MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU 5 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN 6 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG 6 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng 6 1.1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng 6 1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng 7 1.2. Tổng quan về chiến lược nguồn cung 7 1.2.1. Các loại hình chiến lược nguồn cung 7 a. Chiến lược số lượng nhà cung cấp 7 b. Chiến lược phân tầng nguồn cung 10 1.2.2. Căn cứ xác định chiến lược nguồn cung 11 1.3. Khái quát về ma trận Kraljic 12 1.3.1. Mô hình ma trận Kraljic 12 1.3.2. Mô tả ma trận Kraljic 12 PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGUỒN CUNG VÀ QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP CỦA APPLE 13 2.1. Tổng quan về Apple 13 2.1.1. Lịch sử thành lập 13 2.1.2. Sản phẩm kinh doanh 14 2.1.3. Kết quả kinh doanh 14 2.2. Chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone 16 2.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone 16 2.2.2. Mô tả chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone 17 a. Nhà cung cấp 17 b. Nhà sản xuất 20 c. Trung tâm phân phối 21 d. Nhà bán lẻ 21 e. Nhà cung cấp dịch vụ 22 f. Khách hàng 23 2.3. Các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng 23 2.3.1. Các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng 24 2.3.2. Phân tích căn cứ lựa chọn 24 2.3.3. Đánh giá 26 a. Thành công 26 b. Hạn chế 27 2.4. Quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp (theo ma trận Kraljic) 28 2.4.1. Ma trận Kraljic quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp 28 2.4.2. Phân tích quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp 29 a. Quan hệ hợp tác 29 b. Quan hệ cộng tác 29 c. Quan hệ giao dịch 30 d. Quan hệ cạnh tranh 31 2.4.3. Đánh giá 31 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CỦA APPLE 32 3.1. Tăng cường tối ưu hóa quy trình sản xuất 32 3.2. Đa dạng hóa nguồn cung 33 3.3. Tăng cường hợp tác với nhà cung cấp 33 3.4. Tăng cường quản lý chất lượng 33 3.5. Tạo ra môi trường làm việc bền vững 33 3.6. Chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung 34 C. KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG
Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng và mô hình chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường
Mỗi chuỗi cung ứng sẽ gắn với một loại sản phẩm và mộ thị trường mục tiêu cụ thể, đồng thời vận hành để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên chia thành 2 nhóm chính là thành viên cơ bản và thành viên hỗ trợ Nhóm thành viên cơ bản là những thành viên sở hữu và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ nguyên liệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tạo ra, duy trì và phân phối sản phẩm Nhóm thành viên hỗ trợ tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng, cung cấp các dịch vụ, đóng vai trò hỗ trợ, giúp làm tăng tính chuyên môn hóa, từ đó gia tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy chính xuyên suốt toàn bộ quá trình vận hành chuỗi: Dòng vật chất (dòng vận động biến đổi của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng); dòng tài chính (thể hiện quá trình thanh toán của khách hàng cho nhà cung cấp); dòng thông tin (thể hiện sự trao đổi thông tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung ứng)
Mô hình chuỗi cung ứng được sử dụng nhằm mô tả các hoạt động liên quan trong quá trình di chuyển của vật chất từ nhà cung cấp đến nhà tiêu dùng cuối cùng và thể hiện sự di chuyển của 3 dòng chảy trong chuỗi cung ứng.
Mô hình chuỗi cung ứng theo Wisner và cộng sự năm 2012
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) là quá trình cộng tác các doanh nghiệp và hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa hóa toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng, giá trị của chuỗi tạo ra có liên quan mật thiết đến lợi nhuận mà chuỗi cung ứng đó mang lại Nói cách khác, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là cung cấp các giá trị tối đa cho khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các thành viên trong chuỗi cung ứng Giá trị chuỗi cung ứng được xác định bằng công thức sau:
Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng - Chi phí chuỗi cung ứng
Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình cộng tác giữa các doanh nghiệp và các hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chi phí và đem lại lợi ích cho thành viên tham gia chuỗi cung ứng.
Tổng quan về chiến lược nguồn cung
Chiến lược nguồn cung là kế hoạch tổng thể nhằm xác định, đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp và hàng hóa phù hợp nhằm tối ưu hóa giá trị cho doanh nghiệp Chiến lược nguồn cung là một khía cạnh quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng với nền tảng là một chiến lược dài hạn, xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung cấp quan trọng để tối thiểu hóa chi phí, tối đa lợi nhuận và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.2.1 Các loại hình chiến lược nguồn cung a Chiến lược số lượng nhà cung cấp
Chiến lược số lượng nhà cung cấp được xác định với từng mặt hàng mua, chỉ ra hướng ưu tiên sử dụng một nhà cung cấp duy nhất hay sử dụng nhiều nhà cung cấp cho mỗi mặt hàng mà doanh nghiệp đang phát sinh nhu cầu mua hàng Đồng thời, chiến lược còn thể hiện qua mức độ quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp nhằm đưa ra các chiến lược duy trì, phát triển mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp. Đầu tiên, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng một nhà cung cấp hay chiến lược một nhà cung cấp khi đó có thể là nguồn cung duy nhất hoặc nguồn cung đơn đối với mặt hàng doanh nghiệp có nhu cầu.
Mô hình chiến lược một nhà cung cấp
Chiến lược sử dụng một nhà cung cấp có một số đặc điểm sau:
Dễ dàng thiết lập mối quan hệ: Việt sử dụng một nhà cung cấp sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp so với việc sử dụng nhiều nhà cung cấp.
