Bởi vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm luôn được các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp Apple Inc nói riêng đặc biệt quan tâm.Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LU ẬT
BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản lí kinh tế
Giáo viên giảng dạy : Lê Trọng Nghĩa
Hà Nội, 2022
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược hoạt động linhhoạt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất Với vị trí là khâu cuốicùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ đã trở thành một khâu quan trọng hàngđầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói, hoạt độngtiêu thụ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Một hoạt động tiêuthụ hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề về vốn và lợi nhuận,nâng cao mức tiếp cận đối với người tiêu dùng Đối với khách hàng, một hoạt độngtiêu thụ thành công phải làm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng
Có thể thấy với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ hiện nay,Smartphone là sản phẩm không thể thiếu đối với mỗi người Nó ảnh hưởng mộtphần không nhỏ đến đời sống, công việc thường ngày cũng như hoạt động vui chơigiải trí của con người Do đó thị trường sản xuất điện thoại thông minh luôn là một thịtrường năng động, cạnh tranh gay gắt bởi sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh vớimức giá cả, mẫu mã đa dạng Với hơn 45 năm xây dựng và phát triển, ông lớnApple cùng nhiều thành tựu có thể kể đến như là thương hiệu đắt giá thứ 2 thế giớivới các dòng điện thoại IPhone vẫn luôn được người tiêu dùng hết mực tin tưởng và
ưu tiên chọn lựa Tuy vậy, miếng bánh thị phần Smartphone đã và đang tạo sức hútcạnh tranh trên thị trường hiện nay, chính vì thế sự cạnh tranh gay gắt trong ngànhchính là điều Apple không thể tránh khỏi
Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại lâu dài nếu hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp luôn bị thua lỗ Một doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường thì sảnphẩm của họ phải vượt trội, khâu tiêu thụ cũng phải thật sự tối ưu Vậy hoạt độngtiêu thụ sản phẩm không chỉ tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trògiúp doanh nghiệp giữ vững vị thế trên thị trường, ngăn chặn sự bành trướng củacác đối thủ cạnh tranh Bởi vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm luôn được các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp Apple Inc nói riêng đặc biệt quan tâm
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp,
nhóm chúng em đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các hình thức tiêu thụ của Apple tại Việt Nam”.
Trang 3PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm, mục tiêu vai trò của hoạt động tiêu thụ
1.1.1 Khái niệm của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trìnhchuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền Sản phẩm được coi làtiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,
là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩmnhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thulợi nhuận
1.1.2 Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Mục tiêu doanh thu: Doanh thu bán hàng phản ánh kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Ở giai đoạn khởi đầu của doanh nghiệp, mục tiêu doanhthu sẽ là tối đa sao cho bán được nhiều hàng nhất để tiếp cận được gần hơn vớikhách hàng, mà không đặt nặng quá vấn đề về lợi nhuận Họ chấp nhận bỏ ra nhiềuloại chi phí như quảng cáo, xúc tiến thương mại… để có thể thu lại được doanh thulớn cho doanh nghiệp của mình
Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sửdụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp Và cách làm như thế nào để đạt đượcnhững mục tiêu này thì đó chính là chiến lược của công ty Ở giai đoạn phát triển,khi doanh nghiệp đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường thì mục tiêu của họ lúcnày là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, bởi lợi nhuận chính là mục đích chính củađầu tư kinh doanh Doanh nghiệp phải có những chiến lược để khích thích hoạtđộng tiêu thụ để thu được về lợi nhuận lớn phục vị những mục tiêu của công ty nhưtrả lương cho người lao động, đầu tư vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, khoa họccông nghệ và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, tạo vị thế, uy tín của doanh nghiệp: Qua hoạtđộng bán hàng, doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và
uy tín của mình trên thị trường
1.1.3 Vai trò của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp.
Trang 4Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩmhàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thườngxuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược nhữngchi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu củadoanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận Bởikhi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vịsản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thịphần của doanh nghiệp trên thị trường Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệpđược tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhucầu nào đó Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thíchứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thìthị phần của doanh nghiệp càng cao
Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kếhoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xãhội trong thời gian tới
Đối với xã hội.
Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việccân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cânbằng, những tương quan tỷ lệ nhất định Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạođiều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránhđược sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội
Trang 5Không sợ khủng hoảng thừa, vì sau khi bán được hàng doanh nghiệp mới bắt đầuchu kỳ kinh doanh mới.
Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên nắm bắtnhanh nhạy sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu từ đó có những giải pháp kịp thời, hữuhiệu cho kinh doanh
Nhược điểm: thời gian thu hồi vốn chậm do bán khối lượng nhỏ nên việc sản xuất
dễ bị tồn kho
b Bán buôn
Khái niệm: Là bán hàng cho những người trung gian để họ tiếp tục chuyển bán, hoặc
bán cho người sản xuất để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm
Đặc điểm:
Khối lượng bán lớn, hàng hóa thường không phong phú, đa dạng như trong bán lẻ Hàng hóa sau khi bán vẫn còn nằm trong lưu thông, hoặc trong sản xuất, chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Ưu điểm: Thời hạn thu hồi vốn nhanh, có điều kiện nhanh chóng đổi mới hoạt động
kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhược điểm: Do bị cách biệt với người tiêu dùng nên chậm nắm bắt những diễn biến
nhu cầu về thị trường dẫn tới khả năng có thể bị tồn đọng hoặc tiêu thụ chậm
1.2.2.Các hình thức bán hàng theo kiểu truyền thống và hiện đại
a Bán hàng theo kiểu truyền thống
Khái niệm: Là phương thức bán hàng mà việc mua bán diễn ra khi người bán và
người mua trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận về tên sản phẩm, số lượng, chấtlượng, giá cả,…Phương thức này đòi hỏi nhân viên bán hàng phải thực hiện toàn bộcác công việc có liên quan từ việc mời chào khách hàng, giới thiệu cho đến bao gói,đưa hàng, nhận tiền,…Do đó, nhân viên bán hàng cần phải có kiến thức tổng hợp
về chuyên môn kỹ thuật, văn hóa, kỹ năng giao tiếp,…Phương thức này gồm haihình thức là: bán hàng cố định và bán hàng lưu động
Bán hàng cố định: là hình thức bán hàng được diễn ra tại một địa điểm cố định như
chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, các đại lý, chuỗi cửahàng…Với hình thức này, vị trí điểm bán hàng và cách thức bố trí hàng hóa trongquầy có vai trò vô cùng quan trọng để khách hàng tìm kiếm và lựa chọn hàng hóa.Đây là hình thức bán hàng mà người mua chủ động tìm người bán nên việc tìm vịtrí điểm bán phải được bố trí sao cho thu hút sự chú ý của khách hàng như tại cácđầu mối giao thông và thuận tiện đi lại
Trang 6Bán hàng lưu động: là hình thức bán hàng mà việc mua bán thường xuyên thay đổi
do hàng hóa được bày bán trên các phương tiện có thể di chuyển được như ô tô, xemáy,…so với bán hàng cố định, bán hàng lưu động giúp người bán chủ động tìmkiếm khách hàng Điều này đáp ứng được các nhu cầu của con người xét trên góc
độ tiện lợi và thái độ ân cần đối với cá nhân người mua khi mua hàng tại nhà Tuynhiên, hình thức này khiến người bán tốn nhiều công sức, phải di chuyển nhiều nêngiá bán sản phẩm sẽ cao hơn Ngoài ra, quy mô bán hàng cũng như cơ cấu hàng hóa
sẽ hạn chế do yêu cầu gọn nhẹ Hình thức này phù hợp với các hàng hóa tiêu dùng
cá nhân hơn là sản phẩm tiêu dùng tập thể
b Bán hàng theo kiểu hiện đại
Khái niệm: Đây là phương thức bán hàng mà người bán và người mua không cần
trực tiếp tiếp xúc với nhau mà việc mua bán vẫn có thể diễn ra Phương thức này cónhiều hình thức khác nhau như:
Bán hàng theo hình thức tự chọn: hình thức này, khách hàng tự chọn những món
hàng mình cần mua và tự mang ra thanh toán tại nơi thu tiền Nhiệm vụ của nhânviên bán hàng là bảo quản hàng hóa, chỉ dẫn hoặc tư vấn cho khách hàng khi cầnthiết Việc bố trí hàng hóa trong quầy đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kháchhàng tìm kiếm hàng hóa một cách thuận tiện nhất
Bán hàng trong siêu thị: đây là hình thức phát triển cao hơn của bán hàng tự chọn.
