1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kết thúc học phần thiết kế điều hành tour

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SINH VIÊN TỔNG QUAN VỀ ĐẮK LẮKĐắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là một trong những cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia trong đó thành phố Bu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀUKHOA DU LỊCH VÀ SỨC KHOẺ

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦNTHIẾT KẾ ĐIỀU HÀNH TOUR

NGƯỜI THỰC HIỆN :

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 01 năm 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Báo cáongày 2

Khánh Linh

Báo cáongày 1

Báo cáongày 3

04 Nguyễn Thị ThuHà

Tổngquan dăklắk, làmword

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên chúng em xin kính gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Quang Thái,đã nhiệt tình giảng dạy và cố gắng truyền tải, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quátrình hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học Nghiệp vụ du lịch.

Và chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ban giám hiệu trườngĐại học Bà Rịa Vũng Tàu, đến thầy Nguyễn Quang Thái – Trưởng khoa du lịch, và cácthầy cô khoa du lịch trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo ra 1 chuyến tour đầy ýnghĩa cho tụi em học tập và trải nghiệm Cảm ơn thầy Thái đã đồng hành cùng chúngem trong chuyến đi miền Tây 3 ngày 3 đêm vừa qua và chia sẻ những kinh nghiệm quýbáu của mình đến với các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơn!!!

Trân trọng!

SINH VIÊN TỔNG QUAN VỀ ĐẮK LẮK

Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là một trong những cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia trong đó thành phố Buôn Ma Thuộtlà đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, được định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Diện tích: 13.125,37 km²

Khí hậu: Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm,

vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

Địa hình: Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao

nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình,

Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.

Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ),

Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M'Gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng

Dân số: 1.733.113 người (tính đến năm 2009), gồm 41 dân tộc anh em sinh sống.

Đắk Lắk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn, đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Nhóm đất đỏ phần lớn nằm trên địa hình tươngđối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v

Trang 5

Đắk Lắk có 2 hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và lưu vực sông Ba.

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, Ở đây có vườn quốc gia Yôk Đôn là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam

Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Trang 6

• Sáng: 6h30- 7h00: Đến Buôn Mê Thuột, vào buổi sáng đầu tiên tại Buôn Mê Thuột, đoàn đã dùng điểm tâm sáng tại Thác Dray Nur.

• 7h00- 9h30: Tham quan Thác Dray Nur danh lam đệ nhất thác hùng vỹ và đẹpnhất Tây Nguyên, tìm hiểu khám phá dòng sông duy nhất chảy ngược.

THÁC DRAYNUR

Thác Draynur hay còn gọi là Dray Nur gắn với hai truyền thuyết khác nhau, vớihai cách giải thích tên khác nhau Với giải thích Dray Nur- nghĩa là thác cái, thácVợ - thác gắn liền với mối tình “ Romeo và Juliet” của núi rừng

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhautha thiết, nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm.Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa haibản, vào một đêm trăng cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau Tức giậnvì sự ích kỉ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giôngbão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi củahai dòng tộc Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơiđược cho là nơi ở của vua Thủy Tề Ngày xưa, vua Thủy Tề có một đứa con traitên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú, và rất thích chu du ngắm cảnh.Một ngày nọ, chàng gặp hai nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang

Trang 7

qua Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mất sớm nên cuộc sống trở nênnghèo khó, phải đào củ mài mà ăn Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng vềnhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng.Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người Nhưngcông chúa, vợ chàng lo sợ nếu chồng đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nêntìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước khôbg rời Không còn cách nào khác, chàngđành hóa thân thành con Dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha Người vợcứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại Từ đó, ngườidân nơi đây gọi ngọn thác này là Dray Nur, nghĩa là con thác Dũi vàng.

Hai truyền thuyết khác nhau, nhưng những dòng nước lao từ những vách đáthẳng đứng, vỡ ra từng giọt tung tóe vào nhau, xô đẩy nhau của thác lại giống nhauở một điểm, đó là tựa như những giọt nước mắt khóc kẻ ở người đi.

• 9h30- 11h00: Khởi hành về Buôn Ma Thuột, đoàn ghé tham quan và tìm hiểu mô hình cafe chồn Kiên Cường ( Hoàng Hoa Thám) - sản phẩm cafe thơm ngon độc đáocủa Buôn Mê Thuột.