Chất lượng ổn định: Hàng hóa được sản xuất theo một quy chuẩn công nghệ và quy trình sản xuất nên ít có sự biến động về chất lượng sau mỗi lần mua
Chi phí thấp: Do chỉ tập trung vào một nhà cung cấp nên thường có xu hướng giảm chi phí mua trên mỗi đơn vị sản phẩm
Sản phẩm có thể mang tính độc quyền: Nếu sản phẩm doanh nghiệp có nhu cầu được sản xuất bằng một quy trình độc quyền thì doanh nghiệp bắt buộc phải mua hàng từ nhà cung cấp duy nhất đó
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp có thể duy trì một số lượng nhà cung cấp nhất định hay còn gọi là chiến lược nhiều nhà cung cấp nhằm giúp phân tán rủi ro có thể có từ phía nhà cung cấp và có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Mô hình chiến lược nhiều nhà cung cấp
Chiến lược sử dụng nhiều nhà cung cấp có một số đặc điểm sau:
Khả năng đáp ứng nhu cầu: Nhu cầu của doanh nghiệp quá lớn, vượt qua khả năng đáp ứng của một nhà cung cấp duy nhất thì doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược sử
Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp: Sử dụng nhiều nguồn cung sẽ đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp về giá cả và chất lượng hàng hóa. Đa dạng nguồn thông tin: Nhiều nhà cung cấp sẽ có nhiều thông tin hơn về điều kiện thị trường, đặc tính sản phẩm, chính sách giá, … Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tán rủi ro: Giảm các rủi ro về khả năng cung cấp của nhà cung ứng, đảm bảo tính liền mạch của chuỗi cung ứng.
Thứ ba, doanh nghiệp xây dựng định hướng quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp theo mức độ liên minh gọi là chiến lược liên minh giữa khách hàng – nhà cung cấp Chiến lược liên minh nhấn mạnh về sự tương quan giữa số lượng nhà cung cấp và mức độ quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Vì vậy, các doanh nghiệp sử dụng chiến lược liên minh luôn phải cân nhắc trong việc xác định nhà cung cấp và có các hoạt động mang tính chiến lược nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp.
Mô hình tương quan giữa số lượng và mức độ quan hệ giữa khách hàng – nhà cung cấp
Khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược liên minh với 1 nhà cung cấp sẽ hình thành nên các hợp đồng cung ứng độc quyền với doanh nghiệp với mục tiêu chung giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp được hình thành và mục tiêu riêng của mỗi bên phải được xác định rõ ràng Lúc này, nhà cung cấp tham gia sâu vào từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp và đồng thời chia sẻ nguồn lực, lợi ích, rủi ro với doanh nghiệp Vì vậy, chiến lược liên minh đòi hỏi sự trao đổi, tương tác thường xuyên giữa cả 2 bên với những hoạt động mang tính chiến lược.
Cuối cùng, chiến lược tích hợp dọc là chiến lược nguồn cung mà trong đó doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn một hoặc nhiều giai đoạn trong xuyên suốt chuỗi cung ứng của sản phẩm đó từ phía thượng nguồn đến hạ nguồn.
Mô hình chiến lược tích hợp dọc
Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược tích hợp dọc một phần hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng bằng việc tự sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong các giai đoạn của chuỗi cung ứng nhằm giảm các chi phí từ thượng nguồn và tối đa hóa lợi nhuận thu được từ phía hạ nguồn Tuy nhiên bên cạnh các lợi ích về lợi nhuận chiến lược đem đến cho doanh nghiệp thì nó còn đòi hỏi doanh nghiệp rất lớn về nguồn lực và năng lực quản lý hay có thể nói đây là một chiến lược có tính rủi ro cao và đầy thách thức đối với doanh nghiệp áp dụng. b Chiến lược phân tầng nguồn cung
Chiến lược phân tầng nguồn cung là chiến lược cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn cung và xác định cách thức xây dựng, duy trì, phát triển và quản lý mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp nhằm mục đích giảm chi phí quản lý nhà cung cấp.
Chiến lược phân tầng nguồn cung được thực hiện dưới nhiều cấp độ:
Cấp độ 1 (chiến lược đơn giản): Chiến lược nhiều nhà cung cấp đơn giản nhất, doanh nghiệp phát sinh giao dịch trực tiếp với từng nhà cung cấp riêng lẻ Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể quan hệ trực tiếp với quá nhiều nhà cung cấp, từ đó mô hình chiến lược này chỉ phù hợp với hữu hạn số lượng nhà cung cấp
Mô hình chiến lược quan hệ nhà cung cấp - Cấp độ 1
Cấp độ 2 (chiến lược nhóm nhà cung cấp): Các nhà cung cấp riêng lẻ có các đặc điểm liên quan trong cùng lĩnh vực sẽ được doanh nghiệp kết hợp lại thành một nhóm nhà cung cấp Lúc này, doanh nghiệp sẽ phát sinh giao dịch trực tiếp với các nhóm nhà cung cấp.
Mô hình chiến lược quan hệ nhà cung cấp - Cấp độ 2
Khái quát về ma trận Kraljic
1.3.1 Mô hình ma trận Kraljic
Ma trận Kraljic là một phương pháp trong quản trị chuỗi cung ứng sử dụng để phân đoạn việc mua hàng hoặc nhà cung cấp của doanh nghiệp thành 4 nhóm, dựa trên mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và mức độ phức tạp cung ứng của mặt hàng hoặc nhà cung cấp đó.
Mô hình Kraljic là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động mua sắm hiệu quả Mô hình giúp doanh nghiệp xác định chiến lược mua sắm phù hợp cho từng nhóm hàng hóa/dịch vụ, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, mô hình Kraljic là cơ sở để doanh nghiệp xác định tầm quan trọng và xây dựng chiến lược duy trì, phát triển mối quan hệ với từng nhà cung cấp của doanh nghiệp.
1.3.2 Mô tả ma trận Kraljic
Ma trận Kraljic hình thành bởi 4 nhóm mặt hàng có mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và rủi ro cung ứng khác nhau.
Mặt hàng không quan trọng (Non-critical items) là các mặt hàng có mức độ ảnh hưởng giá trị đến doanh nghiệp thấp nhất và dễ dàng thay thế với mức độ rủi ro thấp Mục tiêu của mặt hàng
Mặt hàng trở ngại (Bottleneck items) là các thành phần có tác động thấp về mặt lợi nhuận đối với doanh nghiệp tuy nhiên gặp hạn chế về nguồn cung hoặc khả năng sản xuất Đối với mặt hàng này, doanh nghiệp cần chú trọng đến mối quan hệ trung hạn đối với nhà cung cấp để đảm bảo duy trì nguồn cung mà không chịu các tác động thay đổi chi phí.
Mặt hàng đòn bẩy (Leverage items) là mặt hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường với nguồn cung dồi dào và đa dạng nhà cung cấp Việc quản lý tối ưu các danh mục mặt hàng này là cần thiết để đảm bảo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xem xét các lời đề nghị chào hàng và tận dụng tối đa năng lực đàm phán của doanh nghiệp để ra quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Mặt hàng chiến lược (Strategic items) là các mặt hàng có ảnh hưởng lớn mang tính chiến lược đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp Rủi ro cung ứng mặt hàng cao do số lượng nhà cung cấp hạn chế và khả năng thay thế khó khăn Yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp.
