1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

môn nghệ thuật nói trước công chúng đề tài tích cực độc hại

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tích Cực Độc Hại
Tác giả Nhóm 9
Người hướng dẫn Ths. Trần Ngọc Mỹ
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 734,57 KB

Nội dung

Sự tồn tại của “tích cực độc hại” có thể liên quan đến việc con người không chấp nhận những khía cạnh tiêu cực, từ đó tạo ra một ảo giác về sự hoàn hảo và lạc quan không đáng có.. ĐỊNH N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG

ĐỀ TÀI: TÍCH CỰC ĐỘC HẠI

GVHD: Ths Trần Ngọc Mỹ Lớp: 233_71SPPR40342_13 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm: 9

Thành phố Hồ Chí Minh, 16 tháng 7 năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Văn Lang đã tạo

điều kiện đưa môn học Nghệ thuật nói trước công chúng vào chương trình đào tạo

ngành Quan hệ Công chúng và cũng như các ngành khác Đối với sinh viên ngành Quan

hệ Công chúng, chúng em hiểu rõ sự cần thiết của bộ môn này sẽ giúp chúng em tự tin hơn trước đám đông và công việc sau này Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên

bộ môn – thầy Trần Ngọc Mỹ đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong khoảng thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã tiếp thu những kiến thức mới mẻ, thú vị và bổ ích, chắc chắn sẽ là hành trang vững bước cho sau này

Nghệ thuật nói trước công chúng là môn học thú vị và có tính thực tế, đảm bảo cung

cấp kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bỡ ngỡ nên bài tiểu luận này chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều chỗ chưa chính xác, kính mong thầy cô xem xét và góp ý để bài kiến thức của chúng em được hoàn thiện vững chắc hơn

Trang 3

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

II PHẦN NỘI DUNG 4

1 ĐỊNH NGHĨA 4

2 BIỂU HIỆN “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI” 5

3 GÓC NHÌN VỀ “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI” 6

4 “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI” TRONG VĂN HOÁ – CHÍNH TRỊ 8

5 KHI “TÍCH CỰC” TRỞ NÊN “ĐỘC HẠI” 9

6 PHƯƠNG PHÁP GỢI MỞ ĐỂ KHÔNG VƯỚNG BẬN VÀO TƯ DUY TÍCH CỰC ĐỘC HẠI, CƯỠNG ÉP TÍCH CỰC 11

III KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Triết lý cho rằng cuộc sống không thể luôn luôn tích cực mà cần có sự cân bằng giữa tích cực và tiêu cực Sự “tích cực độc hại” có thể phá vỡ sự cân bằng này, khiến con người thiếu thực tế và không cân đối trong nhận thức về cuộc sống Sự tồn tại của “tích cực độc hại” có thể liên quan đến việc con người không chấp nhận những khía cạnh tiêu cực, từ đó tạo ra một ảo giác về sự hoàn hảo và lạc quan không đáng có Liệu việc ép buộc bản thân luôn tích cực có phải là đạo đức hay không ? Sự lạc quan vô điều kiện có thể dẫn đến sự lợi dụng người khác và đối xử bất công với những người không may mắn hơn “Tích cực độc hại” có thể ảnh hưởng đến quyết định chính trị, buộc các nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đáp ứng kỳ vọng về tích cực mà không cân nhắc đến yếu tố tiêu cực Việc tạo ra một môi trường xã hội dựa trên “tích cực độc hại” có thể dẫn đến

sự suy thoái về đạo đức Nghiên cứu về chủ đề này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát và đa chiều hơn về tác động của sự lạc quan vô điều kiện đến con người và xã hội

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

a) Định nghĩa rõ ràng về “tích cực độc hại”

b) Nghiên cứu các biểu hiện của tích cực độc hại

c) Góc nhìn đa chiều về tích cực độc hại

d) “Tích cực độc hại” trong văn hoá – chính trị

e) Khi “tích cực” trở thành “độc hại”

f) Phương pháp gợi mở để không vướng bận vào tư duy tích cực độc hại, cưỡng

ép tích cực

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

1 ĐỊNH NGHĨA

- Tích cực độc hại (Toxic Positivity) là một hiện tượng hoặc trạng thái tích cực quá mức ngay cả trong những tình huống khó khăn, một cách tiếp cận rối loạn chức năng để quản

lý cảm xúc, xảy ra khi con người không hoàn toàn thừa nhận những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, đau đớn, tức giận, … vốn là những cảm xúc tự nhiên của con người Nói một cách dễ hiểu thì “tích cực độc hại” là việc cố tỏ gắng tỏ ra lạc quan bất chấp những cảm xúc tiêu cực bên trong Thay vì thừa nhận và chấp nhận những cảm xúc này, người mang tư tưởng tích cực độc hại sẽ phớt lờ, chối bỏ hoặc ép buộc bản thân luôn vui vẻ và hạnh phúc Kiểu suy nghĩ này có thể dẫn đến việc vô hiệu hoá cảm xúc

và trải nghiệm thực sự của một người, cản trở quá trình chữa lành và góp phần phát triển

tư duy phi thực tế là “luôn hạnh phúc”

