LỜI MỞ ĐẦU Lời đầu tiên cho nhóm gửi lời cảm ơn chân thành đến quý trường đại học HUTECH vàcâu lạc bộ FMIB CLUB khi đã tổ chức Wake Up Your Talent -một cuộc thi Marketing thựcchiến với c
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
CÂU LẠC BỘ FMIB Cuộc Thi Wake Up Your Talent 2024
VỀ DÒNG SẢN PHẨM “TRÀ” TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ TRÀ VIỆT NAM 2
PHẦN 1: CULTURE - VĂN HÓA TRÀ VIỆT 3
1.1 Định nghĩa văn hóa Trà Việt 3
1.2 Văn hóa trà Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và hiện đại 3
1.3 Văn hóa trà Việt Nam với các nước Châu Á 5
PHẦN 2: CUSTOMER - PHÂN TÍCH NHÓM ĐỐI TƯỢNG DÙNG TRÀ TẠI VIỆT NAM 8
2.1 Tổng quan, các tiêu chuẩn phân khúc thị trường 8
2.2 Phân tích theo vị trí địa lý 8
2.3 Phân tích theo nhân khẩu học 10
2.4 Phân tích theo hành vi người tiêu dùng 12
2.5 Phân tích theo tâm lý học 12
PHẦN 3: COMPANY - TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI TRÀ TẠI VIỆT NAM 13
3.1 Một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm “Trà” tại Việt Nam 13
3.2 Tình hình cạnh tranh và xu hướng phát triển giữa các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực Trà Việt 15
3.3 Thách thức và cơ hội phát triển của ngành công nghiệp trà nói chung 16
PHẦN KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên cho nhóm gửi lời cảm ơn chân thành đến quý trường đại học HUTECH vàcâu lạc bộ FMIB CLUB khi đã tổ chức Wake Up Your Talent -một cuộc thi Marketing thựcchiến với chủ đề "Tinh hoa văn hóa Trà Việt" với mong muốn lan tỏa mạnh và rộng hơn nữađến giới trẻ một hương vị truyền thống đặc biệt tạo dựng nên một phần lịch sử của đất nước.Qua sự hỗ trợ và sự cộng tác chặt chẽ của quý trường và câu lạc bộ, nhóm đã có cơ hội thú
vị để khám phá và trải nghiệm những giá trị truyền thống sâu sắc của đất nước thông quaviệc nghiên cứu và thực hành trong cuộc thi này
Thông qua sự làm việc chăm chỉ và cùng nhau khảo sát, báo cáo này giúp cho các thànhviên trong nhóm củng cố thêm kiến thức về văn hóa, đối tượng cũng như thị trường trà đạotại Việt Nam cũng thông qua đó tìm kiếm được những kiến thức mới, tăng khả năng ápdụng thực tiễn các kiến thức lý thuyết, có sự hiểu biết một cách sâu sắc hơn Một lần nữa,chân thành cảm ơn sự đồng hành và ủng hộ đáng quý từ quý trường và câu lạc bộ
Trang 5TỔNG QUAN CHUNG VỀ TRÀ VIỆT NAM
Khi nói đến văn hóa Việt Nam, bạn bè quốc tế thường nghĩ ngay đến những điều đặctrưng như áo dài, phở, bánh mỳ, nón lá, Tuy nhiên, ngoài những biểu tượng nổi tiếng đó,văn hóa trà cũng là một phần không thể thiếu và đầy quý giá của Việt Nam, đã tồn tại vàphát triển từ thời xa xưa cho đến ngày nay Lịch sử phát triển của đất nước ta có những giaiđoạn giao thoa văn hóa với Trung Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên văn hóa trà Việt lại mangmột chất gì đó rất riêng mà không có được ở một nền văn hóa khác