THỰC TRẠNG NGUỒN CUNG VÀ QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP CỦA APPLE
Tổng quan về Apple
Apple Inc là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay được biết đến qua các sản phẩm như iPhone, MacBook, Nhưng chính xác hơn Apple Inc là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Hoa Kỳ, có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính Silicon, Cupertino, California, Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu, phát triển và bán các thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến
Ngày 01 tháng 04 năm 1976, lần đầu tiên Apple Inc xuất hiện trên thế giới dưới cái tên Apple Computer, Inc., được thành lập bởi bộ ba Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne và bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I
Ngày 09 tháng 01 năm 2007, Apple Computer Inc được đổi tên thành thành Apple Inc do lúc này việc kinh doanh đã mở rộng ra thêm nhiều sản phẩm khác như smartphone iPhone, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad,
Apple đến nay: Theo bảng xếp hạng Best Global Brands 2021, Apple dẫn đầu bảng xếp hạng thương hiệu giá trị nhất với giá trị ước tính gần 408 triệu USD với khoảng 147.000 nhân viên, 521 cửa hàng bán lẻ trên 25 quốc gia.
Kết thúc báo cáo năm tài chính 2020, tổng doanh thu của Apple lên tới 274,515 tỷ USD và tổng lợi nhuận là 66,288 tỷ USD, là công ty công nghệ lớn nhất thế giới theo doanh thu Trong đó smartphone iPhone và máy tính bảng iPad là hai sản phẩm có đóng góp lớn nhất
Từ khi thành lập cho đến nay, tổng số sản phẩm mà Apple đã sản xuất lên tới khoảng hơn 220 dòng sản phẩm Các dòng sản phẩm của Apple cho tới thời điểm hiện tại vẫn đang ngày một đa dạng và hướng đến phân khúc cao cấp, tạo cảm giác được sở hữu cho khách hàng Ta có thể kể đến một số sản phẩm cốt lõi như:
ITunes là chương trình chơi nhạc mà lưu giữ thư viện đựng cả âm nhạc trên máy của người dùng, và cũng có thể chơi và sao chép nhạc từ CD
IPad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển Được công bố ngày 27 tháng 1 năm
2010, thiết bị này tạo ra một loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay
IPod là nhãn hiệu máy nghe nhạc nén của hãng Apple Gồm; iPod shuffle và iPod nano Từ khi có mặt trên thị trường 23/10/2001, nó đã tạo ra một trào lưu và phong cách cho giới trẻ đam mê nhạc, vượt lên trên cả dòng máy Walkman nổi tiếng của Sony trước đó
IPhone là mẫu điện thoại di động của hãng điện tử Mỹ Apple Computer Tính đến nay nó mới rất nhiều thế hệ với đa dạng chủng loại và đã gặt hái được rất nhiều thành công
Ngoài ra, Apple còn nhiều sản phẩm khác như: MacBook, AirPods, Imac, Apple
Tổng giá trị cổ phiếu của Apple chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 1999 và đạt gần 50 tỷ USD vào năm 2005 Doanh thu năm 2011 tăng gần 83,6 tỷ USD so với năm
2007 Nhưng doanh thu năm 2015 của công ty đã tăng đến 125,5 tỷ USD so với năm
Vào năm 2015, Apple đã cán cột mốc doanh thu kỷ lục trong 1 quý Khi đạt gần 75,9 tỷ USD, qua đó mang về lợi nhuận lên tới 18,4 tỷ USD Theo trang VentureBeat, trong 9 tháng đầu năm 2016, Apple đã đem về 139,77 tỷ USD doanh thu
Trong quý 3 năm 2017, Apple đã đạt doanh thu 45,4 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với quý gần nhất, tỷ suất lợi nhuận gộp là 38.5% Trong đó,doanh thu của công ty đã tăng ở ba quý liên tiếp Còn lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng 17% so với năm ngoái.
Năm 2019, Apple đã báo cáo doanh thu 260.174 tỷ USD.
Năm 2020, con số là 274.515 tỷ USD.
Năm 2021, với sự xuất hiện của iPhone 13, doanh thu lại tiếp tục tăng với 39.3% so với năm 2020 Và khi sức hot của iPhone 13 chưa giảm thì Apple lại tung ra dòng iPhone 14 mới, kích thích doanh thu năm 2022 là 394.328 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2021.
Apple đã công bố kết quả tài chính cho quý một năm tài khóa 2024, kết thúc vào ngày 30 tháng 12 năm 2023 Apple đã công bố đạt doanh thu quý là 119,6 tỷ USD, tăng2% so với năm trước Thu nhập theo quý trên mỗi cổ phiếu đạt 2,18 USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu của Apple (Nguồn: Bloomberg)
Trong tất cả các dòng sản phẩm của Apple, thì doanh thu cao nhất và sức tiêu thụ lớn nhất vẫn luôn là điện thoại thông minh iPhone Con số này luôn trên đà tăng trưởng kể từ năm 2019, khi Apple Inc liên tục cho ra những dòng iPhone mới với iPhone 11 (năm
2019), iPhone 12 (quý 4 năm 2020) và iPhone SE (quý 3 năm 2020), iPhone 13 (năm
Chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone
2.2.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone
Mô hình chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone Chú thích:
2.2.2 Mô tả chuỗi cung ứng của Apple với dòng sản phẩm iPhone a Nhà cung cấp Đây là nơi tập trung các doanh nghiệp cung cấp các linh kiện đầu vào cho Apple. Hầu hết các nguyên liệu được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và một số ít công ty ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài Đa phần các nhà cung cấp đều có quan hệ đối tác lâu năm với Apple và quy mô hoạt động lớn.
Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của Apple đến từ 150 quốc gia từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Phần lớn ăng-ten, pin, kim loại, bộ cảm biến và silicon được sản xuất ngoài Mỹ
Apple tìm kiếm các bộ phận và sản xuất ra các sản phẩm, hầu hết ở nước ngoài, là một cách thức chuẩn trong ngành công nghệ Các công ty điện tử cho biết các nhà máy sản xuất châu Á có thể đáp ứng và linh hoạt hơn những công ty ở bất cứ đâu khác trên thế giới.
