TRƯỜNG MẦM NON PHÚ ĐÔNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch” Lĩnh vực/môn : Giáo dục
Trang 1TRƯỜNG MẦM NON PHÚ ĐÔNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch”
Lĩnh vực/môn : Giáo dục mẫu giáo
Trang 2Tên đề tài :
“’Một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch’
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ – hệ thống tín hiệu đặc biệt chính là thành tựu lớn nhất của loàingười Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau, ghi lại lịch sử,truyền cho nhau nghe những kinh nghiệm của mình Đối với trẻ em, giáo dụcphát triển ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp với người lớn, nói ra mình muốn gì để tìmkiếm sự giúp đỡ, thấu hiểu các con
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ trước hếtngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh Song sự lĩnhhội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ
Ngày nay, trẻ sống trong môi trường có sự xuất hiện của rất nhiều thiết bịđiện tử hiện đại như điện thoại thông minh, ipad, tivi … cùng với sự bận rộncủa các bố mẹ, sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong phát triển ngôn ngữ Bởi phần lớnthời gian trẻ sống trong không gian hẹp, bầu bạn với các thiết bị điện tử, ít giaotiếp và tương tác với thế giới bên ngoài
Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọngnhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vuichơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em Bên cạnh
đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sựphát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá
Bắt đầu từ 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh ở 4 kỹ năng:nghe – nói – đọc – viết Ở bé 3 tuổi, con nhận biết hình ảnh kí hiệu chữ viết vàbiết dùng bút sao chép, tô đồ theo cách của con; cô có thể cho trẻ viết bằng nhiềucách trên các chất liệu khác nhau giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm rõ trình tự viếtchữ.Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ mầm non bắt đầu có những bước phát triểnvượt bậc về từ vựng, con có thể làm chủ được ngôn ngữ hiểu, ngôn ngữ nói
Trang 3và khả năng tư duy, vận dụng giao tiếp có hiệu quả bằng vốn từ đã có Từ đây,giáo viên có thể đưa ra những hoạt động tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện kỹnăng ngôn ngữ giao tiếp bằng nhiều hình thức như làm việc nhóm, tham gia gócđóng vai,….
Năm học 2021-2022 do tình hình hình dich bện covid trẻ không đếntrường học trực tiếp được Trước tình hình đó Trường mầm non Phú Đông thựchiện chương trình trẻ nghỉ dịch nhưng không ngừng học Giáo viên phối kết hợpvới phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻkhi trẻ ở nhà là điều rất cần thiết là một trong những mục tiêu phát triển toàndiện cho trẻ mầm non Do vậy là giáo viên dạy trẻ 3-4 tuổi tôi đã nhận thức rõđược tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Từ đó tôi đã đi sâu
nghiên cứu và tìm ra“’một số biện pháp phối kết hợp với phụ huynh phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch’
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi nghiên cứu “’một số biện pháp phối kết hợp với phụ
huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch’’’nhằm
góp phần vào việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát triểntoàn diện
Nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp hướng dẫn phụ huynh pháttriển phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4tuổi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
25/25=100% trẻ mẫu giáo bé lớp C1 trong trường Mầm non Phú Đôngnăm học 2021-2022
Số trẻ :25 trẻ
5 Phương pháp nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Trang 4- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp điều tra số liệu toán học
+ Phương pháp quan sát hoạt động trên trẻ;
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi: Trường mầm non năm học 2021 – 2022.Tại lớp C1 khối mẫu
giáo bé
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 9 năm
2021 đến tháng 4 năm 2022
Trang 5PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đầu năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớpmẫu giáo bé 3-4 tuổi với sĩ số 25 cháu Qua nghiên cứu tình hình của trẻ đầunăm học tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau
1 Thuận lợi
- Được tiếp thu những đổi mới các chuyên đề phối hợp phụ huynh việc
chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên giúp đỡ chỉ tạo trong việc xâydựng các kế hoạch giáo dục cho trẻ
- Phụ huynh tích cực trao đổi với giáo viên
- Trẻ rất hào hứng, thích thú, tích cực tham gia hoạt động do cô gửi quanhóm lớp
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường
Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn và các đợt kiếntập, thao giảng, các hội thi cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm
- Đội ngũ giáo viên của trường tâm huyết với nghề, có trình độ chuẩn vàtrên chuẩn luôn luôn học hỏi, bồi dưỡng những kiến thức mới về chăm sóc vàgiáo dục trẻ, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn của huyện,của nhà trường, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
2 Khó khăn
- Do tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp nên trẻ không được đếntrường học trực tiếp mà chỉ được gặp mặt và trò chuyện học tập qua Zoom vàqua các video, phiếu bài tập giáo viên gửi trên nhóm lớp
- Kinh nghiệm thiết kế bằng video các hoạ động giáo dục cho trẻ còn hạnchế
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhútnhát chưa dám thể hiện ý tưởng của mình
Trang 6- Giáo viên vẫn coi mình là trung tâm của quá trình dạy học, vẫn chủ yếuhướng dẫn trẻ bằng cách truyền đạt thông tin, thường sử dụng mẫu, vật mẫu, kếthợp với diễn tả.
