1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cá nhân môn học tâm lí ứng dụng đề tài quản lí cảm xúc

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Cảm Xúc
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh Ánh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Trường Đại học Kinh tế-Luật
Chuyên ngành Tâm Lý Ứng Dụng
Thể loại Tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,23 KB

Nội dung

Vì thế, cần phải hiểu và vận dụng được trí tuệ cảm xúc một cáchcó hiệu quả trong cuộc sống, điều này sẽ góp phần dẫn chúng ta đến với sự thành công.Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta

Trang 1

Trường đại học Kinh tế-Luật

Khoa Luật

-TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC: TÂM LÍ ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI: QUẢN LÍ CẢM XÚC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Anh Thư

Lớp hp: DH_HK231 Mã hp: 231BDG1006

Nguyễn Ngọc Minh Ánh – MSSV: K235032361

Thời gian: Học kì 1 năm học 2023-2024

TP HCM, THÁNG 12 NĂM 2023

Trang 2

I GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời buổi xã hội phát triển hiện nay, nhiều người đặc biệt là giới trẻ phải đối mặt với việc quản lí và kiểm soát cảm xúc của chính mình, vì cảm xúc là những biểu hiện

cơ bản của mỗi người Cảm xúc là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định trong cuộc sống, trạng thái tinh thần của chúng

ta Kỹ năng quản lí cảm xúc là điều chúng ta cần phải học để có thể đối phó với những trạng thái tiêu cực, giúp chúng ta cân bằng các mối quan hệ trong đời sống Việc có thể quản lý được cảm xúc của chính mình giúp cho chúng ta đạt được sự cân bằng và sự hạnh phúc trong cuộc sống Vì thế, cần phải hiểu và vận dụng được trí tuệ cảm xúc một cách

có hiệu quả trong cuộc sống, điều này sẽ góp phần dẫn chúng ta đến với sự thành công

Kiểm soát cảm xúc là cách mà chúng ta có thể đưa cảm xúc của mình về với trạng thái cân bằng nhờ vào các phương diện như ngôn ngữ, hình thể, Mỗi người đều có sẽ phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc khác nhau, từ cảm xúc tích cực như yêu thương, thoải mái, bình an, đến các cảm xúc tiêu cực như bất an, sợ hãi, buồn bã, Việc biết kiềm chế cảm xúc có thể khiến cho ta tránh hành động nóng vội dẫn đến hậu quả khó lường cũng như vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh Quản lý cảm xúc tốt giúp cho chúng ta gìn giữ các mối quan hệ trong đời sống, đặc biệt là trong công việc

và tình cảm

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm để nghiên cứu các vấn đề của cảm xúc, bao gồm các cảm xúc cơ bản và những phản ứng của cảm xúc, từ đó đưa ra các phương pháp hiệu quả để quản lý tốt cảm xúc Bên cạnh đó, cung cấp kiến thức về việc tìm hiểu và giải thích các khía cạnh của cảm xúc Tìm hiểu các yếu tố xung quanh như yếu tố con người, yếu tố môi trường, ảnh hưởng như thế nào tới cảm xúc của con người Từ đó tìm ra các cách giải quyết các vấn

đề về cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, Tìm hiểu và phát triển các kỹ năng và phương pháp quản lý cảm xúc hiệu quả giúp cho con người nhận biết và điều chỉnh cảm xúc một cách có hiệu quả Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện kĩ năng quản lý cảm xúc của mỗi người, mang lại sự cân bằng và trạng thái tâm lý tích cực cho cuộc sống cá nhân và xã hội

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu về cảm xúc và cách quản lý cảm xúc của con người thông qua nhiều phương pháp khảo sát khác để thu thập thông tin và số liệu của mỗi người, qua đó phân tích kết quả và đưa ra kết luận Một vài phương pháp nghiên cứu phổ biến như là thu nhập dữ liệu từ cá nhân, các nhóm tham gia hay phỏng vấn, gửi biểu mẫu, quan sát để tìm hiểu về các thức quản lý cảm xúc của mỗi con người Ngoài ra quan sát trực tiếp là phương pháp nghiên cứu hiệu quả nhất Theo dõi biểu hiện của người tham gia sẽ mang lại thông tin về cảm xúc và cách thức tự điều chỉnh của họ ngay tại thời điểm

đó Đồng thời kham khảo thêm các bài nghiên cứu, sách báo cũng như các thí nghiệm từ trước để có thêm sự hiểu biết về các xu hướng và quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cách quản lý cảm xúc Phương pháp đo lường và thống kê cũng được

áp dụng để phân tích dữ liệu thu thập được, từ đó rút ra các kết luận từ nghiên cứu Kết