Trong các siêu thị, lượng hàng hóa phong phú về chủng loại và được sắp xếp, trìnhbày một cách bắt mắt, hấp dẫn khách hàng Lượng sản phẩm tại siêu thị có thể lênđến hàng chục ngàn mặt hàng khác nhau
Bán hàng thông qua các hội chợ, triển lãm: ngày nay, việc bán hàng tại các hội
chợ,triển lãm đã trở nên phổ biến và mục đích là giúp doanh nghiệp tìm kiếm đượckhách hàng tiềm năng, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng Bên cạnh đó, cácnhà sản xuất cũng coi các cuộc hội chợ hay triển lãm như là nơi để mở rộng bán lẻtăng doanh thu Tại các hội chợ, doanh nghiệp sẽ tổ chức các trò chơi và cácchương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng, khuếch trương hìnhảnh sản phẩm và hình ảnh công ty
Bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử: đây là hình thức bán hàng không
cần đến địa điểm bán hàng mà khách hàng mua hàng hóa bằng cách sử dụng côngnghệ tin học, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, và mạng Internet Đây làhình thức bán hàng hiện đại và tiện lợi nhất, ngày càng phổ biến trên quy mô toàncầu
Trang 71.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, sauđây là một số nhân tố cơ bản
1.3.1.Các yếu tố bên trong
Giá cả hàng hóa: Là một trong những nhân tố hết sức nhạy bén và chủ yếu tác
động đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại Giá cả có thể hạn chếhay kích thích cung cầu và ảnh hưởng tới tiêu thụ và thu lợi
Chất lượng hàng hóa và bao gói: Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ
tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có Trong điềukiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớnthường sử dụng trong cạnh tranh
Mặt hàng và chính sách mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng và chính sách mặt
hàng luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiêu thụ Lựa chọn đúng mặt hàngkinh doanh có chính sách mặt hàng đúng đắn đảm bảo cho tiêu thụ hàng hóa củadoanh nghiệp đối với những mặt hàng chuyên doanh nên kinh doanh một số ít mặthàng chủng loại và phẩm chất phải phong phú
Dịch vụ trong và sau bán: Là những dịch vụ liên quan thực hiện hàng hóa và
đối với người mua đó là những dịch vụ miễn thuế phí.Những dịch vụ trước trong vàsau bán thường được thực hiện là: gửi xe miễn phí, vận chuyển đến tận nhà chokhách hàng, lắp đặt vận hành, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng đóng gói…
Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp: Lựa chọn kênh và thiết lập đúng đắn
mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ có ý nghĩa to lớn đến việc thúc đẩy tiêuthụ.Kênh tiêu thụ là đường đi của hàng hóa từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.Bởi vậy tạo ra được các luồng đi của hàng hóa một cách hợp lý và thông thoáng sẽlàm cho tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tăng lên
Vị trí điểm bán: Trong kinh doanh cũng như quân sự những yếu tố cơ bản để
đảm bảo sự thành công là: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa’’ Nếu nắm đúng thời cơ,biết lựa chọn đúng đắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh là cái đảm bảovững chắc cho sự đứng vững của doanh nghiệp
Trang 8Quảng cáo: Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen
mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thôngđiệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
Hoạt động của người bán hàng và đại lý: Người bán hàng có ảnh hưởng quan
trọng nhất và trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng Người bán cùng một lúcthực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, thuyết phục khách hàng, do đó phải có
óc tổ chức, trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng Hoạt động củangười bán không những thúc đẩy được tiêu thụ mà còn tạo ra chữ tín và đến lượtmình sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp đại thúc đẩytiêu thụ