- “Tích cực độc hại” có thể diễn ra dưới hình thức phủ nhận và vô hiệu hoá cảm xúc, thay vào đó nhấn mạnh vào suy nghĩ tích cực Mặc dù việc tạm thời gạt bỏ những cảm xúc đôi khi rất cần thiết, nhưng việc phủ nhận cảm xúc tiêu cực về lâu dài sẽ là con dao hai lưỡi vì nó có thể ngăn cản con người xử lý cảm xúc, vượt qua nỗi đau Tất nhiên, không

có gì sai khi thể hiện sự tích cực, lạc quan, lòng biết ơn và sự khích lệ - những đặc điểm

đó giúp con người phát triển Sự tích cực chỉ trở nên có vấn đề khi nó có chức năng từ chối những cảm xúc tiêu cực – chẳng hạn như nếu ai đó phản ứng với việc bộc lộ nỗi đau khổ như “tất cả đều ổn thôi”, “chỉ cần cố gắng là được”, “không có gì phải buồn”,…

- “Tích cực độc hại” thường bị nhẫn lẫn với “lòng biết ơn” và “sự khích lệ" “Lòng biết ơn” là sự trân trọng đối với bất kỳ một sự vật hay là hiện tượng vô hình, hữu hình nào

đó, ví dụ như chúng ta trân trọng khoảnh khắc đi dạo trong khu rừng, trân trọng một món quà tặng hay là một bài giảng hay nào đó “Lòng biết ơn” chân thật nhất đó chính

là sự tự nguyện, là nền tảng cho cái cảm giác hạnh phúc của một cá nhân “Sự khích lệ” mặt khác là một cách can thiệp cảm xúc từ bên ngoài hoặc bên trong của một cá nhân khi họ gặp khó khăn không mong muốn “Sự khích lệ” đôi khi còn được các nhà khoa học giải thích, định nghĩa rằng đó là một nhóm kỹ năng cá nhân, trải dài từ khả năng lắng nghe, thấu hiểu, giao tiếp, truyền đạt niềm tin và thậm chí là khả năng chấp nhận

và thể hiện sự chân thành của bản thân Còn “tích cực độc hại” hoàn toàn ngược lại, không có sự chân thành tự nguyện trong “lòng biết ơn”, cũng như không có sự thấu hiểu

Trang 6

và chấp nhận trong “sự khích lệ” Thay vào đó, “tích cực độc hại” lại là những hành vi

từ bên ngoài hoặc chính bên trong một cá nhân mà họ phủ nhận hoàn toàn những cảm xúc thật của một con người và họ liên tục bị xoáy vào vòng xoay là phải tìm được cảm xúc tích cực, phải xây dựng và đắp lên những cảm xúc thật được hiện hữu bên trong những cái hiện trạng tích cực giả tạo hoặc vay mượn từ những nguồn khác “Tích cực độc hại” sẽ cưỡng bức lên mọi người một kỳ vọng sai lầm, đó chính là con người lúc nào cũng phải tìm kiếm cái cảm xúc an toàn, an yên, an lành Đây là một cách tiếp cận cực kì độc hại vì nó đặt con người trong trạng thái lúc nào cũng chạy đi tìm kiếm cái gọi

là hạnh phúc, sự thoải mái mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh Thật ra cái hành trình liên tục chạy đi tìm kiếm sự hạnh phúc, không chấp nhận những gì không hạnh phúc nó không giúp được con người mà nó đẩy con người vào trạng thái tư duy là phủ nhận hoàn toàn cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc vốn dĩ tạo hoá đã ban tặng cho con người, trạng thái tư duy này chỉ chấp nhận cảm xúc tích cực và bài xích cảm xúc tiêu cực