Trang 4

hợp các phương pháp trên để có thể đạt được kết quả tốt nhất, từ đó rút ra được cái nhìn toàn diện về cách thức quản lý cảm xúc

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Cảm xúc

1.1.1 Cảm xúc là gì ?

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó Cảm xúc có tính chất nhất thời khi hiện tượng kích thích xảy ra Nó gắn liền với đặc điểm cốt lõi của cá nhân, với tiềm năng đạo đức, với xu hướng của động cơ, thế giới quan và định hướng cá nhân Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp, phản ánh nội tâm của con người, bao gồm cảm nhận, tư duy và phản ứng cơ thể Chúng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, xuất hiện đối với các sự kiện, tình huống hoặc người khác, và đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta cảm nhận và phản ứng với thế giới xung quanh Cảm xúc đa dạng từ tích cực như niềm vui

và hạnh phúc đến tiêu cực như sợ hãi và tức giận Không chỉ trạng thái cá nhân, cảm xúc còn ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và quan hệ của con người Chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định và lựa chọn của chúng ta trong các tình huống khác nhau

Cảm xúc có nhiều hình thức và mức độ khác nhau, bao gồm 8 loại cơ bản:

Trang 5

- Buồn bã: Được xem là một trạng thái cảm xúc nhất thời bởi sự đặc trưng là cảm giác chán nản, thất vọng, mất hy vọng khi đối diện những điều không đúng ý hoặc những điều tiêu cực trong cuộc sống

- Ngạc nhiên: là cảm xúc bất ngờ và không ngờ đối với một sự kiện hay thông tin mới Đây là loại cảm xúc có thể mang tính chất tích cực, tiêu cực hoặc trung tính tùy vào sự việc xảy ra

- Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc mang tính tích cực và giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái Biểu hiện đặc trưng của loại cảm xúc này đó chính là cảm giác mãn nguyện, thỏa mãn, hài lòng, vui sướng, phấn khích

- Khinh bỉ: Đây là trạng thái thể hiện sự khinh thường, chê bai, miệt thị người khác một cách tiêu cực Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết khi một người có cảm xúc khinh bỉ đó chính là mím môi, nhếch một bên mép, liếc mắt

- Ghê tởm: là một loại cảm xúc cũng khá phổ biến được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau Chẳng hạn như tránh né đối tượng gây ghê tởm, cảm thấy buồn nôn, mắc ói và kèm theo một số biểu hiện khuôn mặt như nhăn mặt, cong môi,

- Sợ hãi: được đánh giá là một cảm xúc mạnh mẽ, nó đóng vai trò quan trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự sống còn của con người Khi bạn đối mặt với những tình huống đe dọa, nguy hiểm và nó khiến bạn cảm thấy sợ hãi thì bạn sẽ trải qua những gì được gọi là phản ứng căng thẳng cấp tính, tức là phản ứng đánh hoặc tránh

Trang 6

- Giận dữ: có thể xuất hiện như một loại cảm xúc mạnh mẽ với sự đặc trưng là trạng thái kích động, cảm giác thù địch, sự phản kháng, thất vọng đối với một tình huống, đối tượng nào đó Cũng tương tự như cảm giác sợ hãi, giận dữ có thể là một trong các phản ứng đánh hoặc tránh của cơ thể Đa phần thì giận dữ sẽ mang tính chất tiêu cực nhưng cũng

có vài trường hợp nó mang tính xây dựng giúp bạn làm rõ các nhu cầu của bản thân về các mối quan hệ hoặc thôi thúc thực hiện các hành động giải quyết vấn đề triệt để

- Đau khổ: được xem là một trong các dạng cảm xúc cơ bản với sự biểu hiện cao nhất của trạng thái buồn bã Nó được biểu hiện thông qua việc tuyệt vọng, chán chường, bi lụy và không muốn làm bất cứ điều gì Cảm xúc này sẽ không thường xuyên xuất hiện nhưng khi bạn đối mặt và gánh chịu một cú sốc lớn về tinh thần thì chúng sẽ bắt đầu hình thành và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng

Cảm xúc là bản năng quan trọng trong cuộc sống của con người, chúng giúp ta hiểu và tương tác lại với thế giới xung quanh chúng ta Đây cũng chính

là những yếu tố hình thành những trạng thái nội tâm đa dạng Việc nhận biết và quản lý cảm xúc một cách đúng đắn có thể giúp cải thiện bản thân cũng như các mối quan hệ với mọi người xung quanh