Một số nhà cung cấp linh kiện và thiết bị điện tử có thể kể đến như:
Samsung Display là đơn vị cung ứng lớn nhất khi chiếm đến 80 triệu tấm nền màn hình cho Apple mỗi năm Hồi tháng 9 năm ngoái, Samsung đã bắt đầu quá trình sản xuất tấm nền OLED cho thế hệ iPhone 15.
TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số lượng, với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc Công ty Đài Loan này cũng là nhà phân phối tấm cảm ứng màn hình lớn nhất cho sản phẩm iPhone của Apple Trong những năm vừa qua, trên 70% trong số doanh thu của TPK là đến từ Apple Doanh thu khổng lồ của các sản phẩm của Apple đã giúp TPK thu được mức lợi nhuận kỷ lục trong nhiều năm liền.
Japan Display đang sản xuất màn hình cho chiếc iPhone XR của Apple Đây là model duy nhất trong bộ ba iPhone 2018 của Apple sử màn hình LCD Trong 4 năm gần đây, Japan Display đã và đang cố gắng bắt kịp xu hướng sản xuất màn OLED Apple cũng vừa mới ký hợp đồng làm màn OLED cho iPhone với Japan Display Nếu có thể đáp ứng nhu cầu của Apple, Japan Display có thể sẽ trở thành một trong những nhà sản xuất màn hình OLED chính cho iPhone trong tương lai.
LG Display đã bắt đầu sản xuất các tấm nền OLED cho Apple từ đầu tháng 11 năm
2022 Trong tương lai, LG Display dự kiến sẽ cung cấp 60% nguồn cung LG Display còn được kỳ vọng sẽ phát triển màn hình gập cho iPhone trong tương lai Ngoài ra họ cũng có thể là nhà cung ứng màn hình micro LED, thậm chí là OLED cho iPad.
BOE Technology đang chuyển đổi ba nhà máy của mình thành các cơ sở có khả năng sản xuất tấm nền OLED cho Apple Cho đến nay, BOE đã sản xuất tấm nền OLED đáng kể cơ sở sản xuất màn hình sẽ cho phép BOE trở thành một trong những nhà cung cấp chính màn hình iPhone vào năm 2024 của Apple.
Corning là công ty chuyên sản xuất các tấm kính cho smartphone và được biết đến nhiều nhất với thương hiệu Gorilla Glass Apple đã sử dụng kính do Corning sản xuất kể từ khi iPhone thế hệ đầu tiên ra mắt vào năm 2007, vì vậy việc Apple luôn coi Corning là một đối tác thân thiết đáng để đầu tư trong nhiều năm liền.
Ngoài ra có thể kể đến Asahi Glass, Schott AG, Nippon cũng là những công ty cung cấp sản phẩm kính chất lượng cao cho màn hình OLED của iPhone Dow Chemical, Merck KGaA, BaSF SE, Sumimoto cung cấp các sản phẩm hóa chất cho màn hình hiển thị của Apple.
TSMC, là một trong những khách hàng lớn nhất của TSMC, Apple luôn là hãng đầu tiên sử dụng quy trình mới và độc quyền trong một thời gian dài Theo báo cáo, TSMC dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt chip 2nm vào năm 2025, iPhone 17 Pro sẽ là nhà sản xuất đầu tiên sử dụng công nghệ này và độc quyền toàn bộ năng lực sản xuất của TSMC trong năm đó.
Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới Hãng công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple Samsung vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ của Apple trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và phân phối Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng giá trên 5 tỷ USD.
Qualcomm là công ty hàng đầu về bán dẫn, di động, sản phẩm và dịch vụ viễn thông Qualcomm cung ứng nhiều linh kiện điện tử cho Apple, bao gồm bộ xử lý băng tần cơ sở, mô-đun quản lý năng lượng, bộ thu phát GSM/CDMA
LG Chem, Apple đã chọn LG Chem là nhà cung cấp pin độc quyền cho iPhone X mà công ty phát hành vào năm 2018 LG tập trung vào phát triển pin chữ L đã khiến Apple bị thuyết phục Công nghệ này cho phép Apple cải thiện dung lượng pin mà không làm tăng quá đáng kể kích cỡ sản phẩm Thiết kế chữ L cũng cho phép pin sạc nhanh hơn.
Shenzhen Desay Battery Technology (cung cấp pin lithium và hệ thống quản lý năng lượng) Được thành lập gần 40 năm trước, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này cung cấp pin lithium cho nhiều hãng thiết bị di động khác nhau, gồm cả Apple và Huawei Shenzhen đã gia nhập chuỗi cung ứng của Apple sau khi gã khổng lồ công nghệ
Mỹ chuyển sang giảm chi phí sản xuất bằng cách chuyển sang các nhà cung cấp pinTrung Quốc.
Các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng
Trước khi tìm hiểu các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng, nhóm 3 sẽ cung cấp thông tin tỷ trọng phần trăm chi phí từng linh kiện trong tổng chi phí Apple dành cho link kiện để sản xuất một chiếc iPhone 12 Pro Max 128GB Số liệu được nghiên cứu và công khai bởi Couterpart Research, cụ thể ở bảng dưới đây:
STT Linh kiện Tỷ trọng phần trăm
1 Bộ xử lý trung tâm 15.5%
9 Bảng mạch điện tử (PCB) 3.5%
Có thể thấy, để sản xuất một chiếc iPhone, số tiền Apple bỏ ra cho các linh kiện như bộ xử lý trung tâm, modem smartphone và màn hình là rất lớn, đồng thời các linh kiện này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao trong sản xuất Pin tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng chứa hàm lượng kỹ thuật lớn, rủi ro nguồn cung cao Trong khi đó, các linh kiện như âm thanh, cảm ứng chiếm tỷ trọng thấp, yêu cầu kỹ thuật đơn giản và có đa dạng nguồn cung trên thị trường.
2.3.1 Các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng
Dựa vào bảng số liệu trên, cùng với những thông tin nhóm tìm hiểu được, nhóm đưa ra các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng theo ma trận Kraljic như sau:
Các chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng theo ma trận Kraljic
- CL nhiều NCC: Chiến lược nhiều nhà cung cấp
- CL liên minh KH – NCC: Chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp
- CL ít NCC: Chiến lược ít nhà cung cấp
- CL tích hợp dọc: Chiến lược tích hợp dọc
2.3.2 Phân tích căn cứ lựa chọn
Dựa vào đặc điểm từng mặt hàng, Apple xem xét lựa chọn chiến lược nguồn cung phù hợp Trên cơ sở xét đặc điểm hàng hoá theo ma trận Kraljic, doanh nghiệp sẽ xem xét và đánh giá theo 2 yếu tố đo lường là mức độ tác động đến lợi nhuận và rủi ro nguồn cung, từ đó xác định được 4 loại mặt hàng tương ứng với 4 chiến lược nguồn cung.