- Verywellmind cũng đã nhận định, “tích cực độc hại” khiến sự tích cực trở nên cực đoan Thái độ này không chỉ nhằm mục đích đề cao quá mức tầm quan trọng của thái độ tích cực mà còn nhằm giảm thiểu hoặc phủ nhận mọi cảm xúc không tích cực của con người Sống một cuộc sống tích cực có thể hữu ích nhưng nó không phải lúc nào cũng cần thiết

và thiết thực Cái gì quá cũng không tốt và tích cực quá mức cũng vậy

2 BIỂU HIỆN “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI”

a) Ẩn nấp trong những lời động viên sáo rỗng

- Khi chia sẻ về những vấn đề khó khăn, thường thì sẽ nhận về những lời động viên như

“Cố gắng lên!”, “Mọi chuyện sẽ ổn thôi!”,… mà không có sự thấu hiểu thực sự, chỉ là những lời động viên “rỗng ruột”

b) Che giấu cảm xúc thật

- Luôn cố gắng tỏ ra vui vẻ và lạc quan bất chấp những cảm tiêu lộn xộn bên trong

- Cho rằng người khác sẽ đánh giá khi mình mang cảm xúc tiêu cực, vậy nên luôn mang trong mình suy nghĩ phải che giấu những gì xấu nhất và phô trương khuôn mặt luôn lạc quan, mỉm cười mặc dù bên trong đang rất tiêu cực

- Che giấu cảm xúc để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương tiềm ẩn vì mang cảm xúc tiêu cực khiến con người cảm thấy yếu đuối

Trang 7

- Che giấu hình ảnh tiêu cực để duy trì một hình ảnh nhất định về bản thân, chạy theo chuẩn mực “hoàn hảo”

c) Áp đặt cảm xúc

- “Anh khổ một, tôi khổ mười” – là một hệ tư tưởng phổ biến ở Việt Nam, con người liên tục so sánh nỗi đau của mình với những người xung quanh và áp đặt lên cảm xúc của bản thân rằng họ không được phép suy nghĩ tiêu cực hay mệt mỏi vì ngoài kia còn rất nhiều người khổ cực hơn

- Áp đặt cảm xúc, là việc thay đổi cảm xúc của người khác, thể hiện hoặc bắt buộc người khác cảm nhận theo ý muốn của mình, có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu và dễ dàng bị tổn thương Điều này thể hiện rõ ràng ở trong các gia đình mang tư tưởng cũ, khi cha mẹ chỉ chú trọng áp đặt bản thân mình lên con cái, cho rằng hồi xưa cha mẹ khổ biết bao nhiêu mà vẫn sống được thì con chỉ mới như thế thôi có gì đâu mà buồn bã hay tiêu cực, không cho phép con cái thể hiện ra sự mệt mỏi vì cho rằng ngày xưa cha mẹ còn khổ hơn như thế nữa

d) Vô hiệu hoá cảm xúc tự nhiên

- Vô hiệu hoá cảm xúc tự nhiên là quá trình giảm thiểu hoặc ngăn chặn những cảm xúc tự nhiên của con người Vô hiệu hoá cảm xúc trong “tích cực độc hại” là ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực Có vẻ là như để bảo vệ bản thân nhưng thực tế lại gây ra hậu quả tiêu cực cho sức khoẻ tinh thần hoặc mối quan hệ xã hội Vô hiệu hoá cảm xúc về lâu về dài

sẽ mất sự cân bằng

è Trong bối cảnh học thuật, “tích cực độc hại” được xem là một dạng “phủ nhận cảm xúc”, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực về tâm lý như tăng cường cảm giác cô lập, sự bất an, làm giảm khả năng đối diện và giải quyết vấn đề

è Robert Frost có nói : “Con đường tốt nhất là vượt qua” Những cảm xúc tiêu cực rất khó giải quyết nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên cảm nhận chúng Cảm nhận trọn vẹn cảm xúc của chúng ta, dù là tiêu cực hay tích cực thì nó cũng là một phần của con người

3 GÓC NHÌN VỀ “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI”

a) “Tích cực độc hại” dưới góc nhìn Triết học cổ đại

- Mục đích của trạng thái cưỡng bức tích cực thường xuất hiện ở những người luôn muốn bản thân trong trạng thái vui vẻ, tối ưu và mong muốn bản thân được an bình, an yên

Trang 8

Và việc họ tin rằng luôn trong trạng thái tích cực toàn thời gian thì họ sẽ được an yên, đạt được hạnh phúc cuối cùng