Trà không chỉ là một loại thức uống, trà còn có vai trò quan trọng trong các nghi lễ
và nghi thức văn hóa của người Việt Nam Trà được coi là biểu tượng của sự hiếu khách vàthể hiện sự quý trọng Ngoài ra, việc thưởng thức trà cũng là một cách tận hưởng sự yênbình, tĩnh lặng trong cuộc sống hàng ngày
Với những giá trị văn hóa sâu sắc, trà Việt Nam không chỉ chinh phục khách hàngtrong nước mà còn thu hút bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh ra thế giới Thôngqua việc thưởng thức, du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và con người ViệtNam Bài phân tích dưới đây sẽ phác họa được chân dung của người tiêu dùng của trà Việt
là ai hay cách tiếp cận, phân phối mặt hàng này
PHẦN 1: CULTURE - VĂN HÓA TRÀ VIỆT 1.1 Định nghĩa văn hóa Trà Việt
Trang 61.2 Văn hóa trà Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử và hiện đại
1.2.1 Văn hóa trà trong thời kỳ cổ đại và triều đại phong kiến
Vào thời kỳ nhà Nguyễn, trà được coi là biểu tượng của sự sang trọng, tinh tế trong
xã hội Nghệ thuật thưởng trà trong cung đình cầu kì, quý phái gồm nhiều yếu tố, trong đóquan trọng nhất và không thể thiếu là dụng cụ pha trà Điều này được thể hiện qua việc xâydựng các vườn trà và việc ưu tiên trồng trà trong khuôn viên cung điện Ngoài ra, các hoàng
đế nhà Nguyễn còn khuyến khích phát triển các nghi lễ trà và kỹ thuật pha trà nghệ thuật,
Ảnh 1: Ấm trà trong cung đình triều Nguyễn
đặc biệt là trong các dịp lễ hội và nghi lễ
Trang 7Tóm lại, trà đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa và cuộcsống hàng ngày của người Việt trong suốt lịch sử Ảnh hưởng của trà có thể được nhìn thấytrong cả triều đình với các nghi lễ phức tạp và trong số những người dân thường tụ tập đểgắn kết vì tình yêu chung dành cho trà Văn hóa trà Việt Nam vẫn sôi động và tiếp tục đượctrân trọng như một phần không thể thiếu trong di sản dân tộc.
Ảnh 2 : Giới quý tộc thời phong kiến thưởng thức trà
1.2.2 Sự phát triển và biến đổi của văn hóa trà ở thời kỳ hiện đại
Nhờ internet và mạng xã hội văn hóa trà đã trải qua những thay đổi đáng kể Điềunày đồng nghĩa với việc trà không chỉ là một thức uống, mà còn là biểu tượng của một cáchsống và quan điểm văn hóa Mọi người có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức vềtrà Từ cách chọn loại trà phù hợp đến cách pha trà ngon, mọi thứ đều trở nên dễ dàng tiếpcận hơn Điều này đã tạo ra một cộng đồng trà đa dạng và phong phú, nơi mọi người từkhắp nơi trên thế giới có thể gặp gỡ và trao đổi ý kiến
Song, sự công nghiệp hóa trong sản xuất trà cũng mang lại những thách thức mới.Đôi khi, sự tăng trưởng quá nhanh có thể gây ra việc khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên
và mất mát về đa dạng sinh học Tuy nhiên, cũng có nhiều nỗ lực từ các tổ chức và cá nhân
để bảo vệ văn hóa trà và thúc đẩy sự phát triển bền vững, bằng cách tạo ra trà hữu cơ và ủng