Cà phê chồn được nhắc đến như một truyền thuyết Nó xuất hiện một cáchtự nhiên vào nửa đầu thế kỉ 20 khi vùng Tây Nguyên còn thưa thớt dân cư vànhững đồn điền cà phê của người Pháp còn nằm sâu trong những cánh rừng đại

Trang 8

ngàn Những cánh rừng ở Tây Nguyên vốn là nơi trú ngụ của nhiều loại độngvật hoang dã, trong đó có loài chồn và những trái cà phê đã trở thành một trongnhững loại thức ăn của chúng Trong năm chỉ có một mùa cà phê duy nhất từtháng 8 đến tháng 12 Trong khoảng thời gian này, người ta thường bắt gặpnhững con chồn rừng lẻn vào các đồn điền cà phê để thưởng thức những trái càphê mà chúng lựa chọn rất kĩ bằng bản năng siêu phàm của mình.

Cũng trong đêm đó, những hạt cà phê đã bị tiêu hóa một phần được thải ra.Khi những người nông dân đi thu hái cà phê đã thấy những hạt cà phê kì lạ này,họ mang về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và chế biến chúng thành thứcuống Nhờ vậy, họ đã phát hiện ra một loại thức uống có hương vị ngon hơnhẳn cà phê thông thường Từ đó, cứ đến mùa cà phê, người nông dân ngoài việcđi thu hái cà phê còn đi lượm những hạt cà phê chồn để tạo nên cà phê chồnthơm ngon hiếm có, loại cà phê mà những ai đã từng được thưởng thức thì sẽkhông bao giờ quên Truyền thuyết cà phê chồn đã ra đời như vậy.

Tại đây đoàn được tận mắt thấy hình ảnh những chú chồn, và được tìm hiểurõ hơn về mô hình sản xuất cafe chồn, biết được cách mà họ sản xuất rađược thứ cafe thơm ngon bậc nhất Được giải đáp tất cả các thắc mắc vềviệc sản xuất cafe chồn chất lượng nhất đến tay khách hàng.

Trang 9

• 11h00 – 11h30: Nhận phòng khách sạn tại thành phố Buôn Mê, dùng cơm trưa và nghỉ ngơi.

CHIỀỀU NGÀY 1

14h00-15h00: Đoàn khởi hành đi tham quan Bảo Tàng Đắk Lắk – nơi trưng bàycác hiện vật của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk, nghe thuyết minh vàxem phim tư liệu về lịch sử hình thành cũng như truyền thống đấu tranh anh hùngbất khuất của anh em các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk là một di tích lịch sử của tỉnh ĐắkLắk, nằm gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột Là bảo tàng đầu tiên của ViệtNam sử dụng 4 ngôn ngữ trong trưng bày, gồm Việt, Pháp, Anh và tiếng Ê Đê Nơiđây là sự hợp tác của Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Đượcthiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê -dân tộc chiếm số lượng đông nhất Đắk Lắk.

Trang 10

Phía ngoài bảo tàng Đắk Lắk

Với chiều dài 130m, rộng gần 65m, trên 9.200m vuông tốn gân 80 tỷ đồng Ởđây trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị Trước mắt bạn là một khônggian thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, với nhiều các loài động, thực vật,… Không gian rộng lớn này được bố trí thành 3 không gian trưng bày với 3 phầnnội dung lớn, gồm đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.

Các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng Đắk Lắk

Trang 11

Hiện tại đây là một điểm tham quan thú vị của du khách trong và ngoài nước khiđến với thành phố Buôn Ma Thuột Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng ĐắkLắk đã phần nào tái hiện, cung cấp cho người xem toàn cảnh lịch sử phát triển,những giá trị văn hóa độc đáo của con người, thiên nhiên của vùng cao nguyênhoang dã từ thời kỳ đồ đá cho đến nay, qua đó phản ánh những đặc trưng củavùng đất Tây Nguyên nắng gió.

15h00-15h45: Đoàn tiếp tục viếng thăm ngôi chùa độc đáo: Sắc Tứ KhảiĐoan, tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộcTây Nguyên do chính Hoàng Hậu Nam Phương chủ trì xây dựng.

Chùa sắc tứ Khải Đoan thường được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như chùa Lớn, chùa Tỉnh Hội… Theo tương truyền, tên của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy, vợ của nhà vua Khải Định kết hợp lại và tạo thành tên chùa Sắc Tứ Khải Đoan Đây cũng là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất Cao Nguyên đầy nắng và gió Với tổng diện tích lên đến gần 7 mẫu đất,Chùa Sắc Tứ Khải Đoan chính là công trình Phật giáo vô cùng đồ sộ và đây cũnglà ngôi chùa thờ Phật được nhiều người tìm đến nhất tại Đắk Lắk.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được thành lập vào năm 1951, trong suốt nhiều năm quachùa liên tục được trùng tu và xây dựng thêm Chùa Sắc Tứ Khải Đoan đã trải qua thời gian phát triển và trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất tại miền Trung.