- Với góc nhìn của nhà Triết học Hy Lạp Aristotle, “hạnh phúc không phải là cảm giác nhất thời”, ông cho rằng hạnh phúc là kết quả của chuỗi hành động lâu dài, là tổng thể của thói quen phẩm hạnh và đạo đức của một con người Vậy khi kết hợp các hành động

đó với những mối quan hệ xã hội lành mạnh và một nền tảng vật chất vừa đủ sẽ tạo nên hạnh phúc cuối cùng Và theo Aristotle, tích cực mọi thời điểm không giúp cho con người trở nên hạnh phúc Khi bạn cố gắng cưỡng ép tích cực lên bản thân sẽ có thể làm bản thân cảm thấy thoã mãn ở hiện tại chứ không giúp con người có được hạnh phúc

b) “Tích cực độc hại” dưới góc nhìn Triết học cận hiện đại

- Theo “An essay concerning human understanding”, John Locke cho rằng bản chất của con người không tốt cũng không xấu, chúng ta không hiểu về hạnh phúc và không hiểu

về khổ đau Tuy nhiên, cũng trong cuốn sách này ông đề cập rằng qua quá trình trải nghiệm đời sống thì con người sẽ học được cách phân biệt “nỗi đau” và “khoái cảm”, qua đó con người sẽ tự có cách tìm thấy hạnh phúc của mình một cách cá nhân

- Dựa trên góc nhìn của vị Triết gia này, ta có thể thấy về hai khái niệm giữa “khoái cảm thật sự” và “khoái cảm giả”, ở đây vị này muốn đề cập rằng nhu cầu chữa lành một cách rộng rãi là một “khoái cảm thật sự” vì nó không mang đến sự hài lòng cho một cá nhân

về lâu dài mà thậm chí còn kéo dài “nỗi đau” nhiều hơn

c) “Tích cực độc hại” dưới góc nhìn Triết học hiện đại

- Tìm kiếm hạnh phúc thường được một số Triết gia, Nhà Xã hội học xem là một khái niệm “man-made”-“nhân lập” hay còn được gọi là khái niệm “xã hội kiến tạo” Những Nhà Xã hội học này cho rằng là tự thân bản chất động vật của con người không hề quan tâm về việc con người có hạnh phúc không

- Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi con người tích cực, não bộ có khả năng tiết ra một lượng dopamine khoái cảm giúp con người trở nên hưng phấn và

dễ chịu hơn Nhưng đồng thời cũng có thể thấy một cách rõ ràng rằng khi con người giữ

sự tích cực, não họ tiết ra dopamine khoái cảm gần như được quyết định bởi tác động bên ngoài

- Theo thuyết hiện đại lỏng (Liquid mordenity), Zygmunt Bauman đã đề cập “Hạnh phúc trong xã hội hiện đại sản sinh từ quá trình tiêu thụ các “sản phẩm” do cấu trúc xã hội tạo ra” Áp nhận định này vào việc tích cực cưỡng bức của người trẻ - là để hạnh phúc - điều

Trang 9

này khiến việc giữ đầu óc luôn luôn tích cực sẽ được ví như việc sử dụng sản phẩm do cấu trúc xã hội tạo ra và làm sai lệch đi ý nghĩa của bản thân nó

- Việc tiêu thụ sản phẩm do xã hội hay cấu trúc xã hội tạo ra có thể thế như việc : đi du lịch, mua các sản phẩm cá nhân yêu thích, là thành viên của cộng đồng giới tính hay chính trị,…Những điều này hoàn toàn khiến cho con người cảm thấy vui và việc cố gắng

để hạnh phúc mọi thời điểm sẽ khiến cho con người ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm của xã hội hơn Và khi ngày càng trở nên lạm dụng tích cực cưỡng bức, con người sẽ dần tiêu thụ nhiều sản phẩm do xã hội đó tạo ra hơn nữa Mỗi khi bắt đầu xuất hiện sự tiêu cực thì ngay lúc đó bộ não của những người lạm dụng tích cực đã xuất hiện ý nghĩa cần được hạnh phúc, hay có thể hiểu bộ não đang hướng người đó tới việc tiêu thụ sản phẩm do xã hội tạo ra dưới cái mác hạnh phúc

4 “TÍCH CỰC ĐỘC HẠI” TRONG VĂN HOÁ – CHÍNH TRỊ

- “Tích cực độc hại” trong văn hoá – chính trị xuất hiện theo hình thức cá nhân hay nhóm người trong xã hội luôn mang trong mình một trạng thái tích cực bất chấp Cái bất chấp