- Trẻ chủ yếu là ghi nhơ, nhắc lại, phương pháp ghi nhớ vẫn mang tínhđồng loạt, nhiều giáo viên vẫn chưa coi trọng biện pháp chơi, hay những cáchtìm tòi khám phá bằng các giác quan
- Hình thức tổ chức còn đơn giản nghèo nàn, chủ yếu hướng vào tiết học.Giáo viên vẫn chưa tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức vào cuộc sống hangngày Hình thức dạy mọi lúc mọi nơi ít được chú ý, biện pháp dạy học được lặp
đi lặp lại nên không gây hứng thú cho trẻ Nhiệm vụ trong bài tập nhiều khi cònđơn giản chưa chú ý nâng cao hiệu quả cho trẻ
- Một số phụ huynh chưa thật sự hiểu và quan tâm đến việc học tập củacon, em mình
3 Khảo sát chất lượng đầu năm
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chísau:
Kết quả khảo sát đầu năm
Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
* Bảng 1: Khảo sát đánh giá kỹ năng của trẻ lớp C1 đầu năm(25 trẻ)
STT Nội dung khảo sát trẻ Đạt Kết quả đầu năm học Chưa đạt
2 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động văn học 15/25= 60% 10/25 = 40%
3 Trẻ nói được các câu đơn giản 13/25=52% 12/25=48%
4 Trẻ trả lời được câu hỏi của người khác 12/25=48% 13/25=52%
5 Trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình 10/25= 40% 15/25=60%
Trang 7Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:
- Do đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi còn nói ngọng ,nói lăp nhiều.Trẻcòn nhút nhát thiếu tự tin
- Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động văn học của cô còn chưa linh hoạt
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của cô vào viêc thiết kế cácvidieo còn hạn chế
- Giáo viên chưa phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻkhi trẻ ở nhà
II Biện pháp thực hiện
2.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu trao đổi với phụ huynh để nắm được khả năngngôn ngữ của trẻ
2.2 Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh tạo môi trường cho trẻ pháttriển ngôn ngữ
2.3 Biện pháp 3: Áp dung linh hoạt các phương pháp hình thức khi thiết
kế các vidieo dạy trẻ làm quen văn học
2.4 Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh tổ chức các trò chơi giúp trẻ pháttriển ngôn ngữ
2.5 Biện pháp 5: Khai thác triệt để ứng dụng công nghệ thông tin , tìmkiếm các kho học liệu trong viêc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.6 Biện pháp 6: Tăng cường kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữcho trẻ mọi lúc mọi nơi
III Biện pháp thực hiện từng phần:
3.1 Biện pháp 1: Tìm hiểu, trao đổi với phụ huynh để nắm được khả năng ngôn ngữ của trẻ
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhấtcủa giáo dục Mầm non.Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp vớinhau trong học tập cũng như vui chơi.Thông qua hoạt động dạy phát triển ngônngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn Chính vì thế ngôn ngữcòn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về
Trang 8đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ Ngôn ngữgóp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.