hộ cách tiếp cận bền vững trong sản xuất và tiêu thụ
Trang 8Tóm lại, dưới tác động của thời kỳ hiện đại hóa, văn hóa trà đã phát triển và thay đổinhiều Tuy nhiên, dù có những thách thức, trà vẫn là biểu tượng của sự kết nối và tinh thầnbền vững trên toàn thế giới, không chỉ là một loại thức uống, mà còn là một phần quan trọngcủa cuộc sống và văn hóa của chúng ta
1.3 V ăn hóa trà Việt Nam với các nước Châu Á
Từ Đông sang Tây, ở nhiều nơi trên thế giới đều có văn hóa thưởng trà rất riêng vàchứa đựng nhiều nét đặc sắc, độc đáo Thưởng trà, pha trà được xem là một môn nghệ thuật,nuôi dưỡng tinh thần, những nét đẹp văn hóa, những phong tục của con người và đất nước.Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi văn hóa, lại mang đến những đặc trưng riêng biệt , đó cũngchính là điểm khác biệt giữa các nước nổi tiếng về trà như Nhật Bản, Trung Quốc và ViệtNam
Thể hiện sự tinh tế vàđẹp mắt, gìn giữ vàtrân trọng giá trị truyềnthống về trà
Thường thể hiện quaviệc ướp trà với cácloại hoa như hoa sen,hoa nhài, hoa cúc
Khâu Pha Chế
Sử dụng các dụng cụnhỏ nhắn, tinh tế, khônggian thưởng trà phải yêntĩnh, tĩnh lặng
Đề cao việc pha chếtrà như một nghệ thuật,thể hiện sự kỹ thuật vàtinh thần tu tâm
Thường đơn giản và
dễ dàng, tuy nhiên vẫnđặc biệt chú trọng vàohương vị
Nghi Lễ
Thưởng Trà
Nổi tiếng với các nghi lễthưởng trà cầu kỳ và đặcsắc, thể hiện sự kết nốivới văn hóa và tâm linh
Không giữ những quytắc chuẩn mực nhưngvẫn gìn giữ và trântrọng giá trị truyềnthống
Thể hiện sự hiếukhách, quan tâm vàchia sẻ giữa các thànhviên trong gia đình
Trang 9nhiên đình.
Ảnh 3: Người Nhật Bản thưởng thức trà
Ảnh 4:Nét đặc trưng thưởng thức trà ở Trung Hoa
Dưới sự so sánh giữa văn hóa trà của Việt Nam, Trung Quốc, và Nhật Bản chúng tathấy rõ sự đa dạng và sự phong phú trong cách tiếp cận và ý nghĩa của trà trong cuộc sốnghàng ngày và văn hóa xã hội của mỗi quốc gia Mặc dù có những điểm tương đồng và sựquan trọng của trà trong các nghi lễ và xã hội, nhưng cũng có sự khác biệt đáng chú ý, từcách phục vụ và thưởng thức trà đến loại trà phổ biến và ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà trà đạidiện Điều này thể hiện sự phong phú và sâu sắc của văn hóa trà trong khu vực Á Đông
Trang 10PHẦN 2: CUSTOMER - PHÂN TÍCH NHÓM ĐỐI TƯỢNG DÙNG TRÀ TẠI VIỆT
NAM 2.1 Tổng quan, các tiêu chuẩn phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường “là quá trình phân chia thị trường thành những bộ phận thịtrường (gọi tắt là khúc thị trường) dựa trên các điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặctính hoặc hành vi tiều dùng của khách hàng Khúc thị trường là tập hợp những khách hàng
có những đặc điểm tương đồng với nhau trong việc đáp ứng những tác động marketing từdoanh nghiệp”1
1
Trần Bình Trọng "Phân khúc thị trường là gì? Các tiêu chí phân khúc thị trường” Truy cập từ:
truong Truy cập ngày 15/3/2024.
