3 Phát huy trách nhiệm của gia đình thông qua hoạt động tạo hình 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quay video phối hợp phụ huynh dạy trẻ tại nhà 5 Tuyên truyền phối hợp với phụ
Trang 1MỤC LỤC
ST
T
G PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài
1 Cơ sở lý luận
2 Cơ sở thực tiễn
II Mục đích nghiên cứu
III Đối tượng nghiên cứu
IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm
V Phương pháp thực nghiệm
VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu tổng kết kinh nghiệm
II Khảo sát thực trạng
III Các biện pháp chính và giải quyết vấn đề
IV Những biện pháp thực hiện cụ thể
1 Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân
2 Tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo bằng các
nguyên vật liệu đơn giản
3 Phát huy trách nhiệm của gia đình thông qua hoạt động tạo
hình
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quay video phối
hợp phụ huynh dạy trẻ tại nhà
5 Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
6 Kết quả thực hiện
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận chung
Trang 23 Các đề xuất và khuyến nghị.
A PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
1 Cơ sở lí luận
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non
Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ được coi như là một
trong bốn mặt phát triển toàn diện trẻ mầm non Mặt khác, trong bốn mặt giúp trẻ phát triển toàn diện như: Đức, Trí, Thể, Mỹ, thì việc giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhân cách, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật, tạo điều kiện phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận về cái đẹp
Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật
Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật, vì vậy các bài gửi phụ huynh hướng dẫn trẻ tại nhà thì tạo hình được đặt lên hàng đầu, bởi các bài hướng dẫn trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc kích thích, lôi cuốn trẻ tiếp thu, tham gia các hoạt động nghệ thuật
Việc lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động tạo hình không chỉ thực hiện thông qua các giờ dạy, mà còn tạo cho trẻ một môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức thẩm mĩ, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống văn hóa con người và đưa cái đẹp vào cuộc sống Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
2 Cơ sở thực tiễn.
Trang 3Năm học 2021- 2022 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ D3, với tổng số là 11 trẻ Do dịch covid mà trẻ không đến lớp được Nên việc phối hợp với phụ huynh
để chăm sóc giáo dục trẻ rất quan trọng Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: Một
số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình ” mà vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: “ Học bằng
chơi, chơi mà học”.Để áp dụng vào năm học 2021-2022
II Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức để tạo sự hứng thú, sáng tạo
cho trẻ trong hoạt động tạo hình
III Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển khả năng sáng
tạo trong hoạt động tạo hình
IV Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Trẻ nhà trẻ( 24-36 tháng) ở Trường mầm non Tản Lĩnh B – Ba Vì – Hà Nội
- Số lượng trẻ: 11 (Trong đó số trẻ nam là: 6 trẻ, Nữ: 5 trẻ)
V Phương pháp nghiên cứu:
- Để việc nghiên cứu đề tài trên được tốt, tôi đã sử dụng một số phương pháp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phương pháp chỉ dẫn trực quan
+ Phương pháp thực hành, ôn luyện
+ Phương pháp tìm tòi- sáng tạo
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
+ Phương pháp khen thưởng, động viên
VI Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
* Phạm vi thực hiện:
Đề tài được thực hiện tại lớp 24-36 tháng D3 Trường mầm non nơi tôi đang công tác
* Thời gian thực hiện đề tài:Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022
Trang 4B PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
Trẻ mầm non, nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ có những đặc điểm rất riêng biệt
về cấu tạo tâm sinh lý, do đó, trẻ nhà trẻ cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp Có người đã cho rằng: “Trẻ em là một trang giấy trắng, ai muốn vẽ gì vào mình: trẻ em cũng có những cảm nhận riêng của mình, đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ Vì vậy giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã
hội và thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ nhà trẻ để ươm trồng những tài
năng nghệ thuật cho tương lai
Lứa tuổi nhà trẻ từ 24 – 36 tháng, hoạt động tạo hình mới chỉ thể hiện
bằng đường nét, hình dạng, chứ chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng, đầy đủ Tuy nhiên, trẻ cũng đã có khả năng liên tưởng, liên hệ giữa các dấu hiệu của đối tượng Trẻ đã có khả năng thể hiện tưởng tượng tái tạo, biểu cảm bằng các đường nét khác nhau bổ sung vào các hình do người lớn vẽ sẵn hoặc
do trẻ tình cờ tạo nên Những sản phẩm tạo hình của trẻ nhà trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng trong cái non nớt ấy là cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm và nhờ đó mà thoả mãn những nhu cầu khám phá cái chưa biết, nhu cầu tạo
Trang 5ra cái đẹp đang không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ Hoạt động tạo hình được thể hiện rất phong phú và đa dạng qua các hình thức như: Tô, dán, vẽ, nặn, xé giấy, trang trí