Thứ nhất là mặt hàng chiến lược (Màn hình, Bộ xử lý, Modem Smartphone)
Mặt hàng chiến lược là các loại mặt hàng vừa có giá trị cao, vừa có rủi ro cao, yêu cầu cao về mặt thiết kế và chất lượng, bao hàm công nghệ kỹ thuật phức tạp, tuy nhiên doanh nghiệp cần thu mua với số lượng tương đối lớn, phải luôn sẵn có Nhóm mặt hàng này là có tác động lớn đến lợi nhuận, rủi ro cung ứng cao đối với Apple Vì vậy, chiến lược liên minh khách hàng- nhà cung cấp là chiến lược nguồn cung phù hợp Bằng chiến lược này, Apple có thể kiểm soát chất lượng từng giai đoạn của quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao của công ty Sự tham gia vào các giai đoạn sản xuất cơ bản như chip và vi xử lý giúp Apple tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, từ đó sẽ giúp công ty duy trì sự cạnh tranh trong ngành công nghệ đòi hỏi sự đổi mới liên tục bằng cách hợp tác và chia sẻ thông tin, kế hoạch, rủi ro và lợi ích với các nhà cung cấp, cũng như hỗ trợ nhau trong việc cải tiến sản phẩm và quy trình, từ đó gia tăng chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm thông qua việc chọn lọc và đào tạo các nhà cung cấp theo các tiêu chuẩn cao của Apple, cũng như kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất và cung ứng.
Thứ hai là mặt hàng đòn bẩy (Camera, Vỏ kim loại) Mặt hàng đòn bẩy là các loại mặt hàng có giá trị cao nhưng rủi ro thấp, khối lượng tiêu thụ nội bộ lớn, nguồn cung dồi dào mà doanh nghiệp sẽ thu mua với số lượng lớn nên tính cạnh tranh về giá cao Sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp để khai thác tối đa quyền chọn mua của doanh nghiệp, xác định quy mô và giá cả tối ưu Do tầm quan trọng đối với Apple cao nên việc duy trì mức chất lượng cao và tuân thủ các mục tiêu của công ty là điều rất quan trọng. Chiến lược nguồn cung ở đây là sử dụng toàn bộ sức mạnh của doanh nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm cũng như nhiều nhà cung cấp thay thế, đặt hàng họ với số lượng lớn, từ đó có thể tận dụng sức mạnh đàm phán để giảm chi phí Sử dụng nhiều nhà cung cấp giúp đa dạng hóa nguồn cung ứng, giảm thiểu rủi ro nếu một nhà cung cấp gặp vấn đề trong việc sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm Nếu một nhà cung cấp không thể đáp ứng yêu cầu, công ty vẫn có thể chuyển sang nhà cung cấp khác một cách linh hoạt.
Thứ ba là mặt hàng trở ngại (Pin) Mặt hàng trở ngại là các mặt hàng có rủi ro nguồn cung cao nhưng giá trị thấp, tuy nhiên thông số kỹ thuật phức tạp và có rất ít nguồn cung để thay thế, có thể chấp nhận giá cao nếu cần thiết Pin là mặt hàng quan trọng trong sản xuất các sản phẩm điện tử và công nghệ của Apple Việc sử dụng chiến lược tích hợp dọc giúp công ty kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng pin, gia hàng, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh về giá, bằng cách loại bỏ các trung gian, giảm thiểu chi phí vận chuyển, thuế, hải quan.
Thứ tư là mặt hàng không quan trọng (Các linh kiện khác: Bộ nhớ flash, Bộ nhớ RAM, Chip Wifi, Bluetooth, ) Mặt hàng không quan trọng là các loại mặt hàng vừa có giá trị thấp và rủi ro nguồn cung thấp, quy trình đơn giản, tự động, tuy nhiên việc sử dụng chiến lược ít nhà cung cấp lại giúp doanh nghiệp chọn lọc ra các nhà cung cấp đảm bảo yêu cầu doanh nghiệp đưa ra, giúp đảm bảo chất lượng ổn định, đồng nhất, ít sự biến động về chất lượng, đồng thời việc mua với số lượng lớn, tập trung ở một nhà cung cấp giúp Apple giảm thiểu được chi phí mua trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Việc sử dụng linh hoạt các chiến lược nguồn cung của Apple đã mang lại nhiều thành công, bao gồm:
Chiến lược tích hợp dọc
Kiểm soát chất lượng: Chiến lược này giúp Apple kiểm soát chất lượng từng giai đoạn sản xuất, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.
Năng lực nghiên cứu và phát triển: Tích hợp dọc tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, giúp duy trì sự cạnh tranh trong ngành công nghệ. Đáp ứng nhu cầu nhanh chóng: Chiến lược này giúp Apple đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt theo nhu cầu thị trường và xu hướng mới.
Chiến lược nhiều nhà cung cấp Đa dạng hóa nguồn cung: Sử dụng nhiều nhà cung cấp giúp Apple đa dạng hóa nguồn cung ứng và giảm thiểu rủi ro nếu một nhà cung cấp gặp vấn đề.
Giảm chi phí và đàm phán tốt: Sức mạnh đàm phán tăng lên khi có nhiều lựa chọn nhà cung cấp, giúp Apple giảm chi phí và tăng cường lợi nhuận.
Chiến lược ít nhà cung cấp
Sử dụng ít nhà cung cấp giúp Apple quản lý và điều phối quá trình sản xuất và cung ứng một cách hiệu quả hơn Từ đó có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm nguy cơ trục trặc trong chuỗi cung ứng.
Chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp
Chia sẻ lợi ích: Các đối tác trong liên minh có thể chia sẻ kỹ thuật, công nghệ mới trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Mạng lưới liên minh lớn mạnh: Apple đã xây dựng được một mạng lưới nhà cung cấp rộng khắp, đa dạng và tin cậy, hỗ trợ hãng trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển sản phẩm mới. b Hạn chế
Tuy nhiên, chiến lược này cũng tồn tại những hạn chế nhất định Apple cần liên tục duy trì sự cân nhắc và linh hoạt để đối phó với các thách thức.