Khi trẻ 3 tuổi, hầu hết trẻ đã nói được khá rõ ràng và mạch lạc Trẻ họcđược nhiều từ mới và cải tiến đáng kể trong phát âm Trẻ giao tiếp bằng nhữngcâu đơn giản và tinh chỉnh việc sử dụng ngữ pháp Trẻ 3 tuổi cũng có thể lắngnghe và hiểu được các cuộc trò chuyện, câu chuyện, bài hát và thơ
Để có các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất là giáo viên tôiphải tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi về vốn từ cũng nhưkhả năng thấu hiểu ngôn ngữ của trẻ
Ví dụ : Trẻ 3 tuổi hiểu được 1000 từ trở lên, từ 36 tháng trẻ có thể thu nhận
bê đi và nằm lên giường, Con uống nước đi và cầm chiếc khăn ra đây…
- Hiểu cách giải thích về các sự vật, hiện tượng khi có sự hỗ trợ hoặc quansát trực tiếp Ví dụ khi con trộn các màu này với nhau, con sẽ có một màu mới
Tuy nhiên khả năng ngôn ngữ ở mỗi trẻ là khác nhau,có những trẻ có vốn
từ rất nhiều cũng như khả năng thấu hiểu ngôn ngữ rất tốt nhưng cũng cónhững trẻ có vốn từ,khả năng thấu hiểu ngôn ngữ còn hạn chế
Do tình hình dịch bệnh covid trẻ nghỉ học tai nhà nên để tìm hiểu đượcđăc điểm ngôn ngữ của trẻ lớp mình tôi đã trao đổi với phụ huynh thông quabảng khảo sát về đặc điểm của từng trẻ Sau đó trao đổi với phụ huynh để đưa
ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ
Ví dụ: Khi tìm hiểu về hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn
ngữ ở trẻ ,tôi sẽ lập phiếu trên zalo nhóm lớp , tiếp đến lấy ý kiến của phụ
Trang 9huynh và tổng hợp về các nội dung đã khảo sát.Sau đó trao đổi với phụ huynh
để đưa ra những biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Hình ảnh trao đổi với phụ huynh qua zalo nhóm lớp
Kết quả phụ huynh rất tích cực trao đổi với cô về khả năng ngôn ngữ củacon, sau đó cả phụ huynh và giáo viên cùng thảo luận để đưa ra các mặt mạnhmặt yếu của trẻ Từ đó tôi đã xây dựng được kế hoạch giúp trẻ lớp tôi phát triểnngôn ngữ một cách tốt nhất
3.2 Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ
Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động …
Môi trường gia đình là nơi đầu tiên trẻ được sinh ra và lớn lên Ở đây sẽhình thành rất nhiều tính cách ban đầu của trẻ Gia đình tràn ngập yêu thương,hạnh phúc sẽ cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến, soi sáng trí tuệ
để trẻ phát triển toàn diện, đồng thời sẽ bồi dưỡng phát triển tính cách lànhmạnh trong trẻ Năm nay do tình hình dịch bệnh trẻ không thể đến trường họctập được nên việc xây dựng môi trường gia đình kết hợp với nhà trường để giáodục trẻ là điều cần thiết Hiện nay, nếu cô phối kết hợp cùng gia đình tạo đượcmôi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, thamgia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao Vì thế ngay từ đầu năm họctôi đã đi sâu vào việc phối kết hợp với phụ huynh tạo môi trường cho trẻ pháttriển bằng cách trao đổi tuyên truyền với phụ huynh tạo môi trường ấmcúng,thân thiện tình cảm cảm trong gia đình
Khi trẻ ở nhà tuyên truyền với phụ huynh xây dựng môi trường các thànhviên trong gia đình phải nói rõ ràng, không nói ngọng ,nói lắp.’’ Trẻ lên 3 cả nhàhọc nói’’ vì thế khi nói chuyện với trẻ ,bố mẹ hay các thành viên khác của giađình khi thì bố mẹ cần dạy trẻ trả lời câu hỏi của người khác rõ ràng đủ câu ,
Trang 10dạy trẻ nói những câu đơn giản để rèn cho trẻ thói quen cũng như kĩ năng trả lờicâu hỏi của người khác.