Trang 11https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/333159-Phan-khuc-thi-truong-la-gi-Cac-tieu-chi-phan-khuc-thi-Có 4 loại tiêu chuẩn để phân khúc thị trường:
+ Vị trí địa lý: cùng miền, quốc gia,
+Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp
+Hành vi người tiêu dùng: thói quen mua sắm, sở thích, lối sống,
+Tâm lý học: lối sống, cá tính, động cơ mua,…
2.2 Phân tích theo vị trí địa lý
Trà không những là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa đẹp của ngườiViệt Nó cũng giống các văn hóa khác, nó cũng mang những dấu ấn rất riêng tùy theo từngvùng miền Không những thế ta có thể từ những đặc trưng văn hóa uống trà này, chúng ta cóthể hiểu được phong cách, lối sống của con người nơi đây
Nhìn vào biểu đồ dưới ta thấy được phần lớn trà được trồng ở miền bắc nên số lượngloại trà mà người miền Bắc uống là vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng được ưu chuộngnhất là trà Thái Nguyên Người miền Nam thì có sự giản dị hơn trong cách thưởng trà,nhưng vẫn mang đầy đủ sự ấm cúng và chân thành, người miền Nam thích hương vị nhẹnhàng và uống mát lạnh để giải tỏa cái nóng ở nơi này
Người miền Trung thì nó cũng có sự hóa khác biệt giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung
Trang 12xem như một môn nghệ thuật giàu trí tuệ Người ta đánh giá tính cách, quan niệm sống,nhận thức thẩm mỹ cũng như tâm trạng, tình cảm của con người qua cách uống trà Chính vìnhư vậy mà cách thưởng trà dù mộ người hay nhiều người thì vẫn giữ đúng lễ nghi
Nhìn biểu đồ số liệu thống kê năm 2023, ta nhận xét không có sự khác biệt quá lớn
về mức độ sử dụng trà của mỗi vùng Tuy nhiên đối với mỗi vùng miền mà mỗi công ty nênlên kế hoạch để đưa ra các sản phầm trà của mình sao cho phù hợp nhất với đặc điểm uốngtrà của người dân mỗi vùng, đồng thời có thể phát triển thêm các sản phẩm ăn kèm nhưmiền Bắc thì bán thêm bộ trà cụ, hay với người miền Nam phát triển thêm một số sản phầm
ăn kèm khi uống trà…
2.3 Phân tích theo nhân khẩu học
Có phải người lớn tuổi thường lo ngại rằng người trẻ dường như đã quên đi giá trịtruyền thống của trà, mà chạy theo xu hướng các loại nước ngọt có ga Câu trả lời ở đây làkhông phải vậy, cách uống trà của giới trẻ ngày nay cũng cách tân hơn Điều này ta có thể
dễ dàng thấy ở miền Nam có nhiều quán trà đá vỉa hè hay có các bình trà đá để dọc đườngcho người qua đường uống hay miền Bắc thì lại có nhiều quán trà ấm hơn Hiện đại hơn là
Trang 13sự kết hợp giữa trà với nguyên liệu khác để tạo nên một thức uống tuyệt vời như trà sữa làmột sự kết hợp giữa vị trà đắng nhẹ kết hợp với vị ngọt của sữa, chỉ đơn giản thế thôi mà đãgây thương nhớ cho giới trẻ tới tận bây giờ, hay có thể kể đến là một trend hot hit một thời
đã từng làm mưa, làm gió trên thị trường Việt Nam là trà chanh giã tay Hơn thế nữa, để đápứng nhịp sống vội vã cũng như văn hóa trà của giới trẻ, nhiều công ty đã cho ra nhiều dòngsản phẩm đóng chai, tinh gọn
và vẫn lưu giữ những giá trị truyền thống trong từng sản phẩm, có rất nhiều dòng nhưngphải kể đến như trà xanh vị chanh tự nhiên và trà Ô Long tự nhiên TH true TEA.Như vậy, ta
đã hiểu được thị hiếu của người trẻ và người lớn tuổi hơn, để từ đó công ty xác định đượcthị trường mục tiêu của mình và phát triển chiến lược của mình hiệu quả hơn
Ta nhìn vào bảng thống kê bên dưới ta thấy năm 2021 thì số lượng người nam uốngnhiều hơn nữ một chút , điều này là không kể Như vậy về mặt giới tính thì không có sựkhác biệt của người dùng trà, tuy nhiên ta cũng cần phải xem xét hơn về phân khúc trà sữathì đang được các bạn nữ ưa chuộn hơn nam Việc tiềm hiểu giới tính cũng mang lại hiệuquả trong các chiến lược phát triển đối với từng sản phẩm
Trang 142.4 Phân tích theo hành vi người tiêu dùng
Sản phẩm là trà truyền thống: Ta có thể thấy được hình ảnh ấm trà sử dụng để tiếpkhách trong các dịp lễ, tết, đời sống hằng này, do đó nhu cầu về trà là rất lớn Chính vì nhưvậy mà trà thường dùng là một món quà để biếu cho nhau, bởi giá trị nó mang lại, bao gồm:lợi ích sức khỏe, giá trị văn hóa…
2.5 Phân tích theo tâm lý học
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc hiểu rõ về tâm lý và hành vi của kháchhàng là chìa khóa quan trọng để thành công Phân tích phân khúc theo đặc điểm tâm lý củakhách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của thị trường một cách chi tiếthơn mà còn cho phép họ tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng
Đầu tiên, khi nhìn vào khía cạnh "lối sống" của khách hàng, có thể nhận thấy rằng cóhai hướng lối sống chính đó là hướng nội và hướng ngoại Đối với nhóm khách hàng hướngnội, trà trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, làm dịu đi nhữnggiây phút căng thẳng và tạo ra một không gian tĩnh lặng để tận hưởng Trong khi đó, nhóm
Trang 15khách hàng hướng ngoại thích thú với việc sử dụng trà làm phương tiện kết nối và giao tiếpvới bạn bè, gia đình trong các buổi gặp gỡ xã hội.