Chiến lược tích hợp dọc
Quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp (theo ma trận Kraljic)
2.4.1 Ma trận Kraljic quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp Để xác định quan hệ giữa Apple và nhà cung cấp dựa theo ma trận Kraljic, chúng ta cần xem xét hai tiêu chí chính: mức độ quan trọng của nhà cung cấp đối với lợi nhuận của công ty và mức độ phức tạp hoặc rủi ro của thị trường cung ứng Dựa trên những tiêu chí này, chúng ta có thể phân loại quan hệ giữa Apple và nhà cung cấp với một số mặt hàng điển hình vào bốn loại sau:
Quan hệ của Apple với các nhà cung cấp theo ma trận Kraljic
2.4.2 Phân tích quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp a Quan hệ hợp tác
Apple có một mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp trên toàn thế giới để cung cấp linh kiện, vật liệu và dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm của mình Quan hệ hợp tác giữa Apple và các nhà cung cấp được xây dựng dựa trên nguyên tắc minh bạch, công bằng và bền vững Các nhà cung cấp của Apple phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đạo đức kinh doanh. Điển hình là việc hợp tác giữa Apple và nhà cung cấp camera cho Iphone 14.SEOUL - LG Innotek, một nhà sản xuất linh kiện điện thoại di động lớn của Hàn Quốc,đang chạy đua để mở rộng nguồn cung cấp cho Apple thông qua nỗ lực đầu tư có thể khiến hãng này dễ bị tổn thương trước những thay đổi đột ngột trên thị trường iPhone hàng đầu của Apple LG Innotek đã cung cấp camera sau cao cấp cho Apple và sẽ chia thị phần camera trước với công ty Sharp của Nhật Bản Đây là lần đầu tiên Apple hợp tác với một công ty Hàn Quốc cung cấp linh kiện này LG Innotek được cho là sẽ được hưởng lợi rất nhiều Không chỉ cung cấp hệ thống camera sau, LG Innoteck đồng thời cung cấp camera trước LG Innoteck dự kiến sẽ đạt doanh số hàng nghìn tỷ USD chỉ từ đơn đặt hàng camera trước cho dòng iPhone 14 Đơn vị LG đã kiếm được hơn 11 nghìn tỷ won(7,9 tỷ USD) từ việc bán mô-đun máy ảnh cho iPhone vào năm 2021, chiếm khoảng 75%
Foxconn sản xuất một phần đáng kể iPhone của Apple, chiếm 60 đến 70% số thiết bị được bán ra hàng năm Apple phụ thuộc rất nhiều vào Foxconn với tư cách là khách hàng lớn nhất của doanh nghiệp, khiến việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trở thành mối quan tâm hàng đầu Khi nói đến iPhone, Foxconn không chỉ xử lý việc sản xuất và đáp ứng thời hạn chặt chẽ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa tầm nhìn thẩm mỹ của Apple được thể hiện qua lớp vỏ kim loại Nhà sản xuất theo hợp đồng đã có thể kết hợp liền mạch các bộ phận bằng nhôm với nhiệt ma sát và sử dụng một kỹ thuật gọi là anodization để xử lý bề mặt kim loại Không quá lời khi nói rằng sự thành công của iPhone phụ thuộc vào Foxconn, còn sự tăng trưởng của Foxconn phụ thuộc vào iPhone. b Quan hệ cộng tác
Quan hệ cộng tác giữa Apple và các nhà cung cấp sẽ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty và hoạt động trong một thị trường cung ứng phức tạp hoặc rủi ro cao. Apple có một mạng lưới cung ứng rộng lớn với nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới để sản xuất các sản phẩm của mình Các nhà cung cấp chính của Apple bao gồm Foxconn, Pegatron (các công ty sản xuất điện tử lớn tại Đài Loan), Samsung (cung cấp màn hình và chip), TSMC (cung cấp chip), LG Display, Japan Display, Qualcomm (cung cấp chip) và nhiều nhà cung cấp khác.
Samsung Display và LG Display: Cả hai công ty Hàn Quốc này thường là nhà cung cấp màn hình OLED cho các dòng iPhone cao cấp của Apple, như iPhone Pro và Pro Max Quan hệ với các nhà cung cấp này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp màn hình, mà còn bao gồm việc phát triển công nghệ mới và tối ưu hóa sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Apple BOE, công ty sản xuất panel màn hình Trung Quốc, hiện đang là một trong những đối tác của Apple sẽ đầu tư một nhà máy sản xuất panel OLED tại Việt Nam. BOE bắt đầu cung cấp tấm nền màn hình OLED cho các mẫu iPhone 6,1 inch vào năm
2021 Đóng góp của doanh nghiệp này chiếm khiêm tốn 10% tổng số màn hình iPhone trong năm đó.Sau đó, Apple phát hiện ra rằng BOE đã thực hiện những thay đổi thiết kế trái phép đối với tấm nền OLED của mình Cụ thể, BOE đã mở rộng độ rộng mạch của bóng bán dẫn màng mỏng mà không có sự chấp thuận của Apple Khi thay đổi này bị phát hiện, Apple đã kịp thời dừng sản xuất với BOE Kết quả là khối lượng sản xuất tấm nền của BOE đã giảm mạnh Apple gần như đã loại BOE khỏi chuỗi cung ứng iPhone 13 Bất chấp thất bại này, BOE khó có thể bị loại trừ vĩnh viễn Sự hiện diện của nó gây áp lực buộc Samsung Display và LG Display phải cạnh tranh hơn và giảm giá Nhà máy của BOE ở Tứ Xuyên vẫn hoạt động và họ có thể tìm cách giải quyết để đáp ứng các yêu cầu của Apple Tham vọng của BOE sẽ là vượt Samsung để trở thành nhà cung cấp màn hình lớn nhất cho iPhone (Apple bỏ màn hình Iphone BOE sau khi phát hiện những thay đổi thiết kế bất ngờ - Hartley Chariton - 4/5/2022 )
Về bộ xử lý, TSMC là một trong những nhà sản xuất bộ xử lý hàng đầu thế giới và là đối tác chính của Apple trong việc sản xuất các chip A-series được sử dụng trong iPhone và iPad của họ Apple đã liên tục hợp tác với TSMC để phát triển công nghệ sản xuất chip tiên tiến và đáp ứng nhu cầu cao của mình Apple và Qualcomm đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp sản xuất smartphone Mặc dù Apple đã rất nỗ lực trong việc phát triển chip modem của riêng mình, tuy nhiên công ty vẫn còn phải phụ thuộc vào Qualcomm.