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục kĩ năng sống’’ dạy trẻ kĩ năng chào hỏi lễ phép’’
giáo viên nhờ bố mẹ gửi phản hồi của trẻ khi trẻ chào hỏi người lớn.Cô nhậnphản hồi thấy trẻ nói chưa đủ câu hoặc nói ngọng cô sẽ trao đổi với phụ huynh
để sửa cho trẻ
Hình ảnh trẻ gửi phản hồi hoạt động kĩ năng sống cho cô
Ngoài ra tôi thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh lợi ích đọc sáchcho trẻ nghe .Tạo môi trường cho trẻ làm quen với sách để trẻ yêu sáchhơn.Nhất là thói quen đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ ,khi đọc truyện giáoviên sẽ hướng dẫn phụ huynh đặt các câu hỏi để trẻ hiểu câu chuyện hơn trẻ nóilên những suy nghĩ của mình qua các câu chuyện, thể hiện những nhân vật mìnhthích
Tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ là một việc làm vô cùng quantrọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ phát triển toàn diện Đòi hỏi
cô giáo và phụ huynh phải có sự thống nhất trong cách giáo dục Qua một thờigian phối kết hợp cùng với phụ huynh tao môi trường cho trẻ tôi nhận thấy trẻlớp tôi khi phản hồi cho cô đã tự tin hơn,không còn nhút nhát,khả năng thấu hiểucác tác phẩm văn học của trẻ cũng tốt hơn Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được pháttriển một cách phong phú và đa dạng
3.3 Biện pháp 3: Áp dung linh hoạt các phương pháp , hình thức khi thiết
kế các vidieo dạy trẻ làm quen văn học
Để thu hút được trẻ vào các hoạt đòi hỏi người giáo viên phải khôngngừng linh hoạt tìm tòi thay đổi các hình thức tổ chức mới các thủ thật sư phạmmới và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động
và lôi cuốn Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũngnhư ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnhgây sự chú ý của trẻ vào hoạt động
Trang 11Khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều địa phương triển khai phương ántạm dừng dạy học trực tiếp, chuyển sang hình thức dạy học online trong thờigian dài Sự thay đổi về hình thức dạy - học đã góp phần thực hiện tốt phươngchâm “không ngừng việc học” đối với trẻ Tuy vậy, để đạt được hiệu quả củahình thức dạy học online rất cần sự linh hoạt từ phía thầy cô.
Từ thực tế trên, khi xây dựng kế hoạch bài học cho tiết học online, tôiluôn vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp hình thức để đạt được hiệuquả của hoạt động Với hoạt động làm quen văn học để tăng khả năng cảm thụvăn học cũng như phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi luôn linh hoạt lựa chọn cáchình thức ,phương pháp để xây dựng những vidieo chất lượng thu hút trẻ hứngthú tham gia hoạt động
Ví dụ: Khi dạy trẻ hoạt động đọc thơ ‘’hươu cao cổ’ để thu hút trẻ vào
hoạt động tôi sẽ cho trẻ xem hình ảnh bóng con hươu sau đó cho trẻ đoán đây làcon gì? Sau đó cô sẽ nói hôm nay các con cũng được học về bài thơ có tên làhuơu cao cổ chúng mình cùng học bài thơ nhé
Khi cô kể chuyện ,đọc thơ cho trẻ nghe cô phải sử dụng ngôn ngữ giọng điệu nétmặt cử chỉ thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật kết hợp với những đồ dùngtrực quan sinh động để thu hút trẻ
Ví dụ: Hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe truyện ‘’tích chu’’khi kể chuyện
đến giọng nhân vật nào tôi thay đổi giọng điệu thể hiện đúng giọng điệu củatừng nhân vật như giọng của bà khi bị ốm thì yếu ớt,mệt nhọc Giọng của tíchchu khi gọi bà lo lắng, sợ hãi
Để thu hút trẻ trả lời câu hỏi của cô khi thiết kế vidieo tôi thường dùng các phầnmềm để thiết kế các câu hỏi dưới dạng cho trò chơi để tăng hứng thú trả lời câuhỏi của trẻ Trẻ đàm thoại cùng cô một cách nhẹ nhàng ,sôi nổi
Ví dụ: Thiết kế vidieo dạy trẻ truyện’’ tích chu’’ khi vào phần đàm thoại
tôi thiết kế thành một trò chơi ‘’ câu cá ‘’mỗi câu hỏi trẻ trả lời được trẻ sẽ câuđược 1 con cá.Trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia đàm thoại cùng cô
Hình ảnh cô tổ chức trò chơi phần đàm thoại trên Powerpoint cho trẻ
Trang 12Sau một thời gian thay đổi các phương pháp hình thức thiết kế các vidieo dạy trẻhoạt động văn học Tôi thấy trẻ lớp tôi thời gian đầu khá ít bạn hứng thú vớihoạt động thì càng ngày trẻ càng thích thú khi xem vidieo và gửi phản hồi nhiềuhơn.Từ đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có hiệu quả cao hơn.