1.1.2 Cảm xúc được hình thành từ đâu ?

Cảm xúc nảy sinh từ ký ức và phản ứng với các sự kiện hiện tại Cảm xúc được hình thành bằng cách chúng ta nghĩ về những trải nghiệm trong quá khứ

và hiện tại, thông qua sự tương tác giữa các yếu tố tâm lý, sinh lý và xã hội

Trang 7

Cảm xúc bắt nguồn từ bộ não và hệ thần kinh của con người, đặc biệt là trong

hệ thống limbic Hệ thống limbic là một cấu trúc nhỏ nằm ở giữa não, giữa trung tâm thấp hơn hoặc thân não và trung tâm hoặc vỏ não cao hơn Hệ thống limbic là nơi diễn giải các cảm xúc của con người, diễn giải và định hướng cảm xúc và hành vi Đây là nơi trung gian giữa suy nghĩ và cảm giác Các sự thay đổi tại khu vực não bộ này có thể dẫn đến những biến đổi cảm xúc Ngoài

ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nên cảm xúc như học tập, kinh nghiệm, môi trường xã hội, thông tin,

2 Quản lý cảm xúc:

II.2.1 Quản lý cảm xúc là gì ?

Quản lý cảm xúc là việc nhận thức khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống khác nhau, theo một cách lành mạnh và hiệu quả Cụ thể nó bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân, hiểu rõ ảnh hưởng của cảm xúc tới hành động và tư duy để điều chỉnh cảm xúc đó

Quản lý cảm xúc đòi hỏi sự kiên trì với chính mình và tỉnh táo để có thể kiểm soát cảm xúc khi ấy Kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ giúp ta:

- Quản lý tốt bản thân: Bạn có thể kiểm soát hành vi và cảm xúc của chính mình theo chiều hướng tốt đẹp và lành mạnh

- Nhận thức cảm xúc: Giúp bản thân nhận biết tình hình cảm xúc của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh

Trang 8

- Hiểu rõ cảm xúc: Sau khi nhận thức được cảm xúc, chúng ta cần tìm hiểu lý

do hình thành chúng Điều này sẽ giúp chúng ta đối mặt và xử lý cảm xúc một cách hiệu quả

- Chấp nhận cảm xúc: Học cách hiểu và chấp nhận cảm xúc của chính mình, đón nhận và xử lý những cảm xúc đang tồn tại

- Điều chỉnh cảm xúc: Khi hiểu và chấp nhận cảm xúc, chúng ta sẽ có thể tự tìm cách điều chỉnh chúng Có thể bằng các phương pháp như tập trung điều hòa hơi thở, suy nghĩ về những điều tích cực hoặc tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, gia đình và bạn bè

- Xử lý các cảm xúc tiêu cực: Khi tâm trí tồn tại những cảm xúc tiêu cực, kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ giúp chúng ta giải quyết chúng cũng như là tìm cách giải quyết những vấn đề, tình huống khó khăn

II.2.2 Lợi ích của việc quản lý cảm xúc

Quản lý cảm xúc mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích trong cuộc sống về mặt tinh thần và thể chất:

- Tăng cường sức khỏe tinh thần: Biết quản lý cảm xúc giúp giảm tỉ lệ stress

và lo âu của con người, tạo ra cảm giác hạnh phúc, thoải mái và một trạng thái tích cực hơn Tâm trạng của con người sẽ được giữ ổn định hơn, từ đó giảm thiểu tỉ lệ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,

- Tạo sự cân bằng trong cuộc sống: Thay vì bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần có khả năng giữ cho tâm trạng và tinh thần của mình ổn định trong mọi tình huống Điều này giúp chúng ta đối mặt và vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh và tự tin

Trang 9

- Nâng cao hiệu suất làm việc: Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp tăng cường khả năng tập trung, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra môi trường làm việc tích cực Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn thường có thể đối mặt với áp lực công việc hiệu quả hơn, tránh được tình trạng cẳng thẳng, stress Từ đó họ có thể xử lý công việc một cách chín chắn hơn Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc và sáng tạo

- Cải thiện các mối quan hệ cá nhân: Khi bạn có khả năng và điều khiển cảm xúc của mình, bạn có khả năng tạo ra sự kết nối với người khác dễ dàng hơn Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn thể hiện sự thông cảm, thực hiện giao tiếp hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ cá nhân bền vững hơn Tránh được những xung đột không cần thiết trong mối quan hệ cá nhân

- Định hướng cuộc sống: Khi bạn hiểu rõ bản thân và nhưng gì thực sự quan trọng đối với bạn, bạn có khả năng tạo ra một lối đi và kế hoạch phù hợp để đạt được những mục tiêu đó Cảm xúc tích cực và quản lý được chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để bạn đi đến phía trước và đối mặt với thách thức trong cuộc sống