Mối quan hệ cộng tác giữa Apple và các nhà cung cấp thường được xây dựng dựa trên các hợp đồng dài hạn, cam kết chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp. Apple thường đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường đối với các nhà cung cấp của mình Mục tiêu của Apple là đảm bảo rằng sản phẩm của họ được sản xuất theo các tiêu chuẩn cao nhất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. c Quan hệ giao dịch
Các nhà cung ứng pin thường được Apple thiết lập mối quan hệ giao dịch Bởi nó là những mặt hàng giá trị không cao và số lượng nhà cung cấp nhiều Đối với mối quan hệ này, Apple sẽ dừng lại ở mức giao dịch với mục tiêu tối ưu hóa chi phí , không cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp LG Chem - đây là một trong những nhà cung cấp pin lớn cho Apple Đầu năm 2013, LG Chemical cung cấp pin cong đầu tiên trên thế giới. Công nghệ thiết bị đeo cũng đang thúc đẩy các kiểu dáng mới từ các công nghệ pin cũ hơn Ví dụ, LG Chemical cũng đã phát triển một loại pin bậc thang, kết hợp hai viên pin theo một "thiết kế bậc thang" (lồng lên nhau), cho phép tạo ra những thiết kế không chính thống, lấp đầy mọi ngóc ngách trống rỗng của điện thoại thông minh Chiếc MacBook mới ra mắt đầu năm 2015 cũng áp dụng khái niệm này cho pin của mình.
Samsung SDI (công ty con của Samsung) Công ty được cho là đang sửa đổi dây chuyền sản xuất ở Hàn Quốc để có thể sản xuất pin mới và đã xây dựng một dây chuyền thí điểm cho phương pháp xếp chồng ở Trung Quốc Theo The Elec reports - Samsung có thể đang tìm cách giành được đơn đặt hàng từ Apple cho loại pin mới Samsung SDI trước đây từng cung cấp pin cho các mẫu MacBook và iPad nhưng chưa bao giờ sản xuất pin cho iPhone Hiện nay, nhà cung cấp pin chính của Apple là Amperex Technology của Trung Quốc Apple hiện đang sử dụng pin đa cell hình chữ L trên iPhone, nơi nhiều pin được kết nối để tận dụng tốt nhất không gian bên trong và tăng tuổi thọ pin Pin có mật độ năng lượng cao hơn có thể cho phép Apple loại bỏ thiết kế đa cell, giải phóng không gian bên trong và làm cho iPhone nhẹ hơn mà không làm giảm tuổi thọ pin hoặc giữ nguyên thiết kế và tăng thời lượng pin vừa phải (Công nghệ pin Samsung được chuyển thể từ xe điện có thể tăng tuổi thọ pin iPhone - Hartley Chariton - 20/4/2022)
Ngoài ra còn có Shenzhen, Everwin Precision, Desay Battery, Sunwoda Electronic Co.,
Vì giá một chiếc điện thoại thông minh khá cao và việc cắt giảm những chi phí có thể như pin, để mở rộng thị phần luôn được cân cân nhắc Apple sẽ tìm nhà cung ứng để có thể tiết kiệm chi phí tối thiểu cho mình d Quan hệ cạnh tranh
Những mặt hàng về bộ nhớ flash , bộ nhớ RAM, thì thường có rất nhiều nhà cung cấp, mặt hàng đơn giản, chỉ cần đảm bảo tính năng Ví dụ về một số nhà cung cấp lớn về cung cấp bộ nhớ RAM cho Apple như Samsung, SK Hynic, Micro, Cạnh tranh giá cả là một yếu tố quan trọng khi các nhà cung cấp cố gắng cạnh tranh để thu hút Apple làm đối tác Apple thường muốn đảm bảo rằng họ nhận được giá cả cạnh tranh nhất từ các nhà cung cấp của mình Bên cạnh đó, Apple cũng đặt ra tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm của mình Do đó, các nhà cung cấp phải cạnh tranh để cung cấp bộ nhớ có chất lượng cao nhất và đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của Apple về độ tin cậy và hiệu suất Vậy nên với các nhà cung ứng mặt hàng thường sẽ có cạnh tranh về giá cả này thì Apple sẽ tìm và thiết lập với đối tác sao cho có thể tối ưu hóa chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của họ Apple có một mạng lưới rộng lớn các nhà cung cấp trên toàn cầu, từ các nhà sản xuất linh kiện cho đến nhà cung cấp dịch vụ và vận chuyển Quan hệ này được xây dựng dựa trên sự tin cậy, cam kết và tôn trọng lẫn nhau.
Apple đặt ra các tiêu chuẩn cao về chất lượng và hiệu suất cho các nhà cung cấp của mình Họ cũng đòi hỏi các nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và bảo vệ môi trường Điều này có thể tạo ra áp lực lớn đối với các nhà cung cấp, nhưng cũng đồng thời tạo ra cơ hội để họ cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mối quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ trong việc phát triển sản phẩm mới và cải tiến công nghệ Apple thường xuyên làm việc với các đối tác của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đột phá, từ việc nghiên cứu và phát triển đến sản xuất và tiếp thị.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN CUNG CỦA APPLE
Tăng cường tối ưu hóa quy trình sản xuất
Apple nên tiếp tục tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách sử dụng các phương pháp sản xuất tinh gọn và các công nghệ sản xuất tiên tiến như: in 3D kim loại, tích hợp linh kiện, hay sử dụng các vật liệu tiên tiến như graphene và sapphire, … giúp cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lãng phí từ việc sử dụng tài nguyên đến quản lý nhân lực và quy trình công nghệ.
Đa dạng hóa nguồn cung
Apple tiếp tục tăng cường đa dạng hóa nguồn cung (nhưng phảii đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng mà Apple đặt ra) để giảm rủi ro và phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp Điều này có thể bao gồm việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp trên toàn cầu.