2 Khảo sát thực trạng.
- Đặc điểm tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài
Vào đầu tháng 8 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ D3, với tổng số trẻ là
11 cháu, trong đó số trẻ nam: 6 trẻ, nữ: 5 trẻ Tôi nhận thấy có một số thuận lợi
và khó khăn như sau
a Thuận lợi:
- Do đại dịch covid nên các con không thể đến trường, tuy nhiên được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy - UBND xã và ban giám hiệu về mọi mặt Và đặc biệt là từ phía phụ huynh rất quan tâm đến các con, tạo mọi điều kiện ủng hộ và biết phối kết hợp cùng cô giáo và nhà trường trong mọi công việc Các con đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thích tham gia các hoạt động
b Khó khăn:
- Do dịch covid trẻ không đến trường nên trẻ chưa có nề nếp, một số nhận thức của trẻ còn hạn chế
- Lớp tôi phụ trách hầu hết phụ huynh làm nông dân, sự am hiểu còn hạn chế phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tham gia hoạt động tạo hình của con em mình
-Trong những năm học trước bản thân chưa biết áp dụng sử dụng hiệu quả
đồ dùng, nguyên vật liệu vào hoạt động tạo hình
c Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
Kết quả khảo sát đầu năm, tổng số 11 trẻ tại lớp tôi như sau:
III Những biện pháp chính thực hiện đề tài:
Trang 61 Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân.
2 Tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo bằng các nguyên vật
liệu đơn giản
3 Phát huy trách nhiệm của gia đình thông qua hoạt động tạo hình
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quay video phối hợp phụ
huynh dạy trẻ tại nhà
5 Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
6 Kết quả khi thực hiện các giải pháp:
IV Những biện pháp thực hiện cụ thể:
1 Bồi dưỡng kiến thức cho bản thân
Trong mấy năm qua bản thân chưa xác định được tầm quan trọng của tự học và
tự bồi dưỡng kiến thức nên tôi nắm kiến thức còn chưa sâu, chưa có hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tạo hình được tốt Nên giờ hoạt động kết quả chưa cao
Vì vậy là một giáo viên, tôi được phân công dạy trẻ 24-36 tháng, tôi luôn luôn xác định cho mình phải luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm, để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn bằng nhiều hình thức tự bồi dưỡng như:
- Tham gia đầy đủ các kì kiến tập của trường và của phòng giáo dục tổ chức Tham gia đầy đủ các cuộc thao giảng, các kỳ thi từ cấp trường
- Trong quá trình công tác tôi luôn tích cực tham khảo thông tin trên mạng các nội dung liên quan đến chuyên đề để nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường nhằm làm giàu cảm xúc cho trẻ
- Ngoài ra tôi còn được giao lưu học hỏi với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài huyện rất nhiều trong thời gian nghỉ dịch Để nâng cao tình độ chuyên môn
- Biện pháp thật cần thiết là lên kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên cá nhân theo kế hoạch chung của trường của phòng
Kết quả: Sau khi tự bồi dưỡng thường xuyên về các nội dung trên tôi đã
biết cách lựa chọn nội dung, để quay video, tận dụng đồ dùng, nguyên vật liệu, học liệu trong môi trường giáo dục, áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục tiên tiến để tổ chức các hoạt động tạo hình theo hướng đổi mới
Trang 72 Tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đơn giản.