Tiếp theo, việc hiểu rõ về "cá tính" của khách hàng có thể giúp chúng ta xác địnhnhóm đối tượng nào sẽ ưa chuộng sản phẩm trà hơn Có những khách hàng thích trà khôngchỉ vì lợi ích sức khỏe mà còn vì muốn tận hưởng những hương vị độc đáo và thể hiện gusống của mình thông qua việc lựa chọn các loại trà đặc biệt Đối với những người có cá tínhmạnh mẽ và sôi động, có thể họ sẽ ưa chuộng những loại trà có hương vị mạnh mẽ và độcđáo để phản ánh tính cách của mình
PHẦN 3: COMPANY - TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY ĐANG SẢN XUẤT, PHÂN
PHỐI TRÀ TẠI VIỆT NAM
Sản xuất trà là thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam cả trong nước lẫn xuất khẩu.Ngày nay, trà Việt Nam đang được trồng khắp 34 tỉnh thành với hơn 170 nguồn giống, rộngkhoảng 130 nghìn ha Trà Việt Nam đang có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đứng thứ năm
về diện tích trồng chè, đứng thứ sáu về sản lượng và thu hút hơn 100 quốc gia, vùng lãnhthổ nhập khẩu, sử dụng
3.1 Một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm “Trà” tại Việt Nam
Nhắc đến trà Việt Nam, người ta sẽ nhớ đến một số vùng có thổ nhưỡng đặc sắc vàđứng đầu về loại cây này như Thái Nguyên với 22,3 nghìn ha, Lâm Đồng với 10,8 nghìn ha
và Phú Thọ với 16,1 nghìn ha Hay với người tiêu dùng, các công ty, thương hiệu trà sauđây chính là minh chứng cho hình ảnh, văn hóa Trà Việt trong thời hiện đại
3.1.1 Công ty TNHH MTV Thế hệ mới Phú Thọ (FGC)
Thành lập năm 1996, FGC đã có hơn 20 năm kinh nghiệm, trở thành công ty trà lớnnhất Việt Nam với tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20.000 tấn tới hơn 50 quốcgia
Trang 163.1.2 Cozy - Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh Thái ECO Products:
Ngày 21/01/2003, thương hiệu trà Cozy đã ra đời với sứ mệnh trở thành công ty đồuống có lợi cho sức khỏe đứng đầu Việt Nam Trải qua 20 năm, Cozy đã trở thành mộtthương hiệu "quen mặt" với nhiều gia đình và trong vài năm trở lại đây là giới trẻ Việt khicho ra mắt dòng trà uống liền bên cạnh các dòng sản phẩm trà hòa tan, trà túi lọc, trà rời đãđược đón nhận từ trước
Ảnh 5: Sản phẩm trà uống liền được rất nhiều bạn trẻ đón nhận
3.1.3 Tổng công ty Chè Việt Nam - CTCP (Vinatea, jsc.):
Tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1958, Vinatea tự tin là nhà sảnxuất có quy mô, địa bàn hoạt động lớn nhất ngành chè Việt Nam với tổng diện tích trồnggần 4.700 ha Dao động từ 15.000 VNĐ đến 1.100.000 VNĐ, Vinatea hiện đang kinh doanh
3 dòng sản phẩm chính là trà cao cấp, trà túi lọc và trà sợi rời cho các tín đồ đam mê tràViệt