Apple có thể tìm kiếm và hợp tác với nhiều nhà cung cấp ở nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Bằng cách này, khi một nhà cung cấp gặp vấn đề, công ty vẫn có thể tiếp tục sản xuất bằng cách chuyển sang nguồn cung từ các nhà cung cấp khác mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất và cung ứng của mình Điều này giúp công ty giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng họ có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tăng cường hợp tác với nhà cung cấp
Apple tiếp tục xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và công bằng với các nhà cung cấp chính và phụ, đảm bảo tính liên tục của nguồn cung bao gồm cung cấp đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện chất lượng và hiệu suất sản phẩm
Apple tiếp tục duy trì và náng cao hiệu quả chương trình Đối tác Nhà cung cấp(bao gồm đào tạo và phát triển, hỗ trợ kĩ thuật, nghiên cứu và phát triển, chia sẻ thông tin) Ngoài ra, Apple có thể hỗ trợ tài chính cho các nhà cung cấp để họ đầu tư vào công nghệ mới, mở rộng năng lực sản xuất và cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tăng cường quản lý chất lượng
Tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn chất lượng cao và thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được tiêu chuẩn của Apple (giúp khách hàng đặt niềm tin và sản phẩm mà họ đang tiêu dùng).
Tạo ra môi trường làm việc bền vững
Đảm bảo rằng tất cả các nhà cung cấp đều tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững và xã hội, đồng thời khuyến khích các biện pháp bảo vệ môi trường và nhân quyền lao động. Để tạo ra một môi trường làm việc bền vững có thể được áp dụng các biện pháp sau: Đánh giá và xác định các tiêu chuẩn bền vững: Thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể về bền vững và xã hội mà tất cả các nhà cung cấp phải tuân thủ Điều này có thể bao gồm tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh, quản lý môi trường, quyền lao động và công bằng xã hội.
Hỗ trợ và đào tạo: Cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho các nhà cung cấp để họ có thể hiểu và thực hiện các tiêu chuẩn bền vững một cách hiệu quả
Theo dõi và đánh giá: Thực hiện các hoạt động theo dõi và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng các nhà cung cấp đang tuân thủ các tiêu chuẩn được đặt ra và thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện môi trường làm việc của họ.
Khuyến khích cải thiện liên tục: Khuyến khích các nhà cung cấp thực hiện các biện pháp cải thiện liên tục để nâng cao môi trường làm việc của họ và đạt được các tiêu chuẩn bền vững cao hơn.
Chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung
Trong những năm gần đây, sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới đã ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu, đặc biệt đối với những tập đoàn lớn như Apple.Trong giai đoạn Covid-19, khi nguồn cung của hãng tập trung nhiều ở Thượng Hải, việc chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp giãn cách để chống dịch đã khiến hoạt động sản xuất ngưng trệ nặng nề Hay mới hơn là xung đột Nga – Ukraina khiến nguyên vật liêu tăng giá đi kèm với rủi ro vận chuyển lớn Chính vì thế, việc chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung là một phần quan trọng trong khả năng quản lý rủi ro và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh Đối với Apple, công việc này có thể được thực hiện theo các cách sau:
Diversification of Suppliers (Đa dạng hóa nguồn cung): Apple có thể tăng cường đa dạng hóa mạng lưới nhà cung cấp của mình trên toàn cầu Điều này giúp giảm thiểu tác động của sự gián đoạn từ một nhà cung cấp cụ thể.
Inventory Management (Quản lý tồn kho): Apple có thể duy trì một mức tồn kho an toàn để đối phó với các tình huống không lường trước, như sự gián đoạn nguồn cung. Việc này giúp họ có thể tiếp tục sản xuất và cung cấp sản phẩm mặc dù có sự gián đoạn.
Supplier Relationship Management (Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp):
Apple có thể tăng cường hợp tác và giao tiếp chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo rằng họ có thông tin đầy đủ và kịp thời về bất kỳ vấn đề nào có thể gây ra sự gián đoạn nguồn cung.
Risk Assessment and Mitigation (Đánh giá và giảm thiểu rủi ro): Apple có thể tiến hành đánh giá rủi ro định kỳ và phát triển các kế hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, chiến lược nguồn cung và quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp không chỉ là một phần quan trọng của hoạt động doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của doanh nghiệp Nhóm đã thấy rõ rằng, việc hiểu và tận dụng tối đa nguồn cung và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích, từ việc tối ưu hóa chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự ổn định trong cung ứng, đến việc thúc đẩy sáng tạo và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Thông qua bài thảo luận về đề tài “Nghiên cứu chiến lược nguồn cung được Apple sử dụng và xác định quan hệ giữa Apple với các nhà cung cấp theo ma trận Kraljic với dòng sản phẩm iPhone”, nhóm chúng em đã tập trung vào phân tích các khía cạnh quan trọng của chuỗi cung ứng và mối quan hệ với các nhà cung cấp Phần đầu tiên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về cơ sở lý thuyết về chiến lược nguồn cung, bao gồm tổng quan về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và chiến lược nguồn cung, cũng như khái quát về ma trận Kraljic Phần thứ hai đã tập trung vào thực trạng nguồn cung và quan hệ với các nhà cung cấp của Apple Nhóm đã đi sâu vào lịch sử và sản phẩm của Apple, cũng như phân tích mô hình chuỗi cung ứng của họ và các chiến lược nguồn cung được áp dụng Quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp đã được đặc biệt quan tâm, đặc biệt là thông qua việc áp dụng ma trận Kraljic để đánh giá và phân tích Phần cuối cùng của đề tài nhóm đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn cung của Apple. Các giải pháp này bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin, tối ưu hóa quy trình sản xuất, hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, tăng cường quản lý chất lượng và theo dõi hiệu suất.
Tổng thể, việc nắm vững chiến lược nguồn cung của Apple là rất quan trọng để hiểu rõ cách họ tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường Đồng thời, việc nghiên cứu về quan hệ giữa Apple và các nhà cung cấp thông qua ma trận Kraljic đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà họ quản lý và tối ưu hóa mối quan hệ đối tác Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sức mạnh và thành công của Apple trong việc quản lý chuỗi cung ứng.
Nhóm tin rằng trong tương lai, vấn đề quản lý nguồn cung và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 PGS.TS An Thị Thanh Nhàn (2021), Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống kê
2 Website của Apple
3 Hoàng Hà (2019), Doanh thu Q4/2019 của Apple: AirPods, Apple Watch, dịch vụ ghi công lớn, iPhone sụt giảm