ở đây là đối với các vấn đề mang tích cực thực tế bất công, hiện tượng tệ hại xảy ra trong cuộc sống “Tích cực độc hại” sẽ mang lại nhiều hệ quả xấu và đặc biệt là trong văn hoá – chính trị Bởi “tích cực độc hại” sẽ nung nấu và tạo ra một môi trường che giấu cảm xúc, hành động và bỏ qua những hiện tượng tiêu cực đối với văn hoá – chính trị

a) “Tích cực độc hại” trong văn hoá

- Che giấu đi các vấn đề xảy ra trong xã hội : khi xã hội chỉ chăm chú tập trung vào hình thức duy trì một hình ảnh, cảm xúc tích cực mà che giấu đi sự tiêu cực thì các vấn đề xảy ra trong xã hội như bất bình đẳng giới, bạo lực học đường, tham nhũng và tham ô

sẽ có thể bị che giấu

- Áp lực xã hội : đối với các áp lực của xã hội hiện nay tạo nên các cá nhân, nhóm người luôn phải thể hiện sự tích cực, phải dồn nén không được bày tỏ cảm xúc tiêu cực hay hành động chỉ trích ra bên ngoài sẽ dẫn đến cho họ sự dồn nén lâu dài không được giải toả và stress khi suy nghĩ đến vấn đề tiêu cực

- Giảm sự sáng tạo và đa dạng : “tích cực độc hại” có thể làm cho các cá nhân, nhóm người bị hạn chế mặt sáng tạo, đa dạng của mình trong nghệ thuật và truyền thông khi

mà những ý tưởng, quan điểm cá nhân của mình bị phê phán, chỉ trích, cô lập, bị coi là không phù hợp và không được chấp nhận

Trang 10

b) “Tích cực độc hại” trong chính trị

- Robert Reich (chính trị gia và kinh tế gia): "Chính sách tích cực đôi khi lại là kết quả của sự kiêu căng và thiếu suy nghĩ dài hạn Chúng ta cần phải tập trung vào bền vững

và công bằng xã hội hơn là những lợi ích ngắn hạn."

- Kìm hãm sự phản biện trong xã hội : khi nền chính trị cổ vũ cho “tích cực độc hại” thì những ý kiến tiêu cực như phê phán hay đối lập nhau có thể sẽ bị gạt bỏ điều này sẽ làm giảm khả năng phản biện và tiến bộ của xã hội

- Dư luận : những nhà chính trị hay đảng phái có thể sử dụng “tích cực độc hại” đánh lừa

dư luận và làm cho dư luận tin rằng mọi thứ đều tốt đẹp không cần thay đổi để phát triển Dẫn đến những sự việc như lạm dụng quyền lực và không minh bạch trong quản lý và điều hành có thể làm suy yếu lòng tin của người dân và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển bền vững quốc gia

- Lòng tin đối với xã hội : nếu một ngày công chúng nhận ra những điều được che giấu hay bị chính trị bỏ qua, điều này có thể gây mất lòng tin trong xã hội đối với chính phủ hay các tổ chức chính trị, cũng có thể gây nên bạo loạn trong những quốc gia

- Những quan điểm hoặc hành vi ban đầu được coi là tích cực có thể dẫn đến thiên vị và bất bình đẳng trong chính trị Ví dụ, sự ưa thích hoặc đối xử bất công với một số nhóm lợi ích về mặt chính trị có thể làm giảm tính công bằng và minh bạch trong quá trình đưa

ra các quyết định chính trị

- Phân hoá và xung đột : “tích cực độc hại” có thể góp phần vào sự phân hoá và xung đột trong xã hội và chính trị Ví dụ, các hành động hoặc lời nói bất cân đối có thể làm căng thẳng và chia rẽ các nhóm trong xã hội thay vì thúc đẩy sự hoà hợp và đoàn kết

5 KHI “TÍCH CỰC” TRỞ NÊN “ĐỘC HẠI”

- “Tích cực” có thể trở thành “độc hại” thì sẽ làm mất cân bằng trên cán cân cảm xúc, dẫn đến những hậu quả không mong muốn

- “Tích cực” giúp chúng ta phát triển và nắm bắt những cơ hội, nhưng khi tích cực trở nên độc hại thì nó phản tác dụng Tích cực trở nên độc hại khi ai đó quá tập trung vào hạnh phúc và vô hiệu hoá, ngăn chặn cảm xúc tiêu cực xuất hiện “Tích cực độc hại” thúc đẩy một tiêu chuẩn không thực tế Cái tiêu chuẩn không thực tế ở đây là con người luôn bị

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w