Trang 12

Kiến trúc độc đáo của Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan mang đậm lối kiến trúc cung đình Huế, kết hợp với đó kiểu dáng thiết kế nhà sàn của Tây Nguyên và nhà dài của người Ê Đê Các gian của chùa được xây nối tiếp nhau trông vô cùng uy nghi và đồ sộ Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được xây dựng không quá cao, các gian chùa rộng lớn tạo nên thế vững trãi giữa đất trời.

Chất liệu để xây dựng nên Chùa Sắc Tứ Khải Đoan chủ yếu là gỗ Tông màu nâu trầm của gỗ khiến cho ngôi chùa càng thêm phần trầm mặc và cổ kính hơn Từngđường nét điêu khắc trên các bức tường, cột chùa đều trông vô cùng tinh xảo và kỳ công Trên mảnh đất cao nguyên miền Trung, ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan uynghi và vững trãi khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ mỗi khi có dịp ghé thăm.Cho đến ngày nay, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan trở thành một trong những ngôi chùalớn và lâu đời bậc nhất tại Buôn Ma Thuột Ngôi chùa này đã sống cùng thời gianhơn một nửa thế kỷ, chứng kiến biết bao sự thăng trầm đổi thay Vẻ đẹp của Chùa Sắc Tứ Khải Đoan chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp kiến trúc, thiên nhiên giao hòa, quan trọng hơn cả là nét đẹp khắc cốt lịch sử ngàn đời không gì có thể thay thế.

16h00-17h00:Đến tham quan Nhà đày Buôn Ma Thuột, nơi từng giam giữ, đàyải tù nhân chính trị khốc liệt

Nhà đày Buôn Ma Thuột không chỉ là nơi chứng tích tội ác của thực dân, đế quốc mà còn là nơi rèn luyện ý chí kiên cường của các chiến sỹ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Được xây dựng từ những

năm 1930-1931, Nhà đày Buôn Ma Thuột là một hệ thống khép kín có diện tích gần 2ha với tường dày 40cm, cao 4m bao bọc xung quanh, 4 góc cửa đều có vọng gác Bên trong có xà lim, nhà xưởng, nhà kho, bếp ăn và 6 dãy lao tập thể, mỗi dãy lao có diện tích khoảng 180m2 có thể giam khoảng hơn 100 tù nhân, cổng chính quay về phía Nam.

Trang 13

Nhà đày Buôn Mê Thuột

Nhà đày xuất hiện như một công cụ đàn áp, khủng bố của thực dân đối với cách mạng Việt Nam, đây là nơi giam giữ và đày ải những người yêu nước, Đảng viênCộng sản bị bắt và bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ Mặt khác, Nhà đày còn là sản phẩm độc ác của chính quyền thực dân phong kiến: Chúng lợi dụng khí hậu khắc nghiệt của vùng Tây Nguyên, kết hợp với các biện pháp tra tấn dã man, tàn bạo để giết dần, giết mòn ý chí cách mạng của những người con yêu nước

Tái hiện cảnh tra tấn dã man tù nhân tại nhà đày

Khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà đày Buôn Ma Thuột được giải vây, tùnhân được giải phóng Đến năm 1954 khi Mỹ xâm lược nước ta, chúng tiếp tục

Trang 14

sử dụng nơi đây để giam giữ tù nhân và chia Nhà đày làm hai phần: một bên phục vụ quân nhu, một bên là Trung tâm cải huấn và xây dựng một số công trình khác nhà Nguyện, nhà Quốc thái dân an, nhà tra tấn, dãy xà lim….

Sau năm 1975, Nhà đày Buôn Ma Thuột được giao lại cho Ty Công an quản lý, năm 1979 Nhà đày được chuyển lại cho Sở Văn hóa và Thông tin quản lý (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Năm 1980 Nhà đày Buôn Ma Thuột được Bộ Văn hóa và Thông tin đặc cách xếphạng là Di tích lịch sử quốc gia Đến ngày 24/12/2018 được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

17h20-18h30: Về khách sạn nghỉ ngơi, dùng cơm chiều với một số mónăn ẩm thực Tây Nguyên Tự do khám phá Ban Mê về đêm (thưởng thứcđặc sản phố núi chợ đêm, bún đỏ)

Ngày 2: Khám phá Bản Đôn hùng vĩSáng:

6h00-6h45: Ăn sáng buffet tại khách sạn, đoàn ra xe khởi hành đi tham quankhu du lịch sinh thái Bản Đôn tận mắt ngắm nhìn những chú voi Tây Nguyên,, cùng cưỡi voi lội qua dòng sông Sêrêpôk.