3.4: Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh tổ chức các trò chơi giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ Nó vừa thoả mãn nhu cầuđược chơi,được giải trí của trẻ vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lý vàhình thành nhân cách cho trẻ Khi được tổ chức đúng cách ,hợp lý trò chơi sẽkích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ
Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy họcnhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ ,rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn.Trò chơi giúp trẻ củng cố và khắc sâu kiến thức đó.Trong thời gian nghỉ dịch ở nhà để trẻ có thể vừa chơi vừa học mà vẫn pháttriển được ngôn ngữ tôi thường gợi ý cho phụ huynh tổ chức các trò chơi chocác con
Trò chơi phát triển ngôn ngữ là những trò chơi giúp trẻ em kích thích não
bộ, phát triển khả năng ngôn ngữ Những trò chơi đó như là cầu nối gắn kết trẻ
em với thế giới xung quanh, mang đến cho trẻ thêm nhiều kiến thức về xã hội,cuộc sống để từ đó trẻ có thể tăng thêm vốn từ, phát triển tư duy, trí nhớ…
Vì trẻ ở nhà nên tôi thường lựa chọn những trò chơi đơn giản không cầnchuẩn bị nhiều đồ dùng để gợi ý tới phụ huynh tổ chức cho trẻ
Ví dụ : Khi cho trẻ phát triển vốn từ tôi giới thiệu cho phụ huynh tổ chức
cho trò chơi’’Hộp quà kì diệu’’
Mục đích của trò chơi: Giúp cho trẻ phát triển các vốn từ,khả năng ghi nhớ củatrẻ
Để tổ chức cho trẻ chơi thì ba mẹ cần :
chuẩn bị: Một chiếc hộp cattong và các đồ chơi các con vật như con chó,conmèo,con gà,con vịt…
Trang 13Cách chơi: Ba mẹ cho đồ chơi vào chiếc hộp không để trẻ nhìn thấy và gọi
trẻ lên, ba mẹ yêu cầu trẻ thò tay vào hộp và dùng lời nói miêu tả lại con vật màmình nắm được và phải đoán được tên của ccon vật trong túi là gì
Tác dụng: Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non “ hộp quà kì
diệu" đã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, đặc biệt là kích thích khả năng huyđộng sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ đượcphát triển hơn
Trong các trò chơi cho trẻ thì trò chơi dân gian là loại trò chơi rất dễchơi,trẻ không cần phải chuẩn bị nhiều.Đặc biệt có thể kết hợp chơi nhiều độtuổi với nhau.Khi ba mẹ chơi cùng con có thể truyền những cảm xúc tích cựccho con.Ở trò chơi dân gian khi chơi trẻ thường phải đọc các câu vè,câu ca dao
từ đó phát triển ngôn ngữ rất tốt cho trẻ
Ví dụ : Với trò chơi ‘’Tập tầm vông’’ tôi sẽ hướng dẫn phụ huynh cho trẻ
chơi như sau:
Mẹ (bố) hướng dẫn bé cùng hát bài “Tập tầm vông”:
“Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho đúng
Tập tầm vó tay nào có tay nào không
Có có không không.”
Trong khi hát mẹ (bố) nắm chặt 2 bàn tay ( một bàn tay có đồ vật, một bàn tay không có), vừa hát vừa giơ về phía trước và xoay vòng tròn theo nhịp bài hát Đến cuối bài hát “Có có không không”, mẹ (bố)dơ 2 bàn tay ra cho trẻ chọn xem bàn tay nào có đồ vật
Nếu trẻ trả lời đúng ba mẹ sẽ khen ngợi trẻ,nếu trẻ trả lời sai phụ huynh nở
nụ cười tười và mời trẻ cùng chơi lại
Qua trò chơi trẻ thích thú, linh hoạt hơn trong việc nói và hát
- Bên cạnh đó giúp trẻ nhanh tay nhanh mắt trong trò chơi