Bên cạnh đó các trung gian thương mại như các đại lý cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến kết quả tiêu thụ hàng hóa Nếu có chính sách hợp lý, phù hợp thì hàng hóađược chuyển ngay đến tay khách hàng, còn nếu ngược lại hàng hóa sẽ bị trì trệ kémhiệu quả trong lưu thông dẫn đến không thúc đẩy được sự tiêu thụ
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những yếu tố của môi trườngbên ngoài Doanh số bán hàng không chỉ phụ thuộc vào những nỗ lực chủ quan của
tổ chức hoạt động bán hàng mà còn phụ thuộc vào: nguồn hàng, hoạt động củanhững người cung ứng, giá cả và cả các chi phí dịch vụ đầu vào, sức mua củakhách hàng, các nhân tố chi phối đến nhu cầu hành vi mua sắm của khách hàng,hoạt động của các đối thủ cạnh tranh cũng là những rào cản lớn mà doanh nghiệpcần phải quan tâm và phải có những biện pháp ứng xử lý kịp thời
Các nhân tố bên ngoài phải kể đến: Người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính sách, luật pháp, thị trường,
Trang 9PHẦN 2: THỰC TRẠNG HÌNH THỨC TIÊU THỤ CỦA APPLE Ở
2.1 Tổng quan về Apple
2.1.1 Giới thiệu về Apple
a Thông tin chung
Tên tập đoàn: Apple Inc
Lĩnh vực: công nghệ, chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điển tự tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến
Thành lập: 01 - 04 - 1976
Trụ sở chính: Cupertino, California, Mỹ
Người sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne
Thành viên chủ chốt: Tim Cook (CEO), Arthur D Levinson (chủ tịch hội đồng quản trị), Jeff Williams (COO)
Trang 10Năm 1977: Apple II chào đời Đây là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên, có vỏ nhựa
và đồ họa màu
Năm 1983: Apple bắt đầu bán ra Lisa, chiếc máy tính để bàn dành cho doanhnghiệp với giao diện người dùng dạng đồ họa - hệ thống quen thuộc với hầu hếtngười sử dụng máy tính ngày nay
Năm 1984: Apple giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Macintosh
Năm 1985: Steve Jobs rời Apple sau một trận đấu đá quyền lực
Tháng 9/1997: Steve Jobs được đề bạt làm CEO lâm thời của Apple sau khi công tybáo lỗ hơn 1,8 tỷ USD
Tháng 11/1997: Steve Jobs giới thiệu một dòng máy Macintosh mới với tên gọi G3,
và một trang web cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp từ Apple
Năm 1998: Apple giới thiệu máy tính để bàn iMac
Năm 2001: Appel trình làng máy nghe nhạc iPod
Trang 11Năm 2003: Gian hàng trực tuyến iTunes Store mở cửa, cho phép người sử dụngmua và tải nhạc, sách âm thanh, phim và các chương trình truyền hình.
Tháng 10/2005: Tim Cook được giao giữ chức COO của Apple sau khi đã đảm nhiệmvai trò Phó chủ tịch phụ trách bán hàng toàn cầu từ năm 2002
Tháng 1/2007: Apple tung ra điện thoại thông minh iPhone
Tháng 1/2009: Steve Jobs nghỉ việc vì lý do sức khỏe COO Tim Cook lãnh đạocông ty thay cho Steve Jobs
Tháng 4/2010: Apple bắt đầu bán iPad trên thị trường Đây là chiếc máy tính bảngvới màn hình 10 inch Đến cuối năm 2010, iPad đã chiếm 84% thị trường máy tínhbảng toàn cầu
Ngày 17/1/2011: Steve Jobs tuyên bố ông sẽ nghỉ ốm thêm lần nữa
Tháng 2/2011: Apple giới thiệu iPad 2
Ngày 9/8/2011: Apple vượt hãng dầu lửa Exxon Mobil trở thành doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới
Hình: Các lần thay đổi logo của Apple
Có thể nhận thấy, qua quá trình phát triển của Apple, có thành công, có hạnhphúc cũng có những sự thất bại và những giọt nước mắt Thế nhưng, những điều đóchỉ khiến cho Apple trở nên mạnh mẽ hơn Để rồi giờ đây, ta có một đế chế côngnghệ Táo khuyết, một tập đoàn công nghệ nghìn tỷ cũng như một thương hiệu bềnvững số 1 trong lòng 1/6 dân số thế giới
c Tầm nhìn - sứ mệnh
Trang 12Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple chính là “Thử thách hiện trạng, thay đổi góc