7h00-11h15: Trải nghiệm đi cầu treo bắc qua đảo Ây Nơ và ngắm sông Sêrêpôkchảy ngược duy nhất tại Việt Nam Tham quan Nhà sàn cổ hơn 120 năm củangười Lào, nghe thuyết trình nghệ thuật săn bắt và thuần dưỡng voi rừng Thamquan Nhà mồ vua săn voi Amacông, tìm hiểu loại thuốc bí truyền Amacông.Cưỡi voi vượt Sông Sêrêpốk hoặc dạo chơi Buôn Làng

Cầu treo Sêrêpôk hay cầu treo Buôn Đôn là một địa điểm du lịch BuônMa Thuột rất nổi tiếng nằm trong khu du lịch Buôn Đôn Cũng giống nhưbao cây cầu treo bắc qua sông, cầu treo sông Sêrêpôk được làm bằng tre,nứa, song, mây Đặc biệt, bản cầu và dây treo còn được gia cố thêm cápsắt để cầu vững chắc hơn Chính vì thế, du khách có thể hoàn toàn yêntâm đi lại tham quan cầu dù cầu treo sông Sêrêpôk có lắc lư đôi chút Khimới đến cầu treo sông Sêrêpôk, điều đầu tiên du khách nhìn thấy đó là

Trang 15

cảnh một chiếc cầu treo được làm từ tre, nứa đơn sơ, bắc qua một gốccây Gừa cổ thụ Không biết gốc Gừa này đã tồn tại bao nhiêu năm? Thếnhưng, tán cây của nó bao trùm cả một khoảng sông rất rộng, còn gốccây trở thành điểm đặt chân lên cầu treo sông Sêrêpôk.

Cầu treo sông Sêrêpôk

Amakong là ngôi nhà sàn cổ có tuổi đời lên đến 130 tuổi nổi tiếng khắp vùng đất Tây Nguyên Được biết đến là nơi ở của “vua săn voi” Khun Yu Nốp nên nhà cổ Amakong luôn thu hút sự tò mò của biết bao du khách gần xa Thế nên người nào đi du lịch Tây Nguyên cũng đều muốn ghé qua đây để tận mắt chiêmngưỡng nhà Amakong Ngôi nhà này có nhiều điểm đặc biệt khiến cho du khách vô cùng thích thú.Được làm hoàn toàn từ những loại gỗ quý hiếm và đắt giá nhất tại Tây Nguyên.Được nghe con cháu của cụ Amakong kể những câu chuyện, huyền thoại về ông vui săn voi nổi tiếng một thời của Buôn Đôn.Lưu giữ nhiều hiện vật gắn liền với vua săn voi trong quá trình bắt voi, đời sống sinh hoạt Đặc biệt là những bảo vật giá trị được vua Lào, vua Bảo Đại trao tặng…Được giới thiệu những sản vật quý của Tây Nguyên và những bài thuốc quý của Amakong giúp bồi bổ sinh lực.

Trang 16

Nhà sàn Amakong

Mộ “vua săn voi” Amakong – con rể của vua voi Y Thu Ngoài tài săn bắt và thuần dưỡng 298 con voi, ông còn tạo nên thương hiệu thuốc “Amakong” lẫy lừng Dễ nhận thấy đây là ngôi mộ của một bậc vương giả giữa chốn rừng sâu Các họa tiết, chạm khắc trên mộ tinh xảo Trước lăng mộ có biểu tượng hình voi, mãnh thú và chim công được tạc bằng gỗ và sơn màu sặc sỡ Ngôi mộ có hình dáng như một tháp nhọn chọc thẳng lên trời, cùng bên cạnh là một ngôi mộ hình vuông lớn Ngay trong lúc tổ chức đám ma, các già làng cho đẽo 4 hình con côngngồi trên ngà voi Đó là biểu trưng của người giàu có, uy tín, được dân làng nể trọng Cũng vì loài chim công có bộ lông sặc sỡ nên được tổ tiên người M’Nông ví là nữ hoàng nhan sắc của các loài chim Hy vọng loài chim này sẽ dẫn đường cho linh hồn người quá cố về thế giới bên kia an toàn.

Ngày đăng: 26/07/2024, 18:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w