Để trẻ có thể sáng tạo ra những sản phẩm đơn giản, tôi đã hướng dẫn phụ huynh tìm những vật liệu đơn giản để tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình mang tính nghệ thuật, phong phú đa dạng nâng cao tính tích cực phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình
Để trẻ có thể tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp, có sự sáng tạo thì điều quan trọng là người giáo viên phải tạo được hứng thú hoạt động tạo hình đối với trẻ Một trong những cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ là đó là thiết kế các video đơn giản, đồ dùng nguyên vật liêu dễ kiếm Khi thiết kế video tạo hình cần phải đảm bảo về mặt thẩm mỹ (trước hết yêu cầu phải đẹp mắt, màu sắc trang nhã, các hình ảnh phải ngộ nghĩnh đúng với tâm lý trẻ thơ) Nó có thể là môi trường thiên nhiên, hay môi trường do giáo viên tạo ra Giáo viên phải linh hoạt xây dựng video phù hợp với độ tuổi của trẻ, cũng như tạo được sự hào hứng ở trẻ, khi tiếp nhận môi trường này
Qua 3 năm dạy lớp nhà trẻ tôi thấy trẻ chưa hứng thú với đồ dùng, nguyên vật liệu dạy học sẵn có của lớp Do quen thuộc với trẻ ít có đồ dùng, nguyên vật liệu Cách sử dụng đồ dùng, nguyên vật liệu chưa sáng tạo
Trong năm học này do dịch covid nên tôi đã trú trọng đến việc quay video
và gửi bài phong phú, sáng tạo, phù hợp với độ tuổi trẻ và định hướng “lấy trẻ làm trung tâm”để phụ huynh hướng dẫn trẻ.
Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn
với họạt động tạo hình Việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên được cởi mở hơn, phụ huynh quan tâm tới việc học đặc biệt là hoạt động tạo hình Nhờ vậy tôi nhận thấy trẻ lớp tôi biết bộc lộ cảm xúc khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác phẩm nghệ thuật
3 Phát huy trách nhiệm của gia đình thông qua hoạt động tạo hình hoặc Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ thông qua hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình góp phần phát triển thẩm mĩ sáng tạo, phát triển cảm giác,tri giác thẩm mĩ,phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo Thông qua các hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hôi để luyện tập sự khéo léo của các
ngón tay và biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh
Trang 8Vì vậy tôi đã thay đổi tình trạng trên bằng cách luôn tìm tòi học hỏi bạn
bè đồng nghiệp qua sách báo, mạng Internet, tìm tòi các nguyên liệu gần gũi thân thiện phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ đạt hiệu quả cao
Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ như: Các loại trái cây, bút chì, bút màu, màu nước, Tăng cường các nguồn vật liệu, phương tiện từ thiên nhiên và các vật liệu tái sử dụng: Lá cây, sỏi, tăm bông, hoa lá, nắp chai, sử dụng đồ handmade với các vật liệu tái sử dụng, vật liệu thiên nhiên.Thu nhặt các lá cây, cánh hoa, hột hạt,………
Ngoài những dụng cụ học tập được nhà trường đầu tư tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu như: nắp chai, vỏ hộp sữa chua, ống hút, bìa cát tông, giấy gói tặng phẩm,.… để thu hút sự chú ý tò mò của trẻ vào hoạt động tạo hình giúp trẻ không thấy nhàn chán dập khuôn Dạy trẻ lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ
Kết quả: Qua cách sử dụng đa dạng kỹ năng và nguyên vật liệu đồ chơi
theo cách mới mà tôi áp dụng ở trên, tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình hơn, trẻ rất thích giờ hoạt động tạo hình và sự sáng tạo của trẻ cũng được tốt hơn Nhờ có các kỹ năng tạo hình, và tập luyện thường xuyên
mà các kỹ năng của trẻ được nâng lên một cách rõ dệt trẻ rất tự tin khi thực hiện các bài tạo hình
3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, đời sống của phụ huynh cũng
có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ thông tin không còn xa lạ với chúng ta nữa, đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu của xã hội là vấn đề trọng tâm của giáo dục Ngành học mầm non luôn đặt ra những yêu cầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để trẻ được phát triển toàn diện phù hợp với xu hướng của thời đại khoa học, công nghệ và thông tin, đó là những đứa trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá và ham hiểu biết