độ suy nghĩ” Điều này khác với những đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường, Apple
chưa bao giờ định nghĩa bản thân bằng những gì mà Apple làm, thay vào đó là địnhnghĩa bản thân bằng những gì mà người khác làm
2.1.2 Tình hình hoạt động của Apple
Trong hơn 45 năm tồn tại của mình, Apple đã có tổng cộng 7 vị CEO Nhưngnổi bật nhất vẫn là Steve Jobs và Tim Cook vì hai vị này đã giúp Apple đạt đượcnhững thành tựu to lớn như ngày hôm nay
Trong vòng 6 năm từ năm 1999 đến năm 2005, giá trị của Apple đã tăng từ 10 tỷUSD đến 50 tỷ USD
Nếu như đầu năm 2007, trước khi ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên Apple được địnhgiá không quá 100 tỷ USD thì giờ đây sau 10 năm Giá trị của "Trái táo cắn dở" đãtăng đến 800%, một con số mà rất ít công ty công nghệ nào đạt được
Tháng 8/2018 chính là cột mốc đáng giá của Apple khi Táo khuyết chính thứctrở thành doanh nghiệp Mỹ đầu tiên vượt ngưỡng vốn hóa 1.000 tỷ USD Đây làthành tích mới nhất của Tim Cook - người trở thành Giám đốc điều hành Apple vàonăm 2011
Hồi tháng 8/2020, Apple cũng đã trở thành doanh nghiệp Mỹ đạt ngưỡngvốn hóa
2.000 tỷ USD, khi dịch COVID-19 đã làm tăng mạnh nhu cầu về thiết bị điện tử cánhân và dịch vụ số, như dịch vụ phim ảnh trực tuyến (streaming) và kho ứng dụngcủa Apple
Theo như thống kê, cứ khoảng 1 phút thì số tiền mà Apple kiếm được làkhoảng 300 nghìn USD, như vậy, 1 ngày sẽ là khoảng 132 triệu USD Con số màbất cứ một tập đoàn, doanh nghiệp nào cũng ao ước đạt được
Với chuỗi thành tích liên tiếp, Apple còn đứng đầu thương hiệu toàn cầu tốtnhất hàng năm của Interbrand trong 6 năm liên tiếp Tổng định giá tài sản lên đến214,48 tỷ USD Hiện tại, thương hiệu vẫn được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao
về chất lượng sản phẩm, dịch vụ Sự phát triển của tập đoàn Apple sẽ đưa nền côngnghệ thế giới bước sang đỉnh cao mới
Trang 132.2 Hình thức tiêu thụ của Apple
2.2.1 Tình hình tiêu thụ chung
Trong những năm qua, Apple đã mở rộng số lượng địa điểm bán lẻ và phạm viđịa lý của họ, với 521 cửa hàng trên 25 quốc gia trên toàn thế giới tính đến tháng 8năm 2022
Cùng với việc phục vụ 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,Apple đã đưa sản phẩm của mình đến tay các khách hàng của hơn 175 quốc gia vàvùng lãnh thổ qua kênh của các đại lý bán lẻ và các dịch vụ giao hàng toàn cầu (vídụ: FedEx) Như là: Singapore, Taiwan, Iran, Laos,…
Bên cạnh các cửa hàng truyền thống, Apple còn có sự hỗ trợ của các kênh thươngmại điện tử
Với các sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhiều mục đích như: Iphone, Ipad,Ipod, Mac, Iwatch, nhắm đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong xã hội hiện đạingày nay Những sản phẩm của Apple không dành cho tất cả, mà họ hướng chủ yếu
là những người có mức thu nhập trung bình cao đến cao thuộc nhiều lứa tuổi,những người tìm đến những trải nghiệm chất lượng từ những sản phẩm đắt đỏ vàtiếp tục mua nhiều sản phẩm khác trong một hệ sinh thái phần mềm độc lập củaApple
2.2.2 Các hình thức bán hàng của Apple
Hệ thống bán lẻ của Apple có hai kênh: trực tiếp và gián tiếp Apple luôn đặtmục tiêu xây dựng hệ thống bán lẻ D2C ( Direct to customer - trực tiếp đến kháchhàng), bởi vì đó là cách mà họ hướng người dùng mua nhiều sản phẩm của họ hơnvới một hệ sinh thái giữa các sản phẩm kết nối khép kín và độc đáo, nhưng có một
sự thật không thể chối bỏ rằng, phần lớn doanh thu của nhà Táo Khuyết vẫn đangđến từ các kênh gián tiếp
2.2.2.1 Kênh phân phối trực tiếp
Apple cung cấp 2 loại hình phân phối trực tiếp là cửa hàng Apple - Apple Store
và website Apple Hai kênh phân phối này đóng góp 36% vào doanh thu của hãng
a Apple Store:
Apple đã đưa vào hoạt động hơn 500 cửa hàng Apple Store trên phạm vi toàn cầu
Trang 14Các cửa hàng này mang lại khoảng 21% doanh thu cho Apple.
