIV theo phần trăm dân số độ tuổi 15-49 trên 0.9 của các quốc gia năm 2008 và 2013”.
Highlight “Các quốc gia có tổng số ca mới nhiễm và tình trạng sống chung vs với HIV/AIDS ở trẻ em vào năm 2009 và 2015 trên 5000”.
Highlight “Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở nam và nữ độ tuổi 15-49 năm 2007 và 2017 trên 0.3”.
Highlight “Số nước điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (% số người nhiễm HIV) giữa năm 2007 và 2017 trên 20%”.
Tạo PivotTable, biểu đồ và dashboard
3.3.1 Tạo PivotTable và biểu đồ.
Bôi đen bảng dữ liệu cần sử dụng để làm PivotTable.
Chọn Insert → chọn PivotTable → chọn Existing Worksheet → chọn trang worksheet muốn thể hiện bảng PivotTable.
Tạo bảng PivotTable và biểu đồ về tỉ lệ phổ biến của HIV theo phần trăm dân số độ tuổi 15-49 trên 0.9 của các quốc gia năm 2008 và 2013.
Chọn các mục Year2, Country và Prevalence of HIV total (% of population ages 15-49).
Sắp xếp thứ tự trong Drag fields between areas and below như hình.
Ta được bảng như hình.
Chọn dấu mũi tên ở Column Labels-> chọn năm 2008 và 2013. chọn dấu mũi tên ở Row labels → chọn Value Filters → chọn Greater than → nhập số 0.9.
Ta được bảng PivotTable như hình.
Chọn bảng PivotTable mới tạo → chọn Insert → chọn Recommend chart → chọn Column → nhấn OK.
Ta được biểu đồ như hình.
Tương tự với các tiêu chí khác.
Tổng số lượng ca nhiễm và tình trạng sống chung với HIV/AIDS ở trẻ em từ 0-
Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở nam từ 15 -24 năm 2007 và 2017 trên 0.3
Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở nữ từ 15 -24 từ năm 2007 đến 2017 trên 30%.
Tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (% số người nhiễm HIV) từ năm
Top 5 nước có tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cho PMTCT (% phụ nữ mang thai nhiễm HIV).
Nhấn vào biểu đồ →chọn Insert → chọn slicer → chọn year2 và country.
Viết hàm VBA
3.4.1 Highlight tên quốc gia và các tiêu chí.
Sau khi khởi động chạy code.
3.4.2 Highlight “Tỷ lệ có tổng số người nhiễm HIV/AIDS lớn hơn n”.
Sau khi khởi động chạy code.
3.4.3 Highlight “Tỷ lệ có tổng số người nhiễm HIV/AIDS nhỏ hơn n”.
Sau khi khởi động chạy code.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SỬ DỤNG PYTHON VÀ GOOGLE COLAB
Tải bộ dữ liệu và kết nối Google Drive với Google Colab
Để đọc toàn bộ dữ liệu, ta phải tải bộ dữ liệu lên Google Drive Sau đó, để kết nối với Google, nhập như hình và thực hiện kết nối.
Chạy các lệnh đọc file bằng các lệnh pandas và xem dữ liệu
Chạy lệnh đọc file bằng lệnh pandas.
Xem thông tin và kiểu dữ liệu.
Sau khi chạy lệnh data.info(), ta thấy được kích thước bộ dữ liệu được tải lên gồm có 365 dòng và 15 cột, bộ dữ liệu có dung lượng là 42.9 KB và tất cả dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu object Ngoài ra, trong tổng số 365 dòng, có 362 và 360 dòng là non-null
Vì thế, ta tiến hành kiểm tra thử:
Kiểm tra 100 dòng đầu tiên.
Từ dòng 360 đến 362 là những dòng có dữ liệu trống, dòng
363 và 364 là dòng chứa thông tin “Data from…” và “Last Updates…”.
Những thông tin từ dòng 360 đến 364 là những thông tin dữ liệu không cần thiết cho phân tích nên ta tiến thành xóa những hàng này bằng lệnh data.drop().
Sau khi tiến hành xóa, ta tiếp tục kiểm tra bộ dữ liệu:
Ta thấy được bộ dữ liệu sau khi xóa những dòng thông tin không cần thiết cho phân tích gồm có 360 dòng và 15 cột, bộ dữ liệu chứa 360 dòng non-null và dung lượng là 42.3 KB.
Xử lý dữ liệu trước khi phân tích
Để thuận tiện cho phân tích, ta đổi cột Year thành các hàng bằng lệnh data.rename và sử dụng unpivot.
Sau đó, tạo thêm cột Year nguyên bản.
Trong bộ dữ liệu trên, ta thấy sẽ có các dữ liệu “ ” Vì thế, ta tiến hành thay thế những ô giá trị “ ” thành giá trị “0”, các ô có giá trị dữ liệu sẽ giữ nguyên và sau đó, đổi kiểu dữ liệu thành số thực float.
Xóa 2 cột không sử dụng là cột Country Code và Series Code.
Tiếp đến, ta đưa các chỉ số thành các cột metrics (đổi các dòng thành các cột, các tiêu chí đổi vị trí từ dòng sang cột).
Kết quả là ta có bộ dữ liệu gồm 165 dòng và 27 cột như hình.
Phân tích dữ liệu
Sử dụng lệnh data.nunique() để xem mô tả các trường dữ liệu.
Sử dụng lệnh data.describe() để tổng kết thông tin thống kê cho các cột có kiểu dữ liệu.
Ta quan sát bộ dữ liệu trả về dữ liệu của 24 cột dữ liệu số cũng là 24 tiêu chí được chọn và tất cả cột có kiểu dữ liệu là số Các thông số mô tả được hiển thị là số đơn vị dữ liệu (count), giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (std), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị lớn nhất (max) và tỷ lệ phần trăm (25%, 50%, 75%).