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án điện tử” Đưa công nghệ thông tin vào giờ dạy không những giúp cho giáo viên giảm tải được những đồ dùng cồng kềnh mà còn giúp giờ học thêm phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực Để tăng cường tài liệu phương pháp cho tạo hình, tôi thường xuyên tìm kiếm, sưu tầm hình ảnh trên mạng, trên đĩa…… để hướng dẫn trẻ
Trang 9Với trẻ nhỏ rất dễ xảy ra sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động tạo hình không đạt, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ
Trước kia do điều kiện kinh tế, năng lực của bản thân, mà việc áp dụng công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn Tôi thường sử dụng đồ dùng chưa được sinh động nên trẻ không hứng thú với việc tham gia hoạt động tạo hình.Vì vậy tôi đã tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn từ đó việc áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy trẻ hứng thú hơn đạt kết quả tốt hơn
Ví dụ: Trong đề tài: “ Tạo hình từ trái cây” :Đầu tiên tôi tìm một bài hát phù hợp với trẻ Tiếp theo tôi tìm những hình ảnh những sản phẩm được làm từ trái cây cho trẻ quan sau đó tôi sẽ hướng dẫn trẻ để trẻ thực hiện
Và đặc biệt trong năm học 2022 do tình hình dịch bệnh covit 19 diễn biến phức tạp Mọi người hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt sau Chỉ thị 16 của Thủ tướng, giáo viên không được đến trường khi không được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ, thế nhưng dưới sự chỉ đạo của ban giam hiệu dạy học với tinh thần tuy các cháu nghỉ dịch nhưng không nghỉ học, cùng với nhà trường tôi
đã triển khai cho trẻ học trên internet bằng nhiều hình thức qua zalo.Thoạt đầu, tôi còn e dè khi quay video nhưng dần dần quay video đã khá trôi chảy, các hoạt động tạo hình được củng cố hiệu quả
Kết quả: Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy tôi thấy
viêc chuẩn bị đồ dùng trực quan, được nhẹ nhàng hơn, trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn, từ đó kết quả nhận thức của trẻ được cao hơn.Và đặc biệt thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin mà trong đợt dịch vừa qua việc trao đổi giữa tình hình sức khỏe của trẻ được cập nhật thường xuyên, kịp thời Việc ôn bài cho các con ở nhà được phụ huynh đã trả bài cho cô giáo bằng cách quay video các con ôn tập gửi lại cho cô giáo cho thấy phụ huynh có sự phối hợp rất cao
5 Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
Tôi thực hiện công tác tuyên truyền tới các phụ huynh để các bậc phụ huynh nhận biết đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển và sự hình thành nhân cách của trẻ
Vận động các bậc phụ huynh cùng các con tìm kiếm và hỗ trợ về nguyên
Trang 10Tạo dựng mối quan hệ thân thiện với phụ huynh để nắm bắt được ý nguyện của phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục con em họ
Kết quả: Qua thực hiện biện pháp trên phụ huynh đã tin tưởng chia sẻ
những khó khăn mà nhà trường và giáo viên đang gặp phải, nguyên vật liệu, đồ phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi, từ đó thu hút trẻ đồng thời giúp trẻ yêu thích hoạt động tạo hình
6 Kết quả khi thực hiện các giải pháp:
*Bảng kết quả có so sánh đối chứng trước và sau khi thực hiện đề tài:
Phụ
Huynh
Đầu
năm
Cuối năm
So sánh
Đầu năm
Cuối năm
So sánh
Đầu năm
Cuối năm
So sánh Số
lượng
3
m 1
m 2
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả cho thấy các nội dung khảo sát đều có kết quả quan tâm tăng , ít quan tâm giảm, đặc biệt Không quan tâm không quan tâm không còn tẻ nào Trẻ sử dụng các nguyên liệu tạo hình thể hiện sự sáng tạo khi tham gia hoạt động, hứng thú và có kỹ năng hơn Phụ huynh quan tâm tới con
em mình hơn đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, thẳng thắn trao đổi đóng góp ý kiến với giáo viên
C PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Từ thực tế thực hiện đề tài " Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển khă năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình" tôi rút ra một
số kết luận sau:
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo hình, sưu tầm được nhiều bức tranh mang tính sáng tạo của trẻ