Trang 15Các cửa hàng này đều được đặt ở các thành phố lớn, có vị trí địa lý đắc địa, khônggian trong cửa hàng vô cùng sang trọng, được chăm chút tới từng chi tiết, xứngđang với tên tuổi của thương hiệu Apple.
Trong đó không ít địa điểm đã không còn dừng lại ở công năng của một cửa hàngbán lẻ Mà đã vượt lên để trở thành một điểm đến du lịch và khám phá hấp dẫn ởtừng quốc gia sở tại Một số cửa hàng Apple nổi tiếng như Apple Store trên mặtnước tại Singapore, cửa hàng không có tiếng ồn tại khu vực Brooklyn New York,cửa hàng mang đậm dấu ấn hoài cổ tại một góc phổ ở Bordeaux,Pháp
b Sàn thương mại điện tử:
Để tăng khả năng mua hàng, hướng đến đối tượng mục tiêu là những kháchhàng có vị trí địa lý xa khu vực, Apple Store, tập đoàn còn chú trọng việc xây dựngkênh phân phối trực tuyến Tại website của Apple liên tục cập nhập các sản phẩm
và tình trạng tồn kho của sản phẩm để khách hàng có thể đặt mua
Website chính thức của Apple sở hữu một giao diện thân thiện, dễ dùng và hỗ trợnhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm cả tiếng Việt
Từ trang chủ khách hàng của Apple chỉ mất chưa đến 10 cú click chuột, đểhoàn tất cập nhật sản phẩm vào trong giỏ hàng trước khi chuyển qua quy trìnhthanh toán
Người mua hàng cũng được hỗ trợ mọi quyền lợi, giống với khách hàng đến trựctiếp cửa hàng của Apple dù đang ngồi tại nhà hay một quán cà phê nào đó có kếtnối WiFi
Bên cạnh việc chọn lựa phiên bản, màu sắc hay dung lượng bộ nhớ Chiến lượcphân phối của Apple qua website còn tạo điều kiện cho khách hàng tích hợp góiApple Care, chuyển đổi trả góp, đổi máy cũ để mua máy mới với giá tốt hơn.Ngoài kinh doanh trên website chính thức của Apple, Táo khuyết còn kinh doanhtrên các sàn thương mại điện tử uy tín như Amazon, ebay Các sàn thương mại điện
tử đóng góp 12% vào doanh thu của Apple
2.2.2.2 Kênh phân phối gián tiếp
Phần lớn doanh thu của Apple vẫn đến từ các kênh gián tiếp Theo ghi nhận từcác tạp chí toàn cầu, chỉ 36% doanh thu của Apple đến từ cửa hàng bán lẻ chuỗicủa họ 64% doanh thu còn lại từ các đơn vị bán lẻ trung gian
a Kênh phân phối truyền thống
Qua đơn vị uỷ quyền (AAR)
Trang 16Đơn vị được uỷ quyền bởi Apple có đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ, trong việccung cấp đến thị trường những sản phẩm phần mềm lẫn phần cứng chính hãngApple.