Vẽ biểu đồ phân bố
Chạy lệnh vẽ biểu đồ phân bố bằng lệnh matplotlib.pyplot.
Tiếp đến, ta thực hiện vẽ 4 tiêu chí là “Tỷ lệ sự phổ biến nhiễm HIV ở độ tuổi
15 đến 49”, “Tỷ lệ nhiễm HIV, độ tuổi 15-49 (trên 1.000 người không nhiễm HIV ở độ tuổi 15-49)”, “Số ca tử vong do AIDS gây nên” và “Tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi- rút (% số người nhiễm HIV)” bằng lệnh data.hist().
Prevalence of HIV, total (% of population ages 15-49): Biểu đồ cho thấy tỉ lệ phổ biến nhiễm HIV ở các quốc gia tập trung nhiều ở khoảng tỉ lệ là 0 đến 3 Trong đó, nhiều nhất ở cột đầu tiên gần 0 nhất với hơn 70 ô dữ liệu.
Incidence of HIV, all (per 1,000 uninfected population): Biểu đồ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV tập trung nhiều nhất ở 3 cột đầu tiên gần giá trị 0.0 với hơn 60 ô dữ liệu.
AIDS estimated deaths (UNAIDS estimates): Biểu đồ cho thấy số ca tử vong do AIDS gây nên có nhiều nhất ở giá trị 0 với hơn 70 ô dữ liệu.
Antiretroviral therapy coverage (% of people living with HIV: Biểu đồ cho thấy tỷ lệ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút của số người nhiễm HIV tập trung nhiều nhất ở khoảng dưới 50%, đặc biệt là trong khoảng 20-30%.
Vẽ biểu đồ bằng lệnh seaborn
Đầu tiên, chạy lệnh vẽ biểu đồ bằng lệnh seaborn.
4.6.1 Biểu đồ boxplot (Biểu đồ hộp).
Dùng câu lệnh sns.boxplot để vẽ biểu đồ hộp để so sánh cùng một tiêu chí là tỷ lệ nhiễm HIV (trên 1,000 người) ở hai độ tuổi khác nhau là độ tuổi từ 15 đến 49 và độ tuổi trên 50.
Sau khi vẽ biểu đồ, ta có những nhận xét như sau: Ở độ tuổi 15 đến 49, trung bình tỷ lệ nhiễm HIV dao động trong khoảng 2.5% đến 3.7% với tỷ lệ trung vị là 0.3%. Ở độ tuổi trên 50, trung bình tỷ lệ nhiễm HIV dao động trong khoảng 0.7% đến 1.2% với tỷ lệ trung vị là 0.2%.
Vậy tỷ lệ mắc bệnh HIV ở độ tuổi 15-49 nhiều hơn độ tuổi trên 50 Tức là, tỷ lệ nhiễm HIV nhóm tuổi sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản Điều này sẽ tác động mạnh đến sự tăng trưởng dân số trong tương lai.
4.6.2 Biểu đồ lineplot (Biểu đồ đường).
Dùng câu lệnh sns.lineplot để vẽ biểu đồ thể hiện các tiêu chí là tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV từ năm 2007 đến 2017 ở độ tuổi 15-24 và toàn dân số ở độ tuổi 15-49 Sau khi vẽ ba biểu đồ, ta rút ra các nhận xét cho từng biểu đồ như sau:
Tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 của nữ từ năm 2007 đến 2017 của nướcKenya, Togo, Angola, Thailand có xu hướng giảm Đặc biệt là nước Kenya đang là quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 của nữ cao nhất đang có xu hướng giảm mạnh là từ 3.7% xuống 2.6%, đây cũng là một tín hiệu cho Kenya trong việc cải thiện tình trạng dân số nhiễm HIV Trong khi đó, các quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi15-24 của nữ ổn định là Việt Nam, Mali , Ghana, Cambodia có xu hướng ổn định Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV của nước Ghana từ năm 2007 đến 2008 giảm và có xu hướng ổn định từ năm 2008 trở đi, tỷ lệ nhiễm HIV của nước CamBodia ổn định từ 2007 đến năm 2008, giảm từ 2008 đến 2009 và ổn định đến 2013, tuy nhiên, từ năm 2013 tăng nhẹ ở mức cũ là 0,25% giống với tỷ lệ nhiễm từ năm 2008 đến 2009 Nhìn chung, các quốc gia đang thực hiện tốt các công tác khắc chế tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở độ tuổi 15-29 của nữ khi tỷ lệ của các nước đều có xu hướng giảm và ổn định.
Theo biểu đồ thể hiện tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 của nam từ năm
2007 đến 2017, các quốc gia là Việt Nam, Mali và Ghana có xu hướng ổn định Trong khi đó, Togo tăng nhẹ từ 0.4% đến 0.5% từ năm 2010 đến 2011, giảm về lại mức cũ là 0.4% Còn Kenya, tỷ lệ từ năm 2007 đến 2017 có xu hướng không ổn định và so sánh giữa hai năm là 2007 và 2017, tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở độ tuổi 15-24 của nam tăng 0.1% (từ 1.3% lên 1.4%).
Theo quan sát biểu đồ thể hiện tỷ lệ phổ biến nhiễm HIV ở tuổi 15-49, nhìn hai quốc gia từ năm 2007 đến 2017 có xu hướng giảm mạnh lần lượt là 1.3% và 0.7%.Philippines có xu hướng ổn định nhất trong các quốc gia khi từ năm 2007 đến 2017 vẫn giữ mức tỷ lệ là 0.1%.