II.2.3 Hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc:

Việc không kiểm soát được cảm xúc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

- Rối loạn tâm lý: Việc không kiểm soát được cảm xúc có thể dẫ đến rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, stress và rối loạn thần kinh Theo ước tính của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch

Trang 10

- Mất quyền kiểm soát: Nếu bạn không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn có thể mất quyền kiểm soát và hành động một cách không thích hợp hoặc tự tổn thương

- Tình trạng xung đột: Không kiểm soát được cảm xúc cũng có thể dẫn đến tình trạng xung đột với người khác, gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và gây thiệt hại đến sức khỏe tâm lý của mình

- Sức khỏe vật lý: Việc không kiểm soát được cảm xúc cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe vật lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao

và nhiều bệnh tật khác

- Mất tập trung và hiệu suất làm việc giảm: Không kiểm soát được cảm xúc cũng có thể gây ra mất tập trung và hiệu suất công việc giảm, gây ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống của bạn

- Lạm dụng các chất kích thích: Người mắc các vấn đề tâm lý sẽ tìm kiếm và

sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy để tự chữa lành cũng như xoa dịu những dấu hiệu bệnh

II.2.4 Hiện trạng hiện nay của con người với việc kiểm soát cảm xúc

Ngày nay tỉ lệ số người mắc các vấn đề về cảm xúc đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam lẫn trên toàn thế giới Trong bối cảnh thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19, việc quản lý cảm xúc của con người đã bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm và mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng ở Việt Nam:

Trang 11

“ Tại Việt Nam, theo khảo sát của bộ Y tế, hiện nay có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress Trên thế giới cũng có khoảng 350 triệu bệnh nhân đang phải chịu đựng trầm cảm, 5% phải chịu đựng lo âu Chi phí y tế cho điều trị rồi loạn lo âu cao gấp 3 lần các bệnh nhân nội khoa thông thường Đặc biệt, có hơn 90% những người quyết định tự tử có rối loạn tâm thần Những con số rất đáng báo động”

Và ngày nay tỉ lệ stress và mắc các bệnh trầm cảm ở giới trẻ Việt Nam ngày càng gia tăng Nguyên do đến từ việc áp lực học tập và làm việc trong thời đại công nghệ phát triển, làm cho họ không thể chia sẻ cảm xúc của bản thân cũng như những biểu hiện tâm lý cho người thân và bạn bè Dẫn đến trầm cảm kéo dài, lâu ngày sinh ra ý tưởng tự sát ở giới trẻ:

“Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý Nghiên cứu với 202 trẻ

em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ em muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhân được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết

II.2.5 Làm sao để quản lý cảm xúc một cách hiệu quả?

Biết điều hòa cân bằng cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Trang 12

- Nhận thức cảm xúc: Để có thể quản lý được cảm xúc thì ta phải nhận thức được cảm xúc đang tồn tại trong tâm trí mình, từ đó bình tĩnh, phân tích và đưa ra phương án đối diện phù hợp nhất

- Đón nhận cảm xúc của bản thân: Hãy thấu hiểu và chấp nhận thế giới cảm xúc của chính mình, đừng nên kìm nén những gì đang cảm nhận Học cách gọi tên và đón nhận được cảm xúc góp phần kiểm soát cảm xúc, giải tỏa tâm trạng tốt hơn

- Hít thở sâu: Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng Hít thở sâu hỗ trợ duy trì tâm trí tích cực, đồng thời còn kích hoạt thần kinh phó giao cảm, tăng sản xuất hormon hạnh phúc, giúp bạn dễ chịu

và bình tĩnh hơn

- Viết nhật ký: Phương pháp này hỗ trợ trong việc giảm thiểu triệu chứng trầm cảm cho những bệnh nhân bị rối loại cảm xúc mức độ nặng Bằng việc dành ra 30 phút mỗi ngày để viết hoặc vẽ ra những càm xúc đã trải qua sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn

- Ngồi thiền: Thiền giúp cho tâm trí được thoải mái, ổn định sức khỏe tinh thần, giúp cho cơ thể được thư giãn

- Hạn chế bản thân rơi vào stress, căng thẳng: Căng thẳng giúp việc điều chỉnh cảm xúc trở nên khó khăn rất nhiều Hãy tập thể dục, giao lưu với mọi người, du lịch, sẽ giúp giảm đi sự căng thẳng và mệt mỏi

III KẾT LUẬN

Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần thiết giúp chúng ta giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, duy trì tốt những mối quan hệ xã hội quan trọng, nâng cao hiệu suất làm

Ngày đăng: 30/05/2024, 05:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w